-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 2 - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán học phần Nguyên lý kế toán
Chương 2 - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán học phần Nguyên lý kế toán của trường đại học Tài chính - Marketing giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Nguyên lý kế toán (ĐHTC) 89 tài liệu
Đại học Tài Chính - Marketing 678 tài liệu
Chương 2 - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán học phần Nguyên lý kế toán
Chương 2 - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán học phần Nguyên lý kế toán của trường đại học Tài chính - Marketing giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Nguyên lý kế toán (ĐHTC) 89 tài liệu
Trường: Đại học Tài Chính - Marketing 678 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài Chính - Marketing
Preview text:
lOMoARc PSD|36244503
Chương 2 - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán MỤC TIÊU
Nắm vững được khái niệm, đặc điểm, kết cấu, nội dung của các báo cáo: Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Hiểu được bản chất của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Phân tích được những ảnh hưởng các nghiệp vụ kinh tế đến bảng cân đối kế toán;
Vận dụng các phương trình cân đối kế toán xác định các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
và báo cáo kết quả kinh doanh
2.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP
TỔNG HỢP - CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2.1.1. Khái niệm
Tổng hợp - Cân đối kế toán là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các
mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán nhằm cung cấp thông tin cho những người ra
quyết định và phục vụ công tác quản lý trong Doanh nghiệp
Bàn về mặt ý nghĩa, phương pháp Tổng hợp - cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng:
Phương pháp tổng hợp - cân đối cung cấp thông tin theo các chỉ tiêu kinh tế - tài chính tổng
hợp, thoả mãn các yêu cầu kế toán, giúp người sử dụng thông tin có thể phân tích, đánh giá
tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.1. Mục đích của báo cáo tài chính
Chương 2 - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Có 4 loại báo cáo tài chính bắt buộc nằm trong hệ thống BCTC: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả HĐKD 1 lOMoARc PSD|36244503
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bản thuyết minh BCTC
2.2.2. Bảng cân đối kế toán
2.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, tác dụng Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản có và
nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Trong
trường hợp nếu muốn biết về tình hình của một doanh nghiệp, có thể nghiên cứu và
bảng cân đối kế toán kết kỳ của doanh nghiệp đó. Bảng cân đối kế toán có các đối tượng sau: TÀI SẢN NGUỒN VỐN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN C. NỢ PHẢI TRẢ B. TÀI SẢN DÀI D. VỐN CHỦ SỞ HẠN HỮU TỔNG NGUỒN TỔNG TÀI SẢN VỐN
Từ đây, ta có phương trình kế toán căn bản:
TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
2.2.3. Báo cáo kết quả HĐKD
2.2.3.1. Khái niệm, đặc điểm, tác dụng, kết cấu Khái niệm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tổng hợp phản ánh tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết
Chương 2 - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
quả từ hoạt động kinh doanh chính, hoạt động kinh doanh tài chính và hoạt động kinh doanh khác. Đặc điểm 2 lOMoARc PSD|36244503
BCKQHĐKD trình bày tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Tính chất quan trọng nhất của BCKQKD là:
Kết quả kinh doanh = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu Tác dụng
Thông qua báo cáo hoạt động kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể đánh
giá được hiểu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như biết được quy mô, chi
phí, doanh thu và thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
2.2.3.2. Một số cân đối quan trọng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đầu
tiên, cần hiểu, báo cáo kết quả HĐKD có 17 đối tượng chính:
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3=1-2)
4. Giá vốn hàng bán (Giá thành sản xuất)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5=3-4)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính (Sử dụng nguồn tài chính nhưng lỗ. VD đầu tư lỗ,…)
8. Chi phí bán hàng (Tiền mặt bằng, phân phối,…)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (10 = 5 + 6 - 7 - 8 - 9) 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác
Chương 2 - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
13. Lợi nhuận khác (13=11-12)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14 = 10+13) 3 lOMoARc PSD|36244503
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.2.4. Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ
2.2.4.1. Khái niệm, đặc điểm, tác dụng, kết cấu Khái niệm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát thông về
các khoản doanh thu và chi tiền trong kỳ của từng đơn vị hoạt động. Đặc điểm:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động:
hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Tác dụng
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi
trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền (tính
thanh khoản), khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra luồng tiền.
Chương 2 - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán 4