-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chuyên đề: Đặc trưng của văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên đề: Đặc trưng của văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Chuyên đề: Đặc trưng của văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên đề: Đặc trưng của văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40703272
CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC
I. Đặc trưng của văn học
Văn học là gì?
- Văn học là một hình thái ý thức xã hội.
1. Đối tượng của văn học: -
Văn học là một bộ môn khoa học mà đối tượng của nó là toàn bộ cuộc
sống.Khi nhìn nhận cuộc sống, bao giờ văn học cũng tìm ra những ý nghĩa
thẩm mĩ, những giá trị tinh thần trong mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa sự vật với sự vật.
VD: Thơ hai cư “một hòn
đá nép bên hòn khác đêm trăng này.” (Seisensuki)
=> Nếu các nhà khoa học quan tâm đến những trạng thái tồn tại mang tính
chất vật lí, thì văn học lại nhìn trạng thái tồn tại của sự vật trong tương quan
các mối quan hệ, để thấy được các sự vật không phải thứ vô tri, mà mỗi sinh
vật trong vũ trụ đều mang những nỗi niềm riêng, những câu chuyện riêng cần
được tỏ bày. Hình ảnh “hòn đá” nép bên hòn khác và được bao bọc dưới ánh
trăng đêm hiền hòa mới mơ mộng và dịu dàng làm sao. Nó thể hiện bản chất
của sự sống, vạn vật trong đời đều biết tình tự, đều khao khát được gần gụi, thương yêu. -
“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
người”(Nguyễn Minh Châu)=> Chính vì vậy mà con người là đối tượng phản
ánh trung tâm của văn học. Nhưng nếu như sinh học chỉ quan tâm đến con
người ở phương diện LOÀI và LOẠI, lịch sử chỉ quan tâm đến những con số,
những chiến công, những đám đông, những anh hùng thì văn học lại hướng sự
chú ý vào những CON NGƯỜI CÁ NHÂN. Bởi, mỗi con người, mỗi phận đời,
đều cần được nhìn nhận, được quan tâm, được đồng cảm, được thấu hiểu.
VD: “Chinh phụ ngâm”. Mỗi cá thể sống tồn tại độc lập, riêng biệt. Mỗi
người sẽ có những trải nghiệm riêng, những cuộc đời riêng, không thể đánh
đồng số phận này với số phận khác. Lịch sử sẽ không bao giờ nhìn thấy những lOMoAR cPSD| 40703272
đau đớn của con người. Nhưng văn chương thì nghe thấy, và lời của văn
chương cất lên thay cho những lời than, lời thương của những kiếp người khổ
đau ấy. Lịch sử nhắc đến những chiến thắng nhưng khuyết đi những mòn mỏi
chờ đợi chồng của người vợ nơi quê nhà. Văn học ra đời để lấp đầy chỗ trống ấy.
VD: “Chí Phèo” – Nam Cao Có hai cái chết trong tác phẩm. Đó là cái chết
của Bá Kiến và của Chí Phèo. Nhưng không thể đánh đồng hai cái chết với
nhau. Mỗi cái chết lại ẩn chứa những điều nhà văn muốn gửi gắm đến bạn
đọc, đó là đời sống riêng của nhân vật, là số phận của từng con người cá nhân
với những tính cách khác nhau.
VD: “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu nhân vật Nhĩ đã đi đến nhiều nơi, đến
cuối đời, khi đã cận kề với cái chết, khi nhận ra vẻ đẹp thực sự của cuộc sống,
nhưng lại không thể tự mình chạm đến nó, anh cảm thấy bất lực, anh nhận ra,
hóa ra sau ngần ấy năm, anh vẫn chưa từng được sống. Vậy là, sự sống chẳng
ở đâu xa, nhưng nhiều khi con người vì mải mê với những giá trị tức thời, mà
vô tình bỏ qua những giá trị đích thực, những giá trị gần gụi ở xung quanh
mình. Chỉ có văn học mới nhìn sâu vào nội tâm con người, để con người tự vấn
mình, tự đối diện với mình, tự nghiệm ra bản chất của sự sống. -
Văn học không ngừng đặt con người vào những tình huống, những
hoàncảnh khó khăn đầy thử thách, để buộc con người phải lựa chọn, buộc con
người phải trả giá. Văn học chú trọng đến con người thất bại, những con người
bất hạnh, bất toàn hơn là những con người toàn mỹ, những con người thành
công. => thực ra, bản chất của con người là sự cô đơn, bản chất của cuộc đời
là nỗi đau. Và con người đời thường đều phải trải qua những điều ấy. Văn học
muốn chỉ ra tận cùng của cuộc sống, khám phá nội tâm – vũ trụ bí mật của con
người để cố mà hiểu con người.
VD: “Chí Phèo” – Nam Cao thể hiện một tính cách bất thường, đầy những
xung đột, mâu thuẫn. Một con người hiền lành không thể hiền lành hơn nhưng
lại liều lĩnh không thể liều lĩnh hơn. Một con người yếu ớt không thể yếu ớt
hơn, khốn khổ không thể khốn khổ hơn nhưng lại du côn, manh động đến lạ
lùng. Một con người tha hóa đến kiệt cùng nhưng giữ được bản tính lại lương
thiện bền vững đến tận những phút giây cuối cùng trong cuộc đời. Một con
người sẵn sang bán rẻ linh hồn cho quỷ dữ để dành lấy vài hào uống rượu
nhưng cuối cùng lại chọn cái chết để kết thúc tất cả, những cay đắng khổ đau, lOMoAR cPSD| 40703272
để được chết như một con người. => Lựa chọn thế nào, Chí Phèo cũng rất
khổ, rất cô đơn.
VD: “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân nhân vật Huấn Cao là một nhân vật bất toàn. -
Văn học chú trọng đến những nỗi đau đời, lắng nghe những nỗi đau
khôngchỉ thuộc về tinh thần mà còn thuộc về thể xác của con người.
VD: “Độc Tiểu Thanh Kí” Nguyễn Du Nguyễn Du viếng Tiểu Thanh, tri âm
với Tiểu Thanh qua một “mảnh giấy tàn”. Nguyễn Du đã lắng lòng mình mà
nghe tiếng nói qua những vần thơ sót lại, để thấu hiểu một tấm lòng nữ nhi tài
hoa mệnh bạc trong thiên hạ. Nói về cái hưng phế của cuộc đời, nhưng Nguyễn
Du không thông qua những triều đại dâu bể, những cuộc chiến đẫm máu,
những chiến thắng anh hùng mà thông qua một kiếp đời nhỏ nhoi ngắn ngủi,
đầy những khổ đau. Mà cái gì càng đau, thì càng ám ảnh, càng đẹp.
VD: Truyện Kiều – Nguyễn Du Thúy Kiều đã 2 lần bị bán vào chốn lầu xanh
“Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, nỗi đau cho thân kiếp một nữ tài hoa
bạc mệnh, nỗi đau cho thân kiếp héo tàn, nỗi đau cho thể xác bị giày xéo, chà
đạp được thể hiện rất rõ ràng qua những lời thơ đầy ai oán, ê chề, với một nỗi
xót mình, thương mình vô hạn:
“Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”
VD: Tiếng chửi của Chí Phèo – một biến thể của nỗi đau, bởi Chí mưu cầu ở
dân làng Vũ Đại một cuộc đối thoại. Tiếng chửi thực chất là cách Chí giao
tiếp, Chí được giải tỏa nỗi khổ đau trong mình, một nỗi khổ đau đã xâm chiếm
hắn suốt hơn nửa đời người. Nỗi đau của một kẻ bị đẩy vào con đường cùng,
muốn thoát ra, nhưng lại không thể tìm cho mình được lối đi nào hết.
Một số nhận định: lOMoAR cPSD| 40703272
1, “Con h愃̀y lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông qu攃
quăt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết, con h愃̀y lắng nghe nỗi buồṇ
của con người” (Nadim Hic-mét)
2, “Lời tuyệt vọng là lời ca hay nhất
Tiếng nấc kia chứa tuyệt bút muôn đời.” (Muy-xê)
3, “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của nhân loại
thành tiếng hát vô biên” (Đặng Tiến – Vũ trụ thơ).
4, “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp làm than.” (Nam Cao)
5, “Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau
đích thực của cuộc đời.” (Lê Huy Bắc)
6, “Trái đất nứt ra làm đôi, vết nứt ấy xuyên qua trái tim nhà thơ.” (Hai-nơ)
VD: Dưới bóng hoàng lan –Thạch Lam
Từ khoảnh khắc Thanh lách vào khe cửa, một cuộc sống khác được mở ra. Bên ngoài
mọi thứ biến dịch, bên trong mọi thứ vẫn được bảo lưu. Trong không gian thanh bình
ấy, chàng trai kia nhận ra lưng bà đ愃̀ còng hơn. Những cảm xúc mong manh mơ hồ
khó nắm trong giây phút trò chuyện cùng Nga dưới bóng hoàng lan là một thoáng
thanh âm đẹp đẽ giữa cuộc sống ngoài kia với rất nhiều tất bật xô bồ. => Thạch Lam
đ愃̀ nuôi nấng thế giới cảm xúc bên trong của con người.
Văn học luôn đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của đời sống con người, để con người
không ngừng chất vấn mình, tìm mình, nhận ra mình là ai. VD:
“Hướng về núi lúc hoàng hôn Người là ai
Người là ai là ai là ai?” (Ko-un)
-> Người ta chỉ có thể tìm kiếm mình bằng cách liên tục tự hỏi mình là ai. Đó
là quá trình con người thăm dò chính mình, thăm dò con người bên trong mình. lOMoAR cPSD| 40703272
Văn học tạo ra những tính cách, những con người, để chúng ta soi chiếu mình, nhận ra mình.
VD: Không gian buổi sáng sớm khi Chí Ph攃o thức dậy, lần đầu tiên hắn thực
sự tỉnh sau những cơn say triền miên trong đời. Chính không gian của buổi
sớm hôm ấy, với những tiếng người ngoài chợ, với cảnh vật dường như hôm
nào cũng thế, nhưng vì sự đổi khác đang nhen nhóm trong lòng hắn, mà hắn
dường như có những cảm xúc đầu tiên về sự sống. Cái cảm thức ấy, cái sự ấn
tượng ấy đ愃̀ đánh dấu giây phút hắn nhận ra ý nghĩa của đời sống, và vì thế
bỗng nhiên, trong hắn trỗi dậy một khát khao được sống và sống có ý nghĩa.
Kết luận: Như vậy, văn học ra đời không phải để trả lời cho câu hỏi “Thế giới
là gì? Mà nó trả lời cho câu hỏi “Thế giới như thế nào?” => Đó không phải
câu hỏi để mưu cầu về một sự định nghĩa, mà đó là câu hỏi vì sự băn khoăn đầy nhân tính.
VĂN HỌC LUÔN LÀ LỜI ĐỀ NGHỊ VỀ LẼ SỐNG.
2. Đặc trưng nội dung của văn học
Nội dung của văn học không đồng nhất với đối tượng văn học. Nội dung văn
học là đối tượng văn học đ愃̀ được nhận thức. Sự chuyển hóa từ đối tượng văn
học sang nội dung văn học là kết quả của quá trình lao động sáng tạo nghệ
thuật miệt mài, nghiêm túc.
Nội dung văn học là bức tranh đời sống được tái hiện trong tác phẩm, dù là tác
phẩm hoang đường nhất. Nhắc đến câu ca: “Núi cao sông h愃̀y còn dài/Năm
năm báo oán đời đời đánh ghen”, người ta lại nhớ về truyền thuyết Sơn Tinh,
Thủy Tinh. Nội dung tác phẩm không chỉ kể về cuộc tranh đấu của thần núi và
thần nước để giành lấy Mị Nương mà còn qua đó phản ánh tình trạng con người
phải đối mặt với thiên tai, là hiện thực nhân dân phải đắp đê để cứu lấy sự sống,
để chống lại sức mạnh của tạo hóa, của tự nhiên. Văn học không chỉ phản ánh
đời sống như một tấm gương, bê y nguyên tất cả những gì nó thấy. Đời sống
đi vào văn học đ愃̀ qua chủ quan hóa, đ愃̀ được quan sát, được chắt lọc, được
đánh giá, được cải tạo.
Nội dung văn học còn thể hiện cái nhìn riêng của nhà văn với cuộc đời. Cùng
nói về một chủ đề, một phạm vi của đời sống nhưng qua những cách tiếp cận, lOMoAR cPSD| 40703272
những góc nhìn khác nhau lại tạo ra những sự phản ánh khác nhau. Trong cuốn
“Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh đ愃̀ để lại lời bình: “Giữa cánh cò của Vương
Bột bay lặng lẽ trong ráng chiều với con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh
phân vân có sự cách nhau của một ngàn năm và hai thế giới”. Sở dĩ có sự khác
biệt ấy dù cùng viết về hình ảnh cánh cò là bởi, cánh cò của Vương Bột là cánh
cò của thời thơ Đường, nằm trong vòng thế giới của cái “ta” rộng lớn đến rợn
ngợp, còn cánh cò trong thơ Xuân Diệu là cánh cò của “Thơ mới”, của cái “tôi”
cá nhân, nhỏ bé và đ愃̀ được cá thể hóa, mang những cảm xúc rất người - “cánh
phân vân” - đây là một trạng thái do dự chỉ tồn tại và diễn ra ở tâm lý người.
Hay cùng viết về mùa thu, nhưng “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu diễn tả cái
phôi pha của sự sống, cái mòn mỏi của kiếp người, cái tang thương đến n愃̀o
lòng, sự trống trải đến cô liêu, ở thế giới ấy, con người như hòa cùng nỗi niềm
của cảnh vật, cảnh vật chia ly, thiếu nữ cũng đượm một nét buồn; thì ở “Tiếng
thu” của Lưu Trọng Lư lại gợi ra một không gian trống trải đến tận cùng, khi
mà ở đó, chính con người lại thờ ơ với những chuyển biến của tạo vật.
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là sự kết tinh của một quá trình hình thành,
nung nấu ý tưởng sáng tác, phải trăn trở, khám phá, tìm hiểu cuộc sống và con
người trong nhiều năm để tìm ra những quy luật, những chân lý, để văn học
không chỉ là tiếng nói của “một thời” mà có ý nghĩa và giá trị đến “muôn đời”.
Tất nhiên, có những tác phẩm được tạo nên từ những phút “xuất thần” của
người nghệ sĩ. Dù vậy, một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là nơi nhà văn
phơi trình những tâm tư, trăn trở, khúc mắc ở trong lòng về những vấn đề hiển
hiện của đời sống, để người đọc soi vào, thấy mình và thấu mình. Quan niệm
và chân lý mà nhà văn hướng đến bao giờ cũng phải gắn liền với cái chân - cái
thiện - cái mỹ. Trong tiểu thuyết “Tắt đ攃n”, Ngô Tất Tố đ愃̀ khái quát những
mâu thuẫn nổi bật ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945,
để chị Dậu đứng lên phản kháng lại bọn cai lệ, cường quyền từ đó nêu ra một
quy luật trong đời sống: Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hay trong truyện
ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, ta bắt gặp ở đó cụ Bơ-men người họa sĩ già cả một
đời không thỏa mộng và vẫn chưa thỏa mộng vẽ được một kiệt tác, đ愃̀ dành
tất cả tình cảm, lòng thương yêu với Giôn-xi mà vẽ chiếc lá cuối cùng, hằng
mong sẽ cứu vớt cuộc đời cô, để cô được sống, được kiên cường chiến đấu như
chiếc lá cuối cùng. Và nghệ thuật vị nhân sinh ấy thực sự đ愃̀ cứu sống họa sĩ
trẻ Giôn-xi, một linh hồn tàn tạ, tuyệt vọng từng nghĩ rằng mình sắp chết và sẽ lOMoAR cPSD| 40703272
chết. Có lẽ bởi một chân lý rất giản đơn thế này: Tình người và tính người là
thứ còn lại sau khi tất cả đ愃̀ ra đi. Và chỉ có tình người mới là thứ vực dậy, ủi
an được tâm hồn người. Và nếu ai đ愃̀ đem lòng thương văn của Nguyễn Ngọc
Tư thì chắc hẳn sẽ chẳng thể nào thôi ám ảnh khi đọc “Cánh đồng bất tận”. Ở
đó, có những sai lầm của người lớn, có những hận thù, có những đổ vỡ, có
những đớn đau. Sai lầm nào cũng phải trả giá, nhưng sau tất cả những chà đạp,
sau tất cả những đập phá, sau tất cả những đổi thay, sau những chuỗi ngày sống
mà chỉ nhìn về quá khứ đầy ám ảnh; ngay trong giây phút tột cùng đau đớn, bị
người ta xâm hại, thoáng nghĩ về tương lai, Nương đ愃̀ nhận ra một điều, rất
giản dị, rất nhẹ nhàng thôi, ấy là: “Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương,
là Nhớ, hay Dịu, Xuyến, Hường… Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được
đến trường, sẽ tươi tỉnh sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi
nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.” Nếu chúng ta bao dung hơn, nếu chúng ta
không lấy lỗi lầm của người khác làm tiền đề cho lỗi lầm của chính mình, và
nếu như chúng ta không giày vò nhau bằng những lời trách móc, thì có lẽ cuộc
sống này đ愃̀ nhẹ nhàng hơn nhiều phần. Được ví như “con linh điểu của buổi
tịch dương trên đồng cỏ nước Nga xưa”, Sê-khốp bằng tài năng và trải nghiệm
sống đ愃̀ nêu lên một vấn đề hết sức cấp thiết mà có lẽ ở thời nào cũng có, vấn
đề “người trong bao”. Đây là vấn đề ám ảnh và được truyền tải qua nhiều nội
dung tác phẩm văn học Sê-khốp viết. Ông đặc biệt đặt mối quan tâm của mình
vào cuộc sống phẳng lặng, nhàn nhạt nơi tồn tại những kiếp người nhỏ bé, lúc
nào cũng mang nỗi sợ h愃̀i, không dám sống hết mình, hoặc là những người
có khát vọng nhưng không dám đứng lên để giải thoát cho mình. Thông qua
nhân vật Bê-li-cốp (Người trong bao), nhà văn đại tài của nước Nga đ愃̀ chỉ ra
một chân lý đời thường rất đáng buồn: Cái đáng sợ của cuộc sống tầm thường
là ở chỗ người ta coi nó như thói quen đến mức cảm thấy không cần phải thay
đổi nữa. Hay cũng có những nhân vật như Gu-rốp (Người đàn bà có con chó
nhỏ), xuất hiện với một quan niệm mà chúng ta vẫn hay thường gặp trong cuộc
sống: dẫu có đam mê, nhưng lại không thực hiện đam mê. Anh yêu văn học
nhưng lại đi làm việc cho ngân hàng, yêu hát nhưng lại sẵn sàng bỏ nghề hát,
anh ngoại tình với mục đích lẩn trốn cuộc sống đầy rẫy những giới hạn, tù túng
đến nghẹt thở. Dẫu cố gắng vùng vẫy để thoát ra khỏi kiếp sống “người trong
bao” nhưng phải đến khi gặp được tình yêu đích thực, anh mới ý thức lại về sự
sống, anh soi mình trong gương và nhận ra mình đ愃̀ cằn cỗi đ愃̀ khác lạ với
mình như thế nào. Qua đó, Sê-khốp thể hiện khát vọng về một sự thay đổi, một lOMoAR cPSD| 40703272
cuộc cách mạng giải phóng con người từ bên trong, từ suy nghĩ. Cuộc đời này
vốn dĩ không chỉ toàn những điều tốt đẹp, nhưng cũng chẳng toàn những điều
xấu xa. Như Lưu Quang Vũ đ愃̀ từng viết trong “Phố ta”: “Nếu cuộc đời chỉ
toàn chuyện xấu xa/Tại sao cây táo lại nở hoa?”.
Nội dung văn học còn nói đến những khả năng đặc biệt của đời sống: Những
cái đ愃̀ có, đang có không phải là những cái bất di bất dịch, hoàn toàn có thể
thay đổi được. Văn học thể hiện một niềm tin vào những sự thay đổi để tạo ra
những giá trị mới. Truyện cổ tích “Chử Đồng Tử và Tiên Dung” đ愃̀ chỉ ra sự
phân hóa x愃̀ hội, và cũng ở đó, người con gái (Tiên Dung) sẵn sàng c愃̀i lời
cha để tự lựa chọn chồng cho mình. Mặc dù vậy, phải mất rất nhiều năm sau,
người con gái trong đời thực mới có thể tự quyết định hạnh phúc cho mình.
Đến với văn học trung đại, Nguyễn Du đ愃̀ xây dựng nên một nàng Kiều đầy
“nổi loạn”, sau 15 năm xa cách, Kiều nhất mực từ chối nối duyên với Kim
Trọng và lựa chọn sống một mình, nàng làm trái với quan niệm phụ thuộc vào
đàn ông trong x愃̀ hội phong kiến: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu
tử tòng tử”. Có lẽ sự thay đổi trong cái nhìn của Nguyễn Du vào thời đại bấy
giờ chưa thực sự được đồng cảm hoàn toàn, nhưng phải mất vài trăm năm sau,
bình đẳng giới mới trở thành vấn đề được người ta quan tâm. Gặp gỡ Nam Cao
với “Chí Ph攃o”, người ta ấn tượng sâu sắc về một Thị Nở xấu xí, dở hơi. Có
một cơ chế mang tên “người ta nói”, cơ chế này chỉ ra rằng: Dân làng Vũ Đại
cho rằng vậy, bởi thị suy nghĩ và hành động không giống họ. Con người ta bị
coi là gàn dở khi họ khác biệt. Trong khi tất cả mọi người đều coi Chí là “con
quỷ dữ”, đều xa lánh hắn, thì thị nở lại trông ra sự đáng thương của hắn, và
đem lòng thương hắn. Chính tình thương và bát cháo hành ấm nóng tình người
của thị đ愃̀ đem đến cho Chí một khát vọng được sống lại như những ngày bình thường trước.
Như vậy, văn học không chỉ có khả năng phản ánh những xung đột, những cái
quy luật của đời sống, những chân lý thời đại, mà nó còn mở ra khả năng thay đổi của con người.
Văn học quan tâm đến con người cá nhân, âm thầm phát hiện ra những phương
diện bị rào cản của đời sống. Văn học sau 1975 với “người mở đường tinh anh
và tài năng” - Nguyễn Minh Châu đ愃̀ góp phần chỉ ra những lằn ranh nghịch lOMoAR cPSD| 40703272
lý của đời sống ấy. Trong thiên truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhiếp ảnh
Phùng đ愃̀ có hai lần phát hiện, lần phát hiện đầu tiên, anh nhận ra nơi miền
biển ấy: “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở
nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”. Thế nhưng, vẻ đẹp ấy
chỉ đẹp khi khuất lấp sau lớp sương mù mờ ảo, thơ mộng. Trở về với hiện thực,
tới gần hơn, tiệm cận hơn với đời sống của nhà chài, Phùng mới phát hiện ra
những cảnh bạo lực gia đình tàn nhẫn và xót thương. Và Phùng cũng nhận ra
cái đẹp của nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, cái đẹp của nghệ thuật phải
phác họa con người, nghệ thuật không đơn giản là toàn tĩnh vật, bởi: sống là
động. Nguyễn Minh Châu đ愃̀ tiếp cận đời sống, con người bằng cái nhìn “cận
nhân tình”: để hiểu con người với toàn bộ sự phức tạp của nó. Con người có
thể tổn thương, con người có những giới hạn không thể nào bước qua được,
con người có những câu chuyện riêng, và không thể ép người khác nghĩ giống
mình, sống như mình được. Giống như việc, Phùng và Đẩu những người phụng
sự cho cái đẹp và công lý, họ chỉ thấy đúng và sai, nhưng họ chưa thực sự thấu
suốt lẽ đời, chưa hiểu rằng người đàn bà hàng chài kia thực sự cần một người
chồng để san sẻ, để gánh vác, để nuôi ngần ấy miệng con, và chị hạnh phúc
ngay cả trong đòn roi của người chồng. Một hình ảnh cũng rất đáng chú ý trong
tác phẩm này là “xác xe tăng” trong cảnh l愃̀o chồng vũ phu đánh vợ. Hình
ảnh này là biểu tượng cho lịch sử đ愃̀ sang trang, đất nước đ愃̀ hoàn toàn giải
phóng, nhưng nó cũng đặt ra một câu hỏi khác đầy trăn trở: Liệu số phận của
những con người vô danh kia đ愃̀ thực sự được giải phóng, thực sự được sang
trang khi mà cái ngh攃o, cái đói, bạo hành vẫn tồn tại?
Nội dung văn học bao giờ cũng phải là sự kết tinh của tình cảm, hay nói cách
khác, tình cảm là hạt nhân của nội dung văn học. Tình cảm trong văn học trước
hết đòi hỏi ở nhà văn, nhà thơ một sự thành thực, thành thực với độc giả và
thành thực với chính mình. Nếu như không có nỗi xúc động trào dâng, nếu như
không quặn lòng thắt ruột khi nhớ về miền quê Kinh Bắc thương mến của
mình, thì Hoàng Cầm đâu thể viết nên một “Bên kia sông Đuống” vừa ám ảnh
lại vừa xúc động đến vậy? Nếu không có nỗi đau và tình yêu cao thượng, làm
sao Puskin có thể trải lòng mà cho ra đời tuyệt tác “Tôi yêu em”? Nếu không
nặng lòng với tình yêu cuộc sống, nếu không khao khát sống trọn vẹn từng
phút từng giây với tình cảm tròn đầy thì làm sao Xuân Diệu có thể viết ra những
“Vội vàng”, “Giục gi愃̀”? Tình cảm trong văn học xuất phát từ những gì rất lOMoAR cPSD| 40703272
đỗi đời thường: là lòng yêu quê hương, là tình yêu nam nữ, là lòng trắc ẩn cho
những kiếp đời bé nhỏ, đáng thương, tội nghiệp. Đọc “Đời thừa” của Nam Cao,
ta thấy một văn sĩ Hộ trong trạng thái đau khổ và hối hận đến tột cùng vì đ愃̀
vi phạm 2 nguyên tắc sống: viết văn và tình thương. Văn học cho con người
quyền được sống, được trải qua những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố của đời
người. Ta thấy thương cho người nghệ sĩ ôm mộng cất cánh bay cao nhưng vì
cơm áo gạo tiền ghì sát đất mà đành lòng quên mất ước vọng trong đời. Tình
cảm trong văn chương là tình cảm đ愃̀ được thanh lọc, mang ý nghĩa thẩm mỹ
và tinh thần nhân văn cao cả. Như triết gia Aristote đ愃̀ từng nói: “Chừng nào
ta còn khóc cho sự hủy hoại của sự cao cả thì chừng ấy ta còn.” Văn học cho
con người cơ hội được khóc cho sự huỷ hoại của những điều cao cả ấy.
Như vậy, có thể thấy, nội dung văn học là cuộc sống đ愃̀ được ý thức trong tác
phẩm, nó gắn liền với một quan niệm nào đó của chủ thể sáng tạo về chân lý
cuộc sống với những cảm hứng thẩm mĩ, nhân văn. Đây là điểm đặc thù của
văn học so với nội dung các hình thái ý thức x愃̀ hội khác. Bởi nội dung văn
học đáp ứng được các nhu cầu nhận thức thẩm mỹ của x愃̀ hội, điều mà các
hình thái ý thức x愃̀ hội khác không thể đáp ứng được.