-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Con đường di sản văn hóa ở miền trung | Sơ lược Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Lí do chọn đề tài con đường di sản văn hóa ở miền trung Trong dòng chảy lịch sử, dải đất miền Trung được xem là nơi hội tụ và chuyển tiếp nhiều giá trị văn hóa, trong đó có kiến trúc. Từ miền châu thổ Bắc bộ, ngôi nhà Rội, Rường - Rội, nhà Rường đã có những thay đổi từ cấu trúc, kiểu thức trang trí, công năng sử dụng,… để làm nên những dấu ấn của kiến trúc Duyên hải Trung bộ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Con đường di sản văn hóa ở miền trung | Sơ lược Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Lí do chọn đề tài con đường di sản văn hóa ở miền trung Trong dòng chảy lịch sử, dải đất miền Trung được xem là nơi hội tụ và chuyển tiếp nhiều giá trị văn hóa, trong đó có kiến trúc. Từ miền châu thổ Bắc bộ, ngôi nhà Rội, Rường - Rội, nhà Rường đã có những thay đổi từ cấu trúc, kiểu thức trang trí, công năng sử dụng,… để làm nên những dấu ấn của kiến trúc Duyên hải Trung bộ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Mã học phần:IVNC320905_23_1_04
CON ĐƯỜNG DI SẢN VĂN HÓA Ở MIỀN TRUNG
Nhóm sinh viên thực hiện: 1.Võ Duy Khánh 22161271 2.Hà Chấn Bằng 22161224 3.Nguyễn Thanh Đạt 22161236
4.Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 22161273 5.Nguyễn Ngọc Bảo Trân 22161326
Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thùy Trang
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
ĐIỂM (BẰNG SỐ): ……………….
BẰNG CHỮ:………………………..
CHỮ KÍ GV: ………………………. MỤC LỤC
I/ Mở đầu..…………………………………………………………………………
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………
2. Nội dung liên hệ ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
3. Phạm vi liên hệ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
II/ Nội dung….. ……………………………….……………………………………
Chương 1 : KHÁI QUÁT CÁC DI SẢN VĂN HÓA MIỀN TRUNG
Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CÁC DI SẢN VĂN HÓA MIỀN TRUNG
Chương 3: HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN, TỒN TẠO VÀ KHAI THÁC
PHÁT HUY TÁC DỤNG CÁC DI SẢN VĂN HÓA MIỀN TRUNG I/MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài con đường di sản văn hóa ở miền trung
Trong dòng chảy lịch sử, dải đất miền Trung được xem là nơi hội tụ và
chuyển tiếp nhiều giá trị văn hóa, trong đó có kiến trúc. Từ miền châu thổ
Bắc bộ, ngôi nhà Rội, Rường - Rội, nhà Rường đã có những thay đổi từ
cấu trúc, kiểu thức trang trí, công năng sử dụng,… để làm nên những dấu
ấn của kiến trúc Duyên hải Trung bộ. Từ miền thượng du, những dạng
kiến trúc cư trú, tôn giáo - tín ngưỡng ở cũng mang những đặc trưng rất
khác với cùng kiểu dạng ở miền hạ bạn. Từ những loại hình cư trú mái đá,
hang động, đến kiểu dạng ngôi nhà sàn, nhà sàn dài, nhà cộng đồng hiện
nay ở khu vực miền núi; từ những nếp nhà tranh đơn sơ đến kiến trúc nhà
Rường, từ những ngôi thảo am đến những kiến trúc quy mô như đình,
chùa, đền, miếu,… ở vùng đồng bằng, là diễn trình phát triển của tri thức
và kỹ thuật, là phương tiện phản ánh sự thích ứng của con người và cộng
đồng với môi trường tự nhiên nơi cư trú.
Con đường di sản miền Trung là tên một chương trình du lịch do Tổng
cục du lịch Việt Nam phát động. Con đường di sản này có mục tiêu kết
nối các di sản thế giới tại Trung Bộ, là nơi hội tụ các giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể đặc sắc, lâu đời của cả dân tộc. Chinh phục “Con
đường di sản miền Trung” để khám phá những nét văn hóa truyền
thống của đất và người miền Trung, cùng với nhiều cảnh quan thiên
nhiên tuyệt đẹp và một hệ sinh thái phong phú, đa dạng qua những di
sản thế giới được Unesco công nhận. 2.Nội dung liên hệ
Con đường di sản văn hoá ở miền Trung Việt Nam là một tuyến du lịch kết
nối các di sản thế giới được UNESCO công nhận tại khu vực Trung Bộ. Nội
dung liên hệ và phạm vi liên hệ của con đường di sản văn hoá ở miền Trung Việt Nam bao gồm:
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình): là một khu
bảo tồn thiên nhiên độc đáo, có hệ thống hang động và sông ngầm
lớn nhất thế giới, cùng với đa dạng sinh học và giá trị lịch sử địa chất.
Quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên Huế): là trung tâm chính
trị, văn hoá và tôn giáo của triều đại nhà Nguyễn, bao gồm các
công trình kiến trúc như thành quách, cung điện, lăng tẩm, chùa,
đàn… cùng với nhã nhạc cung đình Huế - một kiệt tác truyền khẩu
và phi vật thể của nhân loại.
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam): là một trong những di sản văn
hoá Chăm-Pa quan trọng nhất, là nơi thờ cúng các vị thần của
vương quốc Chăm từ thế kỷ IV đến XIII, có nhiều công trình kiến
trúc và điêu khắc bằng gạch và đá.
Phố cổ Hội An (Quảng Nam): là một thành phố cổ kỳ thú, có lịch
sử giao thương quốc tế từ thế kỷ XVII, phản ánh sự hòa quyện của
nhiều nền văn hoá khác nhau trong kiến trúc và phong tục dân gian.
Nhã Nhạc Cung Đình Huế (Thừa Thiên Huế) : là một trong những
tài sản vô giá của dân tộc, được UNESCO công nhận là kiệt tác
truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Giá trị ấy đã
trường tồn cùng dân tộc và đã được nhân loại tôn vinh. Việc bảo tồn
phát huy nó trong xã hội đương đại là công việc rất nặng nề nhưng
bước đầu đã thu được những thành quả rất đáng phấn khởi.
Thành nhà Hồ thuộc địa bàn các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện
Vĩnh Lộc vừa được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế
giới. Thành nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật
và nghệ thuật xây dựng đá lớn, cùng sự kết hợp các truyền thống
xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Nam
Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. II/ NỘI DUNG
Chương 1 : KHÁI QUÁT CÁC DI SẢN VĂN HÓA MIỀN TRUNG 1.1
Phố cổ Hội An ( Quảng Nam) 1.1.1 Tên gọi, 1.1.2 Nguồn gốc
1.1.3 Quá trình tồn tại đến nay 1.2
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) 1.3
Nhã nhạc Cung Đình Huế ( Thừa Thiên Huế) 1.4
Quần thể di tích Cố Đô Huế (Thừa Thiên Huế) 1.5 Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) 1.6
Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ( Quảng Bình)
Chương 2 : PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA
CÁC DI SẢN VĂN HÓA MIỀN TRUNG 2.1 Phố cổ Hội An 2.2 Thánh địa Mỹ Sơn 2.3 Nhã nhạc Cung Đình Huế 2.4
Quần thể di tích Cố Đô Huế 2.5 Thành nhà Hồ 2.6
Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
*NOTE : Chương 2 tìm hiểu về các đặc điểm như : vị trí, đặc điểm tự nhiên....
Chương 3 : HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ KHAI
THÁC PHÁT HUY TÁC DỤNG CÁC DI SẢN VĂN HÓA MIỀN TRUNG 3.1 Hiện trạng 3.2
Khai thác các giá trị của di sản văn hóa ( giá trị nghệ thuật,
giá trị kinh tế du lịch, ....) 3.3
Giải pháp bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa