-
Thông tin
-
Quiz
Chương 5 Quan niệm về con người - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Chương 5 Quan niệm về con người - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





























Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
TRIẾT HỌC CHƯƠNG 5
(Triết học nào cũng phải trả lời bằng cách này hay cách khác câu hỏi: Con người là gì? Con người
sinh ra từ đâu, hoạt động và phát triển ra sao?
Trước khi có học thuyết Mác, những cố gắng của tư duy triết học nhằm đạt tới sự hiểu biết về con
người "cụ thể" hiện thực đều không đem lại kết quả, rốt cuộc là chủ nghĩa duy tâm vẫn ngự trị trong
nhận thức về con người và về đời sống xã hội. Chỉ đến triết học Mác, vấn đề con người mới được xem
xét một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc hơn, trên cơ sở lập trường của duy vật triệt để.)
Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nội dung đầu tiên: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC.
1. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác a. (chuyển slide 3)
Quan niệm về con người trong triế
t học phương Đông -
Các trường phái triết học phương Đông nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới
quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên. -
Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc.Đời sống con người
trên thế gian là ảo giác, hư vô => cuộc sống con người chỉ là sống gửi, tạm bợ -
Hơn nữa, Trong triết học phương Đông, còn có quan niệm duy tâm cho rằng trời và
người có thể hòa hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất)
=> Triết học phương Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn đề con
người trong mqh chính trị đạo đức.
=> Con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất
duy vật chất phác ngây thơ trong môi quan hệ với tự nhiên và xã hội.
(chuyển slide 4) Đi vào ví dụ cụ thể để chứng minh:
+ Trong triết học Nho giáo, Khổng Tử cho rằng bản chất con người
do “thiên mệnh” chi phối quyết định
+ Triết học Tuân Tử cho rằng con người sinh ra là ác, phải chống lại
cái ác thì mới là người tốt.
+ VD: Đồng Trọng Thư, ng kế thừa Nho giáo cho rằng người và trời có thể thông
hiểu nhau (thiên nhân cảm ứng) b. (chuyển
slide 5) (Tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang )Quan niệm về con người
trong triết học phương Tây trước Mác: biểu hiện nhiều quan niệm khác nhau về con người -
Trong triết học Kitô giáo, cuộc sống con người do đấng tối cao sắp đặt
+ con ng về bản chất là kẻ có tội
+ gồm 2 phần: thể xác và linh hồn
+ Linh hồn là giá trị cao nhất trong cong ng => phải thường xuyên
chăm sóc linh hồn để hướng đến thiên đường vĩnh cửu. -
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học
+ Protago: “con người là thước đo của vũ trụ”
+ Aristotle: “chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý trí, năng khiếu nghệ thuật làm cho
con ng nổi bật, con ng là bậc thang cao nhất của vũ trụ.”
=> Triết học Hy Lạp đã có sự phân biệt về con ng với tự nhiên, nhưng chỉ là hiểu
biết bên ngoài về sự tồn tại của con ng. -
Tư tưởng triết học của nhà duy vật Phoi-ơ-bắc khẳng định con người do sự vận động
của thế giới vật chất tạo nên. -
Con người là kết quả của sự phát triển thế giới tự nhiên -
Con người và tự nhiên là thống nhất, ko thể tách rời
=> TUY NHIÊN, Phoi-ơ-bắc không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con
người, tách con ng khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể => phi lịch sử, phi giai cấp, trừu tượng -
(chuyển slide 6) Ngoài ra, Trong triết học Tây Âu trung cổ, con người là sản phẩm của
Thượng Đế sáng tạo ra -
Triết học thời kỳ phục hưng- cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người,
xem con ng là một thực thể có trí tuệ. => một trong những yếu tố quan trọng nhằm giải
thoát con người khỏi mọi gông cuồng chật hẹp mà chủ nghĩa thần học thời trung cổ đã
áp đặt cho con người. -
Trong triết học cổ điển Đức, con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”.
=> (chuyển slide 7) TỪ CÁC QUAN NIỆM TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI TRƯỚC MAC NÓI
TRÊN, TA CÓ THỂ RÚT RA NHỮNG KẾT LUẬN SAU, TỔNG KẾT: -
các quan niệm về con người trong triết học trước Mác đều KHÔNG phản ánh đúng bản chất con người -
Tuy nhiên, một số trường phái triết học vẫn đạt được một số thành tựu trong việc phân tích,
quan sát con người => TIỀN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA cho việc hình thành tư tưởng về con
người của triết học mác xít.
Vậy, quan niệm về con người của Mác-lenin đã thay đổi như thế nào, hãy cùng nhóm 6 tìm
hiểu phần tiếp theo (chuyển slide 8) 2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người
a. Khái niệm về con người: -
Đầu tiên. Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời
khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Con
người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát
triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. b. Bản
tính của con người: Gồm 2 bản tính: bản
tính tự nhiên và bản tính xã hội. (Con
người là thực thể sinh học - xã hội) -
Tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là
giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con người,
loài người. (chuyển slide 9)
+ Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên./ Là
động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình
phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên. Con người phải tìm kiếm mọi điều
kiện cần thiết cho sự tồn tại trong đời sống tự nhiên như thức ăn, nước uống, hang
động để ở. Đó là quá trình con người đấu tranh với tự nhiên, với thú dữ để sinh tồn.
Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người, điều đó đã
chứng minh trong /các công trình nghiên cứu của Đacuyn. Các giai đoạn mang tính
sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi quy định bản tính
sinh học trong đời sống con người. /Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh
vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người
và mối quan hệ của nó đối với tự nhiên. /Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học,
quá trình tâm - sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người.
(câu hỏi: Vậy từ tính chất nêu trên, bạn nào có thể lấy một ví dụ ngắn gọn để
minh họa không? => TRẢ LỜI: SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI: VƯỢN CỔ
- NHÓM NGƯỜI HOMO- NGƯỜI HIỆN ĐẠI, với những đặc tính phát triển
dần theo thời gian như sống bầy đàn, chế tạo dụng cụ, học hỏi kiến thức để phát triển)
=> (Giải thích chi tiết )Ví dụ: Con người bắt nguồn từ loài vượn cổ, chủ yếu sống dựa
vào thiên nhiên, rồi tiến hóa thành nhóm người Homo, biết sống bầy đàn, chế tác
dụng cụ từ những vật liệu thô sơ, rồi học cách săn bắn, hái lượm. Qua nhiều quá trình
phát triển, họ dần trở thành người hiện đại, chế tạo dụng cụ một cách tinh xảo, rồi
tách ra thành những chủng tộc khác nhau (da vàng, da trắng, da đen), biết học hỏi
kiến thức để tiếp tục phát triển.
+ Thứ hai, không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ phận
của giới tự nhiên./ Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”, con người là một
bộ phận của tự nhiên. *Giải thích:
+ /Con người là một bộ phận của tự nhiên: Phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật
sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên.
Ví dụ: Con cái khi sinh ra đều mang những nét tương đồng với cha mẹ của mình, hay những thế hệ đi
sau đều có những suy nghĩ tiến hóa, phát triển hơn các thế hệ đi trước.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng con cái sẽ được nhận những đặc điểm như chiều cao, màu mắt,
răng, trí thông minh,... từ bố mẹ
+ Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”: Con người sống bằng những sản phẩm tự nhiên, dù là dưới
hình thức thực phẩm, nhiên liệu, quần áo, nhà ở,…
/Con người phải dựa vào giới tự nhiên,
gắn bó với tự nhiên, hòa hợp với giới tự nhiên mới có thể tồn tại và phát triển.
Ví dụ: con người dựa vào những tài nguyên thiên nhiên để khai thác, sản xuất (khai thác nguồn nước
để cung cấp nước, khai thác vàng, sắt, khai thác nguyên vật liệu xây dựng..) -
(chuyển slide 10) Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là bản
tính xã hội: (Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt của mình)
+ Một là, xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải chỉ
có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà có nguồn gốc xã hội
của nó, (CÂU HỎI TƯƠNG TÁC: AI CÓ THỂ CHO NHÓM 6 BIẾT YẾU TỐ
NÀO LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN NHẤT GIÚP CON NGƯỜI VƯƠN LÊN TIẾN
HÓA TỪ LOÀI ĐỘNG VẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN THÀNH NGƯỜI KHÔNG? =>
TRẢ LỜI: YẾU TỐ LAO ĐỘNG) mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động.
(Con người là nguồn gốc của xã hội – lao động). Chính nhờ lao động mà con người
có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một
trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh
học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có
lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người
sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và
phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố
quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách
cá nhân trong cộng đồng xã hội.
+ Hai là, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của
nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi
thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát
triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
● (chuyển slide 11) Quy luật tự nhiên: sự trao đổi chất, di truyền, biến dị, tiến hóa… quy định
phương diện sinh học của con người.
Tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp
nhau. Những đặc tính này là sự biểu hiện của các gen được truyền từ cha mẹ sang con cái
thông qua quá trình sinh sản. Chính nhờ quá trình tiến hóa này đã làm nảy sinh sự đa dạng ở
mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như DNA và protein.
● Quy luật xã hội: quy định quan hệ xã hội giữa người với người. (lấy ví dụ)
Ví dụ: mối quan hệ huyết thống (ông bà, cha mẹ, con cái), mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ đồng nghiệp…
● (chuyển slide 12) Quy luật tâm lý ý thức: hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của
con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. (lấy ví dụ)
Càng ngày, con người càng tiến hóa, càng có cơ hội học hỏi được nhiều điều. Từ đó, họ bắt
đầu nuôi những khát vọng, ý chí để phát triển thêm ở nhiều lĩnh vực (như việc nuôi ý chí tìm
được một hành tinh có sự sống thứ hai sau Trái Đất
🡪Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã
hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm;
nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần.
(chuyển slide 13) (KẾT LUẬN:
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Mặt sinh học là tiền đề, cơ sở
tất yếu tự nhiên của con người, mặt xã hội là yếu tố quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật. (Làm slide)
c. (chuyển slide 14) Bản chất của con người: -
(chuyển slide 15) Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử:
+ Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi
vậy, con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản
phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.
+ Con người là chủ thể của lịch sử:
● Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản
phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của bản thân. Hoạt động lao động
sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi
đời sống và bộ mặt xã hội, xét trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội.
● Con người là chủ thể của mọi hoạt động thực tiễn. Mọi tiến trình vận động và phát triển lịch
sử, xã hội từ thấp đến cao đều thông qua hoạt động vật chất và tinh thần của con người.
Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó không có
sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người. -
(chuyển slide 16) Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội:
+ Tính hiện thực: Không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh
lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử
cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.
- Ví dụ: Trong thời kỳ đại dịch, con người vừa bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và
thiên tai nhưng mà con người tự thích ứng và sáng tạo ra các cỗ máy chống đại dịch,
các liều vaccine phòng ngừa, hãy cùng nhau đoàn kết cả nước chống thiên tai. Hay
trong những lúc khó khăn như trận lũ 2020 hay khi cả Thành phố Hồ Chí Minh gồng mình chống dịch.
+ Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ.
(chuyển slide 17) Tất cả các quan hệ xã hội (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại;
quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...) đều góp phần hình
thành nên bản chất con người. Tuy nhiên mức độ tác động, ảnh hưởng khác nhau.
+ Quan hệ xã hội thứ cấp (quan hệ mang tính xã hội): Xét cho cùng sự sản xuất ra của cải vật chất
chính là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Do đó, trong các công trình nghiên
cứu về xã hội, người ta xem quan hệ kinh tế là quan trọng nhất chi phối và quyết định các mối quan hệ khác.
Ví dụ: Nền kinh tế được giao lưu, công nghệ khoa học tiến bộ, các công cụ sản xuất tiên tiến được
áp dụng trong các ngành công nghiệp => xã hội ngày thêm lớn mạnh, cuộc sống người dân ngày càng
cải thiện. Sự giao lưu về kinh tế nhằm giúp các nước đang phát triển, chậm phát triển ngày càng đi
lên, sánh vai với các cường quốc lớn mạnh trên thế giới.
+ Quan hệ sơ cấp (quan hệ ít mang tính xã hội) – quan hệ tình cảm thuần túy
Để minh họa về khái niệm quan hệ xã hội (cụ thể là quan hệ thứ cấp), hãy xét ví dụ sau:
(chuyển slide 18) Ví dụ: Nền kinh tế được giao lưu, công nghệ khoa học tiến bộ, các công cụ sản
xuất tiên tiến được áp dụng trong các ngành công nghiệp => xã hội ngày thêm lớn mạnh, cuộc sống
người dân ngày càng cải thiện. Sự giao lưu về kinh tế nhằm giúp các nước đang phát triển, chậm phát
triển ngày càng đi lên, sánh vai với các cường quốc lớn mạnh trên thế giới.
(chuyển slide 19) Hay, ở trong quan hệ sơ cấp- quan hệ tình cảm thuần túy, chúng ta có (quan hệ
trong gia đình, họ hàng, giữa các cá nhân).
CHUYỂN: Trong quá trình tiến hóa và phát triển của con người, sẽ có những giai đoạn con
người bị đánh mất bản thân, dẫn đến sự tha hóa. Vậy, thế nào là hiện tượng tha hóa và làm sao
để chống lại hiện tượng này? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của nhóm để giải đáp vấn đề.
d. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người: -
Hiện tượng tha hóa con người:
+ KN: Con người bị tha hóa là con người bị đánh mất mình trong lao động, tức trong
hoạt động đặc trưng, bản chất của con người. Theo C. Mác, thực chất của lao động bị
tha hóa là quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người,
để phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con
người. Hiện tượng tha hóa của con người là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ
diễn ra trong xã hội có phân chia giai cấp.
+ Nguyên nhân: Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng tha hóa con người được đẩy lên
cao nhất trong xã hội tư bản chủ nghĩa
tạo ra sự phân hóa xã hội về việc chiếm
hữu tư nhân tư liệu sản xuất kiến đa số người lao động trở thành vô sản, một số ít trở
thành tư sản, chiếm hữu toàn bộ các tư liệu sản xuất của xã hội.
VD: Sự tan rã của công xã nguyên thủy: -
Trong xã hội nguyên thủy , nguyên tắc “công bằng” ѵà “ bình đẳng” Ɩ à nguyên tắc ѵ àng
được đặt lên hàng đầu.Lực lượng sản xuất thấp kém, nên để duy trì sự tồn tại và phát triển
của xã hội nó dựa trên quan hệ sở hữu công cộng tư liệu sản xuất. Cho nên, cá nhân hòa tan
vào tập thể, v.v… Họ sống theo bầy đàn, ăn chung Ɩ àm chung ѵ à hưởng chung.Tuy nhiên,
khi công cụ kim khí ra đời, xã hội nguyên thủy đã bắt đầu có sự phân hóa rõ rệt. -
Những người lao động giỏi hơn, hoặc lợi dụng uy tín củ mình a
để chiếm đoạt ủc cảia dư thừa củ người a khác à trở
ѵ lên giàu có hơn .Trong khi đó, một số người khác lại nghèo
khổ hơn.Nguyên tắc củ xã
a hội nguyên thủy bị phá vỡ .Xã hội bắt đầu có sự phân chia
giai cấp thành kẻ giàu-người nghèo.Có thể nói sự ra đời củ công a cụ lao động bằng kim
loại chính Ɩ à nguyên nhân chính c ủ việc xã hội nguyên thủy tan rã a . -
Các hình thái xã hội sai: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa,... đều có sự phân
chia 2 cực rất rõ ràng như đã nêu trên. Trong chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mối
quan hệ giữa cá nhân và xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư liệu sản xuất có khuynh hướng tuyệt
đối hóa vai trò của cá nhân, lợi ích và nhu cầu cá nhân, v.v… + Biển hiện:
● Người lao động ngày càng bị bần cùng hóa, sự phân cực xã hội ngày càng lớn
● KH-CN ngày càng phát triển ⇒ con người bị thay thế bởi máy móc
⇒ 2 điều này có quan hệ, tỉ lệ thuận với nhau: Trong bối cảnh CM KH-CN, sự tha hóa lao
động ngày càng thể hiện rõ nét khiến cho sự phân cực giàu nghèo ngày dãn rộng theo. Biểu hiện:
● Dùng tiền để xác định mọi giá trị khác trong đời sống xã hội
● Sự giàu có nhanh chóng của một số người này so với một số người khác tác động mạnh đến
môi trường liên nhân cách và liên văn hóa.
● Hiện tượng coi lợi ích vật chất là trên hết, dẫn đến nhiều lĩnh vực xã hội quan trọng bị thương
mại hóa như giáo dục, y tế, …
● Lối sống của một bộ phận thanh niên, trí thức hiện nay đang có hiện tượng lệch chuẩn.
● Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng. ● video : Tha hóa
sau khi xem vid mng có nhận ra đây là một mặt xấu nào của xã hội hiện này không?? -> tham nhũng > ⇒ BÀN LUẬN
Câu hỏi thảo luận:
* VÍ DỤ VỀ HIỆN TƯỢNG THA HÓA:
Nhà nước CHXHCN Việt Nam xét về bản chất là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, là nhà
nước của dân, do dân, vì dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong nhà nước ta,
nhân dân lao động là chủ thể tối cao của quyền lực. Cơ chế thực hiện quyền lực là: bằng quyền bầu
cử, nhân dân lao động gián tiếp lập ra bộ máy hành chính các cấp, bộ máy đó sẽ thay mặt nhân dân
triển khai và thực hiện quyền lực của họ. Nói cách khác, nhân dân đã trao cho các cán bộ công chức
nhà nước - các “công bộc” của mình quyền lực chính trị. Như vậy, quyền lực trong tay các vị công
bộc là quyền lực để phục vụ nhân dân. Nhưng trong thực tế, không ít vị công bộc đã biến quyền lực
phục vụ đó thành quyền lực thống trị nhân dân. Điều đó thể hiện rõ rệt ở sự quan liêu, cửa quyền của
bộ máy hành chính mặc dù chúng ta đã ra sức cải cách; thể hiện ở sự xa dân, vô cảm với dân của rất
nhiều cán bộ công chức; thể hiện ở sự lợi dụng chức quyền tước đoạt số lượng lớn của cải của nhà
nước, của nhân dân trong các vụ tham liên nhũng
tiếp bị phát hiện gần đây; thể hiện ở sự lãng phí đến
mức đáng báo động trong nếp làm ăn, sinh hoạt của cán bộ công chức đối với những tài sản công...
Quyền lực phục vụ nhân dân biến thành quyền lực thống trị nhân dân, đó là sự tha hoá quyền lực và
đó là lực cản của sự phát triển.
Thực trạng và một số giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay?
Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến
trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân
hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án, …. Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị
với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt
là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của
dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo
đói ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước,
làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta,
dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh.
Một số biện pháp phòng chống tham nhũng:
Thứ nhất, cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật nước ta, cần quy định chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm
minh hơn, giảm bớt sự rườm rà không cần thiết các thủ tục hành chính, phải có biện pháp chế tài đủ
mạnh để những công chức thấy rằng việc tham nhũng đem lại cho họ “mất” nhiều hơn “được”.
Thứ hai, cần cải cách hệ thống chính sách giáo dục ở nước ta, xóa bỏ tình trạng đặt nặng lý thuyết,
chú trọng đào tạo chuyên môn và phẩm chất đạo đức của thế hệ tương lai. Đồng thời các cán bộ cấp
cao phải đi đầu trong việc thực hiện gương mẫu, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn. Đồng thời
tăng cường, củng cố tư tưởng chính trị, rèn luyện cho các đảng viên, các cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước để tăng cường sự vững mạnh của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta.
Thứ ba là phải kiềm chế mặt trái của nền kinh tế thị trường, tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa,
tăng cường cổ phần hóa, phát triển kinh tế xã hội đồng bộ, giảm sự phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự
độc quyền. Đồng thời tăng lương, tăng phúc lợi, tạo sự công bằng, xứng đáng cho các công chức, viên
chức. Khi đồng lương đủ giúp họ trang trải cuộc sống thì họ cũng ít suy nghĩ đến tham nhũng hơn.
Giải pháp này cần hoạch định lâu dài và có kế hoạch cụ thể.
Thứ tư, cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm soát trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã
hội, xử lý mạnh tay đối với các hành vi tham nhũng, làm gương cho người khác, tách riêng bộ phận
Thanh tra ra khỏi Chính phủ. Thực hiện thanh tra toàn diện, từ trung ương đến địa phương, trên mọi
lĩnh vực. Tăng cường quản lý tài sản, ngân sách, nguồn viện trợ cũng như việc sử dụng tài sản của
Nhà nước cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý. Phải dựa vào nhân dân và báo chí để tăng cường
công tác phòng, chống tham nhũng, đưa nhân dân vào các bộ phận thanh tra, kiểm soát tham nhũng để
hoạt động hiệu quả hơn, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Báo chí là công cụ đắc lực và
hiệu quả trong việc ngăn ngừa và vạch trần tệ tham nhũng. Đồng thời cũng cần hạn chế sự độc quyền
của các cán bộ, công chức trong một số lĩnh vực hay thủ tục nào đó dẫn đến tham nhũng.
Thứ năm, cần tuyển chọn, chọn lọc kỹ càng khi phân công, bổ nhiệm các cán bộ, công chức, bảo đảm
phẩm chất đạo đức của các nhân viên nhà nước từ cấp thấp đến cấp cao. Ngăn chặn tham nhũng từ lúc
bắt đầu nhất là đối với các quan chức đứng đầu và lực lượng thanh tra, quản lý. Thường xuyên tổ chức
kiểm tra, thanh lọc, giáo dục trong bộ máy nhà nước. Lực lượng thanh tra, quản lý cần được tuyển
chọn đặc biệt kỹ càng vì đây là lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phòng, chống và diệt
trừ tệ tham nhũng ở nước ta.
KẾT LUẬN: Lao động bị tha hóa là nội dung chính yếu, là thực chất của sự tha hóa của con người.
Lao động bị tha hóa làm đảo lộn quan hệ xã hội của người lao động. Chính vì vậy, việc khắc phục sự
tha hóa không chỉ gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa mà còn gắn liền với việc
khắc phục sự tha hóa trên các phương diện khác của đời sống xã hội. Đó là một quá trình lâu dài,
phức tạp để giải phóng con người, giải phóng lao động. (Làm slide)
Mọi việc đều có hai mặt tốt và xấu, như bên trên mình đã nói về sự tha hóa của con người là mặt
không tốt của xã hội thì sau đây sẽ là vấn đề giải phóng con người -
Vấn đề giải phóng con người:
+ Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức. Đây là một trong
những tư tưởng căn bản, cốt lõi của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin về con
người: “Xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho
mỗi cá nhân riêng biệt”.
● /Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để giải phóng con người về phương diện chính trị là
nội dung quan trọng hàng đầu.
● /Khắc phục sự tha hóa của con người và của lao động của họ, biến lao động sáng tạo trở thành
chức năng thực sự của con người là nội dung có ý nghĩa then chốt.
● /“XH không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng
biệt”Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, việc giải phóng
những con người cụ thể là để đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và tiến tới giải
phóng toàn thể nhân loại. Việc giải phóng con người được quan niệm một cách toàn diện, đầy
đủ, ở tất cả các nội dung và phương diện của con người, cộng đồng, xã hội và nhân loại với
tính cách là các chủ thể ở các cấp độ khác nhau.
trước khi triết học mác ra đời, giải phóng con người được định nghĩa trong các triết học
khác như tôn giáo, học thuyết triết học duy vật nhưng mà nó đều phiến
+Tôn giáo: giải phóng con người là sự thoát khỏi cuộc sống tạm, khỏi bể khổ cuộc đời để lên
cõi Niết bàn hoặc lên Thiên đường ở kiếp sau
+Một số học thuyết triết học duy vật: đề xuất giải phóng con người ở một vài phương tiện:
pháp luật, đạo đức, chính trị
⇒ Phiến diện, hạn hẹp, siêu hình trong nhận thức về con người, về các quan hệ xã hội và do
những hạn chế về điều kiện lịch sử đã khiến cho những quan điểm đó sa vào lập trường duy tâm, siêu hình
Cho đến khi mác cho rằng:
+ /Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người:
● /Khi chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bị thủ tiêu, lao động không còn bị tha hóa,
con người được giải phóng, khi đó xã hội là sự liên hiệp của các cá nhân, con người bắt đầu
được phát triển tự do.
● Con người là sự thống nhất giữa các cá nhân và xã hội, cá nhân với giai cấp, dân tộc và nhân
loại, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Do vậy, sự phát triển tự do của
mỗi người tất yếu là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người.
/KẾT LUẬN: Sự phát triển tự do của mỗi người chỉ có thể đạt được khi con người thoát khỏi sự tha
hóa, thoát khỏi sự nô dịch do chế độ tư hữu các tư liệu sản xuất, khi sự khác biệt giữa thành thị và
nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay không còn, khi con người không còn bị buộc bởi
sự phân công lao động xã hội
3. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ lịch sử
a. /Quan hệ giữa cá nhân và xã hội -
Định nghĩa: là mối quan hệ biện chứng, tác động nhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định.
Nền tảng của quan hệ này là quan hệ lợi ích. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp
xếp các quan hệ lợi ích sao cho khách thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào
các quá trình kinh tế, xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển lên trình độ cao hơn. Xã hội là
điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Cá nhân không
chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản xuất
và hoạt động xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không phải
riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội (gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân
dân). Nhân dân là cộng đồng lớn nhất, trong đó cá nhân hành động như chủ thể lịch sử. Cá
nhân chỉ được hình thành phát triển trong xã hội, trong tập thể. Sự tác động cá nhân và xã hội
mang hình thức đặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác nhau. (lấy vdu) -
ví dụ: Trong chế độ nguyên thuỷ lực lượng sản xuất thấp kém, nên để duy trì sự tồn tại và
phát triển của xã hội nó dựa trên quan hệ sở hữu công cộng tư liệu sản xuất. Cho nên, cá nhân
hòa tan vào tập thể, v.v…
Trong chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội dựa trên
chế độ sở hữu tư liệu sản xuất có khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, lợi ích và nhu cầu cá nhân, v.v… -
Cá nhân và xã hội không tách rời nhau : /Xã hội do các cá nhân cụ thể hợp thành, mỗi cá nhân
là một phần tử của xã hội sống và hoạt động trong xã hội đó
+ Quan hệ cá nhân – xã hội là tất yếu, /là tiền đề và điều kiện tồn tại và phát triển của cả
cá nhân lẫn xã hội => quan hệ ấy phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, vào trình độ
phát triển xã hội và của từng cá nhân, đặc biệt là phụ thuộc vào bản chất của xã hội.
+ Quan hệ cá nhân – xã hội là /khác nhau trong xã hội có phân chia giai cấp và xã hội
không phân chia giai cấp => sự thống nhất và mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội là
một phạm trù lịch sử, phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau -
Sự thống nhất cá nhân – xã hội còn thể hiện ở một góc độ khác trong quan hệ con người giai
cấp và con người nhân loại. Quan hệ con người giai cấp và con người nhân loại chỉ tồn tại
trong xã hội có phân chia giai cấp, /do vậy nó có tính lịch sử
+ Mỗi cá nhân trong XH đều là thành viên của một giai cấp, tầng lớp XH nhất định
+ Mỗi cá nhân dù là giai cấp nào đều mang tính nhân loại, thể hiện trong những quy tắc,
chuẩn mực chung xuất hiện trên nền tảng lợi ích chung -
/Tính giai cấp và tính nhân loại trong mỗi con người vừa thống nhất lại vừa khác biệt, thậm
chí là mâu thuẫn lẫn nhau.
+ Tính nhân loại là vĩnh hằng, chỉ khi nào không còn nhân loại thì tính nhân loại mất đi.
+ Tính giai cấp trong mỗi giai đoạn lịch sử lại khác nhau
+ Trong các giai cấp đấu tranh với nhau, có những giai cấp đại diện cho sự tiến bộ, có
những giai cấp đang cản trở sự phát triển tiến bộ ấy Tính giai cấp trong những con ⇒
người thuộc giai cấp cản trở sự phát triển tất nhiên mâu thuẫn với tính nhân loại. -
Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tính giai cấp và tính dân tộc mang
tính lịch sử sẽ mất đi theo sự tiến bộ của xã hội nhưng tính nhân loại và cá nhân sẽ là vĩnh viễn. -
/Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã
hội – cá nhân, phải tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội
=> Nếu đặt cá nhân lên trên xã hội, chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối
lập với xã hội, hoặc ngược lại, chỉ đề cao xã hội, không nhận thức đúng sự phát triển của
xã hội là sự kết hợp hoạt động của các cá nhân, thì đều sai lầm và có thể dẫn đến những
hệ luỵ khó lường cho cả xã hội lẫn cá nhân
Câu hỏi thảo luận: Nếu được chọn, chúng tôi những công dân tương lai sẽ chọn một thế giới
mà mọi người đều tin rằng theo đuổi mục tiêu tập thể (mục tiêu cộng đồng) quan trọng
hơn theo đuổi mục tiêu cá nhân. (bỏ nhé)
b. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ
Đây là một trong những nội dung quan trọng của triết học Mác. Nội dung này được
triết học Mác luận giải một cách khoa học trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ nghĩa duy vật biện chứng
và toàn bộ các nội dung khác của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là sự vận dụng nhất quán chủ nghĩa duy
vật và phương pháp biện chứng duy vật vào lý luận về vai trò của con người trong tiến trình lịch sử.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đề này đã được đề cập theo các lập trường tư
tưởng khác nhau. Tuy nhiên do những nguyên nhân khác nhau, những lập trường này cũng rơi vào
duy tâm khi tuyệt đối hóa của một nhân tố nào đó - Khái niệm :
+ /Quần chúng nhân dân : là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những con người hoạt
động trong một không gian và thời gian xác định, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp
xã hội và giai cấp đang hoạt động trong một xã hội xác định. Đó có thể là toàn bộ
quần chúng nhân dân của một quốc gia, một khu vực lãnh thổ xác định. Họ có chung
lợi ích cơ bản liên hiệp với nhau, chịu sự lãnh đạo của một tổ chức, một đảng phái, cá
nhân xác định để thực hiện những mục tiêu kinh tế,chính trị, văn hoá hay xã hội xác
định của một thời kì lịch sử nhất định.
Ví dụ: /Những người lao động sx ra của cải vật chất và tinh thần là lực lượng cơ bản, chủ chốt,
toàn thể dân cư đang chống lại kẻ áp bức, bóc lột nhân dân hay những người đang có các HĐ trong
lĩnh vực khác nhau, góp phần vào sự biến đổi XH
→ Quần chúng nhân dân là phạm trù LS thay đổi tùy thuộc vào đk lịch sử, XH (quốc gia, khu vực)
+ / Cá nhân lãnh tụ/ vĩ nhân : những cá nhân kiệt xuất, trở thành những người lãnh đạo
quần chúng nhân dân nhằm thực hiện một mục tiêu xác định ở những thời kỳ lịch sử
nhất định, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Lãnh tụ còn là người có phẩm
chất xã hội, như được quần chúng tín nhiệm, gắn bó mật thiết với quần chúng, có khả
năng tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất nhận thức, ý chí và hành động của
nhân dân, có năng lực tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà thời đại đặt ra. -
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, xã hội biến đổi nhờ hoạt động của toàn thể quần chúng
nhân dân dưới sự lãnh đạo của các tổ chức hoặc cá nhân nhằm thực hiện một mục đích nào
đó. Mối quan hệ giữa vai trò của quần chúng nhân dân với cá nhân chính là quan hệ giữa vai
trò của nhân dân lao động với cá nhân lãnh tụ/vĩ nhân. -
Một mặt, quan hệ này thể hiện một phần nội dung quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Mặt khác,
lại chứa đựng những nội dung mới, khác biệt, bởi trong quan hệ này chính là quan hệ với
những cá nhân đặc biệt, cá nhân lãnh tụ/vĩ nhân. c. /V
ai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân lãnh tụ trong lịch sử -
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân là vô cùng quan trọng./ Quần chúng nhân
dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử,là chủ thể sáng tạo chân chính, là động lực phát triển của lịch sử.
+ Thứ nhất : là /lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật
chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội./ Yếu tố căn bản và quyết định
của lực lượng sản xuất là quần chúng nhân dân lao động. Đó là yếu tố động lực nhất,
cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất, làm cho phương thức sản xuất vận động và
phát triển, thúc đẩy xã hội phát triển. Đó là lực lượng cơ bản của xã hội sản xuất ra
toàn bộ của cải vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại, vận động và phát triển của
mọi xã hội, trong mọi thời kỳ lịch sử.
+ Thứ hai : là /động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Trong mọi cuộc cách
mạng xã hội cũng như ở các giai đoạn biến động của xã hội, quần chúng nhân dân
luôn là lực lượng chủ yếu, cơ bản và quyết định mọi thắng lợi của các cuộc cách
mạng và những chuyển biến của đời sống xã hội. Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, bắt đầu từ sự phát triển
của các lực lượng sản xuất, đến một giai đoạn phát triển nhất định nó mâu thuẫn với
các quan hệ sản xuất, làm xuất hiện các cuộc cách mạng xã hội. Như vậy, nguyên
nhân của mọi cuộc cách mạng bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng
nhân dân. Họ thực sự là chủ thể, lực lượng căn bản và chủ chốt, là động lực cơ bản
của mọi quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, và của
mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có cuộc
cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ
lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. (lấy ví dụ)
ví dụ: quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu khi toàn thể dân tộc ta chống lại đế
quốc pháp nhật mỹ. Hay sau năm 1986 toàn thể nhân dân đều cố gắng cải cách kinh
tế; cố gắng chuyển biến kinh tế đất nước, thay đổi từ nền kinh tế bao cấp tập trung
sang nền kinh tế thị trường như hiện nay, đó là công sức không chỉ của bộ chính trị
mà còn là toàn thể nhân dân.
+ Thứ ba : Quần chúng nhân dân cũng là người /sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh
thần. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ
thuật, VH, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những
sáng tạo về /nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức… của
nhân dân và cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hoá tinh
thần của các dân tộc trong mọi thời đại
VD: /Là đất nước 4000 năm văn hiến, văn hóa VN nổi tiếng với sự đa dạng ở nhiều
mảng khác nhau: âm nhạc, văn học, ẩm thực. - Âm nhạc:
+ /Ngay từ những nền VH đầu tiên, ta đã tìm thấy những hình vẽ trong hang đá, nhạc cụ
cổ, phải kể đến nhất là trống đồng Đông Dương.
+ /Trong giai đoạn bị thực dân phương Bắc xâm chiếm, nền âm nhạc bị chịu ảnh hưởng
nặng nề của văn hóa Trung Hoa sự phổ biến của các nhạc cụ tỳ bà, đàn tranh, đàn ⇒ nhị,...
+ /Sau đó, các thể loại âm nhạc được kết hợp giữa âm nhạc truyền thống cùng với ảnh
hưởng của các nền VH khác được ra đời: loại hình âm nhạc cổ truyền của từng vùng
miền như hát xẩm, chèo, ca trù, hò, cải lương, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế,
quan họ,... và mỗi miền lại có thể loại âm nhạc tiêu biểu.
+ /Thời kì thống nhất và phát triển: Sự phát triển và cập nhật xu hướng, kết hợp trong
các sản phẩm âm nhạc khiến cho âm nhạc VN năng động và luôn đổi mới: V-pop, rap,... - Văn học:
+ Văn học VN được chia làm 2 bộ phận: Văn học dân gian và văn học viết
+ Văn học dân gian là sản phẩm của người dân lao động, thường được truyền miệng từ
đời này sang đời khác: /Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích. và. đều có
chung đặc điểm là lấy đạo đức - lối sống làm tâm điểm.
+ Văn học viết bao gồm: VH trung đại (TK X - TK XIX) gồm VH chữ Hán và VH chữ
Nôm; VH hiện đại (TK XX - nay) gồm VH từ đầu TK XX - 1945 và từ 1945 - nay. (văn học trung đại)
● /VH chữ Hán: Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ, Hoàng Lê
nhất thống chí - Lê gia đại phái, Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác
● /VH chữ Nôm: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc
âm thi tập - Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn..
Văn học chữ Hán phát triển song song với ⇒ VH chữ Nôm (văn học hiện đại)
● /Trước CMT8 1945: VH Việt Nam có sự thừa kế tinh hoa của văn học truyền thống, bên cạnh
đó là sự tiếp thu, du nhập tinh hoa của văn học các nước khác. Đây được coi là giai đoạn một
ngày bằng ba mươi năm, văn học có nhiều sự đổi mới và cách tân với ba dòng VH: VH hiện
thực, VH lãng mạn, VH cách mạng:
● /Giai đoạn năm 1945- 1975: Văn học Việt Nam phản ánh lên xã hội và con người Việt Nam
lúc bấy giờ. Các tác giả hoạt động viết văn và sáng tác thơ trong thời kì kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Những tác phẩm có nhiệm vụ chính là phục vụ cho chính trị và
cổ vũ tinh thần cho nhân dân.
● /Giai đoạn năm 1975 đến nay: Đất nước chúng ta bước vào thời kì đổi mới kéo theo sự phát
triển của nền văn học. Các tác phẩm có nội dung phong phú, đạt được phẩm chất nghệ thuật cao. -
Vai trò lãnh tụ: hết sức to lớn, vô cùng quan trọng.
+ Không thể phủ nhận vai trò của các cá nhân kiệt xuất trong xã hội từ xưa đến nay
+ Mọi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đều do sự đồng tâm hợp lực của cả một quần
thể đông người nhưng vai trò cá nhân cũng thật quan trọng. Các cuộc cách mạng xã
hội diễn ra luôn có người đứng đầu lãnh đạo các hoạt động để đạt được đường lối đặt ra
=> Chủ tịch HCM đã lãnh đạo dân tộc ta chống lại bọn xâm lăng, đế quốc xâm lược và một
đất nước nghèo nàn kỹ thuật thô sư như nước ta đã chiến thắng mọi sự tiên tiến vũ khí tối
tân hiện đại của kẻ thù
=> Theo Mác-Lênin vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử không tách rời nhau,
trái lại có quan hệ khăng khít với nhau tạo nên sức mạnh và trí tuệ cá nhân kiệt xuất, lãnh
tụ vĩ đại bắt nguồn quần chúng nhân dân vì họ là sản phẩm, con đẻ của phong trào quần
chúng. Những phong trào không thể thiếu người lãnh đạo có tầm nhìn xa thấy rộng có
năng lực tổ chức tập hợp đoàn kết quần chúng. Nhưng phải khẳng định lại rằng vai trò
của quần chúng là yếu tố quyết định trong mọi cuộc cách mạng. -
Quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân là quan hệ thống nhất, biện chứng thể hiện
trên các nội dung sau đây:
+) /Tính thống nhất : (trong mục đích và lợi ích)
● Không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân + quá trình kinh tế +
chính trị + xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân => không thể xuất hiện lãnh tụ
(thử gắn với một thời điểm lịch sử)
● Những cá nhân ưu tú, lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại => nhân tố quan
trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng +) Quan hệ lợi ích :
● Quan hệ lợi ích là /cầu nối liền, là nội lực để liên kết các cá nhân cũng như quần
chúng nhân dân và lãnh tụ với nhau thành /một khối thống nhất về ý chí và hành động
=> Mức độ thống nhất về lợi ích là /cơ sở quy định sự thống nhất về nhận thức và hành động
giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử VD:
*Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: Có rất nhiều những cá nhân ưu tú, lãnh kiệt kiệt
xuất như những vị đại tướng, chỉ huy nhưng nổi bật nhất có lẽ là vị lãnh tụ của dân tộc, người cha già
của Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn ở đây, quần chúng nhân dân chính là những người dân của
đất nước Việt Nam, những người ủng hộ giành lại độc lập cho Tổ quốc. - Bối cảnh:
+ Cuối thế kỷ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
Việt Nam; làm thay đổi kết cấu giai cấp, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống mọi người dân
(trong đó có họ hàng, gia đình và bản thân Hồ Chí Minh) là thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
+ Sang đầu thế kỷ XX, đời sống các tầng lớp nhân dân càng bị bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa
toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa, mâu thuẫn giữa
nông dân và địa chủ càng gay gắt ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu.
+ nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi với mục tiêu "Phen này quyết chống cả Triều lẫn
Tây". Đó là phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục... do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh
hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo hay khởi
nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Phạm
Tuấn Tài...rồi khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm...
+ Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư
tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập
dân tộc. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách
mạng tiên tiến của giai cấp công nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Việt Nam thành công. Câu hỏi của "bài toán thế kỷ" đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh
đạo thành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam ? đến lúc này vẫn chưa có lời giải.
+ Xuất thân từ gia đình trí thức phong kiến có truyền thống yêu nước, trọng nghĩa, Hồ Chí
Minh sớm mang trong mình lòng yêu nước, thương dân. Tuy vậy, trong suốt những chuyến đi
đi đến khắp các miền, Hồ Chí Minh thấy rõ hơn sự thối nát của chế độ quan trường. Điều này
càng thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
+ Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu buôn Pháp Amiran Latusơ Tơrêvin( Amiral
Latouche Treville) thuộc Hãng Năm sao đang cập cảng Nhà Rồng gặp thuyền trưởng Maixen
(Maisen) và được nhận vào làm phụ bếp trên tàu. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tàu Amiran
Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Nhà Rồng mang theo người thanh niên Việt Nam 21 tuổi với
khát vọng cháy bỏng là tìm ra con đường cứu nước Việt Nam khỏi ách thống trị thực dân phong kiến. -
Những đóng góp vĩ đại của Hồ Chí Minh với sự nghiệp CM của VN:
+ Tìm thấy đường lối, con đường cứu nước cho dân tộc VN qua các sự kiện như Giữa năm
1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi "Bản yêu sách tám điểm
"của nhân dân An Nam tới Hội nghị các nước đế quốc họp tại Vécxây (Versailles), đọc bản
"Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin
đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité) tháng 7-1920, tham gia dự thảo Nghị quyết về chủ
nghĩa Cộng sản và các thuộc địa và Lời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa tại Đại
hội lần thứ nhất (1921) và lần thứ hai (1922) Đảng Cộng sản Pháp. -
Tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng và tổ chức thắng lợi đường lối ấy qua các buổi tập huấn, hội nghị -
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành thắng lợi
vang dội trong cuộc Cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. -
để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc mang tầm tư tưởng và trí tuệ của thời đại.
+) Sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ:
● Quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển
● Lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt phong trào, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử
( cùng đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội )
===> QUAN HỆ GIỮA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ VĨ NHÂN LÃNH TỤ LÀ BIỆN
CHỨNG, VỪA THỐNG NHẤT VỪA KHÁC BIỆT. Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định vai trò quyết
định của quần chúng nhân dân, đồng thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ
_ THỰC TIỄN :: Tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hóa cá nhân người lãnh đạo, sẽ dẫn đến tuyệt đối
hóa cá nhân kiệt xuất, vai trò người lãnh đạo mà xem nhẹ vai trò của tập thể lãnh đạo và của quần
chúng nhân dân. Căn bệnh trên dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ của nhân dân, làm cho
nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ, dẫn đến thái độ phục tùng tiêu cực, mù quáng, không
phát huy được tính năng động sáng tạo chủ quan của mình.
Người mắc căn bệnh sùng bái cá nhân thường đặt mình cao hơn tập thể, đứng ngoài đường lối chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Họ không thực hiện đúng chính sách cán bộ của Đảng, vi
phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng, chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực,
đánh mất lòng tin trong cán bộ và nhân dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Vì thế, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin luôn luôn coi sùng bái cá nhân là một hiện tượng
hoàn toàn xa lạ với bản chất, mục đích, lý tưởng của giai cấp vô sản.
Những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản như C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin, Hồ Chí Minh đều
hết sức khiêm tốn, gần gũi với nhân dân, đề cao vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân, xứng
đáng là những vĩ nhân kiệt xuất mà toàn thể loài người tôn kính và ngưỡng mộ.
Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam -
Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng lý luận
cho việc phát huy vai trò của con người trong cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh, do yêu cầu khách quan của sự phát triển lịch sử - xã
hội Việt Nam, đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người phù hợp với điều kiện
lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại. -
Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh đã được cụ thể hóa, bao hàm cả cá nhân, cộng
đồng, giai cấp, dân tộc, nhân loại. -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có các nội
dung cơ bản là: tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc, tư tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, tư tưởng về phát
triển con người toàn diện.
● Tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc:
Giải phóng nhân dân lao động gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Công
cuộc giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi và
thắng lợi hoàn toàn, triệt để bằng việc thực hiện cách mạng vô sản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản. Sự nghiệp giải phóng đó chỉ được hoàn thành khi các giai cấp bị bóc lột,
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên phạm vi toàn thế giới thoát khỏi ách áp bức, nô lệ.
Do bối cảnh lịch sử của quốc gia dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tư tưởng giành
độc lập, tự do cho quốc gia dân tộc. Tư tưởng ấy là điểm xuất phát cho các tư tưởng về giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và nhân dân lao động và cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp
của Hồ Chí Minh. Việc giành lại độc lập, tự do dân tộc và bảo vệ nó là mục tiêu, sự nghiệp suốt đời
của Hồ Chí Minh và của cả dân tộc Việt Nam. (lấy ví dụ trong xuyên suốt quá trình làm CM của chủ
tịch HCM từ lúc bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước) VD:
1. Nét đặc sắc nhất cuộc hành trình cứu nước 30 năm là không bao giờ Người xa rời mục đích
về nước cứu đồng bào.
Hồ Chí Minh cũng khẳng định tư tưởng giải phóng dân tộc phải được thực hiện do chính
các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Quan điểm này không chỉ được thể hiện trong lĩnh vực lý luận mà nó
còn được đưa vào thực tiễn vận động tuyên truyền trong quần chúng cách mạng. Đây là một quan
điểm thể hiện lập trường duy vật, khoa học và biện chứng, là sự vận dụng trung thành và sáng tạo tư
tưởng về giải phóng con người, giải phóng giai cấp và nhân loại của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác
- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Quan điểm này đã được Hồ Chí Minh quán triệt trong
toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình, và được Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục sử dụng trong thực
tiễn, được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
● Tư tưởng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, độc lập, tự do mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải xây dựng
một chế độ xã hội mới. “Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”. Đây chính là thực chất của tư tưởng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của cách mạng, được Hồ Chí Minh phát triển từ lý luận về giải phóng con người của chủ nghĩa Mác -
Lênin vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh rằng sự nghiệp cách mạng, thành quả cách mạng đều là của dân, do dân và vì dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người, nhân dân lao động không chỉ là mục tiêu của sự
nghiệp cách mạng mà còn là động lực của cách mạng. Con người ở Hồ Chí Minh cũng là nhân dân.
Bởi thế, “công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là
công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung
ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đây chính là
tư tưởng được kế thừa từ trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. VD:
1. Trong bản tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh (Bác) đã khẳng định nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tư tưởng giành độc lập, tự do cho quốc gia dân tộc. Độc lập, tự
do là quyền bất khả xâm phạm của quốc gia dân tộc bằng cách trích dẫn từ bản Tuyên ngôn
độc lập năm 1776 của Mỹ:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Bên cạnh đó, tư tưởng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của CM đã được HCM thể
hiện vô cùng rõ ràng khi kể ra những tội ác tày trời đã làm với những người dân Việt Nam .
Chính từ những tội ác đấy đã khiến dân ta phải quyết tâm đoàn kết chống lại quân xâm lược:
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã
gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do !
Dân tộc đó phải được độc lập !”
● Tư tưởng về phát triển con người toàn diện
Phát triển con người toàn diện là một nội dung quan trọng trong tư Tưởng Hồ Chí Minh về
con người. Con người toàn diện là con người có cả đức và tài trong đó đức là gốc. Đức là đạo đức,
nhưng đó không phải là đạo đức thủ cựu, mà là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, đó không phải là đạo đức
vì danh vọng cá nhân mà là vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Yêu cầu cơ bản
của đạo đức đó là trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư, có tinh thần quốc tế vô sản. Tài hay chuyên là năng lực của con người đáp ứng được các
nhiệm vụ được giao, được thể hiện qua việc không ngừng học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa
học, kĩ thuật và lý luận.
Để con người phát triển toàn diện thì phải tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn,
kết hợp giáo dục và tự giáo dục. Giáo dục là công việc của toàn xã hội, có vai trò đặc biệt quan trọng,
nhất là đối với thế hệ trẻ. Xã hội cần những con người như thế nào thì thông qua giáo dục, con người
như thế đó sẽ được đào tạo và xuất hiện. Giáo dục gắn liền với tự giáo dục. Đó là quá trình tự cải tạo,
tự thực hiện cách mạng trong chính bản thân mỗi người. Đó là quá trình khó khăn, phức tạp nhưng sẽ
không thể thực hiện được cách mạng ngoài xã hội nếu không thực hiện được cuộc cách mạng trong
bản thân mình và ngược lại. VD:
1. Đối với sinh viên, học sinh - những mầm non tương lai của đất nước: Tại Đại hội sinh viên
lần thứ hai, ngày 07/5/1958, Bác nhấn mạnh hai phẩm chất hàng đầu của học sinh, sinh viên
phải rèn luyện trong nhà trường là đức và tài. Sau này, Bác còn dùng khái niệm hồng và
chuyên. Đức và tài, hồng và chuyên luôn đi đôi với nhau, song hành tồn tại cùng nhau trong một con người.
Bác đã có những chỉ dẫn phong phú về mối quan hệ giữa tài và đức trong việc giáo dục, đào
tạo, rèn luyện và sử dụng con người. Luôn luôn gắn tài với đức, Người thường dùng từ ghép:
“bậc tài đức”, “kẻ hiền năng”, “tài khác nhau nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.
2. Bác đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
3. Vậy có ai biết 1 phong trào nổi bật và là minh chứng rõ nét cho tư tưởng phải triển con người
toàn diện của Bác ko? Phong trào bình dân học vụ: Câu chuyện bắt đầu vào tháng 9/1945. Sau
nhiều thập kỷ đấu tranh chống thực dân Pháp và Phát xít Nhật, Mặt trận Việt Minh, còn gọi là
Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, đã lật đổ thành công chính quyền thời bấy giờ. Tuy nhiên,
chính phủ lâm thời đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách, trong đó có 3 “kẻ thù" lớn: giặc
ngoại xâm, giặc đói, và giặc dốt. Để chống lại “kẻ thù" thứ ba này, ngay sau khi tuyên bố độc
lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết lập Nha Bình dân học vụ (BDHV), một chiến dịch xóa nạn
mù chữ với tuyên ngôn: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.”
Thành công của Nha BDHV là nhờ sự hưởng ứng của toàn dân. Chỉ sau một năm phát động
phong trào, cả nước đã có gần 75 nghìn lớp học bình dân, giúp hơn 2,5 triệu người đã thoát nạn mù chữ.
Sau kháng chiến chống Pháp, 93,4% người dân trong độ tuổi 12-50 tại miền Bắc biết chữ. Và
một vài năm sau kháng chiến chống Mỹ, 94% người lao động tại miền Nam biết đọc và viết.
Tại thời điểm này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố đã xoá xong nạn mù chữ. -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người là sự vận dụng sáng tạo và phát
triển lý luận về con người của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam trong bối cảnh
mới của thời đại. Tư tưởng đó đã và đang là “kim chỉ nam”, là nền tảng lý luận cho việc
hoạch định các chủ trương chính sách về con người và phát triển con người, cho việc điều
hành và quản lý đời sống xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển,
là nội dung cốt lõi, là tư tưởng căn bản trong chiến lược phát triển con người của nước ta hiện
nay. Con người vừa là mục tiêu, là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa
Mác - Lênin khẳng định con người là chủ thể lịch sử xã hội. Quan điểm đó đã được cụ thể hóa
trong tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể hóa vào sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm đó nhấn mạnh vai trò chủ thể tích cực, tự
giác, sáng tạo của con người, xem đó là nguồn gốc, động lực của sự phát triển xã hội hiện đại.
Phát huy vai trò con người chính là phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo đó trong quá trình
hoạt động, bằng việc phát huy tối đa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của chính họ, khắc
phục và giảm thiểu những khiếm khuyết, hạn chế trên các phương diện khác nhau của con
người. Phát huy vai trò con người được thực hiện trong cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động
thực tiễn, hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần, bao gồm cả năng lực nhận thức, tư duy,
hành động lẫn các phẩm chất chính trị đạo đức v.v.. -
Việc phát huy vai trò con người ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay đã được Đảng ta chú
trọng nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng, trong các văn kiện của Ban Chấp hành Trung
ương, trong các chủ trương, chính sách, quản lý và điều hành sự phát triển kinh tế, xã hội nói
chung. Một mặt, Đảng ta nhấn mạnh việc đấu tranh không khoan nhượng chống thoái hóa,
biến chất, suy thoái về chính trị, tư tưởng đạo đức, chống lại những thói hư tật xấu, những đặc
tính tiêu cực của con người Việt Nam đang cản trở sự phát triển của chính con người và xã
hội. Vậy theo mọi người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh đến việc xây dựng con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay với những đức tính nào? ●
Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế
giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. ●
Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. ●
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ
cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. ●
Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi
ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội ●
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực”.
VD: Vấn đề xây dựng và phát triển con người được thể hiện qua các Nghị quyết của TW Đảng như:
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (7-1998); Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016).
- Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải đặt con người vào vị trí trung tâm, xem đó vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển và cũng chỉ bằng cách đó thì sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay mới có
thể thực hiện thành công được. Độc lập, tự do và hạnh phúc của con người, sự phát triển toàn diện của
nó là nội dung cốt lõi, mục tiêu chủ yếu, cao nhất và bao trùm nhất của công cuộc đổi mới nói riêng
và sự nghiệp giải phóng con người nói chung. Mục tiêu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
là sự thể hiện tập trung mục tiêu giải phóng con người trong giai đoạn hiện nay.
- Việc phát huy vai trò con người để thực hiện mục tiêu giải phóng con người, xem con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, từ giáo dục và đào tạo đến khoa học và công
nghệ, từ lĩnh vực xã hội đến lĩnh vực văn hóa. Bài học lịch sử của cách mạng Việt Nam là mọi sự
thắng lợi đều phải dựa trên nền tảng phát huy, sử dụng đúng đắn con người. Để phát huy mạnh mẽ vai
trò con người trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp
khác nhau: Kết hợp giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; coi trọng phát huy vai trò động lực chính
trị, tinh thần và đạo đức; chú trọng tuyên truyền giáo dục, động viên kịp thời các hiện tượng tích cực
của con người trong xã hội; thực thi các chính sách kinh tế xã hội hướng đến con người và vì con
người; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng giáo
dục, đào tạo thế hệ trẻ. Con người được đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế và xã hội, coi
trọng nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người, đề cao sự tu dưỡng, tự rèn luyện, thông qua hoạt
động thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng con người, thực hành phê bình và tự phê bình thường xuyên,
chống chủ nghĩa cá nhân, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Sự thành công của công
cuộc đổi mới nói riêng và sự phát triển đất nước nói riêng phụ thuộc rất lớn vào việc phát huy vai trò
con người, nhất là khi cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra như vũ bão, cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đang bắt đầu, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra với những diễn
biến bất thường, khó lường.
VD: Nội dung về phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển Việt Nam trong Chiến lược
phát triển đất nước 10 năm 2021-2030: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức
khỏe, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc.
CÂU HỎI THẢO LUẬN: Theo mọi người thì trong bối cảnh thế giới đổi mới và phát triển nhanh
như bây giờ chúng ta cần làm gì hay rèn luyện những gì để không bị tụt lại phía sau?
- Nâng cao trình độ và kỹ năng bằng cách học tập, thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế
- Trau dồi ngoại ngữ, khả năng tin học để không bị tụt hậu trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách
mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ
- Rèn luyện kỹ năng mềm, kĩ năng làm việc nhóm
- Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện thói quen đọc sách
- Khắc phục những hạn chế của bản thân, sẵn sàng thay đổi để thích ứng
cuối cùng để kết thúc bài ttrinh của nhóm 6 hôm nay xin mời coo và các bạn đến với câu hỏi thảo luận và phần trò chơi
CÂU HỎI THẢO LUẬN: Thời điểm dịch bệnh covid - 19: Trong thời điểm dịch bệnh covid kéo
dài, vai trò của con người đã được thể hiện qua những biểu hiện nào? -
Mối quan hệ của quần chúng nhân dân và lãnh tụ:
+ Quần chúng nhân dân: chính là chúng ta – người dân của nước Việt Nam
+ Lãnh tụ: Đảng và Nhà nước. Đảng, Nhà nước đã đề ra các đường lối, chính sách và
thông qua chính quyền địa phương truyền đạt lại tới người dân để cả nước cùng chung nhau chống dịch - Vai trò:
+ Áp dụng khoa học kĩ thuật để tạo ra vaccine, đồng ý tiêm vaccine để bảo vệ bản thân
và những người xung quanh, mở rộng độ bao phủ của vaccine, thực hiện đúng những
gì được phổ biến như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tình trạng lây lan
+ Bên cạnh đó, nhân dân cũng là người tạo ra nhiều dự án ý nghĩa để giúp đỡ những
người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, giúp họ vượt qua được khó khăn về kinh tế
trong thời điểm dịch bệnh.
+ Đảng và nhà nước có các phương án, chủ trương để giải quyết các vấn đề do dịch
bệnh gây ra một cách kịp thời và hiệu quả, đề ra các chính sách hỗ trợ người dân,
giúp đỡ các cơ sở sản xuất, công ty nhỏ lẻ vượt qua thời kỳ khó khăn.
+ Nâng cao, tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng. ập trung củng cố, hoàn thiện tổ chức
mạng lưới; cơ cấu lại hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; tăng cường đầu tư, thúc đẩy
đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới cơ chế tài chính và mở rộng
việc cung ứng dịch vụ y tế cơ sở. + …
=> Mối quan hệ không thể tách rời, có chung mục đích và lợi ích là chiến thắng dịch
bệnh, trở lại cuộc sống bình thường, khôi phục sản xuất, vượt qua khó khăn nhưng vẫn có
sự khác biệt ở người dân là lực lượng quyết định những phương án đề ra có thanh công
hay không còn đảng và nhà nước là đầu não, thực hiện việc lãnh đạo, dẫn dắt quần chúng nhân dân
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Con người có mấy bản tính? Đó là những bản tính nào?
A. 3 bản tính: bản tính tự nhiên, bản tính tâm lý ý thức, bản tính xã hội
B. 2 bản tính: bản tính tự nhiên, bản tính xã hội
C. 2 bản tính: bản tính sinh học, bản tính tâm lý
D. 3 bản tính: bản tính tự nhiên, bản tính lịch sử, bản tính xã hội
Câu 2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa của con người?
A. Lòng tham của con người
B. Trình độ nhận thức còn yếu kém
C. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
D. Sự phân chia giai cấp trong xã hội
Câu 3. Triết học Mác - Ăngghen đã khẳng định “Giới tự nhiên là ………… của con người, đời sống
thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên”. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống? A. thân thể hữu cơ B. thân thể vô cơ C. thân thể gắn bó D. thân thể thiết yếu
Câu 4. “Thực chất hiện tượng tha hóa của con người là ……………. của con người bị tha hóa”. Cụm
từ thích hợp điền vào chỗ trống? A. nhân cách B. phẩm chất C. quan hệ tình cảm D. lao động
Câu 5. Nội dung quan trọng hàng đầu trong vấn đề giải phóng con người là gì?
A. Đấu tranh giai cấp để giải phóng con người về chính trị
B. Thay đổi tư liệu và phương thức sản xuất
C. Khắc phục sự tha hóa của con người và lao động của họ
D. Biến lao động sáng tạo trở thành chức năng thực sự của con người
Câu 6. Nền tảng của quan hệ cá nhân và xã hội là gì? A. Quan hệ lợi ích B. Quan hệ kinh tế C. Quan hệ chính trị D. Quan hệ xã hội
Câu 7. Vai trò nào dưới đây KHÔNG PHẢI là vai trò của quần chúng nhân dân?
A. Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội
B. Là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội
C. Là người đứng đầu lãnh đạo các hoạt động để đạt được đường lối đặt ra
D. Là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần
Câu 8. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người KHÔNG bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Tư tưởng về phát triển con người không đồng đều
B. Tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động
C. Tư tưởng về giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc
D. Tư tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
Câu 9. “Quan hệ giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ là biện chứng, vừa ………… vừa
………..”. Cặp cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống là gì?
A. thống nhất - đồng bộ B. khăng khít - mâu thuẫn C. mâu thuẫn - khác biệt
D. thống nhất - khác biệt
Câu 10. Quan niệm “Con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo ra” là quan niệm về con người của triết học nào?
A. Triết học Hy Lạp cổ đại
B.Triết học Tây Âu trung cổ
C. Triết học phương Đông
D. Triết học cổ điển Đức
Câu 11: Cống hiến quan trọng nhất của triết học Mác về bản chất con người là gì?
A. Vạch ra bản chất con người là chủ thể sáng tạo lịch sử
B. Vạch ra hai mặt cơ bản tạo thành bản chất con người là cái sinh vật và cái xã hội
C. Vạch ra vai trò của quan hệ xã hội trong việc hình thành bản chất của con người
D. Vạch ra bản chất con người là kết quả sự tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên
Câu 12: Khái niệm cá nhân được xác định trong quan hệ nào sau đây? A. Trong quan hệ với loài
B. Trong quan hệ với giai cấp
C. Trong quan hệ với xã hội
D. Trong quan hệ với nhà nước
Câu 13: Trong các định nghĩa sau đây, định nghĩa nào là của triết học Mác - Lênin về con người?
A. Con người là động vật biết tư duy
B. Con người là kết quả của sự tiến hóa của giới tự nhiên
C. Con người là thực thể xã hội
D. Con người là thực thể sinh học - xã hội
Câu 14: Hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân là:
A. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất
B. Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức bóc lột, đối kháng với nhân dân
C. Những tầng lớp xã hội khác nhau thúc đẩy sự tiến bộ xã hội D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Chủ thể lịch sử, lực lượng sáng tạo ra lịch sử là: A. Vĩ nhân, lãnh tụ B. Quần chúng nhân dân C. Nhân dân lao động D. Tầng lớp tri thức