Chuyên đề về thơ ca | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Chuyên đề về thơ ca | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

lOMoARcPSD| 40703272
CHUYÊN ĐỀ VỀ THƠ CA
1. Thơ trong mối quan hệ với hiện thực
Thơ cuộc hôn phối giữa con người trụ. Thơ luôn tìm về với cuộc sống,
thơ trong cuộc sống nên “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc o
cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John Perse). Nvậy, ý thức hay thức, thơ
vẫn chảy trong biển lớn cuộc đời và nhà thơ không thể đứng ngoài dòng chảy ấy. Hơn
ai hết, họ phải là người cảm nhận cuc sống mãnh liệt nhất, tế vi nhất.
“Thơ phản ảnh đời sống con người trên toàn diện sinh động của nó từ mặt tầng
(hành động) tới đáy tầng (tâm linh) qua hết mọi phương diện xã hội”
2. Nhà thơ và quá trình sáng tạo
Để đi vào thế giới nghệ thuật thơ, có lẽ chúng ta cần xác định nhà thơ – họ là ai?
Vì chính sứ mệnh nhà thơ chi phối quá trình sáng tạo thi ca. Với Trần Nhựt Tân, “Thi
người duy nhất được ngôn ngữ: hắn đã vượt thoát được ngôn ngữ. Thi
người duy nhất thể vượt thoát được hố thẳm, lập ngôn”. “Thơ những xúc động
đặc biệt được diễn tbằng một ngôn ngữ đặc biệt của một sinh linh có năng khiếu đặc
biệt mệnh danh là thi sĩ”.
Như vậy, trong quan niệm của các nhà luận phê bình văn nthơ không phải
người bình thường người nghệ phẩm chất khác thường. Thật vậy, sáng
tạo thi ca là quá trình phức tạp. Như một ngọn nến, thi nhân tự đốt cháy tâm hồn mới
mong thơ tỏa sáng giữa cuộc đời. “thơ kết tinh, thơ ngọc đọng, thơ phiến
Kỳ nam trong rừng trầm hương, thơ là hạt minh châu trong biển hạt trai, thơ tinh
hoa trong vườn phương thảo”. Quá trình sáng tạo của nhà thơ là sự kết tinh của “hồn
thơ”. Để sáng tác thi ca ngoài phần kỹ thuật, thi pháp cũng như nội dung tưởng,
“còn đòi hỏi một nguyên sinh động đó cái hồn thơ, cái khả năng cảm hứng
diễn tả của nhà thơ nó làm cho nội dung kết cấu với hình thức bài thơ một sức
sống linh diệu” (Nguyễn Sỹ Tế). “Những chất thơ được trong tác phẩm đều
xuất phát từ một hồn thơ. Hồn thơ nguồn suối nguyên sinh của cái đẹp nghệ thuật
tìm thấy trong một sáng tạo đam mê” (Trần Nhựt Tân).
Với các nhà luận phê bình văn học, hồn thơ là yếu tố không thể thiếu trong quá
trình sinh thành thơ ca. không những nguyên nhân, động lực, nỗi niềm tinh
vândậy lên đam khát khao sáng tạo còn tiếng gọi từ trong thức của
người thơ. “Chất thơ thường hướng về tác phẩm, tức là ngoại giới, hồn thơ dư vang
chưa thành hình còn đang trong trạng thái tiềm thế, đồng hóa với mỹ cảm sống động
trong tâm hồn thi sĩ”.
3. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ
“Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson). Đó là thứ ngôn ngữ
được chưng cất công phu “bài thơ tổ chức trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ
chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”. vậy với các nhà luận phê bình văn học, ngôn
ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, ngôn ngữ luôn một giá
trị không thể phủ nhận trong thơ, “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ”
(Nguyễn Quốc Trụ). “ngôn ngữ thi ca thứ ngôn ngữ kết hợp hài hòa giữa ngôn
ngữ và tư tưởng nhiệm vụ của thi nhân là phải tạo nên sự nhiệm màu kỳ diệu ấy”.
lOMoARcPSD| 40703272
Đây mới thực syếu tố làm nên giá trị thơ ca. tưởng trong ngôn ngữ thơ như
một chiếc dây diều vừa đưa thơ cất cánh bay cao, bay xa trong bầu trời của thực
mộng vừa neo thơ lại với bầu khí quyển đời sống. Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không
phải một thứ ngôn ngữ xác ve sau mùa đã im bặt tiếng kêu đó một thứ ngôn
ngữ không ngừng biến sinh mãnh liệt”. Song ngôn ngữ trong thơ không phải ngôn
ngữ nguyên sinh của đời sống. Đó ngôn ngữ có giá trị tạo nghĩa, một thứ “bóng
chữ”. Nó có một ma lựcriêng, nhiều khi vượt thoát khỏi ý thức của người cầm bút
để trở thành một thứ ám ảnh của thức. Như một tiếng chim gọi đàn”, tràn ra
ngòi bút của thi nhân phóng chiếu thành những cảm hứng sáng tạo. Ngôn ngữ thơ
thế “không những khác biệt ngôn ngữ nhật dụng, còn biệt lập với người cầm bút,
nó còn khả năng tự tồn, sinh sôi, nẩy nở “Chữ đẻ ra chữ và ra nghĩa” (Bùi Hữu Sủng)
4. Quan niệm về nhc tính và âm điệu trong thơ
Cùng với ngôn ngữ và hình ảnh, nhạc tính và âm điệu trong thơ cũng là một yếu
tố thi pháp được các nhà lý luận phê bình văn học đô thị miền Nam đề cập khá nhiều
trong quan niệm thơ của mình. Theo họ, “Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu
nhạc tính thơ trở thành văn xuôi”. Bởi nhạc tính như một nét duyên thầm làm nên vẻ
đẹp của thơ, cũng là một yếu t tạo mỹ cảm cho người đọc. Ly khai với nhạc tính, t
chỉ còn một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên”(Tam Ích). Và “Thơ là sự phối hợp của
âm thanh”. Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu “rơi vào cái
vực ý tthơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc tthơ dễ làm say
lòng người nhưng dễ nông cạn(Chế Lan Viên). ràng, nhạc tính tiếng nói linh
diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người đọc, nói như La Fontaine “Chẳng
có thơ nào không có nhạc, song chẳng có thơ nào không có tưởng tượng”.
một yếu tố không ththiếu trong thơ, nhạc được tạo nên từ cách dùng ngôn
ngữ, cách gieo vần, phối thanh… Nếu ngôn ngữ hình ảnh những yếu tố song hành
thì âm điệu cũng là yếu tố đồng hành với tính nhạc. Nói một cách hình ảnh, nếu ngôn
ngữ sợi dây đàn thì nhạc tính âm điệu những cung bậc thanh âm ngân lên từ
sợi dây đàn ấy, “âm điệu là bố cục của tiết nhịp” “nhạc tính là dây giao cảm của
từng yếu tố trong toàn bộ bố cục ấy”(Trần Nhựt Tân). Vì vậy trong quan niệm lý luận
phê bình văn học , âm điệu cũng là một yếu tố hình thức nghệ thuật quan trọng trong
thơ. Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng chính là kiến tạo nhạc tính. âm điệu cũng
chiếc cầu nối thơ với người đọc, nói như Trần Nhựt Tân “âm điệu một cảm nghiệm
thi tánh như một sinh khí hội thoại của thơ với người thưởng lãm”
Quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu nhạc tính trong thơ của luận phê
bình văn học cũng tương hợp với quan niệm thơ phương Tây quan niệm tca
truyền thống của dân tộc. Bởi đây là những hằng số giá trị của thơ ca. Nhưng thơ vẫn
còn những ẩn số khác con người phải khám phá trong quá trình tìm đến bản thể
thơ. “Thơ vần điệu. Thơ ý nghĩa tác động lên tâm hồn người đọc. Thơ ẩn dụ
nhằm gây rung động hay cảm xúc” (Huỳnh Phan Anh). Thơ mãi là một thế giới đầy
ẩn khi giải mã, không phải lúc nào cũng sự thống nhất; ngay cả trong quan niệm
về việc chú giải, phê bình.
5. Khái lược về thơ trữ tình:
Thơ là một thể loại VH được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữ ngắn gọn súc
tích,theo những quy luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình
cảm, … của người nghệ sĩ về đ/s thông qua những hình tượng NT.
lOMoARcPSD| 40703272
Trữ tình phương thức phản ánh (hiện thực đ/s; hiện thực tâm trạng) bằng
cáchbộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm
dấu ấn cá nhân của chủ thể.
Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ
bộclộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, thể về đ/s, thể hiện tưởng về
con người, cuộc đời thời đại nói chung. Nội dung của thơ trữ tình biểu hiện
tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi
sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.
6. Đặc điểm chung của thơ trữ tình:
6.1. Tính trữ tình:
Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ. TP thơ luôn thiên về diễn tả những cảm
xúc, rung động, suy của chính nhà thơ vcuộc đời. Những rung động ấy xét đến
cùng những tiếng dội của những sự kiện, những hiện tượng đ/s vào tâm hồn nhà thơ.
Đây đặc điểm bản nhất của TP thơ. Nắm vững đặc điểm này ta sẽ một định
hướng ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng TP thơ. Nghĩa là, khi phân tích TP
thơ, ta không phải đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, giải vcác chi tiết, skiện, sviệc
được nhà thơ đề cập, điều cốt lõi thấy nói được những cảm xúc, tâm trạng,
thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên.
6.2. Chủ thể trữ tình:
Trong TP thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động,
suy vcuộc sống. Con người ấy được gọi là chthể trữ tình. Nói cách khác, chủ thể
trữ tình con người đang cảm xúc, suy trong TP thơ. Nhân vật trữ tình trong TP
thơ chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái đtình cảm.
Trong TP thơ, chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của
TP. Cho nên, khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình. Muốn phân tích nội
dung trữ tình thì nhất thiết, nắm bắt phân tích được chủ thể trữ tình. Bởi lẽ, nội dung
trữ tình luôn chứa trong ch thể trữ tình.
6.3.Nội dung phản ánh trong thơ trữ tình:
6.3.1.Thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người.
Trong TP trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ … được trình bày
trực tiếp làm thành nội dung chủ yếu của TP. Ở đây, nhà thơ có thể biểu
hiện cảm xúc nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả
biến cố, sự kiện nào. Người đọc cảm nhận trước hết thế giới nội tâm,
thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc
đời và thiên nhiên. Nhà thơ thể không cần phải miêu tả kỹ vcon người
những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ
sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả đặc điểm tiêu biểu, đầu
tiên của TP trữ tình.
6.3.2. Thơ trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ
quan.
TP trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập
trong mối quan hệ giữa con người thực tại khách quan bởi mọi cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước
vấn đề gì…Do đó, hiện tượng c/s vẫn được thể hiện trong TP trữ tình. Mặc thể hiện
lOMoARcPSD| 40703272
thế giới chủ quan của con người, TP trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện
tượng trong đ/s khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, TP trữ tình
cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu của nhằm biểu hiện
những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ …của con người.
6.3.4.Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình:
6.4.1.Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng
Để một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa chọn ra những
ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt
ngôn từ để tạo ra những tngữ thơ đọc lên người đọc ấn tượng hiểu thấu nội
dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm.
6.4.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhịp điệu
Trong thơ, sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo ra nhịp điệu thơ.
Cuối mỗi dòng thơ đều chỗ ngắt nhịp. Tuỳ theo số chtrong mỗi dòng mà nhịp thơ
thể hiện khác nhau.Và theo từng cung bậc tình cảm thì nhà thơ sử dụng thể thơ 4 chữ,
5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc dài hơn, hoặc ngắn hơn chen nhau…Ngoài ra, trong
các thể thơ Việt nam như lục bát, song thất lục bát tứ tuyệt, hát nói…là những cấu tạo
nhịp điệu đặc biệt, có lưng, vần, chân, lối ngắt nhịp riêng độc đáo.
6.4.3. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính hoạ
Bằng những âm thanh luyến láy, bằng những từ ngữ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc
cách ngắt nhịp, nhà thơ đã xây dựng nên những câu thơ, những hình tưọng thơ
sức truyền cảm lớn, tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ.
Thơ được xây dựng bằng những hình tượng NT sức gợi cảm lớn. Thi trung hữu hoạ,
trong thơ thể hiện những bức tranh hoàn mỹ mà người đọc có thể hình dung khi cảm
nhận những vần thơ khắc hoạ. Đó là tính hoạ trong thơ.
6.4.4.Ngôn ngữ thơ phải có tính biểu hiện:
VH nói chung, thơ ca nói riêng phản ánh hiện thực c/s qua hình tượng NT. Nghĩa là
điều nhà nghệ nhận thức, suy về c/s luôn được thể hiện một cách gián tiếp.
Để làm được điều này người nghệ đi vào khai thác khả năng biểu hiện của ngôn ngữ.
Đó là cách tổ chức sắp xếp ngôn ngữ sao cho từ một hình thức biểu đạt thể có nhiều
nội dung biểu đạt. Đó quá trình chuyển nghĩa tạo nên lượng ngữ nghĩa kép trong
thơ.
7.ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ TRỮ TÌNH MỘT SỐ LỖI CẦN TRÁNH
KHIPHÂN TÍCH THƠ TRỮ TÌNH. a, Đặc trưng của thơ trữ tình.
Thơ là một hình thức NT đặc biệt. Hệ thống cảm xúc, tâm trạng và cách thể hiện tình
cảm, cảm xúc được xem như là đặc trưng ni bật ca thơ trữ tình. Trong các TP thuộc
các thể loại như văn xuôi, tự sự, kịch… cũng có cảm xúc, tâm trạng, nhưng cách thể
hiện thì rất khác so với thơ trữ tình. Cảm xúc của tác giả có trong các thể loại VH kể
trên thứ cảm xúc được thhiện một cách gián tiếp thong qua hệ thống hình tượng
nhân vật, các sự kiện XH các diễn biến của câu chuyện… Trái lại, trong thơ trữ
tình, tác giả bc lộ trực tiếp cảm xúc của mình., VD trong đoạn thơ sau.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu
nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ song chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
lOMoARcPSD| 40703272
Tế Hanh – Quê Hương
Người đọc cảm nhận được rất rõ tấm lòng và tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ
Tế Hanh đối với quê hương, nơi ông đã sinh ra, lớn lên và gắn bó một thời. Ở đây nhà
thơ công khai và trực tiếp nói lên những tình cảm, suy nghĩ của chính mình.
Khác cách thể hiện tình cảm trong thơ, chúng ta hay đọc đoạn văn sau:
Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi, Vừa thấy tôi Lão báo ngay:
Cậu Vàng đi đợì rồi, ông giáo a. !
Cụ bán rồi?
Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố gắng làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng
nước…
Thế nó cho bắt à?
Mặt Lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy
ra. Cái đầu Lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của Lão mếu như con nít.
Lão hu hu khóc… (Nam Cao – LãoHạc)
Người kể chuyện ở đây xưng “tôi”, nhưng “tôi” đây là ông giáo chứ không phải Nam
Cao. Nhà văn hoàn toàn không xuất hiện giấu mình đi. Trong trang sách chỉ ông
giáo kể lại câu chuyện. Như thế phải qua cách kể chuyện miêu tả nhân vật ông giáo
về nỗi ân hận, đau khổ đến cùng cực của Lão Hạc. Chúng ta mới thấy được tấm lòng
thông cảm, thái
độ trân trọng yêu mến của Nam Cao đi với nhân vật này.Trong nhiều bài thơ trữ tình
nhà thơ xưng “ta” chẳng hạn
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”
(Tố Hữu)
Hoặc nhiều khi không thấy xưng “ta” hay “tôi” gì cả mà chỉ thấy một ai đó đang lẳng
lặng kể và tâm sự, tâm tình, chẳng hạn
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?” (Ông Đồ)
Trong trường hợp như thế người ta xưng “ta” hoặc không xưng cũng đều chính
nhà thơ. Nghĩa sau câu thơ vẫn hiện lên rất tấm lòng và tình cảm sâu nặng của
tác giả. những trường hợp nhà thơ mượn lời của một nhân vật nào đó, nhập vai vào
một ai đó thổ lộ tâm tình (người ta gọi là trữ tình nhập vai) thì thực chất nhân vật
trữ tình đó cũng chính là tác giả. Thế Lữ mượn lời con Hổ trong vườn bách thú để dốc
bầu tâm sự của chính ông về nỗi chán ghét cái XH giả dối, nghèo nàn, nhố nhăng, ngớ
ngẩn đương thời, để nói lên khát vọng tự do, khát vọng về một cái thời đi không trở
lại… ông viết
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thưở tung hoành hống hách những ngày xua”
thì ta ở đây là con Hổ cũng chính là nhà tThế Lữ
Như vậy khi chúng ta phân tích thơ trữ tình thực chất là chỉ ra tiếng lòng sâu thẳm của
chính nhà thơ. Nhưng tiếng lòng ấy lại được thể hiện rất đọng hàm xúc bằng một
lOMoARcPSD| 40703272
NT độc đáo NT ngôn từ. Tiếp xúc với một bài thơ trữ tình trước hết là tiếp xúc bởi
một hình thức NT ngôn tnày. Nhà thơ gửi long mình qua những con chữ, trong những
con chữ các hình thức biểu đạt độc đáo khác. Tiếng kêu đau đớn đột ngột của Tố
Hữu trước sự ra đi của chú lien lạc được thể hiện qua chữ “thôi rồi” hình thức
gẫy nhịp của câu thơ.
“Bỗng lòe chớp đỏ Thôi
rồi lượm ơi!”
Như thế phân tích thơ trữ tình trước hết phải xuất phát tchính các hình thức NT, ngôn
từ chỉ ra vai ttác dụng của chúng trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của
nhà thơ.
Nắm chắc đặc điểm yếu tố trên chúng ta sẽ tránh được các lỗi dễ mắc trong việc
phân tích và cảm nhận thơ trữ tình.
b, Những lỗi cần phải tránh khi phân tích thơ trữ tình:
Chỉ phân tích nội dung tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không thấy
hìnhthức NT. Đây thực chất chỉ diễn xuôi nội dung thơ ra mà thôi
chú ý đến các hình thức NT, nhưng tách rờI các hình thức NTnhưng tách
rờicác hình thức NTra khỏi nội dung (thường là gần kết bài mới nói qua một số hình
thức NT được nhà thơ sử dụng trong bài)
Suy diễn một cách máy móc, gượng ép phi các nội dung vai trò, ý nghĩa
củacác hình thức NTtrong bài thơ.
=> Tóm lại, để phân ch bài thơ trữ tình sở khoa học, sức thuyết phục cần
đến rất nhiều năng lực, nhưng trước hết người phân tích cần nắm được một số hình
thức NT
8. MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THỨC NGHỆT THUẬT CẦN CHÚ Ý KHI PHÂN
TÍCH THƠ TRỮ TÌNH.
Đọc TP VH trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức NT cụ thể của ngôn từ
NT. Đó là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, là từ
ngữ và hình ảnh, là câu sự tổ chức đoạn văn, là văn bản và thể loại của văn bản…
Phân tích TP VH không được thoát ly văn bản có nghĩa trước hết phải bám sát các
hình thức biểu hiện lên của ngôn từ NT, chỉ ra vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc
thể hiện nội dung. Vậy chúng ta phân tích thơ trữ tình phải dựa trên thi pháp.
1. Nhịp thơ:
Nhịp điệu vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình. giúp nhà thơ nâng
cao khả
năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình tình không thể không chú ý đến phân
tích
nhịp thơ. Để xác định nhịp điệu ca từng bài thơ ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân
vang
âm điệu làm bừng sang hình ảnh thơ, việc nắm được đặc điểm chung của mỗi thể
loại
cũng là điều rất cần thiết. Thường thường nhip điệu câu thơ lục bát uyển chuyển, mềm
mại,
lOMoARcPSD| 40703272
thanh thoát, nhịp điệu thơ thất ngôn bát hài hòa, chặt chẽ, nhịp của thơ tự do, thơ
hiện
đại rất phóng khoáng, phong phú.
Trong thơ trữ tình, cùng với dấu câu, cách ngắt nhịp cần được xem một từ đa nghĩa,
một từ đặc biết trong vốn ngôn ngữ chung của nhân loại. Chúng ta đều biết rằng trong
những tình huống giao tiếp thong thường của cuộc sống, im lặng lắm khi lại nói được
rất
nhiều: Khi căm thù tuột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn bã, lúc xúc
động
dâng trào… Những cung bậc tình cảm ấy nhiều khi không được tả bằng chnghĩa.
Sự
ngắt nhịp là một trong những phương tiện hữu hiệu để thể hiện “sự im lăng không lời”
tạo nên “ý tại ngôn ngoại”, tính hàm nghĩa tạo ra điều không thể nói.
2. Vần thơ
Tiếng Việt rất giàu tính nhạc. Hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố
cơbản tạo nên tính nhạc của Tiếng Việt nói chung và ngôn từ VH nói riêng. vậy khi
phân tích thơ trữ tình cần chú ý phân tích vần thơ, cách gieo vần VD:
Cùng trông lại mà cung chẳng thấy
…………………..
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Vần của c câu được hiện với nhau trong đoạn thơ trên là sự hài hòa trong
cùngmột âm
vực cao thấp, một trường độ âm thanh phát ra. Đó sự hài hòa được từ việc phối
âm giữa các tiếng trong một cặp song thất. Xét từng cặp câu chúng ta thấy được sự
hòa âm giữa câu 1 câu 2, giữa câu 3 và câu 4 nhờ vào những âm giống nhau giữa
tiếng thứ bảy của câu bảy tiếng thứ năm của câu bảy ở câu song thất, giữa tiếng thứ
sáu của câu sáu và tiếng thứ sáu của câu tám trong cặp lục bát. Với sự hòa âm này của
các câu thơ như níu kéo, lưu giữ lấy nhau trong từng đoạn hay cả bài thơ tạo nên s
trầm lắng, mênh ng, bâng khuâng, da diết của cái buồn trong đoạn thơ, góp phần
biểu đạt một cách hiệu quả tâm trạng nhân vật trữ tình.
Tạo nên nhạc tính của thơ thực ra không chỉ vần hthống âm điệu
ngaycả các
âm trong mỗi tiếng cũng có những giá trị biểu đạt nhất định. Theo Đinh Trọng Lạc âm
“a”
gợi sự vui tươi bao la “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ( Phạm Tiến Duật), âm “r” gợi
sự hãi hùng run s“Những luồng run rẩy rung rinh lá” (Xuân Diệu), Âm “u”, “âu” gợi
sự u sầu bâng khuâng “Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt
một màu”.
thể dẫn ra rất nhiều dụ để minh họa cho tính nhạc của ngôn ngữ Việt
trongthơ. Khi ta phân tích TP VH (Nhất là thơ) cần hết sức chú trọng yếu tố này. Khi
thấy âm hưởng, nhạc điệu của câu thơ không bình thường, sự chuyển đổi thì hãy
tập trung phân tích chỉ ra giá trị, vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội
dung.
3. Từ ngữ và các biện pháp tu từ:
lOMoARcPSD| 40703272
Đây yếu tố bản quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi mọi
nội dung cần thể hiện của TPVH không thể cách nào khác nhờ vào hthống từ
ngữ ấy. Các phương tiện như dấu câu nhịp điệu ngữ âm đã nêu trên chỉ ý nghĩa
khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ là nền tảng. Nhà văn muốn mô tả, tái hiện hiện
thực phải thông qua từ ngữ. Muốn đánh giá được nhà văn viết về những điều đó như
thế nào lại cũng phải thong qua chữ nghĩa trong văn bản “VH là NT của ngôn từ”
Chính là như vậy. Do tầm quan trọng ấy mà người ta coi lao động của nhà văn là thứ
lao động chữ nghĩa. thnói ngôn từ một đặc trưng quan trọng nổi bật của VH.
Vì thế phải chú ý một số điểm sau:
Thứ nhất: Phân tích TP VH không thể thoát ly bỏ qua yếu tố từ ngữ. Muốn
phântích tốt từ ngữ trước hết phải nắm vững nghĩa của từ (Nghĩa chung nghĩa trong
văn cảnh cụ thể) sau đó luôn luôn suy nghĩ đặt câu hỏi: Tại sao nhà văn dung từ
này mà không dung từ khác? VD: trong bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý
Bạch, câu thơ đầu “Sàng tiền minh nguyệt quang”, tại sao tác giả lại dung từ “sàng”
mà không dung từ “thượng” đều có nghĩa là giường? hoặc tại sao từ ngữ này lại xuất
hiện nhiều như thế? Có bao nhiêu từ đồng nghĩa với từ này? Có thể thay từ khác được
không? VD: Trong bài “Tiếng trưa” ( Xuân Quỳnh) torng khổ tcuối từ “vì”
thay từ khác được không? Tại sao tác lại dung từ đó? hoặc giáo viên có thể đặt câu hỏi
“ trong câu ấy, đoạn ấy từ nào cần chú ý?”
Thứ hai: Người ta nói nhiều đến phân tích hình ảnh trong TP VH, nhưng phân
tíchhình ảnh trong TP VH là phân tích từ ngữ. Nhiều người đã nhầm tưởng phân tích
từ ngữ và hình ảnh khác nhau nhưng thật ra một. VD: Câu thơ của Nguyễn Du tả
chân dung Tú Bà.
Thoát trông lờn lợt màu da Ăn
gì to lớn đãy đà làm sao?
(Truyện Kiều)
Vẽ chính xác thần thái của một mụ chủ nhà chứa, bọn buôn thịt bán người. . Ta cũng
thấy
rõ thái độ của tác giả đối với loại người đó. Chữ “lờn lợt” lột tả được rõ nét nhất thần
thái
của Bà! thực khó diễn tả bằng những từ ngữ khác: Vừa bóng nhẫy, vừa mai mái
hay
vàng bủng chăng? Đó bộ mặt “thiếu vệ sinh” nhà phê bình cho rằng ta đọc câu
thơ này
cảm giác lợm giọng như thế. Còn hai chữ “ăn gì” lại dường như muốn liệt mụ
chủ chứa
vào một giống loài đó không phải giống người. Bởi vì giống người thì ăn cơm, ăn
thịt, ăn
gạo, ăn cá … “ăn gì” là sao? Đó là một ví dụ để thấy phân tích hinh anh và phân tích
từ ngữ là một điều giáo viên cần lưu ý
Hệ thống từ ngữ hình ảnh, cảm giác trong Tiếng Việt rất phong phú, da dạng
VD: Gợi về tâm trạng như: xao xuyến, bâng khuâng, phân vân … Gợi
về thị giác: La đà, lơ lửng, chấp chới …
Gợi về thính giác: mặn chat, chua lòm, ngọt lịm…
lOMoARcPSD| 40703272
Gợi về xúc giác: Lạnh ngát, nóng bỏng, xù xì…
Thứ ba: Để tạo cách nói, cách viết có hình ảnh, gợi hình tượng bằng từ ngữ. Cácnhà
văn có thể vận dụng những cách: khi thì dùng từ láy:
VD: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trờI Thừa Thiên
(Mẹ Tơm Tố Hữu) VD:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
(Đồng Chí – Chính Hữu)
Thứ tư: Ngôn từ VH loại ngôn từ đã được chắt lọc tngôn ngữ đời thường,
đượcnâng cấp, sửa sang, làm cho càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ
chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn
từ VH. Có
rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, Tất cả những
biện pháp đó nhằm mục đích giúp người nói, người viết những cách diễn đạt hay
hơn,
đẹp hơn, phong phú hơn, do vậy hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu
từ
giáo viên cần chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò tác dụng của
chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không phải đơn thuần chỉ gọi tên liệt các
biện pháp mà nhà văn đã dùng.
4. Không gian và thời gian trong thơ trữ nh:
Không gian trong thơ trữ tình nơi tác giả cái tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất
hiện để thổ lộ tấm lòng của mình. Không gian thường gắn với địa điểm chỉ nơi chốn
như: cây đa, bến đò, mái đình, giếng nước, núi cao, biển sâu, trời rộng , song
dài…Nhiều địa danh riêng đã trở thành những không gian tượng trưng VH như: Tiêu
tương, Tầm Dương, Tô, Xích Bích, Tây Thiên, Địa Ngục, Thiên Đường, Bồng Lai,
Tiên Cảnh, Cõi Phật, Suối vàng…. Khi đọc TP VH, chúng ta cần chú ý xem nhà văn
tả không gian đây đặc biệt, không gian ấy ý nghĩa nói được nội
dung gì sâu sắc qua không gian đó.
CHUYÊN ĐỀ TRUYỆN NGẮN
Truyện ngắn (TN) hình thức tsự cỡ nhỏ, nội dung thể loại truyện ngắn bao gồm
hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, sử thi… nhưng cái độc đáo của
ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không
nghỉ. TN có một số đặc điểm cơ bản sau:
1. Về dung lượng:
TN có dung lượng nhỏ, ngắn gọn mà cô đúc nên có sức ám ảnh lớn. Nó tập trung vào
một hoặc một vài biến cố trong một không gian, thời gian nhất định, tạo ra ấn tượng
mạnh mẽ sự liên tưởng cho người đọc. dụ (VD): TN Vi hành của Nguyễn Ái
Quốc dch ra tiếng Việt ch hai trang sách, được viết dưới hình thức một bức thư kể về
một sự kiện tác giả bị nhận nhầm là Khải Đnh. Cốt truyện không có , sự kiện đơn
giản, dung lượng rất ngắn nhưng truyện lại sức công phá lớn, tác động mạnh mẽ
lOMoARcPSD| 40703272
vào ý thức, khêu gợi t tưởng tượng của người đọc để đặt ra vấn đề chính trị – xã hội,
vấn đề dân tc, vấn đề đấu tranh….
2. Về đề tài:
TN đề cập đến mọi đtài phong phú, đa dạng, chạm đến mọi ngóc ngách đời sống con
người. Trên cùng một đề tài, mỗi nhà văn lại có cách khai thác khác nhau, đem lại sắc
thái riêng cho tác phẩm của mình
VD: Cùng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, Ngô Tất Tố đề
cập đến sự bần cùng hóa, phá sản về vật chất của họ; còn ngòi bút Nam Cao lại xoáy
vào sự tha hóa về nhân cách, phá sản về tinh thần ở những con người ấy.
3. Về kết cấu:
Tuy dung lượng nhỏ nhưng TN có thể có những kết cấu linh hoạt. Kết cấu TN không
gồm không gian, thời gian nhiều tầng bậc, nhiều tuyến, được tổ chức theo kiểu
tương phản, liên tưởng. TN thể các kiểu kết cấu sau đây: Kết cấu vòng tròn
(đầu cuối tương ứng): CHÍ PHÈO (Nam Cao)
Kết cấu theo trục thời gian: Truyện được ktheo thời gian, theo diễn biến của
dòngsự kiện: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Kết cấu tâm lý: Truyện được kể men theo dòng tâm lý nhân vật (NV), làm sáng
rõnội tâm NV và tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện: Đời thừa (Nam Cao)
Kết cấu đồng hiện: Nhà văn miêu tả sự kiện, quan sát tình huống các địa
điểmkhác nhau trong cùng một thời điểm. Kiểu kết cấu này đem lại khả năng mở rộng
dung lượng cho tác phẩm: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu).
Kết cấu trùng phức (kết cấu truyện lồng trong truyện): Người kể chuyện đứng
rangoài, đóng vai trò đạo diễn để tổ chức diễn biến câu chuyện qua lời kể, qua đó
hoàn thiện chân dung NV: Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu). – Kết cấu mở:
Truyện kết thúc nhưng cái kết còn để ngỏ, mở ra những khả năng liên tưởng rộng lớn:
CHÍ PHÈO (Nam Cao) Vợ nhặt (Kim Lân).
4. Về cốt truyện:
- Cốt truyện một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong
tácphẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong
một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
=> Cần phân biệt 2 khái niệm: cốt truyện và sườn truyện.
- Thuật ngữ sườn truyện dùng để chỉ những nét bao quát nhất của một câu
chuyện,bao gồm những sự kiện chính, những biến cố chủ yếu cắm mốc cho sự phát
triển của cốt truyện. thể được vay mượn từ nước này sang nước khác, tnhà
văn này sang nhà văn khác trong quá trình giao lưu văn hóa. nhiên sự phỏng
sườn truyện không nghĩa sao chép của người khác vẫn một khoảng rộng
rãi cho sáng tạo của người nghệ . Việc Nguyễn Du vay mượn sườn truyện “Kim Vân
Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân một dụ cụ thể. Sự sáng tạo ấy được thể
hiện trên nhiều phương diện, từ thể loại, kết cấu, ngôn ngữ, đến việc xây dựng nhân
vật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cũng có thể nói như vậy giữa Iphighêni của
Euripidơ và Iphighêni của Racine, giữa Le Cid của De Catro và Le Cid của Corneille.
=> Nếu sườn truyện chỉ là cái khung thì cốt truyện đã là một hệ thống biến cố, sự kiện
cụ thể đdiễn đạt cái khung ấy. Cốt truyện sườn truyện đã được chi tiết hóa, hình
tượng hóa một cách cụ thể, sinh động qua một chủ thể sáng tạo. Có thể nói cốt truyện
lOMoARcPSD| 40703272
một cái độc đáo, không lặp lại, gắn trực tiếp với những yếu tố khác làm cho
tác phẩm văn học trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.
Có thể kể lại sườn truyện một cách dễ dàng nhưng khó có thể kể lại đầy đủ cốt truyện
của một tác phẩm, nhất một tác phẩm lớn. Khi người đề nghị kể lại cốt truyện
của một tác phẩm, L Tônxtôi cho rằng cứ đọc toàn bộ tác phẩm sẽ khắc biết cốt truyện
là gì.
Cốt truyện mt đặc trưng thi pháp của TN kết qucủa sự sáng tạo
củanhà văn, một phương thức khắc họa số phận tính cách NV, qua đó thể
hiện đời sống một cách chân thực.
Dựa vào cốt truyện, có thể chia làm hai loại truyện:
+ Truyện không cốt truyện (hoặc cốt truyện rất mờ nhạt): do chý nghệ thuật của
nhà văn chỉ nhằm thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trong mối liên hệ với hoàn
cảnh. Truyện chỉ có những ý tưởng, không sự kiện gay cấn, thời gian cụ thể, thậm
chí không có đầu đuôi (TN Thạch Lam).
+ TN cốt truyện rất chú ý xây dựng những tình tiết, sự kiện bộc lộ tính cách của
nhân vật và thúc đẩy hướng phát triển, vận động của mạch truyện. Bản thân cốt truyện
hthống các sự kiện, được chia theo lớp lang từ đầu đến cuối truyện. Các sự kiện
ng gay cấn, nổi bật càng tạo kịch tính, sức hấp dẫn cho truyện (CHÍ PHÈO Nam
Cao)
5. Về nhân vật: (Xem thêm mục Nhân vật văn học – phần LLVH)
NV linh hồn của tác phẩm, người phát ngôn cho ởng của nhà văn. Do
đó,xây dựng NV là điểm quan trọng của TN.
NV TN ít hơn tiểu thuyết thường bắt buộc phải được xây dựng theo nguyên
tắcđiển hình hóa. NV phải được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, vừa mang tính chung
phổ quát vừa mang tính riêng độc đáo. Trong TN, NV là một mảnh nhỏ của thế giới,
là hiện thân cho một trạng thái quan hệ hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại
của con người, phát ngôn trực tiếp hoặc gián tiếp cho tư tưởng nhà văn.
Ngoài ra, còn có loại NV tư tưởng.
6. Về điểm nhìn và phương thức kể chuyện:
* Điểm nhìn:
Điểm nhìn vtrí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác
phẩm. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn chủ đề trần thuật hay giữa
điểm nhìn của người trần thuật với những anh ta kể điều đặc biệt quan trọng.
Điểm nhìn nghệ thuật được xem như một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung văn
bản ngôn từ. Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm nhìn thành các
loại như điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời
gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tưởng, điểm nhìn tu từ… Trong nghệ thuật trần
thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo
ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật.
* Phương thức kể chuyện: – Trong TN, người ta
thường dùng nhiều cách kể chuyện. Các n
văn thường thay đổi cách kể và có thể có các
hình thức kể hỗn hợp. Có hai hình thức phổ
biến là: + Tường thuật lại quá trình, diễn biến
lOMoARcPSD| 40703272
sự việc: Vợ nhặt (Kim Lân) + Miêu tả lại diễn
biến sự kiện: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) – Để
nhận thức phương thức kể chuyện, người ta căn
cứ vào các tình huống kể chuyện:
+ Tình huống khách quan: Tác giả đứng bên ngoài kể lại điều xảy ra: Chiếc cuối
cùng (Ohenry)
+ Tình huống chủ quan: Tác giả hoặc người kể chuyện tđóng vai trò là nhân vật
chính của tác phẩm; kể lại những sự kiện, hành động, việc làm, ý nghĩa hoặc mối quan
hệ người – người, hoặc phân tích, bình luận chung.
Cũng cần chú ý đến quan điểm của người trần thuật trong TN. Quan điểm đó thể hiện
trong cách kể, nhưng ng khi thái độ bề mặt qua ngôn ngữ lại đánh lừa ta (CHÍ
PHÈO Nam Cao). TN cũng thường viễn cảnh khung cảnh được mở ra trong
tương lai mà qua tác phẩm người đọc phát hiện hoặc cảm nhận được.
7. Về cách xây dựng tình huống:
Tình huống truyện “cái tình thế của câu chuyện”, cảnh huống chứa đựng
trongnó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt
truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
Vai trò của tình huống truyện
trong tác phẩm.
Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như “cái ca khóa vận hành
cốt truyện”. Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của ct truyện được phát triển,
tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình
huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác
giả. Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá
bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn. Tình huống thời điểm, khoảnh
khắc nhất định trong tác phẩm, đó tập trung điểm nút chủ đạo trong tác phẩm của
nhà văn. Tạo tình huống một đặc điểm thi pháp TN. Do dung lượng nhỏ, TN buộc
phải tìm đến một tình huống – tức là một khoảnh khắc đặc biệt trong đời sống – để thể
hiện tập trung mối quan hệ con người, bật sáng tưởng của bản thân tác giả. TN
thể một hay nhiều tình huống, tạo thành một hệ thống. – Các kiểu tình huống truyện
tiêu biểu là: tình huống nhận thức, tình huống tâm trạng, tình huống hành động.
=> Tình huống TN thường rất độc đáo, ấn tượng, tạo hiệu quả thẩm mĩ cao.
8. Về chi tiết nghệ thuật:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chi tiết nghệ thuật là: “Các tiểu tiết của tác
phẩmmang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Tuỳ theo sthể hiện cụ thể, chi tiết
nghệ thuật khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà
văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ ca tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ
thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hoá
nghệ thuật nhất định.
Như vậy, chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của
nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết được các chi tiết đắt gtrong tác phẩm,
chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, tư tưởng chủ đề
của tác phẩm hiểu ý đsáng tạo của nhà văn. Đây một yếu tố giữ vai trò
lOMoARcPSD| 40703272
trọng yếu trong tác phẩm tự sự. TN có thể thiếu cốt truyện nhưng không thể thiếu chi
tiết nghệ thuật.
Chi tiết trong TN hay tiểu thuyết đều nhằm bộc lộ tính cách, tâm NV, đan
dệtnên các tình huống truyện, đều ng hai loại chi tiết: Chi tiết trung tâm chi
tiết phụ trợ. Nhưng chi tiết ở TN thường ẩn chứa dung lượng phản ánh rất lớn. Cũng
có nghĩa là tính cô đọng, hàm súc và tượng trưng của chi tiết cao. Một chi tiết nổi bật
thể gợi cho người đọc liên tưởng đến cả một trạng thái nhân sinh hội, suy rộng
ra bề sâu, bề xa của nội dung phản ánh.
9. Về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ TN rất chọn lọc, đúc. Ngôn ngữ TN hiện đại còn các tính
chất: tính biểu cảm, tính chính xác, tính hình tượng, tính hệ thống, tính đa thanh, tính
đối thoại.
Đặc điểm trần thuật của TN: Tính chấm phá. Do không phản ánh cả một quá
trìnhcuộc sống trong không gian rộng, thời gian dài như ở tiểu thuyết nên TN thiên về
lối hành văn khơi gợi hơn miêu tả tỉ mỉ, câu văn nhiều ẩn ý, tạo chiều sâu cho tác
phẩm.
Trên đây là những đặc điểm tiêu biểu của Truyện ngắn. Đó chính là những định hướng
để chúng ta có thể tiếp cận, phân tích những Truyện ngắn c thể
10. GIÁ TR HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN
VH là một hình thái ý thức XH đặc thù. Nó cùng vớic bộ môn NTkhác tạo nên diện
mạo tinh thần của một dân tộc. Nếu như phương thức phản ánh của hội họa màu
sắc, của âm nhạc giai điệu, của kiến trúc là hình khối,…thì của VH chính ngôn từ
NT. thế cho nên, bản thân VH gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ dân tộc và một trong
những kênh quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển hệ thống vốn từ tiếng
Việt cùng với các quy tắc sử dụng nó.
Mặt khác, văn chương cũng như tất cả các loại hình NTkhác đều hướng tới việc phản
ánh hiện thực, tái tạo hiện thực hoặc xây dựng một hiện thực viễn tưởng. Như thế, đi
tượng phản ánh của chính con người, cuộc đời và mục đích hướng tới cũng chính
là cải tạo XH, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Bởi vậy cho
nên, trong các giá trị căn bản của VH, người ta không thể không nói đến hai giá trị cốt
lõi – giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
1. Giá trị hiện thực
Giá trị hiện thực của TP VH là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong TP VH,
tùy vào ý đồ sáng tạo hiện tượng đó thể đồng nhất với thực tại c/shoặc sự
khúc xạ những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các TP văn
chương đều là hiện thực được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời
kỳ trên nhiều góc diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể.
Khi làm các bài tập làm văn dạng: Anh/ chị hãy trình bày giá trị hiện thực trong
TP….? Học sinh cần xác định thế nào giá trị hiện thực, nói cách khác, cần nêu
cách hiểu hay khái niệm về giá trị hiện thực. Việc nhận thức đúng, đủ sẽ giúp cho
người học xác định chính xác các đặc điểm căn bản của nó, từ đó hoàn thiện được bài
viết một cách tốt nhất.
Về căn bản, giá trị hiện thực gồm 2 đặc điểm chủ yếu sau:
lOMoARcPSD| 40703272
Đặc điểm thứ nhất: làm các hiện thực được nhà văn đưa vào trong TP. Nói
cáchkhác, TP đó phản ánh hiện thực gì? trong giai đoạn nào? Hiện thực đó được thể
hiện qua những nét tiêu biểu nào? Ý nghĩa của việc phản ánh hiện thực ấy là gì? – Đặc
điểm thứ hai: Con người điển hình. Đây là nét đặc trưng của TP hiện thực. Lẽ đương
nhiên gắn với mỗi thời kỳ, mỗi XH nhất định, bao giờ cũng mẫu người đại diện cho
toàn XH. Mẫu người ấy được nhà văn khái quát xây dựng lại thành cách hình tượng
điển hình trong TP của mình. Do vậy, muốn làm giá trị nhân đạo của một TP nào
đó, cần phân tích được hình tượng nhân vật điển hình trên các phương diện: khắc họa
ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói,….nhân vật đó đại diện cho tầng lớp, giai cấp
hay lớp người nào trong XH? thể hiện tiếng nói chung cho lớp người nào không?
Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong TP, tác giả mong muốn đạt
được điều gì? Hay nhân vật điển hình giúp tác giả thể hiện hiện thực được phản ánh
như thế nào?
Luôn nhớ bất kỳ chi tiết NT nào của TP đều ý nghĩa của nó, ý nghĩa đó độc lập
tương đối, song phải luôn được đặt trong chỉnh thể để có được cái nhìn, cách đánh giá
đúng đắn nhất. 2. Giá trị nhân đạo
Là một giá trị cơ bản của những TP VH chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông
sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong
cuộc sống; Đồng thời, thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm
hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của
cuộc đời.
Để làm rõ giá trị nhân đạo của một TP, cần phân tích được các khía cạnh sau: – Tố cáo
XH: đây chính là cái hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị đẩy vào các hoàn cảnh bi
đát, đau khổ. Thông thường phương diện tố cáo, các nhà văn thường thể hiện quan
điểm lên án, phê phán với các tầng lớp thống trị, những kẻ ăn trên ngồi trốc, mạnh
hiếp yếu, trà đạp c/s con người làm băng hoại các giá trị đạo lý. Ca ngợi: thể
ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của
một con người hoặc một lớp người trong XH. Đây chính là những vẻ đẹp bị lấp vùi
bởi sự thống trị, đàn áp.
Thương cảm, bênh vực: xuất phá từ việc phát hiện, khám phá được những t
đẹpẩn tàng của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp,
lương thiện vào đường cùng, hoặc đẩy họ vào con đường tội lỗi nên các nhà văn bày
tỏ niềm thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật
phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn,
thách thức và vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định niềm tin, ước khát
vọng trong cuc sống.
Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Đặc điểm này không hoàn toàn
trongtất cả các TP. Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực
của nhà văn, nhờ đó nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số
phận nhân vật, hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân
vật khi mọi nẻo đường thực tại hay chốn nhân gian đều không khả năng
thay đổi được hoàn cảnh.
Kinh nghiệm viết truyện ngắn của các nhà văn.
Bùi Hiển: Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người
màdựng lên. khi nhân vật đặt trước một vấn đphải băn khoăn, suy nghĩ, lựa chọn,
lOMoARcPSD| 40703272
quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống làm việc bình thường, trong đó nhân vật biểu
lộ ý chí tình cảm của mình. Có khi những hành động mãnh liệt những tình tiết éo
le. khi chỉ một tâm trạng, một nỗi vui buồn, một ý tình chớm nở. Nhưng phải
chọn khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất (trong khía cạnh cần thể hiện)
Nguyễn Minh Châu: Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt
giữamột thân cây cổ thụ: chỉ liếc qua những đường ván trên cái khoảng gỗ tron tròn
kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mc.
Nói đến truyện ngắn nói đến nghệ thuật của bố cục shàm súc. Kỹ thuật viết
truyện ngắn– giống như kỹ thuật của người làm pháo: dồn nén tưởng vào
trong một cái cốt truyện thật ngắn gọn, thật tự nhiên. Cho nên những người viết truyện
ngắn bậc thầy đều cao tay trong k thuật dựng truyện và tinh xảo trong ngôn ngữ
Nguyên Ngọc: Truyện ngắn mang rất cái chất của từng người viết, nhất
cáichất quả quyết, đột ngột. Viết truyện ngắn phải nghề lắm. Vả lại, phải viết v
những cái mới, hững cái không dễ thấy, nhưng ở chiều sâu của nó, cuộc đời đang đặt
ra.
Nguyễn Thành Long: Truyện ngắn phải mang dấu ấn của tác giả biểu hiện sự
tồntại của tác giả. Dấu ấn ấy trước hết tấm lòng đằm thắm của anh sau đó bút
pháp, giọng nói, nhịp điệu câu chuyện của anh, những “cái áo”, “làn da” của tấm lòng
tác giả. Nếu không gì để nói, làm sao anh nâng nổi ngòi bút của anh cho được. Nhà
văn phải luôn luôn để ý, ghi nhạn ngẫm nghĩ. Bắt tay một người con gái, ta
không thể nói vắn tắt: “Tôi bắt tay cô ta”. Bàn tay ấy nồng ấm, hay lạnh, hay hờ hững,
hay trơn như lươn.
Nguyễn Quang ng: Viết truyện ngắn là chơi bố cục, thú lắm. Theo tôi
quanniệm, truyện ngắn phải có “chuyện” tức có thể kể lại cho người khác nghe được.
muốn kể, câu chuyện phải chặt chẽ, hấp dẫn. Yêu cầu bố cục đặt ra tđấy. Học
các nhà văn nước ngoài, truyện ngắn nước ngoài cũng trông vào bố cục. Như
Môpatxăng, như truyện ngắn Nga, toàn là bố cục khiếp cả.
Tô Hoài: Người viết truyện ngắn phải rèn luyện đến từng dấu phẩy. Và anh chỉ
viếtđược những gì anh hiểu khá kỹ càng. Có thể nói truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải
lương thiện rất mực.
Tôi cho rằng truyện ngắn là một thể văn tập cho người viết nhiều nết quý lắm. Chỉ với
truyện ngắn, người ta mới biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng chữ. Nhà văn mình
thường yếu, không tạo được phong cách riêng. Truyện ngắn đòi hỏi hoàn thiện, ở đây
ta được rèn luyện đến việc dùng từng dấu phẩy…Nếu nặng về phần sự thực đminh
hoạ ý thì truyện ngắn đã đứng hẳn phía của người sáng tạo. Một truyện ngắn hay,
không chỉ có ý nghĩa ở chủ đề tư tưởng và nhân vật mà từng câu, từng chữ của truyện
ấy sẽ tạo nên nội dung cái hay cho chủ đề tư tưởng và nhân vật. Mỗi chữ có sức mạnh
riêng đồng thời sức mạnh hoà chung cả hai phía ấy dựng nên hồn chữ, hồn câu toàn
bài…
Nguyễn Công Hoan: Khi tôi thấy một hiện tượng (một câu nói, một cảnh, một
việc)làm cho tôi xúc động, nếu bản thân hiện tượng ấy chưa thành truyện ngắn được,
chỉ thân chưa kết, thì lập tức thói quen nghĩ truyện ngắn của tôi kết
ngay dược truyện ấy.
Lúc bấy giờ, tuỳ theo cái kết tôi vừa nghĩ ra để tâm vấn đề nói vui hay thảm, chua
lOMoARcPSD| 40703272
chát hay nực cười, tôi phỏng theo hiện tượng ấy sáng tạo ra truyện, theo hướng vấn
đề ấy.
Khi một hiện tượng chỉ gói ghém một ý hay thì tôi dùng hiện tượng ấy làm kết một
truyện. Ngay lập tức, câu chuyện tưởng tượng, bố trí sẵn sàng theo cái kết ấy, hiện ra
trong óc tôi như mở gói ấy cho tôi trong thấy
| 1/16

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40703272
CHUYÊN ĐỀ VỀ THƠ CA
1. Thơ trong mối quan hệ với hiện thực
Thơ là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ. Thơ luôn tìm về với cuộc sống,
thơ ở trong cuộc sống nên “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc vào
cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John Perse)
. Như vậy, dù ý thức hay vô thức, thơ
vẫn chảy trong biển lớn cuộc đời và nhà thơ không thể đứng ngoài dòng chảy ấy. Hơn
ai hết, họ phải là người cảm nhận cuộc sống mãnh liệt nhất, tế vi nhất.
“Thơ phản ảnh đời sống con người trên toàn diện sinh động của nó từ mặt tầng
(hành động) tới đáy tầng (tâm linh) qua hết mọi phương diện xã hội”
2. Nhà thơ và quá trình sáng tạo
Để đi vào thế giới nghệ thuật thơ, có lẽ chúng ta cần xác định nhà thơ – họ là ai?
Vì chính sứ mệnh nhà thơ chi phối quá trình sáng tạo thi ca. Với Trần Nhựt Tân, “Thi
sĩ là người duy nhất có được ngôn ngữ: hắn đã vượt thoát được ngôn ngữ. Thi sĩ là
người duy nhất có thể vượt thoát được hố thẳm, lập ngôn”
. “Thơ là những xúc động
đặc biệt được diễn tả bằng một ngôn ngữ đặc biệt của một sinh linh có năng khiếu đặc
biệt mệnh danh là thi sĩ”.

Như vậy, trong quan niệm của các nhà lý luận phê bình văn nhà thơ không phải
là người bình thường mà là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Thật vậy, sáng
tạo thi ca là quá trình phức tạp. Như một ngọn nến, thi nhân tự đốt cháy tâm hồn mới
mong thơ tỏa sáng giữa cuộc đời. Vì “thơ là kết tinh, thơ là ngọc đọng, thơ là phiến
Kỳ nam trong rừng trầm hương, thơ là hạt minh châu trong biển hạt trai, thơ là tinh
hoa trong vườn phương thảo”
. Quá trình sáng tạo của nhà thơ là sự kết tinh của “hồn
thơ
”. Để sáng tác thi ca ngoài phần kỹ thuật, thi pháp cũng như nội dung tư tưởng,
“còn đòi hỏi một nguyên lý sinh động đó là cái hồn thơ, cái khả năng cảm hứng và
diễn tả của nhà thơ nó làm cho nội dung kết cấu với hình thức và bài thơ có một sức
sống linh diệu” (Nguyễn Sỹ Tế). Và “Những chất thơ có được trong tác phẩm đều
xuất phát từ một hồn thơ. Hồn thơ là nguồn suối nguyên sinh của cái đẹp nghệ thuật
tìm thấy trong một sáng tạo đam mê”
(Trần Nhựt Tân).
Với các nhà lý luận phê bình văn học, hồn thơ là yếu tố không thể thiếu trong quá
trình sinh thành thơ ca. Nó không những là nguyên nhân, động lực, là “nỗi niềm tinh
vân
” dậy lên đam mê và khát khao sáng tạo mà còn là tiếng gọi từ trong vô thức của
người thơ. “Chất thơ thường hướng về tác phẩm, tức là ngoại giới, hồn thơ là dư vang
chưa thành hình còn đang ở trong trạng thái tiềm thế, đồng hóa với mỹ cảm sống động
trong tâm hồn thi sĩ”.

3. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ
“Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson). Đó là thứ ngôn ngữ
được chưng cất công phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ
chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”. Vì vậy với các nhà lý luận phê bình văn học, ngôn
ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, ngôn ngữ luôn là một giá
trị không thể phủ nhận trong thơ, vì “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ”
(Nguyễn Quốc Trụ). Và “ngôn ngữ thi ca là thứ ngôn ngữ kết hợp hài hòa giữa ngôn
ngữ và tư tưởng và nhiệm vụ của thi nhân là phải tạo nên sự nhiệm màu kỳ diệu ấy”. lOMoAR cPSD| 40703272
Đây mới thực sự là yếu tố làm nên giá trị thơ ca. Tư tưởng trong ngôn ngữ thơ như
một chiếc dây diều vừa đưa thơ cất cánh bay cao, bay xa trong bầu trời của thực và
mộng vừa neo thơ lại với bầu khí quyển đời sống. Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không
phải là một thứ ngôn ngữ xác ve sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu mà đó là một thứ ngôn
ngữ không ngừng biến sinh mãnh liệt”.
Song ngôn ngữ trong thơ không phải là ngôn
ngữ nguyên sinh của đời sống. Đó là ngôn ngữ có giá trị tạo nghĩa, là một thứ “bóng
chữ
”. Nó có một “ma lực” riêng, nhiều khi vượt thoát khỏi ý thức của người cầm bút
để trở thành một thứ ám ảnh của vô thức. Như một “tiếng chim gọi đàn”, nó tràn ra
ngòi bút của thi nhân và phóng chiếu thành những cảm hứng sáng tạo. Ngôn ngữ thơ
vì thế “không những khác biệt ngôn ngữ nhật dụng, nó còn biệt lập với người cầm bút,
nó còn khả năng tự tồn, sinh sôi, nẩy nở “Chữ đẻ ra chữ và ra nghĩa” (Bùi Hữu Sủng)
4. Quan niệm về nhạc tính và âm điệu trong thơ
Cùng với ngôn ngữ và hình ảnh, nhạc tính và âm điệu trong thơ cũng là một yếu
tố thi pháp được các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam đề cập khá nhiều
trong quan niệm thơ của mình. Theo họ, “Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu
nhạc tính thơ trở thành văn xuôi”.
Bởi nhạc tính như một nét duyên thầm làm nên vẻ
đẹp của thơ, cũng là một yếu tố tạo mỹ cảm cho người đọc. “Ly khai với nhạc tính, thơ
chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên”
(Tam Ích). Và “Thơ là sự phối hợp của
âm thanh”.
Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu “rơi vào cái
vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say
lòng người nhưng dễ nông cạn
” (Chế Lan Viên). Rõ ràng, nhạc tính là tiếng nói linh
diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người đọc, nói như La Fontaine “Chẳng
có thơ nào không có nhạc, song chẳng có thơ nào không có tưởng tượng”.
Là một yếu tố không thể thiếu trong thơ, nhạc được tạo nên từ cách dùng ngôn
ngữ, cách gieo vần, phối thanh… Nếu ngôn ngữ và hình ảnh là những yếu tố song hành
thì âm điệu cũng là yếu tố đồng hành với tính nhạc. Nói một cách hình ảnh, nếu ngôn
ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ
sợi dây đàn ấy, “âm điệu là bố cục của tiết nhịp”“nhạc tính là dây giao cảm của
từng yếu tố trong toàn bộ bố cục ấy”
(Trần Nhựt Tân). Vì vậy trong quan niệm lý luận
phê bình văn học , âm điệu cũng là một yếu tố hình thức nghệ thuật quan trọng trong
thơ. Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng chính là kiến tạo nhạc tính. Và âm điệu cũng
là chiếc cầu nối thơ với người đọc, nói như Trần Nhựt Tân “âm điệu là một cảm nghiệm
thi tánh như một sinh khí hội thoại của thơ với người thưởng lãm”

Quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu và nhạc tính trong thơ của lý luận phê
bình văn học cũng tương hợp với quan niệm thơ phương Tây và quan niệm thơ ca
truyền thống của dân tộc. Bởi đây là những hằng số giá trị của thơ ca. Nhưng thơ vẫn
còn những ẩn số khác mà con người phải khám phá trong quá trình tìm đến bản thể
thơ. “Thơ là vần điệu. Thơ là ý nghĩa tác động lên tâm hồn người đọc. Thơ là ẩn dụ
nhằm gây rung động hay cảm xúc”
(Huỳnh Phan Anh). Thơ mãi là một thế giới đầy bí
ẩn mà khi giải mã, không phải lúc nào cũng có sự thống nhất; ngay cả trong quan niệm
về việc chú giải, phê bình.
5. Khái lược về thơ trữ tình:
Thơ là một thể loại VH được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữ ngắn gọn súc
tích,theo những quy luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình
cảm, … của người nghệ sĩ về đ/s thông qua những hình tượng NT. lOMoAR cPSD| 40703272 –
Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đ/s; hiện thực tâm trạng) bằng
cáchbộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm
dấu ấn cá nhân của chủ thể. –
Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ
bộclộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đ/s, thể hiện tư tưởng về
con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư
tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi
sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.
6. Đặc điểm chung của thơ trữ tình:
6.1. Tính trữ tình:
Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ. TP thơ luôn thiên về diễn tả những cảm
xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Những rung động ấy xét đến
cùng là những tiếng dội của những sự kiện, những hiện tượng đ/s vào tâm hồn nhà thơ.
Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TP thơ. Nắm vững đặc điểm này ta sẽ có một định
hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng TP thơ. Nghĩa là, khi phân tích TP
thơ, ta không phải đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc
được nhà thơ đề cập, mà điều cốt lõi là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng,
thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên.
6.2. Chủ thể trữ tình:
Trong TP thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động,
suy tư về cuộc sống. Con người ấy được gọi là chủ thể trữ tình. Nói cách khác, chủ thể
trữ tình là con người đang cảm xúc, suy tư trong TP thơ. Nhân vật trữ tình trong TP
thơ chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm.
Trong TP thơ, chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của
TP. Cho nên, khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình. Muốn phân tích nội
dung trữ tình thì nhất thiết, nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình. Bởi lẽ, nội dung
trữ tình luôn chứa trong chủ thể trữ tình.
6.3.Nội dung phản ánh trong thơ trữ tình:
6.3.1.Thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người.
Trong TP trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ … được trình bày
trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của TP. Ở đây, nhà thơ có thể biểu
hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả
biến cố, sự kiện nào. Người đọc cảm nhận trước hết là thế giới nội tâm, là
thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc
đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con người
và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ
sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của TP trữ tình.
6.3.2. Thơ trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan.
TP trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập
trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước
vấn đề gì…Do đó, hiện tượng c/s vẫn được thể hiện trong TP trữ tình. Mặc dù thể hiện lOMoAR cPSD| 40703272
thế giới chủ quan của con người, TP trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện
tượng trong đ/s khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, TP trữ tình
cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu của nó là nhằm biểu hiện
những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ …của con người.
6.3.4.Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình:
6.4.1.Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng
Để có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa chọn ra những
ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt
ngôn từ để tạo ra những từ ngữ thơ mà đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội
dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm.
6.4.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhịp điệu
Trong thơ, sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo ra nhịp điệu thơ.
Cuối mỗi dòng thơ đều có chỗ ngắt nhịp. Tuỳ theo số chữ trong mỗi dòng mà nhịp thơ
thể hiện khác nhau.Và theo từng cung bậc tình cảm thì nhà thơ sử dụng thể thơ 4 chữ,
5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc dài hơn, hoặc ngắn hơn chen nhau…Ngoài ra, trong
các thể thơ Việt nam như lục bát, song thất lục bát tứ tuyệt, hát nói…là những cấu tạo
nhịp điệu đặc biệt, có lưng, vần, chân, lối ngắt nhịp riêng độc đáo.
6.4.3. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính hoạ
Bằng những âm thanh luyến láy, bằng những từ ngữ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc
và cách ngắt nhịp, nhà thơ đã xây dựng nên những câu thơ, những hình tưọng thơ có
sức truyền cảm lớn, tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ.
Thơ được xây dựng bằng những hình tượng NT có sức gợi cảm lớn. Thi trung hữu hoạ,
trong thơ thể hiện những bức tranh hoàn mỹ mà người đọc có thể hình dung khi cảm
nhận những vần thơ khắc hoạ. Đó là tính hoạ trong thơ.
6.4.4.Ngôn ngữ thơ phải có tính biểu hiện:
VH nói chung, thơ ca nói riêng phản ánh hiện thực c/s qua hình tượng NT. Nghĩa là
điều mà nhà nghệ sĩ nhận thức, suy tư về c/s luôn được thể hiện một cách gián tiếp.
Để làm được điều này người nghệ sĩ đi vào khai thác khả năng biểu hiện của ngôn ngữ.
Đó là cách tổ chức sắp xếp ngôn ngữ sao cho từ một hình thức biểu đạt có thể có nhiều
nội dung biểu đạt. Đó là quá trình chuyển nghĩa tạo nên lượng ngữ nghĩa kép trong thơ.
7.ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ TRỮ TÌNH VÀ MỘT SỐ LỖI CẦN TRÁNH
KHIPHÂN TÍCH THƠ TRỮ TÌNH. a, Đặc trưng của thơ trữ tình.
Thơ là một hình thức NT đặc biệt. Hệ thống cảm xúc, tâm trạng và cách thể hiện tình
cảm, cảm xúc được xem như là đặc trưng nổi bật của thơ trữ tình. Trong các TP thuộc
các thể loại như văn xuôi, tự sự, kịch… cũng có cảm xúc, tâm trạng, nhưng cách thể
hiện thì rất khác so với thơ trữ tình. Cảm xúc của tác giả có trong các thể loại VH kể
trên là thứ cảm xúc được thể hiện một cách gián tiếp thong qua hệ thống hình tượng
nhân vật, các sự kiện XH và các diễn biến của câu chuyện… Trái lại, trong thơ trữ
tình, tác giả bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình., VD trong đoạn thơ sau.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu
nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ song chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá lOMoAR cPSD| 40703272 Tế Hanh – Quê Hương
Người đọc cảm nhận được rất rõ tấm lòng và tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ
Tế Hanh đối với quê hương, nơi ông đã sinh ra, lớn lên và gắn bó một thời. Ở đây nhà
thơ công khai và trực tiếp nói lên những tình cảm, suy nghĩ của chính mình.
Khác cách thể hiện tình cảm trong thơ, chúng ta hay đọc đoạn văn sau:
Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi, Vừa thấy tôi Lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đợì rồi, ông giáo a. ! – Cụ bán rồi?
– Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố gắng làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước… Thế nó cho bắt à?
Mặt Lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy
ra. Cái đầu Lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của Lão mếu như con nít.
Lão hu hu khóc… (Nam Cao – LãoHạc)
Người kể chuyện ở đây xưng “tôi”, nhưng “tôi” đây là ông giáo chứ không phải Nam
Cao. Nhà văn hoàn toàn không xuất hiện mà giấu mình đi. Trong trang sách chỉ có ông
giáo kể lại câu chuyện. Như thế phải qua cách kể chuyện và miêu tả nhân vật ông giáo
về nỗi ân hận, đau khổ đến cùng cực của Lão Hạc. Chúng ta mới thấy được tấm lòng thông cảm, thái
độ trân trọng yêu mến của Nam Cao đối với nhân vật này.Trong nhiều bài thơ trữ tình
nhà thơ xưng “ta” chẳng hạn
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi” (Tố Hữu)
Hoặc nhiều khi không thấy xưng “ta” hay “tôi” gì cả mà chỉ thấy một ai đó đang lẳng
lặng kể và tâm sự, tâm tình, chẳng hạn “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?” (Ông Đồ)
Trong trường hợp như thế người ta xưng “ta” hoặc không xưng gì cũng đều là chính
nhà thơ. Nghĩa là sau câu thơ vẫn hiện lên rất rõ tấm lòng và tình cảm sâu nặng của
tác giả. Có những trường hợp nhà thơ mượn lời của một nhân vật nào đó, nhập vai vào
một ai đó mà thổ lộ tâm tình (người ta gọi là trữ tình nhập vai) thì thực chất nhân vật
trữ tình đó cũng chính là tác giả. Thế Lữ mượn lời con Hổ trong vườn bách thú để dốc
bầu tâm sự của chính ông về nỗi chán ghét cái XH giả dối, nghèo nàn, nhố nhăng, ngớ
ngẩn đương thời, để nói lên khát vọng tự do, khát vọng về một cái thời đi không trở lại… ông viết
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thưở tung hoành hống hách những ngày xua”
thì ta ở đây là con Hổ cũng chính là nhà thơ Thế Lữ
Như vậy khi chúng ta phân tích thơ trữ tình thực chất là chỉ ra tiếng lòng sâu thẳm của
chính nhà thơ. Nhưng tiếng lòng ấy lại được thể hiện rất cô đọng và hàm xúc bằng một lOMoAR cPSD| 40703272
NT độc đáo – NT ngôn từ. Tiếp xúc với một bài thơ trữ tình trước hết là tiếp xúc bởi
một hình thức NT ngôn từ này. Nhà thơ gửi long mình qua những con chữ, trong những
con chữ và các hình thức biểu đạt độc đáo khác. Tiếng kêu đau đớn đột ngột của Tố
Hữu trước sự ra đi của chú bé lien lạc được thể hiện qua chữ “thôi rồi” và hình thức gẫy nhịp của câu thơ.
“Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi lượm ơi!”
Như thế phân tích thơ trữ tình trước hết phải xuất phát từ chính các hình thức NT, ngôn
từ mà chỉ ra vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của nhà thơ.
Nắm chắc đặc điểm và yếu tố trên chúng ta sẽ tránh được các lỗi dễ mắc trong việc
phân tích và cảm nhận thơ trữ tình.
b, Những lỗi cần phải tránh khi phân tích thơ trữ tình: –
Chỉ phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không thấy
hìnhthức NT. Đây thực chất chỉ diễn xuôi nội dung thơ ra mà thôi –
Có chú ý đến các hình thức NT, nhưng tách rờI các hình thức NTnhưng tách
rờicác hình thức NTra khỏi nội dung (thường là gần kết bài mới nói qua một số hình
thức NT được nhà thơ sử dụng trong bài) –
Suy diễn một cách máy móc, gượng ép phi lí các nội dung và vai trò, ý nghĩa
củacác hình thức NTtrong bài thơ.
=> Tóm lại, để phân tích bài thơ trữ tình có cơ sở khoa học, có sức thuyết phục cần
đến rất nhiều năng lực, nhưng trước hết người phân tích cần nắm được một số hình thức NT
8. MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THỨC NGHỆT THUẬT CẦN CHÚ Ý KHI PHÂN
TÍCH THƠ TRỮ TÌNH.
Đọc TP VH trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức NT cụ thể của ngôn từ
NT. Đó là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, là từ
ngữ và hình ảnh, là câu và sự tổ chức đoạn văn, là văn bản và thể loại của văn bản…
Phân tích TP VH không được thoát ly văn bản có nghĩa là trước hết phải bám sát các
hình thức biểu hiện lên của ngôn từ NT, chỉ ra vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc
thể hiện nội dung. Vậy chúng ta phân tích thơ trữ tình phải dựa trên thi pháp. 1. Nhịp thơ:
– Nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình. Nó giúp nhà thơ nâng cao khả
năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình tình không thể không chú ý đến phân tích
nhịp thơ. Để xác định nhịp điệu của từng bài thơ ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang
âm điệu và làm bừng sang hình ảnh thơ, việc nắm được đặc điểm chung của mỗi thể loại
cũng là điều rất cần thiết. Thường thường nhip điệu câu thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, lOMoAR cPSD| 40703272
thanh thoát, nhịp điệu thơ thất ngôn bát cú hài hòa, chặt chẽ, nhịp của thơ tự do, thơ hiện
đại rất phóng khoáng, phong phú.
– Trong thơ trữ tình, cùng với dấu câu, cách ngắt nhịp cần được xem là một từ đa nghĩa,
một từ đặc biết trong vốn ngôn ngữ chung của nhân loại. Chúng ta đều biết rằng trong
những tình huống giao tiếp thong thường của cuộc sống, im lặng lắm khi lại nói được rất
nhiều: Khi căm thù tuột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn bã, lúc xúc động
dâng trào… Những cung bậc tình cảm ấy nhiều khi không được mô tả bằng chữ nghĩa. Sự
ngắt nhịp là một trong những phương tiện hữu hiệu để thể hiện “sự im lăng không lời”
tạo nên “ý tại ngôn ngoại”, tính hàm nghĩa tạo ra điều không thể nói. 2. Vần thơ
Tiếng Việt rất giàu tính nhạc. Hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố
cơbản tạo nên tính nhạc của Tiếng Việt nói chung và ngôn từ VH nói riêng. Vì vậy khi
phân tích thơ trữ tình cần chú ý phân tích vần thơ, cách gieo vần VD:
Cùng trông lại mà cung chẳng thấy …………………..
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. –
Vần của các câu được hiện với nhau trong đoạn thơ trên là sự hài hòa trong cùngmột âm
vực cao thấp, một trường độ âm thanh phát ra. Đó là sự hài hòa có được từ việc phối
âm giữa các tiếng trong một cặp song thất. Xét từng cặp câu chúng ta thấy được sự
hòa âm giữa câu 1 và câu 2, giữa câu 3 và câu 4 nhờ vào những âm giống nhau giữa
tiếng thứ bảy của câu bảy và tiếng thứ năm của câu bảy ở câu song thất, giữa tiếng thứ
sáu của câu sáu và tiếng thứ sáu của câu tám trong cặp lục bát. Với sự hòa âm này của
các câu thơ như níu kéo, lưu giữ lấy nhau trong từng đoạn hay cả bài thơ tạo nên sự
trầm lắng, mênh mông, bâng khuâng, da diết của cái buồn trong đoạn thơ, góp phần
biểu đạt một cách hiệu quả tâm trạng nhân vật trữ tình. –
Tạo nên nhạc tính của thơ thực ra không chỉ có vần và hệ thống âm điệu mà ngaycả các
âm trong mỗi tiếng cũng có những giá trị biểu đạt nhất định. Theo Đinh Trọng Lạc âm “a”
gợi sự vui tươi bao la “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ( Phạm Tiến Duật), âm “r” gợi
sự hãi hùng run sợ “Những luồng run rẩy rung rinh lá” (Xuân Diệu), Âm “u”, “âu” gợi
sự u sầu bâng khuâng “Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu – Ngàn dâu xanh ngắt một màu”.
Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ để minh họa cho tính nhạc của ngôn ngữ Việt
trongthơ. Khi ta phân tích TP VH (Nhất là thơ) cần hết sức chú trọng yếu tố này. Khi
thấy âm hưởng, nhạc điệu của câu thơ không bình thường, có sự chuyển đổi thì hãy
tập trung phân tích chỉ ra giá trị, vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung.
3. Từ ngữ và các biện pháp tu từ: lOMoAR cPSD| 40703272
Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi
nội dung cần thể hiện của TPVH không thể có cách nào khác là nhờ vào hệ thống từ
ngữ ấy. Các phương tiện như dấu câu nhịp điệu ngữ âm đã nêu ở trên chỉ có ý nghĩa
khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ là nền tảng. Nhà văn muốn mô tả, tái hiện hiện
thực phải thông qua từ ngữ. Muốn đánh giá được nhà văn viết về những điều đó như
thế nào lại cũng phải thong qua chữ nghĩa trong văn bản “VH là NT của ngôn từ”
Chính là như vậy. Do tầm quan trọng ấy mà người ta coi lao động của nhà văn là thứ
lao động chữ nghĩa. Có thể nói ngôn từ là một đặc trưng quan trọng và nổi bật của VH.
Vì thế phải chú ý một số điểm sau: –
Thứ nhất: Phân tích TP VH không thể thoát ly và bỏ qua yếu tố từ ngữ. Muốn
phântích tốt từ ngữ trước hết phải nắm vững nghĩa của từ (Nghĩa chung và nghĩa trong
văn cảnh cụ thể) sau đó luôn luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi: Tại sao nhà văn dung từ
này mà không dung từ khác? VD: trong bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý
Bạch, câu thơ đầu “Sàng tiền minh nguyệt quang”, tại sao tác giả lại dung từ “sàng”
mà không dung từ “thượng” đều có nghĩa là giường? hoặc tại sao từ ngữ này lại xuất
hiện nhiều như thế? Có bao nhiêu từ đồng nghĩa với từ này? Có thể thay từ khác được
không? VD: Trong bài “Tiếng gà trưa” ( Xuân Quỳnh) torng khổ thơ cuối từ “vì” có
thay từ khác được không? Tại sao tác lại dung từ đó? hoặc giáo viên có thể đặt câu hỏi
“ trong câu ấy, đoạn ấy từ nào cần chú ý?” –
Thứ hai: Người ta nói nhiều đến phân tích hình ảnh trong TP VH, nhưng phân
tíchhình ảnh trong TP VH là phân tích từ ngữ. Nhiều người đã nhầm tưởng phân tích
từ ngữ và hình ảnh khác nhau nhưng thật ra là một. VD: Câu thơ của Nguyễn Du tả chân dung Tú Bà.
Thoát trông lờn lợt màu da Ăn
gì to lớn đãy đà làm sao? (Truyện Kiều)
Vẽ chính xác thần thái của một mụ chủ nhà chứa, bọn buôn thịt bán người. . Ta cũng thấy
rõ thái độ của tác giả đối với loại người đó. Chữ “lờn lợt” lột tả được rõ nét nhất thần thái
của Tú Bà! thực khó diễn tả bằng những từ ngữ khác: Vừa bóng nhẫy, vừa mai mái hay
vàng bủng chăng? Đó là bộ mặt “thiếu vệ sinh” có nhà phê bình cho rằng ta đọc câu thơ này
có cảm giác lợm giọng là như thế. Còn hai chữ “ăn gì” lại dường như muốn liệt mụ chủ chứa
vào một giống loài gì đó không phải giống người. Bởi vì giống người thì ăn cơm, ăn thịt, ăn
gạo, ăn cá … “ăn gì” là sao? Đó là một ví dụ để thấy phân tích hinh anh và phân tích
từ ngữ là một điều giáo viên cần lưu ý
– Hệ thống từ ngữ hình ảnh, cảm giác trong Tiếng Việt rất phong phú, da dạng
VD: Gợi về tâm trạng như: xao xuyến, bâng khuâng, phân vân … Gợi
về thị giác: La đà, lơ lửng, chấp chới …
Gợi về thính giác: mặn chat, chua lòm, ngọt lịm… lOMoAR cPSD| 40703272
Gợi về xúc giác: Lạnh ngát, nóng bỏng, xù xì…
– Thứ ba: Để tạo cách nói, cách viết có hình ảnh, gợi hình tượng bằng từ ngữ. Cácnhà
văn có thể vận dụng những cách: khi thì dùng từ láy:
VD: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trờI Thừa Thiên
(Mẹ Tơm – Tố Hữu) VD:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
(Đồng Chí – Chính Hữu)
– Thứ tư: Ngôn từ VH là loại ngôn từ đã được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường,
đượcnâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ
chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ VH. Có
rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, … Tất cả những
biện pháp đó nhằm mục đích giúp người nói, người viết có những cách diễn đạt hay hơn,
đẹp hơn, phong phú hơn, và do vậy mà hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu từ
giáo viên cần chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác dụng của
chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không phải đơn thuần chỉ gọi tên liệt kê các
biện pháp mà nhà văn đã dùng.
4. Không gian và thời gian trong thơ trữ tình:
Không gian trong thơ trữ tình là nơi tác giả – cái tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất
hiện để thổ lộ tấm lòng của mình. Không gian thường gắn với địa điểm chỉ nơi chốn
như: cây đa, bến đò, mái đình, giếng nước, núi cao, biển sâu, trời rộng , song
dài…Nhiều địa danh riêng đã trở thành những không gian tượng trưng VH như: Tiêu
tương, Tầm Dương, Cô Tô, Xích Bích, Tây Thiên, Địa Ngục, Thiên Đường, Bồng Lai,
Tiên Cảnh, Cõi Phật, Suối vàng…. Khi đọc TP VH, chúng ta cần chú ý xem nhà văn
mô tả không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì và nói được nội
dung gì sâu sắc qua không gian đó.
CHUYÊN ĐỀ TRUYỆN NGẮN
Truyện ngắn (TN) là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại truyện ngắn bao gồm
hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, sử thi… nhưng cái độc đáo của
nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không
nghỉ. TN có một số đặc điểm cơ bản sau: 1. Về dung lượng:
TN có dung lượng nhỏ, ngắn gọn mà cô đúc nên có sức ám ảnh lớn. Nó tập trung vào
một hoặc một vài biến cố trong một không gian, thời gian nhất định, tạo ra ấn tượng
mạnh mẽ và sự liên tưởng cho người đọc. Ví dụ (VD): TN Vi hành của Nguyễn Ái
Quốc dịch ra tiếng Việt chỉ hai trang sách, được viết dưới hình thức một bức thư kể về
một sự kiện là tác giả bị nhận nhầm là Khải Định. Cốt truyện không có gì, sự kiện đơn
giản, dung lượng rất ngắn nhưng truyện lại có sức công phá lớn, tác động mạnh mẽ lOMoAR cPSD| 40703272
vào ý thức, khêu gợi trí tưởng tượng của người đọc để đặt ra vấn đề chính trị – xã hội,
vấn đề dân tộc, vấn đề đấu tranh…. 2. Về đề tài:
TN đề cập đến mọi đề tài phong phú, đa dạng, chạm đến mọi ngóc ngách đời sống con
người. Trên cùng một đề tài, mỗi nhà văn lại có cách khai thác khác nhau, đem lại sắc
thái riêng cho tác phẩm của mình
VD: Cùng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, Ngô Tất Tố đề
cập đến sự bần cùng hóa, phá sản về vật chất của họ; còn ngòi bút Nam Cao lại xoáy
vào sự tha hóa về nhân cách, phá sản về tinh thần ở những con người ấy. 3. Về kết cấu:
Tuy dung lượng nhỏ nhưng TN có thể có những kết cấu linh hoạt. Kết cấu TN không
gồm không gian, thời gian nhiều tầng bậc, nhiều tuyến, mà được tổ chức theo kiểu
tương phản, liên tưởng. TN có thể có các kiểu kết cấu sau đây: – Kết cấu vòng tròn
(đầu cuối tương ứng): CHÍ PHÈO (Nam Cao) –
Kết cấu theo trục thời gian: Truyện được kể theo thời gian, theo diễn biến của
dòngsự kiện: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) –
Kết cấu tâm lý: Truyện được kể men theo dòng tâm lý nhân vật (NV), làm sáng
rõnội tâm NV và tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện: Đời thừa (Nam Cao) –
Kết cấu đồng hiện: Nhà văn miêu tả sự kiện, quan sát tình huống ở các địa
điểmkhác nhau trong cùng một thời điểm. Kiểu kết cấu này đem lại khả năng mở rộng
dung lượng cho tác phẩm: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu). –
Kết cấu trùng phức (kết cấu truyện lồng trong truyện): Người kể chuyện đứng
rangoài, đóng vai trò là đạo diễn để tổ chức diễn biến câu chuyện qua lời kể, qua đó
hoàn thiện chân dung NV: Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu). – Kết cấu mở:
Truyện kết thúc nhưng cái kết còn để ngỏ, mở ra những khả năng liên tưởng rộng lớn:
CHÍ PHÈO (Nam Cao) Vợ nhặt (Kim Lân).
4. Về cốt truyện: -
Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong
tácphẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong
một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
=> Cần phân biệt 2 khái niệm: cốt truyện và sườn truyện. -
Thuật ngữ sườn truyện dùng để chỉ những nét bao quát nhất của một câu
chuyện,bao gồm những sự kiện chính, những biến cố chủ yếu cắm mốc cho sự phát
triển của cốt truyện. Nó có thể được vay mượn từ nước này sang nước khác, từ nhà
văn này sang nhà văn khác trong quá trình giao lưu văn hóa. Dĩ nhiên sự mô phỏng
sườn truyện không có nghĩa là sao chép của người khác mà vẫn có một khoảng rộng
rãi cho sáng tạo của người nghệ sĩ. Việc Nguyễn Du vay mượn sườn truyện “Kim Vân
Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân là một ví dụ cụ thể. Sự sáng tạo ấy được thể
hiện trên nhiều phương diện, từ thể loại, kết cấu, ngôn ngữ, đến việc xây dựng nhân
vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cũng có thể nói như vậy giữa Iphighêni của
Euripidơ và Iphighêni của Racine, giữa Le Cid của De Catro và Le Cid của Corneille.
=> Nếu sườn truyện chỉ là cái khung thì cốt truyện đã là một hệ thống biến cố, sự kiện
cụ thể để diễn đạt cái khung ấy. Cốt truyện là sườn truyện đã được chi tiết hóa, hình
tượng hóa một cách cụ thể, sinh động qua một chủ thể sáng tạo. Có thể nói cốt truyện lOMoAR cPSD| 40703272
là một cái gì độc đáo, không lặp lại, gắn bó trực tiếp với những yếu tố khác làm cho
tác phẩm văn học trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.
Có thể kể lại sườn truyện một cách dễ dàng nhưng khó có thể kể lại đầy đủ cốt truyện
của một tác phẩm, nhất là một tác phẩm lớn. Khi có người đề nghị kể lại cốt truyện
của một tác phẩm, L Tônxtôi cho rằng cứ đọc toàn bộ tác phẩm sẽ khắc biết cốt truyện là gì. –
Cốt truyện là một đặc trưng thi pháp của TN vì nó là kết quả của sự sáng tạo
củanhà văn, là một phương thức khắc họa số phận và tính cách NV, qua đó thể
hiện đời sống một cách chân thực. –
Dựa vào cốt truyện, có thể chia làm hai loại truyện:
+ Truyện không có cốt truyện (hoặc cốt truyện rất mờ nhạt): do chủ ý nghệ thuật của
nhà văn chỉ nhằm thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trong mối liên hệ với hoàn
cảnh. Truyện chỉ có những ý tưởng, không có sự kiện gay cấn, thời gian cụ thể, thậm
chí không có đầu đuôi (TN Thạch Lam).
+ TN có cốt truyện rất chú ý xây dựng những tình tiết, sự kiện bộc lộ tính cách của
nhân vật và thúc đẩy hướng phát triển, vận động của mạch truyện. Bản thân cốt truyện
là hệ thống các sự kiện, được chia theo lớp lang từ đầu đến cuối truyện. Các sự kiện
càng gay cấn, nổi bật càng tạo kịch tính, sức hấp dẫn cho truyện (CHÍ PHÈO – Nam Cao)
5. Về nhân vật: (Xem thêm mục Nhân vật văn học – phần LLVH)
– NV là linh hồn của tác phẩm, là người phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn. Do
đó,xây dựng NV là điểm quan trọng của TN.
– NV TN ít hơn tiểu thuyết và thường bắt buộc phải được xây dựng theo nguyên
tắcđiển hình hóa. NV phải được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, vừa mang tính chung
phổ quát vừa mang tính riêng độc đáo. Trong TN, NV là một mảnh nhỏ của thế giới,
là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại
của con người, phát ngôn trực tiếp hoặc gián tiếp cho tư tưởng nhà văn.
– Ngoài ra, còn có loại NV tư tưởng.
6. Về điểm nhìn và phương thức kể chuyện: * Điểm nhìn:
Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác
phẩm. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa
điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng.
Điểm nhìn nghệ thuật được xem như một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung văn
bản ngôn từ. Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm nhìn thành các
loại như điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời
gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng, điểm nhìn tu từ… Trong nghệ thuật trần
thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo
ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật. *
Phương thức kể chuyện: – Trong TN, người ta
thường dùng nhiều cách kể chuyện. Các nhà
văn thường thay đổi cách kể và có thể có các
hình thức kể hỗn hợp. Có hai hình thức phổ
biến là: + Tường thuật lại quá trình, diễn biến lOMoAR cPSD| 40703272
sự việc: Vợ nhặt (Kim Lân) + Miêu tả lại diễn
biến sự kiện: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) – Để
nhận thức phương thức kể chuyện, người ta căn
cứ vào các tình huống kể chuyện:
+ Tình huống khách quan: Tác giả đứng bên ngoài kể lại điều xảy ra: Chiếc lá cuối cùng (Ohenry)
+ Tình huống chủ quan: Tác giả hoặc người kể chuyện tự đóng vai trò là nhân vật
chính của tác phẩm; kể lại những sự kiện, hành động, việc làm, ý nghĩa hoặc mối quan
hệ người – người, hoặc phân tích, bình luận chung.
Cũng cần chú ý đến quan điểm của người trần thuật trong TN. Quan điểm đó thể hiện
trong cách kể, nhưng cũng có khi thái độ bề mặt qua ngôn ngữ lại đánh lừa ta (CHÍ
PHÈO – Nam Cao). TN cũng thường có viễn cảnh – khung cảnh được mở ra trong
tương lai mà qua tác phẩm người đọc phát hiện hoặc cảm nhận được.
7. Về cách xây dựng tình huống:
Tình huống truyện là “cái tình thế của câu chuyện”, là cảnh huống chứa đựng
trongnó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt
truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách. – Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm.
Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như “cái chìa khóa vận hành
cốt truyện”. Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển,
tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình
huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác
giả. Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá
bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn. – Tình huống là thời điểm, khoảnh
khắc nhất định trong tác phẩm, ở đó tập trung điểm nút chủ đạo trong tác phẩm của
nhà văn. Tạo tình huống là một đặc điểm thi pháp TN. Do dung lượng nhỏ, TN buộc
phải tìm đến một tình huống – tức là một khoảnh khắc đặc biệt trong đời sống – để thể
hiện tập trung mối quan hệ con người, bật sáng tư tưởng của bản thân tác giả. TN có
thể có một hay nhiều tình huống, tạo thành một hệ thống. – Các kiểu tình huống truyện
tiêu biểu là: tình huống nhận thức, tình huống tâm trạng, tình huống hành động.
=> Tình huống TN thường rất độc đáo, ấn tượng, tạo hiệu quả thẩm mĩ cao.
8. Về chi tiết nghệ thuật:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chi tiết nghệ thuật là: “Các tiểu tiết của tác
phẩmmang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết
nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà
văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ
thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định.
Như vậy, chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của
nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết được các chi tiết đắt giá trong tác phẩm,
chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, tư tưởng chủ đề
của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạo của nhà văn. – Đây là một yếu tố giữ vai trò lOMoAR cPSD| 40703272
trọng yếu trong tác phẩm tự sự. TN có thể thiếu cốt truyện nhưng không thể thiếu chi tiết nghệ thuật. –
Chi tiết trong TN hay tiểu thuyết đều nhằm bộc lộ tính cách, tâm tư NV, đan
dệtnên các tình huống truyện, đều cùng có hai loại chi tiết: Chi tiết trung tâm và chi
tiết phụ trợ. Nhưng chi tiết ở TN thường ẩn chứa dung lượng phản ánh rất lớn. Cũng
có nghĩa là tính cô đọng, hàm súc và tượng trưng của chi tiết cao. Một chi tiết nổi bật
có thể gợi cho người đọc liên tưởng đến cả một trạng thái nhân sinh xã hội, suy rộng
ra bề sâu, bề xa của nội dung phản ánh. 9. Về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ TN rất chọn lọc, cô đúc. – Ngôn ngữ TN hiện đại còn có các tính
chất: tính biểu cảm, tính chính xác, tính hình tượng, tính hệ thống, tính đa thanh, tính đối thoại. –
Đặc điểm trần thuật của TN: Tính chấm phá. Do không phản ánh cả một quá
trìnhcuộc sống trong không gian rộng, thời gian dài như ở tiểu thuyết nên TN thiên về
lối hành văn khơi gợi hơn là miêu tả tỉ mỉ, câu văn nhiều ẩn ý, tạo chiều sâu cho tác phẩm.
Trên đây là những đặc điểm tiêu biểu của Truyện ngắn. Đó chính là những định hướng
để chúng ta có thể tiếp cận, phân tích những Truyện ngắn cụ thể
10. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN
VH là một hình thái ý thức XH đặc thù. Nó cùng với các bộ môn NTkhác tạo nên diện
mạo tinh thần của một dân tộc. Nếu như phương thức phản ánh của hội họa là màu
sắc, của âm nhạc là giai điệu, của kiến trúc là hình khối,…thì của VH chính là ngôn từ
NT. Vì thế cho nên, bản thân VH gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ dân tộc và là một trong
những kênh quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển hệ thống vốn từ tiếng
Việt cùng với các quy tắc sử dụng nó.
Mặt khác, văn chương cũng như tất cả các loại hình NTkhác đều hướng tới việc phản
ánh hiện thực, tái tạo hiện thực hoặc xây dựng một hiện thực viễn tưởng. Như thế, đối
tượng phản ánh của nó chính là con người, cuộc đời và mục đích hướng tới cũng chính
là cải tạo XH, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Bởi vậy cho
nên, trong các giá trị căn bản của VH, người ta không thể không nói đến hai giá trị cốt
lõi – giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
1. Giá trị hiện thực
Giá trị hiện thực của TP VH là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong TP VH,
tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại c/shoặc có sự
khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các TP văn
chương đều là hiện thực được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời
kỳ trên nhiều góc diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể.
Khi làm các bài tập làm văn có dạng: Anh/ chị hãy trình bày giá trị hiện thực trong
TP….? Học sinh cần xác định rõ thế nào là giá trị hiện thực, nói cách khác, cần nêu
cách hiểu hay khái niệm về giá trị hiện thực. Việc nhận thức đúng, đủ sẽ giúp cho
người học xác định chính xác các đặc điểm căn bản của nó, từ đó hoàn thiện được bài
viết một cách tốt nhất.
Về căn bản, giá trị hiện thực gồm 2 đặc điểm chủ yếu sau: lOMoAR cPSD| 40703272 –
Đặc điểm thứ nhất: làm rõ các hiện thực được nhà văn đưa vào trong TP. Nói
cáchkhác, TP đó phản ánh hiện thực gì? trong giai đoạn nào? Hiện thực đó được thể
hiện qua những nét tiêu biểu nào? Ý nghĩa của việc phản ánh hiện thực ấy là gì? – Đặc
điểm thứ hai: Con người điển hình. Đây là nét đặc trưng của TP hiện thực. Lẽ đương
nhiên gắn với mỗi thời kỳ, mỗi XH nhất định, bao giờ cũng có mẫu người đại diện cho
toàn XH. Mẫu người ấy được nhà văn khái quát và xây dựng lại thành cách hình tượng
điển hình trong TP của mình. Do vậy, muốn làm rõ giá trị nhân đạo của một TP nào
đó, cần phân tích được hình tượng nhân vật điển hình trên các phương diện: khắc họa
ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói,….nhân vật đó đại diện cho tầng lớp, giai cấp
hay lớp người nào trong XH? Nó có thể hiện tiếng nói chung cho lớp người nào không?
Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong TP, tác giả mong muốn đạt
được điều gì? Hay nhân vật điển hình giúp tác giả thể hiện hiện thực được phản ánh như thế nào?
Luôn nhớ là bất kỳ chi tiết NT nào của TP đều có ý nghĩa của nó, ý nghĩa đó độc lập
tương đối, song phải luôn được đặt trong chỉnh thể để có được cái nhìn, cách đánh giá
đúng đắn nhất. 2. Giá trị nhân đạo
Là một giá trị cơ bản của những TP VH chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông
sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong
cuộc sống; Đồng thời, thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm
hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.
Để làm rõ giá trị nhân đạo của một TP, cần phân tích được các khía cạnh sau: – Tố cáo
XH: đây chính là cái hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị đẩy vào các hoàn cảnh bi
đát, đau khổ. Thông thường ở phương diện tố cáo, các nhà văn thường thể hiện quan
điểm lên án, phê phán với các tầng lớp thống trị, những kẻ ăn trên ngồi trốc, ỷ mạnh
hiếp yếu, trà đạp c/s con người và làm băng hoại các giá trị đạo lý. – Ca ngợi: có thể
ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của
một con người hoặc một lớp người trong XH. Đây chính là những vẻ đẹp bị lấp vùi
bởi sự thống trị, đàn áp. –
Thương cảm, bênh vực: xuất phá từ việc phát hiện, khám phá được những nét
đẹpẩn tàng của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp,
lương thiện vào đường cùng, hoặc đẩy họ vào con đường tội lỗi nên các nhà văn bày
tỏ niềm thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật
phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn,
thách thức và vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc sống. –
Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Đặc điểm này không hoàn toàn có
trongtất cả các TP. Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực
của nhà văn, nhờ đó nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số
phận nhân vật, hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân
vật khi mà mọi nẻo đường ở thực tại hay ở chốn nhân gian đều không có khả năng
thay đổi được hoàn cảnh.
Kinh nghiệm viết truyện ngắn của các nhà văn. –
Bùi Hiển: Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người
màdựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề phải băn khoăn, suy nghĩ, lựa chọn, lOMoAR cPSD| 40703272
quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống làm việc bình thường, trong đó nhân vật biểu
lộ ý chí tình cảm của mình. Có khi có những hành động mãnh liệt những tình tiết éo
le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi vui buồn, một ý tình chớm nở. Nhưng phải
chọn khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất (trong khía cạnh cần thể hiện) –
Nguyễn Minh Châu: Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt
giữamột thân cây cổ thụ: chỉ liếc qua những đường ván trên cái khoảng gỗ tron tròn
kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc.
Nói đến truyện ngắn là nói đến nghệ thuật của bố cục và sự hàm súc. Kỹ thuật viết
truyện ngắn– nó có gì giống như kỹ thuật của người làm pháo: dồn nén tư tưởng vào
trong một cái cốt truyện thật ngắn gọn, thật tự nhiên. Cho nên những người viết truyện
ngắn bậc thầy đều cao tay trong kỹ thuật dựng truyện và tinh xảo trong ngôn ngữ –
Nguyên Ngọc: Truyện ngắn mang rất rõ cái chất của từng người viết, nhất là
cáichất quả quyết, đột ngột. Viết truyện ngắn phải có nghề lắm. Vả lại, phải viết về
những cái mới, hững cái không dễ thấy, nhưng ở chiều sâu của nó, cuộc đời đang đặt ra. –
Nguyễn Thành Long: Truyện ngắn phải mang dấu ấn của tác giả biểu hiện sự
tồntại của tác giả. Dấu ấn ấy trước hết là tấm lòng đằm thắm của anh sau đó là bút
pháp, giọng nói, nhịp điệu câu chuyện của anh, những “cái áo”, “làn da” của tấm lòng
tác giả. Nếu không có gì để nói, làm sao anh nâng nổi ngòi bút của anh cho được. Nhà
văn phải luôn luôn để ý, ghi nhạn ngẫm nghĩ. Bắt tay một người con gái, ta
không thể nói vắn tắt: “Tôi bắt tay cô ta”. Bàn tay ấy nồng ấm, hay lạnh, hay hờ hững, hay trơn như lươn. –
Nguyễn Quang Sáng: Viết truyện ngắn là chơi bố cục, thú lắm. Theo tôi
quanniệm, truyện ngắn phải có “chuyện” tức có thể kể lại cho người khác nghe được.
Mà muốn kể, câu chuyện phải chặt chẽ, hấp dẫn. Yêu cầu bố cục đặt ra từ đấy. Học
các nhà văn nước ngoài, truyện ngắn nước ngoài cũng trông vào bố cục. Như
Môpatxăng, như truyện ngắn Nga, toàn là bố cục khiếp cả. –
Tô Hoài: Người viết truyện ngắn phải rèn luyện đến từng dấu phẩy. Và anh chỉ
viếtđược những gì anh hiểu khá kỹ càng. Có thể nói truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải lương thiện rất mực.
Tôi cho rằng truyện ngắn là một thể văn tập cho người viết nhiều nết quý lắm. Chỉ với
truyện ngắn, người ta mới biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng chữ. Nhà văn mình
thường yếu, không tạo được phong cách riêng. Truyện ngắn đòi hỏi hoàn thiện, ở đây
ta được rèn luyện đến việc dùng từng dấu phẩy…Nếu ký nặng về phần sự thực để minh
hoạ ý thì truyện ngắn đã đứng hẳn ở phía của người sáng tạo. Một truyện ngắn hay,
không chỉ có ý nghĩa ở chủ đề tư tưởng và nhân vật mà từng câu, từng chữ của truyện
ấy sẽ tạo nên nội dung cái hay cho chủ đề tư tưởng và nhân vật. Mỗi chữ có sức mạnh
riêng đồng thời sức mạnh hoà chung cả hai phía ấy dựng nên hồn chữ, hồn câu toàn bài… –
Nguyễn Công Hoan: Khi tôi thấy một hiện tượng (một câu nói, một cảnh, một
việc)làm cho tôi xúc động, nếu bản thân hiện tượng ấy chưa thành truyện ngắn được,
vì nó chỉ có thân mà chưa có kết, thì lập tức thói quen nghĩ truyện ngắn của tôi kết ngay dược truyện ấy.
Lúc bấy giờ, tuỳ theo cái kết tôi vừa nghĩ ra để tâm vấn đề nói vui hay thảm, chua lOMoAR cPSD| 40703272
chát hay nực cười, tôi phỏng theo hiện tượng ấy mà sáng tạo ra truyện, theo hướng vấn đề ấy.
Khi một hiện tượng chỉ gói ghém một ý hay thì tôi dùng hiện tượng ấy làm kết một
truyện. Ngay lập tức, câu chuyện tưởng tượng, bố trí sẵn sàng theo cái kết ấy, hiện ra
trong óc tôi như mở gói ấy cho tôi trong thấy