-
Thông tin
-
Quiz
Chương 1 vai trò của triết học trong đời sống - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Chương 1 vai trò của triết học trong đời sống - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA
TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I.
TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
a. Nguồn gốc của triết học -
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỉ VI TCN tại các trung tâm văn minh
lớn của nhân loại thời Cổ đại (Phương Đông: Ấn độ và Trung Hoa; Phương Tây: Hy Lạp…) *Nguồn gốc nhận thức: -
Trước khi triết học xuất hiện, thế giới quan thần thoại chi phối hoạt động nhận thức
thế giới của con người… -
Triết học ra đời khi các khoa học đã phát triển đến trình độ tư duy lý luận, với những
lý thuyết KH và XH có tính trừu tượng, khái quát rất cao của con người để giải quyết
tất cả các vấn đề lý luận chung nhất (tổng quát nhất) về thế giới (tự nhiên, xã hội. tư duy)… *Nguồn gốc xã hội: -
Phân công lao động xã hội phát triển… dẫn đến hình thành tầng lớp trí thức (lao động
trí óc)… Trong đó có những người trực tiếp khái quát các tri thức... thành triết học… -
Khi này xã hội đã có sự phân chia và đối kháng giai cấp, triết học ra đời đáp ứng nhu
cầu lý luận của xã hội, mà trước hết là của giai cấp thống trị (Chủ nô)…, với nhiệm vụ
trước hết của nó là luận chứng và bảo về lợi ích của giai cấp thống trị...
b. Khái niệm triết học: -
Trung Quốc: Triết = Trí: Sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con
người, xã hội, vũ trụ và tư tưởng (THXH) -
Ấn Độ: Triết = “darshana”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng”, là con đường suy ngẫm,
chiêm nghiệm… để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh… (THTG) -
Phương Tây (THTN): “Philosophia” = Yêu mến sự thông thái, vừa mang nghĩa là giải
thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi…, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm
kiếm chân lý của con người… -
Có thể nói, TH là sự thông thái, sự khôn ngoan của con người… -
Tính đặc thù của triết học:
Khác với TGQ tôn giáo và huyền thoại được xây dựng dựa trên niềm tin và sự tưởng
tượng…, TH sử dụng các công cụ lý tính, các tiêu chuẩn logic, kinh nghiệm về thực tại, để
diễn tả và khái quát thế giới quan bằng lý luận. Triết học là hình thức đặc biệt của nhận
thức và ý thức xã hội về thế giới, là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng và khái
quát cao nhất..., nhằm xây dựng bức tranh tổng quát nhất về thế giới và con người... -
Có rất nhiều quan niệm về TH, nhưng quan niệm Mác – Lênin là đầy đủ nhất, theo đó:
“Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người
trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy”.
c. Vấn đề đối tượng của triết học trong LS: -
Thời kỳ Hy Lạp Cổ đại: Triết học là TH tự nhiên, bao hàm tất cả những tri thức mà
con người có được, trước hết là các tri thức thuộc khoa học tự nhiên sau này như toán
học, vật lý học, thiên văn học... , và siêu hình học… -
Thời Trung Cổ: Triết học kinh viện với PP tư biện… TH chỉ là nữ tỳ của thần học Kito giáo… -
Thời kỳ Phục hưng, cận đại: Triết học TN phân ngành ra thành các môn khoa học:
Toán học, tự nhiên học, bản thể luận, nhận thức luận, vũ trụ luận, logic học… -
Triết học cổ điển Đức: Tham vọng: “Triết học là khoa học của mọi khoa học”… -
Triết học M-L: Tiếp tục giải quyết mối QH VC-YT trên lập trường DV triệt để
(DVBC) và nghiên cứu những quy luật chung nhất của TN, XH, tư duy
d. Triết học - hạt nhân lý luận của TGQ: -
Thế giới quan: Là khái niệm triết học để chỉ hệ thống các tri thức chung, quan điểm,
tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định… về thế giới và về vị trí, vai trò của con người
(bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định
các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. -
Thế giới quan theo nghĩa rộng thì bao gồm cả nhân sinh quan, tức những Q.điểm khái
quát về con người và cuộc sống… -
Các loại hình thế giới quan: TGQ huyền thoại, TGQ tôn giáo, TGQ triết học… -
Vai trò của thế giới quan: TGQ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu được
trong mọi hoạt động sống của con người và xã hội…:
Thứ nhất: Tất cả những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước
hết là những vấn đề thuộc thế giới quan...
Thứ hai: TGQ là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và
nhân sinh quan tích cực; là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của
mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định… -
Triết học với tính cách là hạt nhân lý luận… luôn chi phối mọi thế giới quan, dù tự giác hay tự phát… -