Chương 1: Văn bản và tác phẩm văn học môn lý luận văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Chương 1: Văn bản và tác phẩm văn học môn lý | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Chương 1: Văn bản và tác phẩm văn học
I. Khái quát về tác phẩm văn học
1. Tác phẩm văn học là gì?
- TPVH là yếu tố trung tâm của đời sống văn học => vai trò
+ Đời sống văn học xoay quanh nhà văn (nghiền ngẫm hiện thực) – tác phẩm – người đọc.
+ Nhà văn là người khởi đầu quá trình sáng tác văn học, người đọc hoàn tất quá trình sáng tác
và tiếp nhận văn học => tác phẩm giữ vai trò trung tâm.
+ Là yếu tố trung tâm vì tất cả các hoạt động của đời sống văn học đều xoay quanh tác phẩm
(phê bình, tiếp nhận, dịch thuật, giao lưu, cải biên, chuyển thể,..). Không có tác phẩm thì
không có các hoạt động khác.
- TPVH là yếu tố đặc biệt, nó vừa là sản phẩm của nhà văn vừa là sản phẩm của bạn đọc.
+ Có quan điểm cho rằng: Tác giả đã chết, nhà văn đã chết => phủ nhận tác giả => cực đoan.
- TPVH là một chỉnh thể nghệ thuật, nó là sự thống nhất giữa các yếu tố trong một tác phẩm.
2. Các quan điểm khác nhau về tác phẩm
a. Quan niệm truyền thống
- Quan điểm của các nhà mỹ học cổ điển Đức: Hegel,.. hay là quan niệm của các nhà dân chủ
tư sản Nga như V. Belinski,.. hay các nhà lý luận văn học Mác-xít như V.Plekhanov,..
- Tất cả đều quan niệm rằng một TPVH là sự thống nhất của 2 yếu tố không thể tách rời là
hình thức và nội dung trong đó nội dung là yếu tố mang tính quyết định.
+ Quan niệm chỉ ra được yếu tố cơ bản để làm nên một chỉnh thể nghệ thuật là nội dung và
nghệ thuật. => cơ sở đúng đắn.
+ Chỉ dựa vào một cặp phạm trù triết học mang tính phổ quát (bất kì sự vật nào cũng có phạm
trù này) => chưa đi sâu vào thực chất, đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm.
- TPVH là một khách thể rắn chắc, cố định, bất biến không phụ thuộc vào sự tiếp nhận người
đọc.
+ Khẳng định rằng tác giả là người duy nhất đem lại nội dung tư tưởng của tác phẩm => chỉ
có một cách hiểu duy nhất đúng về tác phẩm => cách hiểu phù hợp với nguyên ý của tác giả
(ảo tưởng, khó xác định => nguyên ý có thể thay đổi trong quá trình sáng tác).
b. Quan niệm hiện đại
* Quan niệm của chủ nghĩa hình thức Nga
- TPVH là sự kết hợp của chất liệu (hiện tượng đời sống, kinh nghiệm sống) và hình thức (sự
gia công, cải tạo chất liệu đó thông qua thủ pháp nghệ thuật biến thành tác phẩm) => đề cao
hình thức
+ Nhấn mạnh thủ pháp lạ hóa
+ Họ chú ý và đề cao đúng mức của hình thức nghệ thuật
+ Đề cao quá => tuyệt đối hóa (cực đoan)
* Quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc
1
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm về ngôn ngữ học của Saussure: chia ngôn ngữ (cái
toàn dân, những quy tắc về ngôn ngữ: câu CN,VN,…) - lời nói (sản phẩm của cá nhân).
- Chủ trương đem văn bản thay cho tác phẩm, không nghiên cứu tác phẩm (sp cá nhân) mà
nghiên cứu văn bản. Nghiên cứu những quy luật chung nhất của văn bản.
* Quan niệm của chủ nghĩa hậu cấu trúc
- Văn bản là mang tính liên văn bản (đọc một tác phẩm phải đặt trong mối quan hệ với các
văn bản khác) . Không văn bản nào tồn tại biệt lập.
II. Khái niệm văn bản văn học như là cơ sở của tác phẩm văn học
1. Phân biệt giữa văn bản và tác phẩm
- Ingarden (Ba Lan) chủ trương phân biệt rõ văn bản và tác phẩm
+ Văn bản là lược đồ => ý ban đầu (chưa xác định, điểm mờ,…) qua cụ thể hóa của người
đọc => tác phẩm
+ Tác phẩm là sự tồn tại lược đó trong ý đồ
- Lotman (Nga): “Cần phải dứt khoát từ bỏ quan niệm cho rằng văn bản và tác phẩm là một.
Văn bản chỉ là một thành tố của tác phẩm…hiệu quả nghệ thuật, nói chung này sinh từ sự đối
chiếu văn bản với một phức hợp quan niệm đời sống và tư tưởng thẩm mỹ”
- Bakhtin – nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga: văn bản chỉ là chất liệu, tác phẩm là khách
thể thẩm mỹ tồn tại trong thời đại. TPVH là sự thống nhất của văn bản nghệ thuật và khách
thể thẩm mỹ của người đọc.
=> Văn bản là một tổ chức ngôn từ có chức năng tạo nghĩa, gợi nghĩa, biểu nghĩa…do
nhà văn sáng tạo ra.Văn bản chỉ là một phần của tác phẩm, là cơ sở tồn tại, phương
thức tồn tại của tác phẩm.
=> Tác phẩm là sản phẩm của quá trình tiếp nhận văn bản của người đọc.
VĂN BẢN => SỰ TIẾP NHẬN NGƯỜI ĐỌC => TÁC PHẨM
2. Ý nghĩa của sự phân biệt tác phẩm và văn bản
- Giúp ta phân biệt được vai trò của nhà văn (sáng tạo ra văn bản có chức năng tạo nghĩa để
kích thích sự tiếp nhận của người đọc) và người đọc (sử dụng vốn sống kinh nghiệm để mở
nếp gấp văn bản => biến văn bản thành tp có giá trị).
- Giúp ta nhận ra “tính văn học” thuộc về văn bản văn học.
- Phát huy năng lực tiếp nhận văn học bằng cách nâng cao khả năng đọc hiểu văn bản cho
người đọc.
3. Đặc trưng của văn bản văn học
- Văn bản văn học mang tính hư cấu: không có nghĩa là bịa đặt, là quá trình tổ chức nhào nặn
lại chất liệu đời sống của nhà văn
VD: Khi Lỗ Tấn viết AQ chính truyện, nhiều người phản ánh đó là câu chuyện của họ => Lỗ
Tấn cho rằng đó là sản phẩm của quá trình hư cấu của mình (quần áo thì lấy ở Thượng Hải,
mắt mũi thì lấy ở Giang Châu, tay chân lấy ở Tô Châu,..) => quá trình hư cấu
+ Như ở kí là thể loại ghi chép sự thật nhưng phải tổ chức sự thật đó như nào để đạt được
mục đích.
2
VD: “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” – Nguyễn Tuân, hoàn toàn là sự thật nhưng hư cấu ở chỗ lựa
chọn, sắp xếp những sự thật đó như nào => đã là hư cấu.
=> Đừng bao giờ tiếp nhận theo cách đối chiếu hiện thực trong tác phẩm và hiện thực ngoài
đời sống để quy kết tác phẩm.
VD: “Cánh đồng bất tận” – Nguyễn Ngọc Tư bị chính quyền kết án, phê phán vì cho rằng bà
bêu xấu quê hương, con người. “Nỗi buồn chiến tranh” – Bảo Ninh, cho rằng ông phỉ báng
cuộc chiến tranh dân tộc. => đồng nhất hiện thực đời sống và hiện thực trong tp.
- Văn bản văn học mang tính kí hiệu: tất cả các yếu tố trong văn bản văn học đều xem là kí
hiệu. Nó là cái biểu đạt để thể hiện cái được biểu đạt ở phía sau.
VD: Nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam có thể đa dạng, phong phú nhưng đóng vai trò là
kí hiệu để tác giả thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của mình.
VD: Thạch Lam đặt tên nhân vật nhẹ nhàng, sử dụng thanh bằng. Cách đặt tên của Nam Cao
thể hiện nhân vật là những con người bị tha hóa trong xã hội => mang tính kí hiệu.
- Văn bản văn học mang tính cấu trúc: gắn liền với cái là văn bản văn học là một chỉnh thể =>
không được đối chiếu thô thiển, xã hội học dung tục hiện thực đời sống vào tác phẩm. VBVH
có cấu trúc, quy luật riêng.
III. Cấu trúc của văn bản và tính quá trình của văn bản văn học
1. Cấu trúc của văn bản văn học
a. Lớp ngôn từ
- Tầng ngữ âm (bao gồm điểm nhìn => người kể chuyển đang ở ngôi thứ mấy)
- Tầng ngữ nghĩa
b. Lớp hình tượng
- Sự kiện – cốt truyện
- Nhân vật (tự sự)
- Nhân vật trữ tình (dòng cảm xúc, logic cảm xúc của nhân vật trữ tình) => trực tiếp bộc lộ
cảm xúc.
- Nhân vật trong thơ trữ tình: đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc.
- Không gian, thời gian nghệ thuật.
c. Tầng ý nghĩa/ hàm nghĩa
- Đề tài
- Chủ đề
- Tư tưởng (sự lí giải chủ đề, cảm hứng và sắc thái thẩm mỹ)
VD: Bài thơ “Bánh trôi nước”
+ Tầng ngôn từ: thể thơ, ngôn ngữ sử dụng, ngôn ngữ lấp lửng đa nghĩa, motip thân em kế
thừa từ ca dao như thế nào? “trắng, tròn” thể hiện đặc điểm gì, thành ngữ “bảy nổi ba chìm”
nói gì về quá trình làm bánh, luộc bánh?
+ Tầng hình tượng: hình tượng chiếc bánh trôi – hình tượng người phụ nữ (đặc điểm, dòng
cảm xúc nhân vật trữ tình)
3
+ Tầng ý nghĩa: đề tài người phụ nữ; chủ đề vừa là thân phận của người phụ nữ và sự khẳng
định về giá trị vẻ đẹp của người phụ nữ; tư tưởng.
Chương 2: Ngôn từ văn học
I. Khái niệm ngôn từ văn học
- Ngôn từ văn học là một dạng phát ngôn nhưng nó được tổ chức một cách nghệ thuật, là hình
thức ngôn từ của tác phẩm nghệ thuật (có quy luật, đặc trưng riêng)
- Phân biệt lời nói trong đời sống với lời nói trong tác phẩm văn học
Phương diện Lời nói đời sống Lời văn
Tổ chức theo quy luật giao tiếp
thông thường, giải quyết nhiệm vụ
tức thời, phụ thuộc vào hoàn cảnh
nói của người trong thực tế.
- Là một dạng lời nói, tổ chức
theo quy luật nghệ thuật (nội
dung, phong cách, phương
pháp..).
- Nằm trong hệ thống giao tiếp
đặc biệt, mang chức năng thẩm
mĩ.
- Có thể tách rời khỏi hoàn cảnh.
=> Hiện tượng văn hóa
Chức năng Giao tiếp thông thường Giao tiếp nghệ thuật
Chủ thể Lời nói của con người thực
Lời nói của một nhân vật do nhà
văn sáng tạo ra
Tính trọn vẹn Có thể không trọn vẹn, đầy đủ Lời văn thường trọn vẹn, đầy đủ
II. Đặc trưng của ngôn từ văn học
1. Tính hình tượng
- Tính hình tượng của ngôn từ văn học là lời của một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra (nhân
vật, nhân vật trữ tình, người kể chuyện..)
VD: Tác giả của câu nói “Ai cho tao lương thiện” là Nam Cao nhưng trong tác phẩm văn học
thì là hình tượng nhân vật Chí Phèo.
2. Tính mơ hồ, đa nghĩa
- Chức năng giao tiếp nghệ thuật => mơ hồ, đa nghĩa
VD: “Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương, “Tiến sĩ giấy” – Nguyễn Khuyến.
3. Tính lạ hóa
- Tác giả luôn làm lạ ngôn từ để tạo ra cảm giác cho người đọc như nghe sự vật, hiện tượng
đó lần đầu tiên.
VD: “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên, khi tác giả sáng tác bài thơ đã có con tàu lên Tây
Bắc chưa? Tiếng hát con tàu đó là gì?
4
4. Tính tổ chức đặc biệt
- Ngôn từ văn học đập vỡ, phá vỡ những quy luật tổ chức cú pháp thông thường.
VD: Câu văn dài, ngắn cộc lốc, câu văn sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ.
III. Các bình diện của ngôn từ
1. Ngữ âm
- Bao gồm: âm, thanh, nhịp và điệu
- Ngôn từ văn học là một sáng tạo thẩm mĩ => đòi hỏi sự hòa điệu và nhạc tính => ngữ âm có
vị trí đặc biệt trong việc tạo nên vẻ đẹp của câu thơ.
VD: Trong mấy câu thơ của Tố Hữu, từ láy luyến láy có sức gợi tả niềm hân hoan, nao nức,
rộn rã trong lòng người đọc mà đọc thành tiếng hay đọc thầm điều thấy rõ: “Nắng chói sông
Lô, hò ô tiếng hát/ Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca” (Ta đi tới)
- Khả năng biểu hiện của các đơn vị ngữ âm như âm tiết, thanh điệu, ngữ âm, nguyên âm, vần
cũng được chú ý khá nhiều trong tác phẩm văn học. Sự song hành của số lượng âm tiết tạo
nên các vế đối trong từng câu, làm câu văn trở nên nhịp nhàng, giàu cảm xúc
VD: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa, ...”(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn).
=> Góp phần diễn đạt những sắc thái khác nhau của lời văn trong tác phẩm nghệ thuật.
2. Ngữ nghĩa
- Phép chuyển nghĩa – phương tiện đặc biệt giúp người đọc hình dung một cách sinh động, cụ
thể đối tượng mà tác giả đang miêu tả.
- Cơ sở: sự tương ứng của hai hiện tượng, dùng hiện tượng này để nhận thức, lí giải hiện
tượng kia.
- Một số hình thức của ngữ nghĩa
+ Nghĩa song quan: mang hai nghĩa (Bánh trôi nước, Cái quạt,..)
+ Nghĩa mỉa mai: ý nghĩa trái ngược nhau (Tiến sĩ giấy – Nguyễn Khuyến; Nguyễn Công
Hoan; Vũ Trọng Phụng..)
+ Nghĩa ví von, hoán dụ, ẩn dụ: dùng điểm giống nhau, lấy sự vật này để làm nảy sinh ý
nghĩa sự vật kia (Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?)
+ Nghĩa tượng trưng: nghĩa mặt chữ biểu hiện cho một quan niệm hay sự vật nào đó => khó
nắm bắt (Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền – Thuyền
tượng trưng cho người con trai, bến tượng trưng cho người con gái)
+ Nghĩa lấp lửng: “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”. Dây nhỏ máu hay ngón tay nhỏ
máu? Thực chất là cõi lòng chảy máu, đau đớn đến đứt ruột.
+ Nghĩa ngoài lời: không khêu gợi, do người đọc cảm nhận thấy (“Đầu súng trăng treo” –
Đồng Chí, Chính Hữu)
=> Phương diện ngữ nghĩa quyết định tính đa nghĩa của ngôn từ văn học.
3. Từ
- Từ ngữ trong văn bản nghệ thuật có cấu tạo đặc thù => tạo ra tính lạ hóa của ngôn từ văn
học.
5
- Từ ngữ phản ánh tâm lí người viết, của xã hội và dân tộc.
4. Câu văn, đoạn văn
- Câu văn là lời của một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra, không đồng nhất với lời của chủ
thể sáng tác.
IV. Các biện pháp nghệ thuật tổ chức văn bản
1. Miêu tả: các tác phẩm của Thạch Lam => chất trữ tình
2. Nghị luận: các tác phẩm của Nam Cao => tăng chất triết lí, nâng cao tính tư tưởng. Tuy
nhiên sử dụng quá nhiều => khô cứng tác phẩm, gây cho bạn đọc sự nặng nề.
3. Trần thuật
4. Biểu cảm
Chương 3: Nhân vật văn học
I. Khái niệm nhân vật văn học
- Nhân vật văn học là con người được miêu tả bằng các phương tiện văn học
+ Nhân vật văn học là con người: bên cạnh những nhân vật trực tiếp là con người (Lão Hạc,
Thúy Kiều,..) còn có những nhân vật như loài vật, đồ vật, cây cối thì bao giờ đằng sau đó
cũng là hình ảnh của con người, câu chuyện đằng sau là câu chuyện về cõi nhân sinh, bài học
về con người.
VD: “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài, Dế Mèn – thanh niên đi tìm lí tưởng.
+ Được miêu tả bằng các phương tiện văn học: nhân vật là con người nhưng không có nghĩa
là sao chép nguyên si mà đều thông qua quá trình hư cấu, sáng tạo lại của nhà văn.
VD: “Lục Vân Tiên” – dựa vào nguyên mẫu cuộc đời tác giả, “Đất nước đứng lên”, dựa vào
nguyên mẫu anh hùng Đinh Núp, “Chữ người tử tù”, nguyên mẫu người anh hùng Cao Bá
Quát.
II. Vai trò của nhân vật văn học
- Là phương tiện khái quát những số phận trong đời sống. Ngoài đời sống, tiếp cận với nhiều
những số phận khác nhau, có sự tương đồng với những số phận của nhân vật trong tác phẩm
văn học.
VD: Qua nhân vật Thúy Kiều, ND khái quát lên kiểu số phận: “Hồng nhan từ thuở xa xưa/
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu” => không chỉ miêu tả cá nhân TK, khái quát cho số phận
hồng nhan bạc mệnh trong xã hội.
- Khái quát những đặc điểm tính cách xã hội. Tính cách thể hiện khuynh hướng vận động của
xã hội, có rất nhiều kiểu loại tính cách trong văn học.
VD: “AQ chính truyện” – Lỗ Tấn, ông đã tổng hợp từ rất nhiều câu chuyện để khái quát được
kiểu loại tính cách trong xã hội, đó là căn bệnh của phép thắng lợi tinh thần – luôn tự ru ngủ,
đánh lừa mình bằng ảo tưởng, ông sáng tác tác phẩm này nhằm chữa căn bệnh quốc dân tính
cho người dân Trung Hoa => nó còn là đặc tính của nhân loại => có tác dụng cũng có hậu
quả cho bản thân.
- Là phương tiện để mở ra những phạm vi đời sống/ phạm vi hiện thực khác nhau. Mỗi nhân
vật gắn liền với một hoàn cảnh sống thì sẽ mở ra những phạm vi đời sống khác nhau.
6
VD: Nhân vật Thứ (Sống mòn), Điền (Trăng sáng) mở ra phạm vi đời sống của những con
người trí thức.
- Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn
III. Cách phân loại nhân vật
1. Vai trò của nhân vật theo sự phát triển cốt truyện: nhân vật chính, nhân vật phụ,
nhân vật trung tâm
- gắn liền với việc thể hiện những vấn đề chủ yếu của truyện. Gắn liền với sựNhân vật chính:
kiện chính, sự kiện quan trọng của truyện => Khắc họa đầy đặn, chi tiết. (chưa chắc là nhân
vật trung tâm)
VD: Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở, Lão Hạc, Kiều, Kim Trọng,…
- chắc chắn là nhân vật chính, thường chỉ có 1. Quy tụ các sự kiện cơ Nhân vật trung tâm:
bản, có mối liên hệ với hầu hết các nhân vật trong tác phẩm, xuất hiện hầu như từ đầu đến
cuối.
VD: Truyện Kiều: Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng là nhân vật chính nhưng Thúy Kiều là
nhân vật trung tâm, xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có quan hệ với hầu hết tất cả các
nhân vật còn lại, gắn liền với vấn đề về quyền sống của con người (chủ đề trung tâm).
- nhân vật giữ vai trò phụ trợ, bổ trợ cho nhân vật chính. Có nhiều cấp độ khácNhân vật phụ:
nhau. Nhân vật phụ có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu tư tưởng của tp.
VD: + Thằng bán tơ trong “Truyện Kiều” chỉ xuất hiện thoáng qua.
+ Đam Tiên trong “Truyện Kiều” – xuất hiện chỉ là một bóng ma “Sè sè nắm đất bên đàng/
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” nhưng sẽ bỏ qua việc tìm hiểu “tư tưởng định mệnh” =>
sóng đôi với TK trong cuộc đời.
2. Quan niệm, lập trường, tư tưởng, ý thức hệ của nhà văn: nhân vật chính diện, nhân
vật phản diện
* Văn học 45-75: những nhà văn cách mạng, ý thức hệ vô sản họ xây dựng nhân vật chính
diện là chiến sĩ cách mạng, phản diện là ngụy quân, ngụy quyền.
* Văn học 45-75 vùng tạm chiến miền Nam, NVCD là những người chiến sĩ cộng hòa, trí
thức ngụy quân, ngụy quyền.
=> Phải phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của xã hội.
- Mang tính lịch sử: tùy theo hoàn cảnh xã hội, mỗi thời kì sẽ có kiểu NVCD, NVPD khác
nhau
VD: + VHDG – NVPD: địa chủ: phú ông, mẹ ghẻ,..
+ VHTĐ - NVCD: tầng lớp bị trị
+ Văn học 30 – 45 – NVCD: những người nông dân trong mối quan hệ với địa chủ phong
kiến
+ Văn học 45 – 75 – NVCD: địch (ngụy quân, ngụy quyền) và ta
- Ưu điểm: việc phân chia giúp vấn đề tư tưởng, ý thức đạo đức của tác giả được thể hiện rõ
nét. Tính khuynh hướng, tư tưởng của nhân vật rõ nét (miêu tả sắc nét)
+ Chính diện: phẩm chất đẹp đẽ => khơi gợi tình thương của người đọc
+ Phản diện: đẩy lên độ xấu xa => khơi gợi sự căm ghét.
7
=> Được khắc họa sắc nét, thấu triệt, người đọc tiếp nhận bài học đạo đức.
- Nhược điểm: con người không thể rạch ròi trong phẩm chất, tính cách => việc phân chia
gây cảm giác không chân thực.
=> Việc phân chia này thường thấy trong VHTĐ, VHDG, VHHĐ xây dựng nhân vật đa
nghĩa, phức tạp (VD: Chí Phèo)
3. Cấu trúc nhân vật: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân
vật tính cách, nhân vật ngụ ngôn
- thường tồn tại trong văn học dân gian (nhân vật mặt nạ - phiến diện, Nhân vật chức năng:
một mặt). Hạt nhân cấu trúc là vai trò, chức năng mà nhân vật đảm nhận. Nhân vật này không
có phản ứng tâm lí.
VD: Tấm - ở hiền gặp lành (bị lừa hết lần này đến lần khác nhưng không có phản ứng), Cám
– gieo gió gặp bão (được miêu tả là độc ác nhưng ngoan ngoãn ngồi xuống cho Tấm dội nước
sôi),…
- hạt nhân cấu trúc là yếu tố loại, yếu tố đại diện, khái quát lấn át so với Nhân vật loại hình:
yếu cá tính.
VD: Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đại diện cho những người âm thầm, lặng
lẽ, cống hiến, hi sinh => không có tên.
- hạt nhân cấu trúc là tư tưởng nhà văn muốn thể hiện.Nhân vật tư tưởng:
VD: Nhân vật Nhĩ trong “Bến quê” không miêu tả tính cách, hình dáng… mà chỉ thể hiện tư
tưởng cuộc đời con người khỏi tránh khỏi những vòng vèo, đừng mải mê đi tìm hạnh phúc xa
xôi mà quên đi hạnh phúc gần mình, đến khi nhận ra thì đã quá muộn.
- nhân vật tròn. Hạt nhân cấu trúc là yếu tố cá tính, đời sống nội tâm Nhân vật tính cách:
phong phú, biến đổi không ngừng.
VD: Nhân vật TK, khuyên Từ Hải ra hàng nhưng cũng có tính toán nhất định để trở về thăm
lại cha mẹ, quê hương.
- ẩn chứa đằng sau đó triết lí, bài học đạo đức.Nhân vật ngụ ngôn:
VD: Nhân vật con cú trong “Thoạt kì thủy” – Nguyễn Bình Phương, nhân vật bào thai trong
“Thiên thần xám hối” của Tạ Duy Anh, nói về tính toán, độc ác của con người sẵn sàng bỏ đi
những đứa trẻ để vì mục đích cá nhân.
IV. Nghệ thuật khắc họa nhân vật
- Ngoại hình
- Ngôn ngữ: thể hiện tính cách, tư duy của con người
- Hành động
- Nội tâm
- Tả cảnh ngụ tình: thiên nhiên, đồ vật
Chương 4: Thế giới nghệ thuật, sự kiện, cốt truyện và trần thuật.
I. Thế giới nghệ thuật
8
- Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo mang tính cảm tính, có thể cảm thấy được của
người nghệ sĩ.
VD: Khoảnh vườn văn Thạch Lam, cõi văn riêng Nguyễn Tuân, thế giới nghệ thuật của Nam
Cao…
- Là sự thống nhất của mọi yếu tố đa dạng, phong phú, phúc tạp trong tác phẩm (hình thức và
nội dung; văn bản và ý nghĩa; khách quan và chủ quan..)
- Là kiểu tồn tại đặc thù: vừa là trong chất liệu vừa ở trong cảm nhận của người đọc. (tồn tại
trong văn bản thì chưa thành TGNT, phải qua quá trình thưởng thức của người đọc)
- Việc dùng từ “thế giới” để chỉ tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trọng:
+ Nhấn mạnh mỗi TPVH là một chỉnh thể mang tính toàn vẹn.
VD: * Người TQ hay sử dụng cách nói “cõi ý”, “ý cảnh”, “cõi thơ” để nhấn mạnh tính chỉnh
thể, toàn vẹn này.
* Bielinxki: Mỗi một sản phẩm nghệ thuật là một thế giới riêng có quy luật riêng
+ Nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố đa dạng, phong phú.
+ Nhấn mạnh tác phẩm văn học có quy luật nội tại riêng của nó.
+ TPVH sẽ có sự vô cùng về không gian và thời gian: tính vô cực 2 hiều về không gian, thời
gian.
+ TPVH là một kiểu tồn tại mang tính đặc thù: chất liệu và cảm nhận
- Cấu trúc của thế giới nghệ thuật: thế giới nghệ thuật là 1 thế giới kép: thế giới miêu tả và thế
giới được miêu tả
+ Thế giới được miêu tả: đối tượng nhà văn hướng tới: nhân vật => quan điểm nghệ thuật; sự
kiện, không gian, thời gian,…
+ Thế giới miêu tả: yếu tố chủ quan của nhà văn: người kể chuyện, nhân vật trữ tình (điểm
nhìn), giọng điệu, lời văn…
=> Hai thế giới gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời.
=> Khi nghiên cứu TGNT của nhà văn phải nghiên cứu trong tính chỉnh thể, hệ thống của nó.
Nghiên cứu vừa hiểu được hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, vừa thấy được quan niệm
thầm kín của nhà văn => phong cách nghệ thuật.
- Những yếu tố cơ bản làm nên nét đặc sắc của TGNT
+ Nhân vật
+ Không gian nghệ thuật:
Sản phẩm sáng tạo của nhà văn, hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật => quan
niệm của nhà văn về thế giới. (phân tích tính quan điểm của không gian)
VD: Con đường trong thơ Tố Hữu – con đường ta đi tới, con đường cách mạng.
Xây dựng sự tồn tại của các cặp không gian đối lập
Bên trong – bên ngoài: Đây thôn Vĩ Dạ là hiện thân cho không gian đáng mơ
ước, thế giới bên ngoài, cái mà HMT gọi là “chốn nước non thanh tú” =>
khắc khoải trong tâm hồn tác giả, hoài nghi về tương lai.
Cõi tiên/ cõi thanh – cõi tục: Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/
Người khôn người đến chốn lao xao”. Chốn lao xao – cõi tục, nơi vắng vẻ -
cõi thanh >< Nguyễn Trãi – nhàn thân nhưng không nhàn tâm.
9
Nông thôn – thành thị: sáng tác của Nguyễn Bính, Hai đứa trẻ…
Tự nhiên – xã hội: Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp: con người đẹp là người
sống gần với tự nhiên, người xa rời bon chen vào chốn thị thành thì ngày càng
tha hóa: Thương nhớ đồng quê, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần…
+ Thời gian nghệ thuật:
Thời gian trong “Vội vàng”, ngay tên nhan đề đã thể hiện quan niệm về thời gian,
Xuân Diệu luôn nhìn thấy sự trôi chảy của thời gian “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần
hoàn” gây ra nỗi ám ảnh về sự tàn phai => hãy sống hết mình với hiện tại, sống vội
vàng, cuống quýt.
Lời đề tặng là “Tặng Vũ Đình Liên” bởi trong “Ông đồ” quan niệm về thời gian,
VĐL cho rằng cái đẹp nhất, giá trị nhất là cái đã mất, cả bài thơ là sự đối lập giữa
hiện tại và quá khứ. Bài thơ hoài niệm về giá trị xưa cũ “Những người muôn năm cũ/
Hồn ở đâu bây giờ” (tương đương quan niệm thời gian trong “Nhớ rừng”)
Thời gian trong “Hai đứa trẻ”, vẫn mong ngóng đoàn tàu từ HN về, hoài niệm về cái
đẹp thuộc về quá khứ.
II. Khái niệm sự kiện, cốt truyện
1. Sự kiện
- Sự kiện là những hành vi (việc làm) của nhân vật hay là sự việc xảy ra đối với nhân vật dẫn
đến hậu quả, làm biến đổi nhân vật hay bộc lộ ý nghĩa nào đó (ngoại hình, tính cách, số phận)
VD: Chí Phèo đi tù: sự kiện => thay đổi ngoại hình người bình thường thành ngoại hình con
vật lạ, tính cách anh nông dân hiền lành thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, số phận từ con
người bình thường thành kẻ lưu manh.
- Các sự kiện trong văn học thường có ý nghĩa đặc trưng, sâu sắc về nhân sinh xã hội.
VD: Hai chị em cố gắng thức để đợi đoàn => nhu cầu tinh thần: muốn được thay đổi cuộc
sống dù chỉ trong thoáng chốc, giây lát. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
- Sự kiện thường là trong tác phẩm tự sự, kịch. Còn sự kiện trong thơ chỉ là chất xúc tác để
khơi gợi cảm xúc chủ quan của nhân vật trữ tình.
VD: Trong “Từ ấy”, sự kiện được vào Đảng chỉ là cái cơ để khơi dậy cảm xúc, tình cảm của
Tố Hữu.
2. Cốt truyện
- Cốt truyện là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm thể hiện quan
niệm về đời sống của nhà văn. (ít nhất là 3 sự kiện: nguyên nhân – diễn biến – kết quả) =>
phần tóm tắt lại được.
- Tính chất:
+ Tính liên tục, hữu hạn trong trật tự thời gian.
+ Các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả, quan hệ bộc lộ ý nghĩa.
- Cấu trúc của cốt truyện:
+ Theo quan niệm truyền thống, cốt truyện gồm 5 phần: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào,
mở nút. (dân gian, trung đại)
VD: Trong truyện Kiều: mở đầu – giới thiệu nhân vật; thắt nút – thằng bán tơ vu vại cho gia
đình TK, TK bán mình chuộc cha; phát triển – 15 năm lưu lạc của TK, hạn nọ đến hạn kia;
10
| 1/12

Preview text:

Chương 1: Văn bản và tác phẩm văn học
I. Khái quát về tác phẩm văn học
1. Tác phẩm văn học là gì?
- TPVH là yếu tố trung tâm của đời sống văn học => vai trò
+ Đời sống văn học xoay quanh nhà văn (nghiền ngẫm hiện thực) – tác phẩm – người đọc.
+ Nhà văn là người khởi đầu quá trình sáng tác văn học, người đọc hoàn tất quá trình sáng tác
và tiếp nhận văn học => tác phẩm giữ vai trò trung tâm.
+ Là yếu tố trung tâm vì tất cả các hoạt động của đời sống văn học đều xoay quanh tác phẩm
(phê bình, tiếp nhận, dịch thuật, giao lưu, cải biên, chuyển thể,..). Không có tác phẩm thì
không có các hoạt động khác.
- TPVH là yếu tố đặc biệt, nó vừa là sản phẩm của nhà văn vừa là sản phẩm của bạn đọc.
+ Có quan điểm cho rằng: Tác giả đã chết, nhà văn đã chết => phủ nhận tác giả => cực đoan.
- TPVH là một chỉnh thể nghệ thuật, nó là sự thống nhất giữa các yếu tố trong một tác phẩm.
2. Các quan điểm khác nhau về tác phẩm
a. Quan niệm truyền thống
- Quan điểm của các nhà mỹ học cổ điển Đức: Hegel,.. hay là quan niệm của các nhà dân chủ
tư sản Nga như V. Belinski,.. hay các nhà lý luận văn học Mác-xít như V.Plekhanov,..
- Tất cả đều quan niệm rằng một TPVH là sự thống nhất của 2 yếu tố không thể tách rời là
hình thức và nội dung trong đó nội dung là yếu tố mang tính quyết định.
+ Quan niệm chỉ ra được yếu tố cơ bản để làm nên một chỉnh thể nghệ thuật là nội dung và
nghệ thuật. => cơ sở đúng đắn.
+ Chỉ dựa vào một cặp phạm trù triết học mang tính phổ quát (bất kì sự vật nào cũng có phạm
trù này) => chưa đi sâu vào thực chất, đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm.
- TPVH là một khách thể rắn chắc, cố định, bất biến không phụ thuộc vào sự tiếp nhận người đọc.
+ Khẳng định rằng tác giả là người duy nhất đem lại nội dung tư tưởng của tác phẩm => chỉ
có một cách hiểu duy nhất đúng về tác phẩm => cách hiểu phù hợp với nguyên ý của tác giả
(ảo tưởng, khó xác định => nguyên ý có thể thay đổi trong quá trình sáng tác).
b. Quan niệm hiện đại
* Quan niệm của chủ nghĩa hình thức Nga
- TPVH là sự kết hợp của chất liệu (hiện tượng đời sống, kinh nghiệm sống) và hình thức (sự
gia công, cải tạo chất liệu đó thông qua thủ pháp nghệ thuật biến thành tác phẩm) => đề cao hình thức
+ Nhấn mạnh thủ pháp lạ hóa
+ Họ chú ý và đề cao đúng mức của hình thức nghệ thuật
+ Đề cao quá => tuyệt đối hóa (cực đoan)
* Quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc 1
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm về ngôn ngữ học của Saussure: chia ngôn ngữ (cái
toàn dân, những quy tắc về ngôn ngữ: câu CN,VN,…) - lời nói (sản phẩm của cá nhân).
- Chủ trương đem văn bản thay cho tác phẩm, không nghiên cứu tác phẩm (sp cá nhân) mà
nghiên cứu văn bản. Nghiên cứu những quy luật chung nhất của văn bản.
* Quan niệm của chủ nghĩa hậu cấu trúc
- Văn bản là mang tính liên văn bản (đọc một tác phẩm phải đặt trong mối quan hệ với các
văn bản khác) . Không văn bản nào tồn tại biệt lập.
II. Khái niệm văn bản văn học như là cơ sở của tác phẩm văn học
1. Phân biệt giữa văn bản và tác phẩm
- Ingarden (Ba Lan) chủ trương phân biệt rõ văn bản và tác phẩm
+ Văn bản là lược đồ => ý ban đầu (chưa xác định, điểm mờ,…) qua cụ thể hóa của người đọc => tác phẩm
+ Tác phẩm là sự tồn tại lược đó trong ý đồ
- Lotman (Nga): “Cần phải dứt khoát từ bỏ quan niệm cho rằng văn bản và tác phẩm là một.
Văn bản chỉ là một thành tố của tác phẩm…hiệu quả nghệ thuật, nói chung này sinh từ sự đối
chiếu văn bản với một phức hợp quan niệm đời sống và tư tưởng thẩm mỹ”
- Bakhtin – nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga: văn bản chỉ là chất liệu, tác phẩm là khách
thể thẩm mỹ tồn tại trong thời đại. TPVH là sự thống nhất của văn bản nghệ thuật và khách
thể thẩm mỹ của người đọc.
=> Văn bản là một tổ chức ngôn từ có chức năng tạo nghĩa, gợi nghĩa, biểu nghĩa…do
nhà văn sáng tạo ra.Văn bản chỉ là một phần của tác phẩm, là cơ sở tồn tại, phương
thức tồn tại của tác phẩm.

=> Tác phẩm là sản phẩm của quá trình tiếp nhận văn bản của người đọc.
VĂN BẢN => SỰ TIẾP NHẬN NGƯỜI ĐỌC => TÁC PHẨM
2. Ý nghĩa của sự phân biệt tác phẩm và văn bản
- Giúp ta phân biệt được vai trò của nhà văn (sáng tạo ra văn bản có chức năng tạo nghĩa để
kích thích sự tiếp nhận của người đọc) và người đọc (sử dụng vốn sống kinh nghiệm để mở
nếp gấp văn bản => biến văn bản thành tp có giá trị).
- Giúp ta nhận ra “tính văn học” thuộc về văn bản văn học.
- Phát huy năng lực tiếp nhận văn học bằng cách nâng cao khả năng đọc hiểu văn bản cho người đọc.
3. Đặc trưng của văn bản văn học
- Văn bản văn học mang tính hư cấu: không có nghĩa là bịa đặt, là quá trình tổ chức nhào nặn
lại chất liệu đời sống của nhà văn
VD: Khi Lỗ Tấn viết AQ chính truyện, nhiều người phản ánh đó là câu chuyện của họ => Lỗ
Tấn cho rằng đó là sản phẩm của quá trình hư cấu của mình (quần áo thì lấy ở Thượng Hải,
mắt mũi thì lấy ở Giang Châu, tay chân lấy ở Tô Châu,..) => quá trình hư cấu
+ Như ở kí là thể loại ghi chép sự thật nhưng phải tổ chức sự thật đó như nào để đạt được mục đích. 2
VD: “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” – Nguyễn Tuân, hoàn toàn là sự thật nhưng hư cấu ở chỗ lựa
chọn, sắp xếp những sự thật đó như nào => đã là hư cấu.
=> Đừng bao giờ tiếp nhận theo cách đối chiếu hiện thực trong tác phẩm và hiện thực ngoài
đời sống để quy kết tác phẩm.
VD: “Cánh đồng bất tận” – Nguyễn Ngọc Tư bị chính quyền kết án, phê phán vì cho rằng bà
bêu xấu quê hương, con người. “Nỗi buồn chiến tranh” – Bảo Ninh, cho rằng ông phỉ báng
cuộc chiến tranh dân tộc. => đồng nhất hiện thực đời sống và hiện thực trong tp.
- Văn bản văn học mang tính kí hiệu: tất cả các yếu tố trong văn bản văn học đều xem là kí
hiệu. Nó là cái biểu đạt để thể hiện cái được biểu đạt ở phía sau.
VD: Nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam có thể đa dạng, phong phú nhưng đóng vai trò là
kí hiệu để tác giả thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của mình.
VD: Thạch Lam đặt tên nhân vật nhẹ nhàng, sử dụng thanh bằng. Cách đặt tên của Nam Cao
thể hiện nhân vật là những con người bị tha hóa trong xã hội => mang tính kí hiệu.
- Văn bản văn học mang tính cấu trúc: gắn liền với cái là văn bản văn học là một chỉnh thể =>
không được đối chiếu thô thiển, xã hội học dung tục hiện thực đời sống vào tác phẩm. VBVH
có cấu trúc, quy luật riêng.
III. Cấu trúc của văn bản và tính quá trình của văn bản văn học
1. Cấu trúc của văn bản văn học a. Lớp ngôn từ
- Tầng ngữ âm (bao gồm điểm nhìn => người kể chuyển đang ở ngôi thứ mấy) - Tầng ngữ nghĩa b. Lớp hình tượng
- Sự kiện – cốt truyện - Nhân vật (tự sự)
- Nhân vật trữ tình (dòng cảm xúc, logic cảm xúc của nhân vật trữ tình) => trực tiếp bộc lộ cảm xúc.
- Nhân vật trong thơ trữ tình: đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc.
- Không gian, thời gian nghệ thuật.
c. Tầng ý nghĩa/ hàm nghĩa - Đề tài - Chủ đề
- Tư tưởng (sự lí giải chủ đề, cảm hứng và sắc thái thẩm mỹ)
VD: Bài thơ “Bánh trôi nước”
+ Tầng ngôn từ: thể thơ, ngôn ngữ sử dụng, ngôn ngữ lấp lửng đa nghĩa, motip thân em kế
thừa từ ca dao như thế nào? “trắng, tròn” thể hiện đặc điểm gì, thành ngữ “bảy nổi ba chìm”
nói gì về quá trình làm bánh, luộc bánh?
+ Tầng hình tượng: hình tượng chiếc bánh trôi – hình tượng người phụ nữ (đặc điểm, dòng
cảm xúc nhân vật trữ tình) 3
+ Tầng ý nghĩa: đề tài người phụ nữ; chủ đề vừa là thân phận của người phụ nữ và sự khẳng
định về giá trị vẻ đẹp của người phụ nữ; tư tưởng.
Chương 2: Ngôn từ văn học
I. Khái niệm ngôn từ văn học
- Ngôn từ văn học là một dạng phát ngôn nhưng nó được tổ chức một cách nghệ thuật, là hình
thức ngôn từ của tác phẩm nghệ thuật (có quy luật, đặc trưng riêng)
- Phân biệt lời nói trong đời sống với lời nói trong tác phẩm văn học Phương diện
Lời nói đời sống Lời văn
- Là một dạng lời nói, tổ chức
theo quy luật nghệ thuật (nội dung, phong cách, phương
Tổ chức theo quy luật giao tiếp pháp..).
thông thường, giải quyết nhiệm vụ
- Nằm trong hệ thống giao tiếp
tức thời, phụ thuộc vào hoàn cảnh
đặc biệt, mang chức năng thẩm
nói của người trong thực tế. mĩ.
- Có thể tách rời khỏi hoàn cảnh.
=> Hiện tượng văn hóa Chức năng Giao tiếp thông thường Giao tiếp nghệ thuật
Lời nói của một nhân vật do nhà Chủ thể
Lời nói của con người thực văn sáng tạo ra Tính trọn vẹn
Có thể không trọn vẹn, đầy đủ
Lời văn thường trọn vẹn, đầy đủ
II. Đặc trưng của ngôn từ văn học 1. Tính hình tượng
- Tính hình tượng của ngôn từ văn học là lời của một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra (nhân
vật, nhân vật trữ tình, người kể chuyện..)
VD: Tác giả của câu nói “Ai cho tao lương thiện” là Nam Cao nhưng trong tác phẩm văn học
thì là hình tượng nhân vật Chí Phèo.
2. Tính mơ hồ, đa nghĩa
- Chức năng giao tiếp nghệ thuật => mơ hồ, đa nghĩa
VD: “Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương, “Tiến sĩ giấy” – Nguyễn Khuyến. 3. Tính lạ hóa
- Tác giả luôn làm lạ ngôn từ để tạo ra cảm giác cho người đọc như nghe sự vật, hiện tượng đó lần đầu tiên.
VD: “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên, khi tác giả sáng tác bài thơ đã có con tàu lên Tây
Bắc chưa? Tiếng hát con tàu đó là gì? 4
4. Tính tổ chức đặc biệt
- Ngôn từ văn học đập vỡ, phá vỡ những quy luật tổ chức cú pháp thông thường.
VD: Câu văn dài, ngắn cộc lốc, câu văn sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ.
III. Các bình diện của ngôn từ 1. Ngữ âm
- Bao gồm: âm, thanh, nhịp và điệu
- Ngôn từ văn học là một sáng tạo thẩm mĩ => đòi hỏi sự hòa điệu và nhạc tính => ngữ âm có
vị trí đặc biệt trong việc tạo nên vẻ đẹp của câu thơ.
VD: Trong mấy câu thơ của Tố Hữu, từ láy luyến láy có sức gợi tả niềm hân hoan, nao nức,
rộn rã trong lòng người đọc mà đọc thành tiếng hay đọc thầm điều thấy rõ: “Nắng chói sông
Lô, hò ô tiếng hát/ Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca” (Ta đi tới)
- Khả năng biểu hiện của các đơn vị ngữ âm như âm tiết, thanh điệu, ngữ âm, nguyên âm, vần
cũng được chú ý khá nhiều trong tác phẩm văn học. Sự song hành của số lượng âm tiết tạo
nên các vế đối trong từng câu, làm câu văn trở nên nhịp nhàng, giàu cảm xúc
VD: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa, ...”(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn).
=> Góp phần diễn đạt những sắc thái khác nhau của lời văn trong tác phẩm nghệ thuật. 2. Ngữ nghĩa
- Phép chuyển nghĩa – phương tiện đặc biệt giúp người đọc hình dung một cách sinh động, cụ
thể đối tượng mà tác giả đang miêu tả.
- Cơ sở: sự tương ứng của hai hiện tượng, dùng hiện tượng này để nhận thức, lí giải hiện tượng kia.
- Một số hình thức của ngữ nghĩa
+ Nghĩa song quan: mang hai nghĩa (Bánh trôi nước, Cái quạt,..)
+ Nghĩa mỉa mai: ý nghĩa trái ngược nhau (Tiến sĩ giấy – Nguyễn Khuyến; Nguyễn Công Hoan; Vũ Trọng Phụng..)
+ Nghĩa ví von, hoán dụ, ẩn dụ: dùng điểm giống nhau, lấy sự vật này để làm nảy sinh ý
nghĩa sự vật kia (Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?)
+ Nghĩa tượng trưng: nghĩa mặt chữ biểu hiện cho một quan niệm hay sự vật nào đó => khó
nắm bắt (Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền – Thuyền
tượng trưng cho người con trai, bến tượng trưng cho người con gái)
+ Nghĩa lấp lửng: “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”. Dây nhỏ máu hay ngón tay nhỏ
máu? Thực chất là cõi lòng chảy máu, đau đớn đến đứt ruột.
+ Nghĩa ngoài lời: không khêu gợi, do người đọc cảm nhận thấy (“Đầu súng trăng treo” – Đồng Chí, Chính Hữu)
=> Phương diện ngữ nghĩa quyết định tính đa nghĩa của ngôn từ văn học. 3. Từ
- Từ ngữ trong văn bản nghệ thuật có cấu tạo đặc thù => tạo ra tính lạ hóa của ngôn từ văn học. 5
- Từ ngữ phản ánh tâm lí người viết, của xã hội và dân tộc.
4. Câu văn, đoạn văn
- Câu văn là lời của một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra, không đồng nhất với lời của chủ thể sáng tác.
IV. Các biện pháp nghệ thuật tổ chức văn bản
1. Miêu tả: các tác phẩm của Thạch Lam => chất trữ tình
2. Nghị luận: các tác phẩm của Nam Cao => tăng chất triết lí, nâng cao tính tư tưởng. Tuy
nhiên sử dụng quá nhiều => khô cứng tác phẩm, gây cho bạn đọc sự nặng nề. 3. Trần thuật 4. Biểu cảm
Chương 3: Nhân vật văn học
I. Khái niệm nhân vật văn học
- Nhân vật văn học là con người được miêu tả bằng các phương tiện văn học
+ Nhân vật văn học là con người: bên cạnh những nhân vật trực tiếp là con người (Lão Hạc,
Thúy Kiều,..) còn có những nhân vật như loài vật, đồ vật, cây cối thì bao giờ đằng sau đó
cũng là hình ảnh của con người, câu chuyện đằng sau là câu chuyện về cõi nhân sinh, bài học về con người.
VD: “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài, Dế Mèn – thanh niên đi tìm lí tưởng.
+ Được miêu tả bằng các phương tiện văn học: nhân vật là con người nhưng không có nghĩa
là sao chép nguyên si mà đều thông qua quá trình hư cấu, sáng tạo lại của nhà văn.
VD: “Lục Vân Tiên” – dựa vào nguyên mẫu cuộc đời tác giả, “Đất nước đứng lên”, dựa vào
nguyên mẫu anh hùng Đinh Núp, “Chữ người tử tù”, nguyên mẫu người anh hùng Cao Bá Quát.
II. Vai trò của nhân vật văn học
- Là phương tiện khái quát những số phận trong đời sống. Ngoài đời sống, tiếp cận với nhiều
những số phận khác nhau, có sự tương đồng với những số phận của nhân vật trong tác phẩm văn học.
VD: Qua nhân vật Thúy Kiều, ND khái quát lên kiểu số phận: “Hồng nhan từ thuở xa xưa/
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu” => không chỉ miêu tả cá nhân TK, khái quát cho số phận
hồng nhan bạc mệnh trong xã hội.
- Khái quát những đặc điểm tính cách xã hội. Tính cách thể hiện khuynh hướng vận động của
xã hội, có rất nhiều kiểu loại tính cách trong văn học.
VD: “AQ chính truyện” – Lỗ Tấn, ông đã tổng hợp từ rất nhiều câu chuyện để khái quát được
kiểu loại tính cách trong xã hội, đó là căn bệnh của phép thắng lợi tinh thần – luôn tự ru ngủ,
đánh lừa mình bằng ảo tưởng, ông sáng tác tác phẩm này nhằm chữa căn bệnh quốc dân tính
cho người dân Trung Hoa => nó còn là đặc tính của nhân loại => có tác dụng cũng có hậu quả cho bản thân.
- Là phương tiện để mở ra những phạm vi đời sống/ phạm vi hiện thực khác nhau. Mỗi nhân
vật gắn liền với một hoàn cảnh sống thì sẽ mở ra những phạm vi đời sống khác nhau. 6
VD: Nhân vật Thứ (Sống mòn), Điền (Trăng sáng) mở ra phạm vi đời sống của những con người trí thức.
- Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn
III. Cách phân loại nhân vật
1. Vai trò của nhân vật theo sự phát triển cốt truyện: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
- Nhân vật chính: gắn liền với việc thể hiện những vấn đề chủ yếu của truyện. Gắn liền với sự
kiện chính, sự kiện quan trọng của truyện => Khắc họa đầy đặn, chi tiết. (chưa chắc là nhân vật trung tâm)
VD: Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở, Lão Hạc, Kiều, Kim Trọng,…
- Nhân vật trung tâm: chắc chắn là nhân vật chính, thường chỉ có 1. Quy tụ các sự kiện cơ
bản, có mối liên hệ với hầu hết các nhân vật trong tác phẩm, xuất hiện hầu như từ đầu đến cuối.
VD: Truyện Kiều: Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng là nhân vật chính nhưng Thúy Kiều là
nhân vật trung tâm, xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có quan hệ với hầu hết tất cả các
nhân vật còn lại, gắn liền với vấn đề về quyền sống của con người (chủ đề trung tâm).
- Nhân vật phụ: nhân vật giữ vai trò phụ trợ, bổ trợ cho nhân vật chính. Có nhiều cấp độ khác
nhau. Nhân vật phụ có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu tư tưởng của tp.
VD: + Thằng bán tơ trong “Truyện Kiều” chỉ xuất hiện thoáng qua.
+ Đam Tiên trong “Truyện Kiều” – xuất hiện chỉ là một bóng ma “Sè sè nắm đất bên đàng/
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” nhưng sẽ bỏ qua việc tìm hiểu “tư tưởng định mệnh” =>
sóng đôi với TK trong cuộc đời.
2. Quan niệm, lập trường, tư tưởng, ý thức hệ của nhà văn: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện
* Văn học 45-75: những nhà văn cách mạng, ý thức hệ vô sản họ xây dựng nhân vật chính
diện là chiến sĩ cách mạng, phản diện là ngụy quân, ngụy quyền.
* Văn học 45-75 vùng tạm chiến miền Nam, NVCD là những người chiến sĩ cộng hòa, trí
thức ngụy quân, ngụy quyền.
=> Phải phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của xã hội.
- Mang tính lịch sử: tùy theo hoàn cảnh xã hội, mỗi thời kì sẽ có kiểu NVCD, NVPD khác nhau
VD: + VHDG – NVPD: địa chủ: phú ông, mẹ ghẻ,..
+ VHTĐ - NVCD: tầng lớp bị trị
+ Văn học 30 – 45 – NVCD: những người nông dân trong mối quan hệ với địa chủ phong kiến
+ Văn học 45 – 75 – NVCD: địch (ngụy quân, ngụy quyền) và ta
- Ưu điểm: việc phân chia giúp vấn đề tư tưởng, ý thức đạo đức của tác giả được thể hiện rõ
nét. Tính khuynh hướng, tư tưởng của nhân vật rõ nét (miêu tả sắc nét)
+ Chính diện: phẩm chất đẹp đẽ => khơi gợi tình thương của người đọc
+ Phản diện: đẩy lên độ xấu xa => khơi gợi sự căm ghét. 7
=> Được khắc họa sắc nét, thấu triệt, người đọc tiếp nhận bài học đạo đức.
- Nhược điểm: con người không thể rạch ròi trong phẩm chất, tính cách => việc phân chia
gây cảm giác không chân thực.
=> Việc phân chia này thường thấy trong VHTĐ, VHDG, VHHĐ xây dựng nhân vật đa
nghĩa, phức tạp (VD: Chí Phèo)
3. Cấu trúc nhân vật: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân
vật tính cách, nhân vật ngụ ngôn

- Nhân vật chức năng: thường tồn tại trong văn học dân gian (nhân vật mặt nạ - phiến diện,
một mặt). Hạt nhân cấu trúc là vai trò, chức năng mà nhân vật đảm nhận. Nhân vật này không có phản ứng tâm lí.
VD: Tấm - ở hiền gặp lành (bị lừa hết lần này đến lần khác nhưng không có phản ứng), Cám
– gieo gió gặp bão (được miêu tả là độc ác nhưng ngoan ngoãn ngồi xuống cho Tấm dội nước sôi),…
- Nhân vật loại hình: hạt nhân cấu trúc là yếu tố loại, yếu tố đại diện, khái quát lấn át so với yếu cá tính.
VD: Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đại diện cho những người âm thầm, lặng
lẽ, cống hiến, hi sinh => không có tên.
- Nhân vật tư tưởng: hạt nhân cấu trúc là tư tưởng nhà văn muốn thể hiện.
VD: Nhân vật Nhĩ trong “Bến quê” không miêu tả tính cách, hình dáng… mà chỉ thể hiện tư
tưởng cuộc đời con người khỏi tránh khỏi những vòng vèo, đừng mải mê đi tìm hạnh phúc xa
xôi mà quên đi hạnh phúc gần mình, đến khi nhận ra thì đã quá muộn.
- Nhân vật tính cách: nhân vật tròn. Hạt nhân cấu trúc là yếu tố cá tính, đời sống nội tâm
phong phú, biến đổi không ngừng.
VD: Nhân vật TK, khuyên Từ Hải ra hàng nhưng cũng có tính toán nhất định để trở về thăm lại cha mẹ, quê hương.
- Nhân vật ngụ ngôn: ẩn chứa đằng sau đó triết lí, bài học đạo đức.
VD: Nhân vật con cú trong “Thoạt kì thủy” – Nguyễn Bình Phương, nhân vật bào thai trong
“Thiên thần xám hối” của Tạ Duy Anh, nói về tính toán, độc ác của con người sẵn sàng bỏ đi
những đứa trẻ để vì mục đích cá nhân.
IV. Nghệ thuật khắc họa nhân vật - Ngoại hình
- Ngôn ngữ: thể hiện tính cách, tư duy của con người - Hành động - Nội tâm
- Tả cảnh ngụ tình: thiên nhiên, đồ vật
Chương 4: Thế giới nghệ thuật, sự kiện, cốt truyện và trần thuật.
I. Thế giới nghệ thuật 8
- Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo mang tính cảm tính, có thể cảm thấy được của người nghệ sĩ.
VD: Khoảnh vườn văn Thạch Lam, cõi văn riêng Nguyễn Tuân, thế giới nghệ thuật của Nam Cao…
- Là sự thống nhất của mọi yếu tố đa dạng, phong phú, phúc tạp trong tác phẩm (hình thức và
nội dung; văn bản và ý nghĩa; khách quan và chủ quan..)
- Là kiểu tồn tại đặc thù: vừa là trong chất liệu vừa ở trong cảm nhận của người đọc. (tồn tại
trong văn bản thì chưa thành TGNT, phải qua quá trình thưởng thức của người đọc)
- Việc dùng từ “thế giới” để chỉ tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trọng:
+ Nhấn mạnh mỗi TPVH là một chỉnh thể mang tính toàn vẹn.
VD: * Người TQ hay sử dụng cách nói “cõi ý”, “ý cảnh”, “cõi thơ” để nhấn mạnh tính chỉnh thể, toàn vẹn này.
* Bielinxki: Mỗi một sản phẩm nghệ thuật là một thế giới riêng có quy luật riêng
+ Nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố đa dạng, phong phú.
+ Nhấn mạnh tác phẩm văn học có quy luật nội tại riêng của nó.
+ TPVH sẽ có sự vô cùng về không gian và thời gian: tính vô cực 2 hiều về không gian, thời gian.
+ TPVH là một kiểu tồn tại mang tính đặc thù: chất liệu và cảm nhận
- Cấu trúc của thế giới nghệ thuật: thế giới nghệ thuật là 1 thế giới kép: thế giới miêu tả và thế giới được miêu tả
+ Thế giới được miêu tả: đối tượng nhà văn hướng tới: nhân vật => quan điểm nghệ thuật; sự
kiện, không gian, thời gian,…
+ Thế giới miêu tả: yếu tố chủ quan của nhà văn: người kể chuyện, nhân vật trữ tình (điểm
nhìn), giọng điệu, lời văn…
=> Hai thế giới gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời.
=> Khi nghiên cứu TGNT của nhà văn phải nghiên cứu trong tính chỉnh thể, hệ thống của nó.
Nghiên cứu vừa hiểu được hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, vừa thấy được quan niệm
thầm kín của nhà văn => phong cách nghệ thuật.
- Những yếu tố cơ bản làm nên nét đặc sắc của TGNT + Nhân vật + Không gian nghệ thuật:
Sản phẩm sáng tạo của nhà văn, hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật => quan
niệm của nhà văn về thế giới. (phân tích tính quan điểm của không gian)
VD: Con đường trong thơ Tố Hữu – con đường ta đi tới, con đường cách mạng.
Xây dựng sự tồn tại của các cặp không gian đối lập
Bên trong – bên ngoài: Đây thôn Vĩ Dạ là hiện thân cho không gian đáng mơ
ước, thế giới bên ngoài, cái mà HMT gọi là “chốn nước non thanh tú” =>
khắc khoải trong tâm hồn tác giả, hoài nghi về tương lai.
Cõi tiên/ cõi thanh – cõi tục: Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/
Người khôn người đến chốn lao xao”. Chốn lao xao – cõi tục, nơi vắng vẻ -
cõi thanh >< Nguyễn Trãi – nhàn thân nhưng không nhàn tâm. 9
Nông thôn – thành thị: sáng tác của Nguyễn Bính, Hai đứa trẻ…
Tự nhiên – xã hội: Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp: con người đẹp là người
sống gần với tự nhiên, người xa rời bon chen vào chốn thị thành thì ngày càng
tha hóa: Thương nhớ đồng quê, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần… + Thời gian nghệ thuật:
Thời gian trong “Vội vàng”, ngay tên nhan đề đã thể hiện quan niệm về thời gian,
Xuân Diệu luôn nhìn thấy sự trôi chảy của thời gian “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần
hoàn” gây ra nỗi ám ảnh về sự tàn phai => hãy sống hết mình với hiện tại, sống vội vàng, cuống quýt.
Lời đề tặng là “Tặng Vũ Đình Liên” bởi trong “Ông đồ” quan niệm về thời gian,
VĐL cho rằng cái đẹp nhất, giá trị nhất là cái đã mất, cả bài thơ là sự đối lập giữa
hiện tại và quá khứ. Bài thơ hoài niệm về giá trị xưa cũ “Những người muôn năm cũ/
Hồn ở đâu bây giờ” (tương đương quan niệm thời gian trong “Nhớ rừng”)
Thời gian trong “Hai đứa trẻ”, vẫn mong ngóng đoàn tàu từ HN về, hoài niệm về cái
đẹp thuộc về quá khứ.
II. Khái niệm sự kiện, cốt truyện 1. Sự kiện
- Sự kiện là những hành vi (việc làm) của nhân vật hay là sự việc xảy ra đối với nhân vật dẫn
đến hậu quả, làm biến đổi nhân vật hay bộc lộ ý nghĩa nào đó (ngoại hình, tính cách, số phận)
VD: Chí Phèo đi tù: sự kiện => thay đổi ngoại hình người bình thường thành ngoại hình con
vật lạ, tính cách anh nông dân hiền lành thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, số phận từ con
người bình thường thành kẻ lưu manh.
- Các sự kiện trong văn học thường có ý nghĩa đặc trưng, sâu sắc về nhân sinh xã hội.
VD: Hai chị em cố gắng thức để đợi đoàn => nhu cầu tinh thần: muốn được thay đổi cuộc
sống dù chỉ trong thoáng chốc, giây lát. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
- Sự kiện thường là trong tác phẩm tự sự, kịch. Còn sự kiện trong thơ chỉ là chất xúc tác để
khơi gợi cảm xúc chủ quan của nhân vật trữ tình.
VD: Trong “Từ ấy”, sự kiện được vào Đảng chỉ là cái cơ để khơi dậy cảm xúc, tình cảm của Tố Hữu. 2. Cốt truyện
- Cốt truyện là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm thể hiện quan
niệm về đời sống của nhà văn. (ít nhất là 3 sự kiện: nguyên nhân – diễn biến – kết quả) =>
phần tóm tắt lại được. - Tính chất:
+ Tính liên tục, hữu hạn trong trật tự thời gian.
+ Các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả, quan hệ bộc lộ ý nghĩa.
- Cấu trúc của cốt truyện:
+ Theo quan niệm truyền thống, cốt truyện gồm 5 phần: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào,
mở nút. (dân gian, trung đại)
VD: Trong truyện Kiều: mở đầu – giới thiệu nhân vật; thắt nút – thằng bán tơ vu vại cho gia
đình TK, TK bán mình chuộc cha; phát triển – 15 năm lưu lạc của TK, hạn nọ đến hạn kia; 10