Chương 2: Hồ Chí Minh viết về con đường cách mạng Việt Nam trong tácphẩm Đường Kách mệnh môn tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Để hiểu rõ hơn về con đường CMVN trong tp Đường kách mệnh 1927 của
HCM, em – HD xin đại diện nhóm 4 phân tích vấn đề này qua 4 nd: cách mệnh là gì,
con đường cách mệnh thế giới, Quan điểm của HCM về con đường CMVN, Ý nghĩa
con đường cách mạng Vn đối với Đảng và dtoc
(Chương 2: Hồ Chí Minh viết về con đường cách mạng Việt Nam trong tác
phẩm Đường Kách mệnh)
2.1 Cách mệnh là gì?
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người đã
định nghĩa như sau: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái
tốt”. Vì thế, cách mệnh là một phương pháp hoạt động đấu tranh diễn ra để cải tiến
một chính quyền, tư tưởng,... tạo ra 1 sự thay đổi về chất trên các mặt chính trị, kinh
tế, hay văn hóa, xã hội.
Việc lựa chọn con con đường cách mạng sao cho đúng đắn và khoa học chính là
điều tất yếu. Và Người đã khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không
có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
2.2 Con đường cách mệnh thế giới
a. Lịch sử cách mệnh Mỹ
Từ lúc Colomb tìm ra châu Mỹ (TK XV), thì người các nước bên Âu tràn qua
đấy làm ăn. Trong đó, người Anh là đông nhất. Bằng số lượng và thế lực của mình,
Anh đã nhanh chóng giành Mỹ làm thuộc địa. Nhiều chính sách kìm hãm nước Mỹ
cùng thuế má nặng nề khiến kinh tế Mỹ khốn đốn, nên từ năm 1770, dân Mỹ dân Mỹ
đã đứng lên chống lại Anh. Đến ngày 4/7/1776, cách mệnh Mỹ thắng lợi, nước Mỹ trở thành 1 nước cộng hòa.
=> Qua cuộc CM Mỹ, ta có thể thấy:
Cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, nghĩa là chưa phải cách mệnh đến nơi, mà cách
mệnh đến nơi là làm cách mệnh rồi giao lại hết quyền cho dân chúng, thế mới khỏi
phải hy sinh nhiều lần, dân chúng mới thật sự hạnh phúc. b. Lịch sử CM Pháp:
Vào thế kỉ 18, vua thì xa hoa dâm dật kéo theo thuế má nặng nề, quý tộc và bọn cố
đạo hoành hoành, áp bức bóc lột người dân, tư bản mới thì bị tụi phong kiến ngăn trở.
Trong lịch sử, Pháp trải qua 3 lần làm kách mệnh: vào năm 1789, 1848 và 1870. Đến
18/3/1871 thợ thuyền Pari làm CM cộng sản – Pari công xã ra đời.
Kết quả cuối cùng của Công xã: Tư bản Pháp liên minh với Đức để chống lại kách
mệnh. Dẹp được kách mệnh rồi thì tư bản ra sức báo thù.
=> Sau 3 lần làm cách mạng thất bại của Pháp, Hồ Chủ tịch thấy được rằng: TB dùng
chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lợi dụng những người dân dũng cảm nhưng trí
thức ít để đánh phong kiến, sau đó thay pk áp bức dân. Đây là lí do mà Người đã
không chọn giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng tư sản. Hơn nữa, Người đã
xác định được gốc cách mệnh chính giai cấp công- nông. Một điều mà cách mạng An
Nam có thể học hỏi được từ cách mạng Pháp chính là tinh thần không sợ phải hy sinh. c. Lịch sử CM Nga:
Trong lịch sử Nga có hai cuộc cách mạng đều xảy ra ở năm 1917. Lần thứ nhất là
cuộc CMTS nổ ra vào t2, lần t2 là cuộc CMVS nổ ra vào t10.
- Nguyên nhân của cuộc Cách mạng tháng 2: (lần thứ nhất) Do sự thối nát và sự bóc
lột của chế độ Sa hoàng đã tạo nền móng, thúc đẩy cho ng dân Nga làm cách mệnh.
Kết quả là Chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng bị lật đổ.
- Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai, ở Nga tồn tại 2 chính quyền song song,
một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô-viết các đại biểu công nhân và
binh sĩ. Trước tình hình đó, V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng
Nga phải chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đến
rạng sáng ngày 26/10 CMT10 Nga giành thắng lợi.
Theo Hồ chủ tịch, Người đã viết về cách mạng Nga: “Trong thế giới bây giờ chỉ có
cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được
hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”, Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”
Người viết: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì
phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy
sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
2.3 Quan điểm của HCM về con đường CMVN: (qua một số cuộc cách mệnh trên
thế giới thì HCM đã đưa ra quan điểm về con đường CMVN trong tp Đường kách mệnh.)
“Đường Kách mệnh” trình bày khái quát những quan điểm cốt lõi của Chủ nghĩa Mác-
Lênin về con đường cách mạng Việt Nam, xác định rõ mục tiêu là Độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa, khẳng định con đường
cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn, đó là dân tộc cách mệnh và thế giới
cách mệnh, trước hết phải tập trung vào nhiệm vụ “dân tộc cách mệnh”. Chủ thể là
toàn dân tộc, lấy công nông làm nền tảng.
Đường Kách mệnh nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của Đảng Cộng sản, HCM
chỉ rõ: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.
Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
2.4 Ý nghĩa con đường cách mạng Vn đối với Đảng và dtoc:
HCM tiếp cận con đường cách mạng vô sản và thấy rằng đây là con đường cần thiết
đối với chúng ta và lựa chọn đi theo con đường ấy. Nên Người đã bắt tay vào quá
trình truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin đến những thanh niên yêu nước ở VN.
Cùng với đó, ĐCS VN ra đời đã thành công giải phóng dtoc, thống nhất đất nước, sau
đó tiếp tục đổi mới xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Đó là những bằng chứng
thực tế chứng minh tính đúng đắn của con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh
là người đã tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam.
Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng hai câu
hỏi lớn đặt ra cho dân tộc Việt Nam: làm thế nào để giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị
của đế quốc, thực dân, giành lại nền độc lập, tự do cho nhân dân; và lựa chọn con
đường, phương thức nào để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước phù hợp với xu
thế đi lên của thời đại mới.
Với những quan điểm về con đường CMVN của HCM thì cta đã vận dụng nó trong
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam (1930- 1975) như thế nào thì bạn
Ngọc Quý sẽ tiếp tục trình bày.