Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia | Đại học Tây Đô
Theo hệ thống SNA(System of National Accounts), sản lượng quốc gia bao gồm toàn bộ sản phẩm hữu hình và vô hình mà nền kinh tế tạo ra trong một thời gian nào đó. GDP là giá trị bằng tiền củavtoàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, học tập và đạt kết quả cao.
Preview text:
CHƯƠNG 2
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 1 Mục tiêu Hiểu đượ-c:
+ Một số vấn đề cơ bản về quan điểm sản xuất, hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)
+ Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế
+ Các chỉ tiêu trong hệ thông SNA 2 2.1. Khái niệm
❖ Theo hệ thống SNA (System of National Accounts), sản lượng
quốc gia bao gồm toàn bộ sản phẩm hữu hình và vô hình mà
nền kinh tế tạo ra trong một thời gian nào đó.
❖ Để đo lường người ta dựa vào hai chỉ tiêu: GDP & GNP 3 2.1. Khái niệm
➢ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên
lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian nhất định.
GDP đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng theo phạm vi lãnh thổ nhất định, có thể
là một tỉnh, một thành phố, một quốc gia, một khu vực kinh tế hay của cả nền kinh tế thế giới.
Ví dụ như : GDP của thành phố Hồ Chí Minh, GDP của Việt Nam, GDP của khối Asean hay
GDP của thế giới… 4 Nguồn: TCTK 5 6 Nguồn: ADB 7 2.1. Khái niệm
➢ GNP: Tổng sản phẩm quốc gia - Gross National Product
Là toàn bộ giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng do công dân
một nước sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định 8 2.1. Khái niệm
❖ Mối quan hệ giữa GDP và GNP: ➢ GDP gồm:
✓ a: Phần giá trị do công dân một nước tạo ra trên nước đó
✓ b: Phần giá trị do công dân nước ngoài tạo ra trên nước đó 9 2.1. Khái niệm
❖ Mối quan hệ giữa GDP và GNP: ➢ GNP gồm:
✓ a: Phần giá trị do công dân một nước tạo ra trên nước đó
✓ c: Phần giá trị do công dân một nước tạo ra ở nước ngoài. 10 2.1. Khái niệm
❖ Mối quan hệ giữa GDP và GNP: GNP = GDP + c – b = GDP + NIA
NIA: Thu nhập ròng từ nước ngoài ✓
c > b => NIA > 0 => GNP > GDP ✓
c < b => NIA < 0 => GNP < GDP 11 2.1. Khái niệm
❖ Sản phẩm trung gian & sản phẩm cuối cùng
➢ Sản phẩm trung gian: Những sản phẩm được dùng làm đầu vào để tạo
ra những sản phẩm khác và chúng được sử dụng hết trong quá trình sản
xuất nên giá trị của chúng sẽ được chuyển hết vào giá trị của sản phẩm tạo ra. 12 2.1. Khái niệm
➢ Sản phẩm cuối cùng: Những sản phẩm được dùng để đáp ứng cho
nhu cầu sử dụng cuối cùng của nhà kinh tế. (Đó là nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu)
❖ Giá trị tăng thêm: Phần tăng thêm trong giá trị của hàng hóa sau một quá trình sản xuất. 13
2.2. Các phương pháp tính GDP
2.2.1. Phương pháp giá trị gia tăng
GDP = Tổng giá trị tăng thêm của các quá trình sản xuất GDP = ∑VAi •
Theo phương pháp giá trị gia tăng, thì GDP được tập hợp tất cả các giá trị tăng thêm của
các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất thường là một năm. •
Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng đầu ra của một doanh nghiệp với
khoản mua vào về nguyên nhiên vật liệu mua của các doanh nghiệp khác mà được sử dụng
hết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. •
VA (Valued Added ) = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp – Giá trị đầu
vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất 14
2.2. Các phương pháp tính GDP
2.2.2. Phương pháp chi tiêu
TIÊU DÙNG - consumption (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các
hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ. (xây nhà và mua nhà không được tính vào TIÊU
DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN).
ĐẦU TƯ - investment (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các khoản
chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà
mới của hộ gia đình. (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi
bán thì vẫn được tính vào GDP)
CHI TIÊU CHÍNH PHỦ - government expenditure (G) bao gồm các khoản chi tiêu của
chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng,
luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu chính phủ không bao gồm các
khoản CHUYỂN GIAO THU NHẬP như các khoản trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo,...
XUẤT KHẨU RÒNG - net exports (NX) = Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhập khẩu(M) 15
2.2. Các phương pháp tính GDP
2.2.2. Phương pháp chi tiêu
GDP = Tổng chi tiêu cho sản phẩm cuối cùng của nền kinh tế GDP = C + I + G + X – M
Xuất khẩu ròng (NX) là phần chênh lệch giữa kim ngạch
xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Ta có: NX = X – M. 16
2.2. Các phương pháp tính GDP
2.2.3. Phương pháp thu nhập
GDP = Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế GDP = W + De + i +R + Ti +Pr
• W (wage) là tiền lương
• De (Depreciation) là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định
• i (interest) là tiền lãi
• R (rent) là tiền cho thuê tài sản
• Ti (Indirect tax) là thuế gián thu ròng
• Pr (profit) là lợi nhuận 17
2.3. GDP danh nghĩa theo giá thị trường
2.3.1. Một số khái niệm cơ bản
➢ Thu nhập khả dụng (DI- Disposable Income , Yd): Là phần thu nhập mà hộ gia đình có thể tùy ý sử dụng
➢ Tiêu dùng của hộ gia đình (Consumption - C): Là số tiền mà hộ gia đình dùng để chi
tiêu cho hàng hóa, dịch vụ.
➢ Tiết kiệm (Saving - ): Là phần tiền còn lại của hộ gia đình sau khi tiêu dùng. Yd = C + S 18
2.3. GDP danh nghĩa theo giá thị trường
2.3.1. Một số khái niệm cơ bản
➢ Đầu tư của doanh nghiệp (I): Là phần tiền mà doanh nghiệp dùng để mua sắm tư bản.
✓ Theo nguồn hình thành, đầu tư gồm: Khấu hao & đầu tư ròng
Khấu hao (De): Là phần giá trị dùng để bù đắp hao mòn hữu hình của tài sản cố định
Đầu tư ròng (Ir): Là phần giá trị đầu tư mới dùng để mở rộng năng lực quy mô sản xuất 19
2.3. GDP danh nghĩa theo giá thị trường
2.3.1. Một số khái niệm cơ bản
✓ Theo hình thái tồn tại, đầu tư gồm: Tài sản cố định và chênh lệch hàng tồn kho.
Chênh lệch hàng tồn kho = Tồn kho cuối kỳ - Tồn kho đầu kỳ 20