Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Bách Khoa Hà Nội

Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!

Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng HCM
1. Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX :
- Từ năm 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược VN. Triều đình
nhà Nguyễn lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực
dân Pháp
- Từ 1858 - cuỗi thế kỉ XIX, các phong trào yêu nước nổ ra khắp mọi nơi
như khởi nghĩa của Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật,…. Tiêu
biểu nhất của giai đoạn này là phong trào Cần Vương, tuy rất anh dũng nhưng tất
cả đều thất bại
=> Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã lụi bại, lỗi thời
- Sau khi bình định được VN, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa.
Thực dân Pháp về cơ bản vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mở thêm các
đồn điền, hầm mỏ. Xuất hiện tầng lớp công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị
=> Từ đây, bên cạnh mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến, xuất
hiện thêm mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản và mâu thuẫn
giữa toàn bộ dân tộc VN và đế quốc Pháp
- Cùng với sự biến đổi trên, hàng loạt các cuộc vận động cải cách và cách
mạng dân chủ tư sản ra đời. Tiêu biểu là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu,
Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh khởi xướng,…
=> Các phong trào theo khuynh hướng dân chủ sản nói trên đều thất bại.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ giai cấp tư sản VN còn non yếu, các tổ chức và người
lãnh đạo chưa đường lối phương pháp cách mạng đúng đắn. Câu hỏi thực
tiễn được đặt ra là :Cứu nước bằng con đường nào để có thể đi đến thắng lợi?
- Không chỉ giai cấp tư sản, giai cấp công nhân cũng có phong trào của riêng
họ
+ Cuối thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã xuất hiện nhưng số lượng rất ít ỏi
và dần trở nên đông đảo và phát triển do các lần khai thác thuộc địa của Pháp
+ Giai cấp công nhân chịu 3 tầng áp bức: thực dân, bản, phong kiến. Họ
đã sớm có tư tưởng vùng lên nhưng hình thức đấu tranh vẫn còn thô sở như đốt lán
trại, bỏ trốn tập thể rồi dần tiến tới bãi công, đình công
+ Sau khi chủ nghĩa Mác-Lênin tưởng của HCM truyền vào VN,
phong trào công nhân đã có hệ tư tưởng và người lãnh đạo đúng đắn. Chấm dứt sự
khủng hoảng về đường lối cách mạng VN. Minh chứng rõ ràng nhất cách
mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến chống Pháp thắng lợi cũng như công
cuộc vừa xây dựng xhcn vừa kháng chiến chống Mỹ sau này.
2. Thực tiễn thế giới vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa bản chuyển sang chủ nghĩa
đế quốc. Các nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ,.. đã chi phối tình hình thế giới.
Phần lớn các nước thuộc châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh đã thành thuộc địa hoặc phụ
thuộc các nước đế quốc.
=> Tình hình đó làm thêm sâu sắc các mâu thuẫn: bản với sản, giữa
các nước đế quốc, thuộc địa và quốc gia phụ thuộc với chính quốc. Sang thế kỉ XX,
mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt. Giành độc lập không phải của riêng dân
tộc thuộc địa mà còn là mong muốn chung giai cấp vô sản thế giới
- Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi đầu tiên của giai cấp vô sản. Cách
mạng tháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấpsản và phong kiến, lập nên một nền
xã hội mới – Xã hội chủ nghĩa.
=> Mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị
áp bức
- Ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng
thế giới. QTCS đẩy mạnh truyền chủ nghĩa Mác - Lênin kinh nghiệm Cách
mạng Tháng Mười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động của đảng
cộng sản ở các nước thuộc địa và chính quốc
=> HCM cũng từ đây mà tìm ra con đường cho dân tộc VN.
| 1/2

Preview text:

Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng HCM
1. Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX :
- Từ năm 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược VN. Triều đình
nhà Nguyễn lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp
- Từ 1858 - cuỗi thế kỉ XIX, các phong trào yêu nước nổ ra khắp mọi nơi
như khởi nghĩa của Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật,…. Tiêu
biểu nhất của giai đoạn này là phong trào Cần Vương, tuy rất anh dũng nhưng tất cả đều thất bại
=> Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã lụi bại, lỗi thời
- Sau khi bình định được VN, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa.
Thực dân Pháp về cơ bản vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mở thêm các
đồn điền, hầm mỏ. Xuất hiện tầng lớp công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị
=> Từ đây, bên cạnh mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến, xuất
hiện thêm mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản và mâu thuẫn
giữa toàn bộ dân tộc VN và đế quốc Pháp
- Cùng với sự biến đổi trên, hàng loạt các cuộc vận động cải cách và cách
mạng dân chủ tư sản ra đời. Tiêu biểu là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu,
Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh khởi xướng,…
=> Các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thất bại.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ giai cấp tư sản VN còn non yếu, các tổ chức và người
lãnh đạo chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn. Câu hỏi thực
tiễn được đặt ra là :Cứu nước bằng con đường nào để có thể đi đến thắng lợi?
- Không chỉ giai cấp tư sản, giai cấp công nhân cũng có phong trào của riêng họ
+ Cuối thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã xuất hiện nhưng số lượng rất ít ỏi
và dần trở nên đông đảo và phát triển do các lần khai thác thuộc địa của Pháp
+ Giai cấp công nhân chịu 3 tầng áp bức: thực dân, tư bản, phong kiến. Họ
đã sớm có tư tưởng vùng lên nhưng hình thức đấu tranh vẫn còn thô sở như đốt lán
trại, bỏ trốn tập thể rồi dần tiến tới bãi công, đình công
+ Sau khi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của HCM truyền bá vào VN,
phong trào công nhân đã có hệ tư tưởng và người lãnh đạo đúng đắn. Chấm dứt sự
khủng hoảng về đường lối cách mạng ở VN. Minh chứng rõ ràng nhất là cách
mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến chống Pháp thắng lợi cũng như công
cuộc vừa xây dựng xhcn vừa kháng chiến chống Mỹ sau này.
2. Thực tiễn thế giới vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa
đế quốc. Các nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ,.. đã chi phối tình hình thế giới.
Phần lớn các nước thuộc châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh đã thành thuộc địa hoặc phụ
thuộc các nước đế quốc.
=> Tình hình đó làm thêm sâu sắc các mâu thuẫn: tư bản với vô sản, giữa
các nước đế quốc, thuộc địa và quốc gia phụ thuộc với chính quốc. Sang thế kỉ XX,
mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt. Giành độc lập không phải của riêng dân
tộc thuộc địa mà còn là mong muốn chung giai cấp vô sản thế giới
- Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi đầu tiên của giai cấp vô sản. Cách
mạng tháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấp tư sản và phong kiến, lập nên một nền
xã hội mới – Xã hội chủ nghĩa.
=> Mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời kì quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức
- Ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng
thế giới. QTCS đẩy mạnh truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm Cách
mạng Tháng Mười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động của đảng
cộng sản ở các nước thuộc địa và chính quốc
=> HCM cũng từ đây mà tìm ra con đường cho dân tộc VN.