-
Thông tin
-
Quiz
Con người là thực thể sinh học xã hội - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Con người là thực thể sinh học xã hội - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Con người là thực thể sinh học xã hội
Mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất qui định bản chất con người.Đặc trưng qui
định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là mặt xã hội
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới
tự nhiên. “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”
Nếu con người vừa là sản phẩm của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội thì trong
con người cũng có hai mặt không tách rời nhau: mặt tự nhiên và mặt xã hội. Sự thống
nhất giữa hai mặt này cho phép chúng ta hiểu con người là một thực thể sinh học – xã hội.
Là một thực thể sinh học – xã hội, con người chịu sự chi phối của các qui luật khác nhau,
nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các qui luật sinh học (như qui luật về sự phù hợp cơ
thể với môi trường, qui luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hoá, tình dục…)
qui định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các qui luật tâm lý – ý thức, được
hình thành trên nền tảng sinh học của con người, chi phối quá trình hình thành tình cảm,
khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa
người với người. Trong đời sống hiện thực của mỗi con người cụ thể, hệ thống qui luật
trên không tách rời nhau mà hoà quyện vào nhau, thể hiện tác động của chúng trong toàn
bộ cuộc sống của con người. Điều đó cho thấy trong mỗi con người, quan hệ giữa mặt
sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học (như ăn, mặc, ở) và nhu cầu xã hội
(nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu thẩm
mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần)… đều có sự thống nhất với nhau. Trong đó, mặt
sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để
phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được “nhân hoá” để mang giá trị
văn minh; và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh
học. Hai mặt trên thống nhất với nhau để tạo thành con người với tính cách là một thực
thể sinh học – xã hội.
Ví dụ như khi thấy vợ chết, bố Triệu Đức đã nóng giận mà đổ lỗi cho Triệu đức, sau
đó định giết Người yêu triệu đức, triệu đức giết bố…lúc này, phần “CON” trong hai
người đã lên ngôi, phần người mất đi, chỉ còn bản năng nguyên thủy nhất
Mặt khác, con người còn là thực thể xã hội, nên cũng chịu sự chi phối ràng buộc của
các mỗi quan hệ xã hội. Như trong ví dụ này, sau khi làm điều sai trái, triệu đức luôn
cảm thấy ăn năn hối lỗi về hành động của mình, bố triệu đức sau đó cũng trầm cảm,
hối hận sau cái chết của vợ. Còn một chi tiết nữa, khi thấy con mình gặp nguy hiểm,
mẹ triệu đức đã không ngần ngại lao ra cứu con, đó chính là biểu hiện của phần
“NGƯỜI” bên trong mỗi nhân vật. nói cách khác, chính phần ý thức xã hội cùng tình
cảm là thức khiến con người trở nên khác biệt với những loài động vật khác.
giống như nhân vật Triệu Đức sinh ra là một đứa trẻ ngoan ngoãn có 1 gđ hạnh phúc
nhưng biến cố ập đến khiến Đức lớn lên trở thành một con người khác hành động mất
kiểm soát do 1 phần chịu ảnh hưởng của người cha quá đau buồn khi vợ mất khiến
Đức phải trả giá . Sau khi Đức ra tù Đức mong muốn được hoàn lương muốn trở
thành 1 người công dân tốt nhưng lại gặp hoàn cảnh trớ trêu bạn gái đã có người yêu
mới mọi thứ tài sản nhà cửa tình yêu của Đức trc đây đều tiêu tan . Đức mất niềm tin
vào cuộc sống tưởng chừng như không còn lối thoát cho anh .
Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
- Một là, tất cả các quan hệ xã hội (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ
chính trị, kinh tế, đạo đức, tôn giáo; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…) đều góp
phần vào việc hình thành bản chất của con người; song có ý nghĩa quyết định nhất
là các quan hệ kinh tế mà trước hết là các quan hệ sản xuất, bởi vì các quan hệ này
đều trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối các quan hệ xã hội khác: Bối cảnh trong nhà tù
đã nhào nặn Triệu Đức thành một con người hoàn toàn khác, một tên côn đồ máu
mặt, nhưng khi ra tù và thấy được người yêu của mình đã có người khác thì tinh
thần của anh ta sụp đổ. Anh nhận ra rằng cuộc đời mình không còn có gì, không
người thân, không tình yêu, không tiền bạc, không công việc, Triệu Đức một lần
nữa biến chuyển thành một tên bụi đời thiếu í chí sống, một bóng ma lang thang
trên các góc phố này qua ngày.
- Hai là, không phải chỉ có các quan hệ xã hội hiện đang tồn tại mà cả các quan hệ xã
hội trong quá khứ cũng góp phần quyết định bản chất con người đang sống, bởi vì
trong tiến trình lịch sử của mình, con người dù muốn hay không cũng phải kế thừa
di sản của những thế hệ trước đó: Trước kia,Triệu Đức cũng từng có một gia đình
hạnh phúc, điều này đã cho anh có được những lẽ thường, những nền tảng của một
con người tốt. Nhưng biến cố là tại vì anh mà mẹ đã chết khiến trong thâm tâm
người đàn ông luôn có một nỗi ân hận, dằn vặt theo anh đến suốt quãng đời sau
này. Cả hành động giết bố để bảo vệ người yêu cũng là một hành động gây ra một
sự biến chuyển lớn trong cuộc đời của Triệu Đức, anh luôn suy nghĩ về nó, rằng
liệu mọi chuyện có khác đi thì cuộc đời anh có trở nên cặn bã như bây giờ không.
- -Ba là, bản chất con người không phải là cái ổn định, hoàn chỉnh, bất biến sau khi
xuất hiện, mà nó là một quá trình luôn biến đổi theo sự biến đổi của các quan hệ xã
hội mà con người gia nhập vào: Điều này ta đã thấy được trong xuyên suốt câu
truyện, Triệu Đức từ một cậu bé hạnh phúc trở thành mồ côi mẹ, chịu sự cay nghiệt
từ bố, đi tù rồi trở thành tên du côn, sau đó lại đổ vỡ trở thành một tên ăn mày bụi
đời, tất cả đều là những giai đoạn mà bản chất của anh hoàn toàn khác nhau với
những suy nghĩ, vị thế hoàn toàn khác.