Chương 4 Ngữ pháp Tiếng Việt - Nhập môn Việt ngữ học | Trường Đại học Hà Nội
HỌC LIỆU 3. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp (2004). Thành phần câu tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) - Nguyễn Thị Ngân Hoa - Đỗ Việt Hùng - Bùi Minh Toán (2007). Nhập môn ngôn ngữ học. NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Đinh Văn Đức (2001). Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại. In lại có bổ sung. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Nhập môn Việt ngữ học (61VIP2IVL)
Trường: Đại học Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46958826 lOMoARcPSD|46958826
CHƯƠNG 4: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT 1. Từ loại 1.1. Khái niệm
1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
1.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt 2. Cụm từ tự do 2.1. Khái niệm
2.2. Phân loại cụm từ tự do 3. Câu tiếng Việt 3.1. Khái niệm 3.2. Thành phần câu
3.3. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp HỌC LIỆU
3. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp (2004). Thành phần câu tiếng
Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) - Nguyễn Thị Ngân Hoa - Đỗ Việt Hùng - Bùi Minh Toán
(2007). Nhập môn ngôn ngữ học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Đinh Văn Đức (2001). Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại. In lại có bổ sung. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Thiện Giáp - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết (2016). Dẫn luận
ngôn ngữ học. Tái bản lần thứ hai mươi mốt. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hiệp (2009). Cú pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. lOMoARcPSD|46958826 1. Từ loại
1.1. Khái niệm [7: 286-288]
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa trên ý nghĩa khái
quát và khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp (đặc điểm hoạt động ngữ pháp) của từ.
1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt [6: 39-52]; [7: 287-288]
Ý nghĩa khái quát: Là ý chung cho cả 1 lớp từ, hình thành trên cơ sở khái
quát hoá ý nghĩa từ vựng thành khái quát hoá phạm trù ngữ pháp chung.
Khả năng kết hợp: Các từ có khả năng tham gia vào một mô hình kết hợp có nghĩa.
Chức vụ cú pháp: Các từ thuộc một từ loại nhất định có thể thay thế cho nhau
ở một hay một vài vị trí nhất định trong câu.
1.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Thực từ: Danh từ, Động từ, Tính từ, Số từ, Đại từ.
Hư từ: Phụ từ; Quan hệ từ; Số từ; Tình thái từ.
So sánh thực từ và hư từ - Thực từ:
+ Ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, khái niệm, tính chất …. tồn tại trong hiện thực khách
quan, ý thức chủ quan.
+ Kết hợp cả ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp.
+ Chiếm số lượng lớn
+ Đảm nhiệm nhiều chức năng cú pháp khác nhau; Độc lập tạo phát ngôn. - Hư từ:
+ Có ý nghĩa “hư”, chỉ mối quan hệ giữa các thực từ.
+ Thiên về ý nghĩa ngữ pháp.
+ Số lượng không lớn nhưng tần số xuất hiện cao.
+ Vai trò phụ trợ, kết nối thực từ, tạo các kiểu kiến trúc cú pháp; Không độc lập tạo phát ngôn.
1.3.1. Danh từ [6: 57-69]; [7: 288-292]
Là những từ mang ý nghĩa khái quát về thực thể hoặc sự vật tính. Phân loại lOMoARcPSD|46958826
DT cụ thể: Chỉ người ; Chỉ đồ vật ; Chỉ động, thực vật ; Chỉ chất liệu.
DT trừu tượng : Chỉ phạm trù, Chỉ khái niệm được thực thể hóa, Chỉ đơn vị, Tổng hợp.
1.3.2. Động từ [6: 127-131]; [7: 292-296]
Là tập hợp những từ gắn với khái niệm thuộc phạm trù vận động.
Phân loại: Dựa vào bản chất nghĩa ĐT
- ĐT tổng hợp
- ĐT chỉ trạng thái - ĐT chỉ hướng
- ĐT cầu khiến
- ĐT tri giác, nhận thức, suy nghĩ
Phân loại: Dựa vào khả năng hoạt động của ĐT
ĐT độc lập - ĐT nội động - ĐT ngoại động
ĐT không độc lập - ĐT tình thái
1.3.3. Tính từ [6: 173-184]; [7: 296-300]
Là lớp từ chỉ ra tính chất, đặc điểm sự vật, hoạt động hoặc trạng thái.
Phân loại dựa vào khả năng thể hiện ý nghĩa chỉ mức độ
TT không phân biệt thang độ: chỉ đặc trưng, tính chất không được xác định
theo thang độ.
TT phân biệt thang độ: chỉ đặc trưng, tính chất được xác định theo thang độ.
1.3.4. Số từ [7: 303-306]
Là lớp từ biểu thị số lượng hoặc số thứ tự của sự vật, sự việc. Phân loại
Số từ chỉ lượng chính xác; Số từ chỉ lượng không chính xác; Số thứ
tự. 1.3.5. Đại từ HL6 [Trg 199-206]; HL 7[Trg 301-303] lOMoARcPSD|46958826
Là lớp từ có chức năng thay thế cho một số từ loại, khi thay thế cho từ loại nào nó
sẽ mang chức năng của từ loại đấy. Phân loại
Đại từ xưng hô
Đại từ nghi vấn
Đại từ chỉ định
Đại từ chỉ số lượng xác định
Đại từ thay thế cách thức
1.3.6. Phụ từ [6: 72-96]; [7: 301]
Là lớp từ chuyên đi kèm danh động tính, bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này. Phân loại
Định từ: Biểu thị ý nghĩa về số lượng toàn thể hay riêng lẻ của sự vật.
Kết hợp với DT; Biểu thị ý nghĩa về số lượng toàn thể hay riêng lẻ của sự vật.
Phó từ: Kết hợp với ĐT, TT; Biểu thị ý nghĩa: Ý nghĩa mệnh lệnh; Ý nghĩa thời
gian; trạng thái tiếp diễn, so sánh; Ý nghĩa phủ định, khẳng
định… 1.3.7. Kết từ (Quan hệ từ) [6: 207-215]
Là lớp từ chuyên biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong cụm từ và
trong câu, không có chức năng làm thành tố cú pháp. Phân loại
Liên từ: dùng để nối, để liên kết các đơn vị, các kết cấu ngữ pháp giống nhau,
biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng.
Giới từ: Nối liền từ phụ với từ chính, vế phụ với vế chính và biểu thị quan hệ
giữa hai đơn vị đó.
Hệ từ “là”: được sử dụng để nối kết vị ngữ với chủ ngữ
1.3.8. Thán từ [6: 217-223]
Là những từ biểu thị thái độ, tình cảm một cách trực tiếp. Phân loại
Thán từ đích thực: lớp từ biểu thị cảm xúc của con người ở ngay thời điểm
nói đối với người nghe hoặc với chủ thể. lOMoARcPSD|46958826
Thán từ hô gọi: Dùng làm từ hô gọi; Dùng làm từ hỏi đáp. 1.3.9. Tình thái từ
Là lớp từ biểu thị các ý nghĩa tình thái cho câu, góp phần thực tại hóa câu, gắn câu
với giao tiếp hiện thực. Câu không có tình thái thì không thành phát ngôn được. Phân loại
Tiểu từ tình thái: Là những từ có chức năng tạo kiểu câu, biểu thị mục đích
nói của câu, thường đứng ở cuối câu.
Thái độ hoài nghi; Thái độ ngạc nhiên; Thái độ cầu mong …
Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh chủ thể, tính chất hoặc những nội
dung cần thông báo.
1.4. Hiện tượng chuyển di từ loại
Một từ (một vỏ ngữ âm) được dùng với ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của nhiều loại từ khác nhau. 2. Cụm từ tự do
2.1. Khái niệm [4:348-349]
Là sự kết hợp ít nhất của hai từ, trong đó có ít nhất là một thực từ theo những qui
tắc ngữ pháp nhất định.
2.2. Phân loại cụm từ tự do (HL 4[Trg 349-351]; HL 7[Trg 262-263])
2.2.1. Cụm đẳng lập (liên hợp, song song) [4: 349-350]; [7: 262-263]
Là cụm từ trong đó các từ thành phần kết hợp với nhau một cách bình đẳng và độc
lập xét về ý nghĩa và chức năng ngữ pháp.
2.2.2. Cụm chính phụ [4: 350-351];[7: 262-263]
Các từ thành phần có quan hệ chính phụ với nhau về nghĩa và ngữ pháp, trong đó
có 1 trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho trung tâm. Phân loại
Cụm DT: Là cụm từ chính phụ, do DT làm trung tâm, tập hợp xung quanh nó
là các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho DT.
Cụm ĐT: Là loại cụm từ chính phụ, do ĐT làm trung tâm, tập hợp xung quanh
nó là các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho ĐT. lOMoARcPSD|46958826
Cụm TT: Là loại cụm từ chính phụ, do TT làm trung tâm, tập hợp xung quanh
nó là các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho TT.
2.2.3. Cụm chủ – vị [7: 262-263]
Là cụm từ có hai bộ phận cấu thành, bộ phận trước là CN biểu thị chủ thể, bộ
phận sau là VN nêu lên hành động, trạng thái, tính chất…. 3. Câu tiếng Việt
3.1. Khái niệm [7: 266]
Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ biểu thị một thông báo tương đối trọn vẹn, có
thể kèm theo thái độ của người nói, người viết.
Nòng cốt câu: Cấu trúc tối giản đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn
chỉnh về hình thức.
3.2. Thành phần câu [3: 103-374]
Thành phần câu: Thành phần nòng cốt câu (thành phần chính) và thành phần phụ.
- Thành phần chính: CN, VN, BN.
- Thành phần phụ: ĐN câu, TrN, KN, TTN.
3.2.1. Thành phần nòng cốt câu
3.2.1.1. Vị ngữ (HL3 [3 115-118]; [Trg 145-150])
Là bộ phận của nòng cốt câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời – thể hoặc phủ định vào phía trước.
Các loại vị ngữ: Vị ngữ nối kết trực tiếp với chủ ngữ; Vị ngữ nối kết với chủ ngữ
nhờ hệ từ “là” (không phải là, không phải).
3.2.1.2. Chủ ngữ [3: 151-188]
Là bộ phận của NCC biểu thị chủ thể ngữ pháp của VN, cùng VN tạo kết cấu có
khả năng nguyên nhân hóa.
Khuôn kiến trúc nguyên nhân (KKTNN)
Xác định CN và BN ở câu xuất phát, phân biệt CN với BN trong câu có thể từ đứng trước VN.
Gồm: Kiến trúc khiên động và Kiến trúc nhận định lOMoARcPSD|46958826
- Kiến trúc khiên động: CN + ĐT có YN khiên động (bắt, bảo, ép, buộc, yêu cầu,
đòi, cấm, khuyên, nhường, rủ, khiến cho ….).
- Kiến trúc nhận định: CN + ĐT có YN nhận định (coi, xem, gọi, công nhận, thừa
nhận, nhìn nhận ...).
Một số kiểu CN
(1) Câu khuyết/ẩn CN: Nhà xây rồi.
(2) Câu có hai CN (CN chủ đề - CN NP): Tôi gãy tay.
(3) Câu đồng nhất: Mợ là vợ tôi; Trong Nam gọi ngao là vọp.
(4) Câu đảo CN: Trong cái hang tối tăm ấy, sống một đời nghèo nàn những con
người rách rưới.
3.2.1.3. Bổ ngữ [3: 208-222]
Là thành phần bắt buộc có trong câu mà vị từ vị ngữ yêu cầu sự có mặt
của nó. Số lượng, kiểu loại BN trong NCC phụ thuộc vào bản chất của ĐTVN
Phân loại BN
BN trong câu mà VN là ĐT cảm nghĩ
BN trong câu mà VN là ĐT tình thái.
BN trong câu mà VN là ĐT khiển động
3.2.2. Thành phần phụ câu
3.2.2.1. Khởi ngữ [3: 235-252]
Chuyên dùng biểu thị chủ đề của sự tình được nêu trong câu.
- Vị trí: Chuyên đứng đầu câu.
- Câu có thể nhiều hơn một KhN
Các loại KN
KN trùng với CN
KN trùng với VN
KN trùng với BN
3.2.2.2. Tình thái ngữ [3: 269-296]
Là thành phần phụ, bổ sung các ý nghĩa về tình thái cho câu.
- Đứng cuối câu, do tình thái từ đảm nhiệm. lOMoARcPSD|46958826
3.2.2.3. Định ngữ câu [3: 304-312]; [3: 319-329]
Định ngữ câu là thành phần phụ của câu, có thể đứng trước nòng cốt câu hoặc
chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ, có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định về
tình thái hoặc cách thức cho sự tình được nêu trong câu. Chức năng
Biểu thị ý nghĩa hạn định về tình thái (có tính chân lí tương đối-tuyệt đối,
đương nhiên, chắc chắn-phỏng đoán, bình thường-cùng cực, hiện thực-phi hiện
thực, đáng mong muốn…)
Biểu thị cách thức diễn ra sự tình (nhanh-chậm, đột ngột-không đột ngột, bất
ngờ-có tiên liệu…) cho sự tình nêu trong câu.
Liên kết văn bản.
3.2.2.4. Trạng ngữ [3: 344-346]; [3: 364-374])
Bổ sung các thông tin về thời gian; không gian; mục đích; nguyên nhân; cách
thức, phương tiện cho NCC.
Phân loại TrN
Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn
Trạng ngữ chỉ thời gian
Trạng ngữ chỉ mục đích
3.3. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
3.3.1. Câu đơn [7: 263]
Là câu có một cụm C-V
3.3.2. Câu phức [7: 264]; [8: 352-363]
Câu có ít nhất 1 trong những thành phần NC có dạng kết cấu C-V Phân loại
Câu phức có chủ ngữ là cụm chủ vị
Câu phức có vị ngữ là cụm chủ vị
Câu phức có bổ ngữ là cụm chủ vị
3.3.3. Câu ghép [7: 263]; [8: 363-370] lOMoARcPSD|46958826
Là câu có ít nhất 2 cụm C-V trở lên có quan hệ với nhau về logic - ngữ nghĩa,
quan hệ này có thể được đánh dấu hoặc không. Phân loại
- Ghép đẳng lập: Câu có quan hệ logic - ngữ nghĩa giữa 2 vế yếu, không được tổ chức
thành cặp hô ứng.
- Ghép qua lại: Có các vế câu được nối bằng cặp từ hô ứng, biểu thị quan hệ logic-
ngữ nghĩa chặt chẽ nào đó. Hai vế phụ thuộc nhau.
3.3.4. Câu đặc biệt[8: 370-377]
Là câu không thể phân tích theo cấu trúc cú pháp cơ bản như những câu bình thường khác. Yêu cầu sinh viên
Nghiên cứu các nội dung liên quan đến khái niệm từ loại, các kiểu từ loại, thành phần câu,
các kiểu thành phần câu, các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp và các kiểu câu theo mục
đích giao tiếp trong các học liệu đã được liệt kê;
- Hoàn thành các bài tập giảng viên giao;
- Trả lời được các câu hỏi:
(1) Những tiêu chí nào được dùng để phân loại từ loại tiếng Việt?
(2) Điểm khác biệt cơ bản giữa phạm trù thực từ và phạm trù hư từ là gì?
(3) Thành phần câu là gì?
(4) Nòng cốt câu là gì? Nòng cốt câu gồm những thành phần nào? Cho ví dụ minh họa.
(5) Dấu hiệu hình thức để nhận diện và phân biệt các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ
trong câu tiếng Việt là gì? Phân tích ví dụ cụ thể để minh họa.
(6) Thành phần chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trong câu tiếng Việt được phân loại như thế
nào? Cho ví dụ minh họa.
(7) Thành phần phụ của câu có đặc trưng gì? Thành phần phụ của câu bao gồm những
tiểu loại nào? Cho ví dụ minh họa. lOMoARcPSD|46958826
(8) Dấu hiệu hình thức để nhận diện các thành phần phụ của câu tiếng Việt là gì? Cho ví
dụ minh họa. (9) Thành phần trạng ngữ, khởi ngữ, định ngữ câu, tình thái ngữ trong câu
tiếng Việt được phân loại như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
(9) Xét theo nòng cốt câu, câu trong tiếng Việt gồm những kiểu nào? Trình bày đặc
điểm của từng loại. Phân tích ví dụ minh họa.