Công nghiệp hoá hiện đại hoá - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU

Công nghiệp hoá hiện đại hoá - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Kiều Trang
Mã SV: 11233789
Lớp TÍN CHỈ: Kinh tế chính trị Mác - Lênin(223)_ 25
Số thứ tự (S lớp tín chỉ): 59
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Mục lục
Lời mở đầu...............................................................................................................2
1. Lý thuyết............................................................................................................11.1. Khái quát về
cách mạng công nghiệp, công nghiệp hoá và hiện đại hoá ................... Error! Bookmark not dened.
1.1.1. Cách mạng công nghiệp .........................................................................................................4
1.1.2. Công nghiệp hoá ....................................................................................................................5
1.1.3. Hiện đại hoá ...........................................................................................................................6
1.1.4. Mối quan hệ giữa công nghiệp hoá và hiện đại hoá ..............................................................6
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá .............................................6
1.1.6. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ........................................................................6
2. Vận dụng .............................................................................................................................................6
2.1. Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam .............................................................6
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu nội bộ ngành:....................3 .......6
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động: ...............................................................................................8
2.1.3. Đô thị hoá: .............................................................................................................................8
2.1.4. Phát triển xã hội: ...................................................................................................................9
lOMoARcPSD| 44879730
-2-
2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân .............................................................................................. 10
2.3. Giải pháp....................................................................................................8............................. 12
2.4. Liên hệ bản thân ....................................................................................................................... 13
lOMoARcPSD| 44879730
Lời mở đầu
Con người từ xưa tới nay luôn tìm mọi cách đtối ưu hoá năng suất lao động, từ
hàng triệu năm trước, người tiền sử đã sáng tạo ra những công cụ bằng đá đầu tiên. Và
đến năm 1784 nước Anh, James Watt đã phát minh ra chiếc máy hơi nước đầu tiên,
đặt dấu mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá sản xuất, nền tảng cho cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất kéo dài từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Kể từ đó đến nay,
nhân loại đã trải qua 2 cuộc Cách mạng công nghiệp nữa, đang trong cuộc Cách mạng
thứ , Cách mạng 4.0, với nền tảng cuộc cách mạng số liên kết vạn vật cả thực lẫn
ảo, đặc biệt là sự “xâm nhập” của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây.
Không nằm ngoài xu thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam, với tinh thần tích cực đổi
mới hậu chiến tranh, đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tiến hành quá trình ng
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc thay thế sức người bằng sức máy tuy đã mang
lại rất nhiều lợi ích nhưng đi cùng với đó số khó khăn, một do đến từ việc
chưa hiểu được thực trạng tình hình công nghiệp h-hiện đại hoá của nước ta. Do
đó, em quyết định chọn đề tài “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam” và vận dụng
vào nghiên cứu thực trạng trong 4 năm gần đây cho bài tập lớn môn Kinh tế Chính trị.
Dù đã rất cố gắng học hỏi và nghiên cứu nhưng bài làm của em vẫn còn nhiều hạn
chế về thông tin cũng nhiểu biết cá nhân. Em mong cô sẽ xem xét cho em một
vài góp ý, để em rút ra được những kinh nghiệm cho môn học cũng như cho những bài
làm sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
lOMoARcPSD| 44879730
-4-
BÀI TẬP LỚN
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM
1. Lý thuyết
1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp, công nghiệp hoá và hiện đại hoá
1.1.1. Cách mạng công nghiệp
- Khái niệm:
Cách mạng hóa là quá trình phát triển vượt bậc về mặt chất lượng của công cụ lao
động, dẫn đến việc thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc, diễn ra trên nền
tảng những sáng chế đột phá về kỹ thuật công nghệ trong tiến trình phát triển của
loài người. Cách mạng hóa kéo theo sự thay đổi cơ bản trong sự phân công lao động xã
hội, đồng thời tạo ra bước tiến vượt trội về năng suất lao động nhờ việc ứng dụng rộng
rãi những tính năng mới của kỹ thuật - công nghệ vào đời sống xã hội.
- Vài nét về lịch sử:
Lịch sử nhân loại chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp, mỗi giai đoạn mang
đến những bước tiến đột phá, thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất, sinh hoạt duy
của con người:
Cách mạng Công nghiệp 1.0 (giữa thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX): khởi phát
tại Anh, đánh dấu lần đầu sự chuyển đổi từ lao động thủ công thành lao động
cơ giới hoá. Bắt đầu từ các phát minh công nghiệp nhẹ như ngành sệt, cuộc cách
mạng lan ra các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, giao thông vận tải. Các
Mác khái quát lại thành 3 giai đoạn phát triển: hiệp tác giản đơn, công trường thủ
công đại công nghiệp. Dọn đường cho sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa
bản.
Những phát minh tiêu biểu ở một số ngành nghề:
o Ngành dệt may: thoi bay của John Kay (1733), máy dệt của Edmund
Cartwright (1785) o Ngành giao thông vận tải: tàu thuỷ của Robert Fulton
(1807), đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước của Stephenson (1814),…
Cách mạng Công nghiệp 2.0 (nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX): diễn ra
Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Sự ra đời năng lượng điện động điện, chuyển nền
sản xuất khí sang điện-cơ khí và sang giai đoạn tự động hoá cục bộ. Làm chủ
nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn bản độc quyền, phát triển xuất khẩu tư bản.
Những phát minh tiêu biểu ở một số ngành nghề: o Ngành giao thông vận tải: ô
tô động cơ đốt trong của Karl Benz (1885),… o Ngành điện thoại: thiết bị
liên lạc của Alexander Graham Bell (1876),…
Cách mạng Công nghiệp 3.0 (đầu thập niên 60 - cuối thế kỷ XX): Kỷ nguyên
của tự động hóa điện tử hóa, sinh ra ngành công nghệ thông tin. Khoa học
công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Con người làm chủ thiên nhiên,
lOMoARcPSD| 44879730
-5-
làm chủ sản xuất do ng nghệ bắt đầu len lỏi vào mọi ngóc của cuộc sống, thúc
đẩy khu vực hoá và toàn cầu hoá Những phát minh tiêu biểu: o Internet of Things
của Kevin Ashton
o World Wide Web của Sir Timothy John "Tim" Berners-Lee (1989)
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (đầu thế kỷ XXI - nay): được hình thành trên
sở công nghsố, trí tunhân tạo Internet, phát triển với cấp snhân, tác
động mạnh mẽ toàn diện tới thế giới tất cả các cấp độ, tất cả ngành nghề
Những phát minh tiêu biểu ở một số ngành nghề:
o Internet of Things của Kevin Ashton - Vai trò của Cách mạng công nghiệp:
Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất o Về tư liệu
lao động, máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công khiến nền sản xuất
chuyển sang giai đoạn tự động hoá.
o Về nguồn nhân lực, Cách mạng công nghiệp vừa đặt ra những đòi hỏi về
trình độ con người vừa tạo điều kiện để phát triển con người. Không
những năng suất mà các kỹ năng của người lao động đều tăng lên để thích
ứng với sự tinh vi của máy móc, thiết bị.
o Về đối tượng lao động, sản xuất không chỉ giới hạn về tài nguyên thiên
nhiên hay các nguồn năng lượng truyền thống các yếu tố đầu vào giờ
còn bao gồm cả những tài nguyên “ảo” như dữ liệu máy tính.
o Về sở hữu liệu sản xuất: quá trình tích lutập trung bản tạo ra
những xí nghiệp có quy mô lớn, sở hữu ợng lớn vốn của thị trường, buộc
các quốc gia phải đa dạng hoá sở hữu với gốc rễ là sở hữu nhân để đạt
tiềm năng phát triển tối đa. Các nước cũng thể mở rộng quan hệ đối
ngoại để huy động tư liệu sản xuất từ nước ngoài.
Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển:
o Đặc biệt với cuộc cách mạng thứ ba và thứ tư, các nền kinh tế công nghiệp
dần chuyển sang nền kinh tế tri thức. Việc quản trị, điều hành của Nhà nước
đã đang thay đổi nhanh chóng để thích ứng với công nghệ, hình thành
các “chính phủ điện tử”. Cùng với đó, c công ty xuyên quốc gia vai
trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế bản chủ nghĩa, ng như
các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế khác.
o Các doanh nghiệp cũng buộc phải thay đổi cách quản trị của mình. Sự thay
đổi của các công nghệ sản xuất hay cách tiếp thị, nghiên cứu thị trường,…
đòi hỏi những chiến lược kinh doanh mới, đổi mới sáng tạo, dựa trên các
phần mềm tự động hoá. Tất cả các lĩnh vực đều thể cần được áp dụng
các thành tựu công nghệ mới chứ không chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực cụ
thể.
1.1.2. Công nghiệp hoá
Công nghiệp hóa (CNH) quá trình chuyển đổi bản toàn diện hầu hết các
hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang lao động cơ giới
lOMoARcPSD| 44879730
-6-
hoá. Ngoài ra, công nghiệp hóa còn được hiểu quá trình nâng cao tỷ trọng của công
nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế
1.1.3. Hiện đại hoá
Hiện đại hoá (HĐH) quá trình chuyển đổi hội truyền thống trở nên tiến bộ
văn minh hơn thông qua việc áp dụng thành tựu công nghệ khoa học, tư tưởng mới trong
các lĩnh vực để quản lý. Các cách làm, quy trình cũ, đã lạc hậu và lỗi thời được biến đổi
hay thay thế bằng các cách làm, quy trình mới để trở nên phù hợp với thời đại.
1.1.4. Mối quan hệ giữa công nghiệp hoá và hiện đại hoá
Giữa hai khái niệm có mối quan hệ ràng buộc, về bản chất hiện đại hoá là đích đến
của công nghiệp hoá.
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách
- Tổ chức bộ máy điều hành
- Đội ngũ lao động và quản lý
- Môi trường quốc tế và các yếu tố khách quan khác
1.1.6. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Nâng cao năng suất lao động
- Mở ra nhiều cơ hội việc làm
- Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Tạo ra lực lượng sản xuất mới
- Củng cố mối quan hệ giữa con người thiên nhiên, giúp bảo vệ môi trường,
đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
2. Vận dụng
2.1. Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu nội bộ ngành:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
lOMoARcPSD| 44879730
-7-
Tỷ trọng ngành nông-lâm-thuỷ sản ngày càng giảm, phù hợp mục tiêu công
nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước xu thế chung của thế giới. Kim ngạch xuất
khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, ứng dụng hình
công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản,…khiến giá trị tăng thêm ngành nông
nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm trước.
Ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnhtổng
cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ
tăng 3,02% so với m trước, mức tăng thấp nhất của các năm trong giai
đoạn 2011-2023
Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích
cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ, khiến ngành này vươn lên dẫn đầu về
tỷ trọng trong GDP và có xu hướng ngày càng tăng. Giá trị tăng thêm khu vực
dịch vụ m 2023 tăng 6,82% so với năm trước, cao hơn mức tăng 1,75% của
năm 2021.
- Tăng trưởng kinh tế nội bộ ngành:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản: o Nông nghiệp: Sản xuất năm 2023 tăng trưởng
tích cực, giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Diện tích gieo trồng năng
suất các loại lúa, lương thực, cây có hạt,…nhìn chung đều tăng.
o Lâm nghiệp: Tính chung năm 2023, diện ch rừng trồng mới tập trung
ước đạt 298,2 nghìn ha, giảm 2,7% so với năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại
1.722,3 ha, tăng 53,5%. Giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp tăng 3,74%
nhưng chiếm tỷ trọng thấp
o Thuỷ sản: Tính chung năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt 9.312,3
nghìn tấn, tăng 2,2% so với năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng
ước tăng 4,2%; sản ợng thủy sản khai thác ước đạt 3.856,5 nghìn tấn, giảm
lOMoARcPSD| 44879730
-8-
0,5% do đang tích cực thực hiện những khuyến nghị của EC trong tiến trình gỡ
“thẻ vàng”.
Công nghiệp:
o Công nghiệp: Tính chung cả năm 2023, giá trị tăng thêm toàn ngành công
nghiệp ước tính tăng 3,02% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 3,62%; ngành sản xuất phân phối điện tăng 3,79%,;
ngành cung cấp nước, hoạt động quản xử rác thải, ớc thải tăng 5,18%;
riêng ngành khai khoáng giảm 3,17%. o Xây dựng: Ngành xây dựng có tốc độ
tăng trưởng vượt bậc do thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, giá một số nguyên
vật liệu chủ yếu phục vụ cho xây dựng (sắt, thép, xi măng…) hạ nhiêt sau thời
gian dài tăng giá, lãi suấ thấp hoạt động thu hút vốn đầu trực tiếp nước
ngoài là điểm sáng. Điều này đã làm cho tăng trưởng của ngành xây dựng năm
2023 đạt 7,06%, đóng góp 0,51 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung
tổng giá trị tăng thêm
Dịch vụ:
o Một số ngành tăng trưởng khá tốt, điểm sáng của khu vực dịch vụ trong
năm 2023 (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có đông cợ
khác tăng 8,82%; vận tải kho bãi tăng trên 9,18%; dịch vụ lưu trú ăn uống
tăng 12,24%).
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Năm 2022, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản giảm còn 27,6%
(năm 2020: 33,1%) nhưng khu vực công nghiệp và xây dựng lại tăng thêm gần 727.000
người, với gần 17 triệu người, chiếm 33,4% (năm 2020: 30,8%). Khu vực dịch vụ vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số có việc làm với tỷ trọng 39% (năm 2020:36,1%)
. Thu nhập của người lao động được cải thiện; số lượng, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm
đều giảm.
2.1.3. Đô thị hoá:
- Theo thống của Bộ Xây dựng, đến tháng 9/2023, toàn quốc 902 đô thị,
trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94
đô thị loại IV. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt trên 42,6%.
- Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ do việc di cư dân số từ
khu vực nông thôn đến thành thị và việc mở rộng địa giới hành chính các khu vực thành
thị, tỷ lệ dân số thành thị năm 2023 của Việt Nam khoảng 38,1%, tăng 0,6 điểm phần
trăm, so với năm 2022, và tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2021.
- Trong năm 2023, ngành Giao thông đã khởi công 26 công trình, hoàn thành 20
công trình của 5 lĩnh vực chuyên ngành trên 6 vùng kinh tế. Các công trình đều mang
tính chiến lược, động lực và đột phá.
lOMoARcPSD| 44879730
-9-
2.1.4. Phát triển xã hội:
- Dân số: Dân số trung bình năm 2023 của cả nước ước tính 100,3 triệu người,
tăng 834,8 nghìn người, tương đương tăng 0,84% so với năm 2022. Chất lượng dân số
được cải thiên, mức sinh giảm mạnh bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005
trở lại đây. Tỷ lệ tử vong vẫn duy trì mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những
thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện.
- Tình hình lao động, thu nhập: Tính chung năm 2023, lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động 2,28%, thu nhập bình quân của lao động 7,1 triệu
đồng/tháng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm trước.
- Phát triển con người: Giá trị HDI của Việt Nam năm 2022 là 0,726, đứng thứ
107 trên 193 quốc gia vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến năm 2022, giá trị HDI của
Việt Nam thay đổi từ 0,492 lên 0,726, tăng gần 50%. Vào những năm 1990 khi UNDP
đưa ra chỉ số phát triển con người HDI, Việt Nam ở vị trí tương đối thấp trong bảng xếp
hạng, nhưng đến nay Việt Nam đang ở giữa bảng xếp hạng liên tục tiến bộ trong 30
năm qua.
- An sinh xã hội:
Ước tỉ lệ hnghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, (giảm
1,1% so với cuối năm 2022); tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng
33% (giảm 5,62%); tỉ lhộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm
3,2%).
Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh; xây dựng môi trường
sống an toàn để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em. . Ước thực hiện năm 2023,
duy trì tlệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp
với trẻ em đạt 57%; tỉ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệ t trên tổng n số trẻ
em giảm xuống còn 6,7%, đạt mục tiêu.
Công tác bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò địa vị của phụ
nữ được cải thiện, nâng lên. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm
2023 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, Việt Nam hiện xếp hạng 72 trong
danh sách này với tiến độ bình đẳng giới đạt 71,1%, tăng 11 bậc so với vị trí
năm 2022.
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cũng được quan tâm đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả . Ước thực hiện cả năm đạt các mục tiêu đề ra: Tỷ lệ người
nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai
nghiện ma túy ước đạt 74%; tỷ trọng người nghiện ma túy tham gia cai nghiện
ma túy tự nguyện đạt 30%; 100% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện
được tiếp cận sử dụng các dịch vụ hỗ trợ hội, hòa nhập cộng đồng;
100% nạn nhân bị mua bán nhu cầu được hưởng các chế độ hỗ trợ theo
quy định của pháp luật.
lOMoARcPSD| 44879730
-10-
2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, việc nghiên cứu thuyết tổng hợp thực tiễn còn tồn tại nhiều bất
cập, chưa làm những vấn đề phát sinh trong quá trình đổi mới để từ đó kết hợp với
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm đổi mới. Lý luận về ch
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải qua tổng
kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ.
Nguyên nhân do hình kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa
hình gần như của một mìnhViệt Nam nên gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khi phải
vừa tổng hợp kinh nghiệm từ các nước khác, vừa tự đề ra phương hướng riêng.
Thứ hai, nguy cơ tụt hậu về kinh tế: sau khoảng 40 năm đổi mới, nền kinh tế của
nước ta đã phát triển n nhưng thực tế cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam hiện
nay còn thấp so với các nước trong cùng khu vực và cùng trình độ phát triển kinh tế.
Nguyên nhân của vấn đề này do kinh tế Việt Nam vẫn dựa nhiều vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, cùng
với sự thiếu hụt về các công nghệ mới trên thế giới nên năng suất lao động trong nội tại
từng ngành kinh tế chưa được chú trọng cải tổ.
Thứ ba, phát triển còn thiếu bền vững:
- Về xã hội, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra khá nghiêm trọng giữa các tầng lớp
dân cư, khoảng cách về thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm
thu nhập thấp nhất đang xu hướng mở rộng. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế
còn nhiều hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực, vi phạm công bằng hội. Hiệu quả thực hiện bình đẳng giới chưa cao,
một bộ phận không nhỏ phụ nữ, nhất phụ nữ nông thôn, vùng sâu vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số hiện đang trong nh trạng sức khoẻ yếu, trình độ học vấn
và tay nghề thấp, thu nhập bấp bênh, và ít có điều kiện tham gia các hoạt động
xã hội.
Nguyên nhân u xa của tình trạng này chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng thất
nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn dẫn đến thu nhập thấp. Bên cạnh đó, các dịch v
xã hội của các địa phương chưa được tốt, do đó người dân khó khăn trong việc tiếp cận
các dịch vụ xã hội này.
- Về văn hóa, sự phân hoá xã hội sâu sắc giữa khu vực nông thôn thành thị,
giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội, giữa nhóm người thu nhập thấp
nhóm người thu nhập quá cao. Trong xã hội, vẫn tồn tại hiện tượng bất
bình đẳng nam nữ kỳ thị những nhóm người yếu thế. Tình trạng suy thoái đạo
đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng. Các giá
trị văn hoá truyền thống những biến đổi nhất định và đang đặt ra nhiều vấn
đề bức xúc cho xã hội.
lOMoARcPSD| 44879730
-11-
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này chủ yếu là do Việt Nam đang trong tiến
trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực, những mặt trái của cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển con người ở Việt Nam.
- Về môi trường, tình trạng ô nhiễm diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng,
chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Nhiều sự cố môi trường ảnh
hưởng trên phạm vi rộng, gây khó khăn cho công tác quản lý và khắc phục hậu
quả, không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe của người dân,
mà còn đe dọa đến trật tự an ninh xã hội của đất nước.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do quá trình phát triển kinh tế – xã
hội đã tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường. Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của
đất nước bị ảnh ởng do khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục tiêu tăng
trưởng. Bên cạnh đó, ý thức, trách nhiệm của người dân của doanh nghiệp về vấn đề
bảo vệ môi trường còn chưa cao. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản
xuất, kinh doanh không thực hiện đúng yêu cầu về bảo vệ moi trường dẫn đến lượng
lớn chất thải chưa qua xử xả thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.
Thứ , CNH - HĐH còn thiếu tính đồng bộ: kết quả công nghiệp hóa, hiện đại
hóa còn chênh lệch giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, hội, trong đó văn
hoá chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế chính trị, chưa thật sự trở thành
nguồn động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Giữa các vùng miền cũng
còn khoảng cách lớn về kết quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành quả CNH - HĐH
phân bổ chưa được đồng đều giữa các khu vực, các địa phương các nhóm dân cư,
liên kết vùng trong thực hiện CNH - HĐH chưa thực sự hiệu quả, chưa hình thành được
các mô hình cụm ngành công nghiệp, đặc biệt là các cụm ngành chuyên môn hóa.
Nguyên nhân chủ yếu do quản của Nhà nước chưa thật sự hiệu quả dẫn đến
hạn chế, bất cập trong việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực, thực hiện liên kết
giữa các vùng, các địa phương còn chậm và hiệu quả chưa cao.
lOMoARcPSD| 44879730
-12-
2.3. Giải pháp
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các
đại biểu dự bế mạc hội nghị Trung ương 6 khóa XIII (đề ra Nghị quyết 29-NQ/TW)
Ảnh: TTXVN
Bám sát vào Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước
đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển,
thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á:
- Xây dựng hoàn thiện các thchế, chính ch hệ thống pháp thúc đẩy
CNH, HĐH nhanh, bền vững.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, duy, dám nghĩ dám làm, hành động
quyết liệt hơn. Để đạt được điều đó, cần cải thiện hệ thống giáo dục-đào tạo theo hướng
tập trung vào ứng dụng, giảm phụ thuộc vảo lý thuyết cứng nhắc
- Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự chủ, tự lực, tự cường
- Đẩy mạnh phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhanh chóng cập
nhật. tiếp thu các thành tựu của thế giới và chọn lọc đưa vào thực tiễn.
- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt những khu vực trọm điểm
kinh tế; thúc đẩy đô thị hóa thông minh, nhanh bền vững, phợp với phát triển
công nghiệp, kinh tế nhưng đồng thời đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
lOMoARcPSD| 44879730
-13-
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên,chú ý bảo vệ môi trường, chủ động thích
ứng với biến đổi khí hậu các hiện tượng thời tiết cực đoan; tăng cường hội nhập quốc
tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước
- Chuẩn bị ng phó với những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng ng nghiệp
lần thứ tư, bao gồm tiếp thu chọn lọc những tri thức mới, đặc biệt các tri thức công
nghệ, tăng cường bảo mật thông tin,…
2.4. Liên hệ bản thân
Hiểu được sự cần thiết phải góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá-hiện
đại hoá theo đường lối của Đảng, em thấy bản thân cần phải có những hành động thiết
thức để góp phần tiếp nối quá trình ấy. một sinh viên Việt Nam được sống, học tập
làm việc trong i trường hoà bình, ổn định về chính trị, phát triển tương đối về kinh
tế, giáo dục, y tế,…em cần học tập và rèn luyện để gia nhập lực lượng lao động trình
độ văn hoá, chuyên môn cao, đạo đức sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần
nền tảng hiểu biết công nghệ vững chắc để tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
lOMoARcPSD| 44879730
-14-
Phần kết
Qua hơn 30 năm đổi mới phát triển theo hướng công nghiệp h-hiện đại
hoá, Đảng Nhà ớc đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đưa Việt Nam từ
một đất nước đói nghèo, lạc hậu chiến tranh trở thành một đất nước kinh
tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thậm chí vài năm nay còn đứng trong top tăng
trưởng GDP của thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành công ấy, còn tồn tại
nhiều hạn chế về chuyển dịch cấu kinh tế chậm, thiếu sót trong quản hệ
thống lãnh đạo, chất lượng nhân sự chưa đảm bảo,…làm kiềm hãm tốc độ công
nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
Tuy vậy, Việt Nam n rất nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa,
nhất là trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả mọi thứ đều được toàn
cầu hoá. Chúng ta hội tiếp xúc với những tri thức tiên tiến nhất của thế
giới, hội làm việc với những nhà đầu hàng đầu, do đó luôn luôn phải
trau dồi để nắm bắt mọi cơ hội. Bên cạnh đó, cần chú trọng tái cơ cấu nền kinh
tế phát triển các ngành nghề trong ớc một cách hợp lý, hiệu quả dưới sự
định hướng của Đảng Nhà ớc. Khi đó, Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành
một đất nước dân chủ, công bằng, văn minh, thể thật sự sánh vai với các
cường quốc năm châu trên thế giới.
lOMoARcPSD| 44879730
-15-
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nhiều tác giả: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác Lênin, 2023.
NXBChính trị Quốc gia Sự thật
2. TS Phạm Thuyên: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên kinh tế Việt
Namtrong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, 2019. NXB Chính
trị Quốc gia Sự thật
3. Các số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
4. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ: TOÀN VĂN: Nghịquyết
29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đến năm
2030. Truy cập 19:00 ngày 18/5 tại địa chỉ:
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-29-nq-
twve-tiep-tuc-day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-
dennam-2030-119221129121112971.htm cập nhật 09:36 - 06/12/2022
5. PGS, TS. Nguyễn Tấn Vinh, TS. Trần Thị Sen: Thực tiễn công
nghiệphoá, hiện đại hoá Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới, Tạp chí
Khoa học Chính trị số 10 – 2023, truy cập 19:10 ngày 18/5/2024
6. Đỗ Văn Huân: Tăng trưởng kinh tế: Nhận diện 2023, kỳ vọng 2024. Truy
cập 19:20 ngày 18/5/2024 tại địa chỉ: https://vneconomy.vn/tangtruong-
kinh-te-nhan-dien-2023-ky-vong-2024.htm cập nhật 14:28 10/03/2024
7. Chu Khôi: Thủy sản năm 2023: Sản lượng nuôi trồng vượt chỉ tiêu,
xuấtkhẩu không hoàn thành kế hoạch. Truy cập 19:20 ngày 18/5/2024 tại
địa chỉ: https://en.vneconomy.vn/thuy-san-nam-2023-san-luong-
nuoitrong-vuot-chi-tieu-xuat-khau-khong-hoan-thanh-ke-hoach.htm cập
nhật 15:54 - 21/12/2023
| 1/15

Preview text:

lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Kiều Trang Mã SV: 11233789
Lớp TÍN CHỈ: Kinh tế chính trị Mác - Lênin(223)_ 25
Số thứ tự (S lớp tín chỉ): 59
Hà Nội, tháng 5 năm 2024 Mục lục
Lời mở đầu...............................................................................................................2
1. Lý thuyết............................................................................................................11.1. Khái quát về
cách mạng công nghiệp, công nghiệp hoá và hiện đại hoá ................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Cách mạng công nghiệp .........................................................................................................4
1.1.2. Công nghiệp hoá ....................................................................................................................5
1.1.3. Hiện đại hoá ...........................................................................................................................6
1.1.4. Mối quan hệ giữa công nghiệp hoá và hiện đại hoá ..............................................................6
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá .............................................6
1.1.6. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ........................................................................6
2. Vận dụng .............................................................................................................................................6
2.1. Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam .............................................................6
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu nội bộ ngành:....................3 .......6
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động: ...............................................................................................8
2.1.3. Đô thị hoá: .............................................................................................................................8
2.1.4. Phát triển xã hội: ...................................................................................................................9 lOMoAR cPSD| 44879730
2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân .............................................................................................. 10
2.3. Giải pháp....................................................................................................8............................. 12
2.4. Liên hệ bản thân ....................................................................................................................... 13 -2- lOMoAR cPSD| 44879730 Lời mở đầu
Con người từ xưa tới nay luôn tìm mọi cách để tối ưu hoá năng suất lao động, từ
hàng triệu năm trước, người tiền sử đã sáng tạo ra những công cụ bằng đá đầu tiên. Và
đến năm 1784 ở nước Anh, James Watt đã phát minh ra chiếc máy hơi nước đầu tiên,
đặt dấu mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá sản xuất, nền tảng cho cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất kéo dài từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Kể từ đó đến nay,
nhân loại đã trải qua 2 cuộc Cách mạng công nghiệp nữa, và đang trong cuộc Cách mạng
thứ tư, Cách mạng 4.0, với nền tảng là cuộc cách mạng số liên kết vạn vật cả thực lẫn
ảo, đặc biệt là sự “xâm nhập” của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây.
Không nằm ngoài xu thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam, với tinh thần tích cực đổi
mới hậu chiến tranh, đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là cần tiến hành quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc thay thế sức người bằng sức máy tuy đã mang
lại rất nhiều lợi ích nhưng đi cùng với đó là vô số khó khăn, mà một lý do đến từ việc
chưa hiểu được rõ thực trạng tình hình công nghiệp hoá-hiện đại hoá của nước ta. Do
đó, em quyết định chọn đề tài “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” và vận dụng
vào nghiên cứu thực trạng trong 4 năm gần đây cho bài tập lớn môn Kinh tế Chính trị.
Dù đã rất cố gắng học hỏi và nghiên cứu nhưng bài làm của em vẫn còn nhiều hạn
chế về thông tin cũng như hiểu biết cá nhân. Em mong cô sẽ xem xét và cho em một
vài góp ý, để em rút ra được những kinh nghiệm cho môn học cũng như cho những bài làm sau.
Em xin chân thành cảm ơn! lOMoAR cPSD| 44879730 BÀI TẬP LỚN
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM 1. Lý thuyết
1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp, công nghiệp hoá và hiện đại hoá
1.1.1. Cách mạng công nghiệp - Khái niệm:
Cách mạng hóa là quá trình phát triển vượt bậc về mặt chất lượng của công cụ lao
động, dẫn đến việc thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc, diễn ra trên nền
tảng những sáng chế đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong tiến trình phát triển của
loài người. Cách mạng hóa kéo theo sự thay đổi cơ bản trong sự phân công lao động xã
hội, đồng thời tạo ra bước tiến vượt trội về năng suất lao động nhờ việc ứng dụng rộng
rãi những tính năng mới của kỹ thuật - công nghệ vào đời sống xã hội.
- Vài nét về lịch sử:
Lịch sử nhân loại chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp, mỗi giai đoạn mang
đến những bước tiến đột phá, thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất, sinh hoạt và tư duy của con người:
• Cách mạng Công nghiệp 1.0 (giữa thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX): khởi phát
tại Anh, đánh dấu lần đầu có sự chuyển đổi từ lao động thủ công thành lao động
cơ giới hoá. Bắt đầu từ các phát minh công nghiệp nhẹ như ngành sệt, cuộc cách
mạng lan ra các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, giao thông vận tải. Các
Mác khái quát lại thành 3 giai đoạn phát triển: hiệp tác giản đơn, công trường thủ
công và đại công nghiệp. Dọn đường cho sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Những phát minh tiêu biểu ở một số ngành nghề:
o Ngành dệt may: thoi bay của John Kay (1733), máy dệt của Edmund
Cartwright (1785) o Ngành giao thông vận tải: tàu thuỷ của Robert Fulton
(1807), đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước của Stephenson (1814),…
• Cách mạng Công nghiệp 2.0 (nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX): diễn ra ở
Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Sự ra đời năng lượng điện và động cơ điện, chuyển nền
sản xuất cơ khí sang điện-cơ khí và sang giai đoạn tự động hoá cục bộ. Làm chủ
nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền, phát triển xuất khẩu tư bản.
Những phát minh tiêu biểu ở một số ngành nghề: o Ngành giao thông vận tải: ô
tô động cơ đốt trong của Karl Benz (1885),… o Ngành điện thoại: thiết bị
liên lạc của Alexander Graham Bell (1876),…
• Cách mạng Công nghiệp 3.0 (đầu thập niên 60 - cuối thế kỷ XX): Kỷ nguyên
của tự động hóa và điện tử hóa, sinh ra ngành công nghệ thông tin. Khoa học và
công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Con người làm chủ thiên nhiên, -4- lOMoAR cPSD| 44879730
làm chủ sản xuất do công nghệ bắt đầu len lỏi vào mọi ngóc của cuộc sống, thúc
đẩy khu vực hoá và toàn cầu hoá Những phát minh tiêu biểu: o Internet of Things của Kevin Ashton
o World Wide Web của Sir Timothy John "Tim" Berners-Lee (1989) •
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (đầu thế kỷ XXI - nay): được hình thành trên cơ
sở công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và Internet, phát triển với cấp số nhân, tác
động mạnh mẽ và toàn diện tới thế giới ở tất cả các cấp độ, tất cả ngành nghề
Những phát minh tiêu biểu ở một số ngành nghề: o
Internet of Things của Kevin Ashton - Vai trò của Cách mạng công nghiệp:
Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất o Về tư liệu
lao động, máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công khiến nền sản xuất
chuyển sang giai đoạn tự động hoá. o
Về nguồn nhân lực, Cách mạng công nghiệp vừa đặt ra những đòi hỏi về
trình độ con người và vừa tạo điều kiện để phát triển con người. Không
những năng suất mà các kỹ năng của người lao động đều tăng lên để thích
ứng với sự tinh vi của máy móc, thiết bị. o
Về đối tượng lao động, sản xuất không chỉ giới hạn về tài nguyên thiên
nhiên hay các nguồn năng lượng truyền thống mà các yếu tố đầu vào giờ
còn bao gồm cả những tài nguyên “ảo” như dữ liệu máy tính. o
Về sở hữu tư liệu sản xuất: quá trình tích luỹ và tập trung tư bản tạo ra
những xí nghiệp có quy mô lớn, sở hữu lượng lớn vốn của thị trường, buộc
các quốc gia phải đa dạng hoá sở hữu với gốc rễ là sở hữu tư nhân để đạt
tiềm năng phát triển tối đa. Các nước cũng có thể mở rộng quan hệ đối
ngoại để huy động tư liệu sản xuất từ nước ngoài. •
Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển: o
Đặc biệt với cuộc cách mạng thứ ba và thứ tư, các nền kinh tế công nghiệp
dần chuyển sang nền kinh tế tri thức. Việc quản trị, điều hành của Nhà nước
đã và đang thay đổi nhanh chóng để thích ứng với công nghệ, hình thành
các “chính phủ điện tử”. Cùng với đó, các công ty xuyên quốc gia có vai
trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như
các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế khác. o
Các doanh nghiệp cũng buộc phải thay đổi cách quản trị của mình. Sự thay
đổi của các công nghệ sản xuất hay cách tiếp thị, nghiên cứu thị trường,…
đòi hỏi những chiến lược kinh doanh mới, đổi mới sáng tạo, dựa trên các
phần mềm tự động hoá. Tất cả các lĩnh vực đều có thể và cần được áp dụng
các thành tựu công nghệ mới chứ không chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực cụ thể.
1.1.2. Công nghiệp hoá
Công nghiệp hóa (CNH) là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các
hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang lao động cơ giới -5- lOMoAR cPSD| 44879730
hoá. Ngoài ra, công nghiệp hóa còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng của công
nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế
1.1.3. Hiện đại hoá
Hiện đại hoá (HĐH) là quá trình chuyển đổi xã hội truyền thống trở nên tiến bộ
văn minh hơn thông qua việc áp dụng thành tựu công nghệ khoa học, tư tưởng mới trong
các lĩnh vực để quản lý. Các cách làm, quy trình cũ, đã lạc hậu và lỗi thời được biến đổi
hay thay thế bằng các cách làm, quy trình mới để trở nên phù hợp với thời đại.
1.1.4. Mối quan hệ giữa công nghiệp hoá và hiện đại hoá
Giữa hai khái niệm có mối quan hệ ràng buộc, về bản chất hiện đại hoá là đích đến của công nghiệp hoá.
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách
- Tổ chức bộ máy điều hành
- Đội ngũ lao động và quản lý
- Môi trường quốc tế và các yếu tố khách quan khác
1.1.6. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Nâng cao năng suất lao động
- Mở ra nhiều cơ hội việc làm
- Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Tạo ra lực lượng sản xuất mới
- Củng cố mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giúp bảo vệ môi trường,
đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. 2. Vận dụng
2.1. Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu nội bộ ngành:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: -6- lOMoAR cPSD| 44879730 •
Tỷ trọng ngành nông-lâm-thuỷ sản ngày càng giảm, phù hợp mục tiêu công
nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và xu thế chung của thế giới. Kim ngạch xuất
khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, ứng dụng mô hình
công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản,…khiến giá trị tăng thêm ngành nông
nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm trước. •
Ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnhtổng
cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ
tăng 3,02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2023 •
Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích
cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ, khiến ngành này vươn lên dẫn đầu về
tỷ trọng trong GDP và có xu hướng ngày càng tăng. Giá trị tăng thêm khu vực
dịch vụ năm 2023 tăng 6,82% so với năm trước, cao hơn mức tăng 1,75% của năm 2021.
- Tăng trưởng kinh tế nội bộ ngành: •
Nông, lâm nghiệp và thủy sản: o Nông nghiệp: Sản xuất năm 2023 tăng trưởng
tích cực, giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Diện tích gieo trồng và năng
suất các loại lúa, lương thực, cây có hạt,…nhìn chung đều tăng. o
Lâm nghiệp: Tính chung năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung
ước đạt 298,2 nghìn ha, giảm 2,7% so với năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại
là 1.722,3 ha, tăng 53,5%. Giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp tăng 3,74%
nhưng chiếm tỷ trọng thấp o
Thuỷ sản: Tính chung năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt 9.312,3
nghìn tấn, tăng 2,2% so với năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng
ước tăng 4,2%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 3.856,5 nghìn tấn, giảm -7- lOMoAR cPSD| 44879730
0,5% do đang tích cực thực hiện những khuyến nghị của EC trong tiến trình gỡ “thẻ vàng”. • Công nghiệp: o
Công nghiệp: Tính chung cả năm 2023, giá trị tăng thêm toàn ngành công
nghiệp ước tính tăng 3,02% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 3,62%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,79%,;
ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,18%;
riêng ngành khai khoáng giảm 3,17%. o Xây dựng: Ngành xây dựng có tốc độ
tăng trưởng vượt bậc do thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, giá một số nguyên
vật liệu chủ yếu phục vụ cho xây dựng (sắt, thép, xi măng…) hạ nhiêt sau thời
gian dài tăng giá, lãi suấṭ thấp và hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài là điểm sáng. Điều này đã làm cho tăng trưởng của ngành xây dựng năm
2023 đạt 7,06%, đóng góp 0,51 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung tổng giá trị tăng thêm • Dịch vụ: o
Một số ngành tăng trưởng khá tốt, là điểm sáng của khu vực dịch vụ trong
năm 2023 (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có đông cợ
khác tăng 8,82%; vận tải kho bãi tăng trên 9,18%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,24%).
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Năm 2022, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 27,6%
(năm 2020: 33,1%) nhưng khu vực công nghiệp và xây dựng lại tăng thêm gần 727.000
người, với gần 17 triệu người, chiếm 33,4% (năm 2020: 30,8%). Khu vực dịch vụ vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số có việc làm với tỷ trọng 39% (năm 2020:36,1%)
. Thu nhập của người lao động được cải thiện; số lượng, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đều giảm.
2.1.3. Đô thị hoá:
- Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 9/2023, toàn quốc có 902 đô thị,
trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94
đô thị loại IV. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt trên 42,6%.
- Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ do việc di cư dân số từ
khu vực nông thôn đến thành thị và việc mở rộng địa giới hành chính các khu vực thành
thị, tỷ lệ dân số thành thị năm 2023 của Việt Nam khoảng 38,1%, tăng 0,6 điểm phần
trăm, so với năm 2022, và tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2021.
- Trong năm 2023, ngành Giao thông đã khởi công 26 công trình, hoàn thành 20
công trình của 5 lĩnh vực chuyên ngành và trên 6 vùng kinh tế. Các công trình đều mang
tính chiến lược, động lực và đột phá. -8- lOMoAR cPSD| 44879730
2.1.4. Phát triển xã hội:
- Dân số: Dân số trung bình năm 2023 của cả nước ước tính 100,3 triệu người,
tăng 834,8 nghìn người, tương đương tăng 0,84% so với năm 2022. Chất lượng dân số
được cải thiên, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005̣
trở lại đây. Tỷ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những
thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện.
- Tình hình lao động, thu nhập: Tính chung năm 2023, lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên là 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,28%, thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu
đồng/tháng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm trước.
- Phát triển con người: Giá trị HDI của Việt Nam năm 2022 là 0,726, đứng thứ
107 trên 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến năm 2022, giá trị HDI của
Việt Nam thay đổi từ 0,492 lên 0,726, tăng gần 50%. Vào những năm 1990 khi UNDP
đưa ra chỉ số phát triển con người HDI, Việt Nam ở vị trí tương đối thấp trong bảng xếp
hạng, nhưng đến nay Việt Nam đang ở giữa bảng xếp hạng và liên tục tiến bộ trong 30 năm qua. - An sinh xã hội: •
Ước tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, (giảm
1,1% so với cuối năm 2022); tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng
33% (giảm 5,62%); tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%). •
Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh; xây dựng môi trường
sống an toàn để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em. . Ước thực hiện năm 2023,
duy trì tỉ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp
với trẻ em đạt 57%; tỉ lê trẻ em có hoàn cảnh đặc biệ t trên tổng dân số trẻ ̣
em giảm xuống còn 6,7%, đạt mục tiêu. •
Công tác bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ
nữ được cải thiện, nâng lên. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm
2023 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, Việt Nam hiện xếp hạng 72 trong
danh sách này với tiến độ bình đẳng giới đạt 71,1%, tăng 11 bậc so với vị trí năm 2022. •
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cũng được quan tâm đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả . Ước thực hiện cả năm đạt các mục tiêu đề ra: Tỷ lệ người
nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai
nghiện ma túy ước đạt 74%; tỷ trọng người nghiện ma túy tham gia cai nghiện
ma túy tự nguyện đạt 30%; 100% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện
được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng;
100% nạn nhân bị mua bán có nhu cầu được hưởng các chế độ hỗ trợ theo
quy định của pháp luật. -9- lOMoAR cPSD| 44879730
2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, việc nghiên cứu lý thuyết và tổng hợp thực tiễn còn tồn tại nhiều bất
cập, chưa làm rõ những vấn đề phát sinh trong quá trình đổi mới để từ đó kết hợp với
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm đổi mới. Lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải qua tổng
kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ.
Nguyên nhân do mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô
hình gần như của một mìnhViệt Nam nên gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khi phải
vừa tổng hợp kinh nghiệm từ các nước khác, vừa tự đề ra phương hướng riêng.
Thứ hai, nguy cơ tụt hậu về kinh tế: sau khoảng 40 năm đổi mới, nền kinh tế của
nước ta đã phát triển hơn nhưng thực tế cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam hiện
nay còn thấp so với các nước trong cùng khu vực và cùng trình độ phát triển kinh tế.
Nguyên nhân của vấn đề này là do kinh tế Việt Nam vẫn dựa nhiều vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, cùng
với sự thiếu hụt về các công nghệ mới trên thế giới nên năng suất lao động trong nội tại
từng ngành kinh tế chưa được chú trọng cải tổ.
Thứ ba, phát triển còn thiếu bền vững:
- Về xã hội, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra khá nghiêm trọng giữa các tầng lớp
dân cư, khoảng cách về thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có
thu nhập thấp nhất đang có xu hướng mở rộng. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế
còn nhiều hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực, vi phạm công bằng xã hội. Hiệu quả thực hiện bình đẳng giới chưa cao,
một bộ phận không nhỏ phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, vùng sâu vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số hiện đang trong tình trạng sức khoẻ yếu, trình độ học vấn
và tay nghề thấp, thu nhập bấp bênh, và ít có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng thất
nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn dẫn đến thu nhập thấp. Bên cạnh đó, các dịch vụ
xã hội của các địa phương chưa được tốt, do đó người dân khó khăn trong việc tiếp cận
các dịch vụ xã hội này.
- Về văn hóa, có sự phân hoá xã hội sâu sắc giữa khu vực nông thôn và thành thị,
giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội, giữa nhóm người có thu nhập thấp
và nhóm người có thu nhập quá cao. Trong xã hội, vẫn tồn tại hiện tượng bất
bình đẳng nam nữ kỳ thị những nhóm người yếu thế. Tình trạng suy thoái đạo
đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng. Các giá
trị văn hoá truyền thống có những biến đổi nhất định và đang đặt ra nhiều vấn
đề bức xúc cho xã hội. -10- lOMoAR cPSD| 44879730
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này chủ yếu là do Việt Nam đang trong tiến
trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực, những mặt trái của nó cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển con người ở Việt Nam.
- Về môi trường, tình trạng ô nhiễm diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng,
chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Nhiều sự cố môi trường ảnh
hưởng trên phạm vi rộng, gây khó khăn cho công tác quản lý và khắc phục hậu
quả, không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe của người dân,
mà còn đe dọa đến trật tự an ninh xã hội của đất nước.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình phát triển kinh tế – xã
hội đã tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường. Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của
đất nước bị ảnh hưởng do khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục tiêu tăng
trưởng. Bên cạnh đó, ý thức, trách nhiệm của người dân của doanh nghiệp về vấn đề
bảo vệ môi trường còn chưa cao. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản
xuất, kinh doanh không thực hiện đúng yêu cầu về bảo vệ moi trường dẫn đến lượng
lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thứ tư, CNH - HĐH còn thiếu tính đồng bộ: kết quả công nghiệp hóa, hiện đại
hóa còn chênh lệch giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trong đó văn
hoá chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành
nguồn động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Giữa các vùng miền cũng
còn khoảng cách lớn về kết quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành quả CNH - HĐH
phân bổ chưa được đồng đều giữa các khu vực, các địa phương và các nhóm dân cư,
liên kết vùng trong thực hiện CNH - HĐH chưa thực sự hiệu quả, chưa hình thành được
các mô hình cụm ngành công nghiệp, đặc biệt là các cụm ngành chuyên môn hóa.
Nguyên nhân chủ yếu là do quản lý của Nhà nước chưa thật sự hiệu quả dẫn đến
hạn chế, bất cập trong việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực, thực hiện liên kết
giữa các vùng, các địa phương còn chậm và hiệu quả chưa cao. -11- lOMoAR cPSD| 44879730
2.3. Giải pháp
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các
đại biểu dự bế mạc hội nghị Trung ương 6 khóa XIII (đề ra Nghị quyết 29-NQ/TW) Ảnh: TTXVN
Bám sát vào Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước
đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có
thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á:
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách và hệ thống pháp lý thúc đẩy
CNH, HĐH nhanh, bền vững.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có tư duy, dám nghĩ dám làm, hành động
quyết liệt hơn. Để đạt được điều đó, cần cải thiện hệ thống giáo dục-đào tạo theo hướng
tập trung vào ứng dụng, giảm phụ thuộc vảo lý thuyết cứng nhắc
- Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự chủ, tự lực, tự cường
- Đẩy mạnh phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhanh chóng cập
nhật. tiếp thu các thành tựu của thế giới và chọn lọc đưa vào thực tiễn.
- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt ở những khu vực trọm điểm
kinh tế; thúc đẩy đô thị hóa thông minh, nhanh và bền vững, phù hợp với phát triển
công nghiệp, kinh tế nhưng đồng thời đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. -12- lOMoAR cPSD| 44879730
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên,chú ý bảo vệ môi trường, chủ động thích
ứng với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan; tăng cường hội nhập quốc
tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước
- Chuẩn bị ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, bao gồm tiếp thu chọn lọc những tri thức mới, đặc biệt là các tri thức công
nghệ, tăng cường bảo mật thông tin,…
2.4. Liên hệ bản thân
Hiểu được sự cần thiết phải góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá-hiện
đại hoá theo đường lối của Đảng, em thấy bản thân cần phải có những hành động thiết
thức để góp phần tiếp nối quá trình ấy. Là một sinh viên Việt Nam được sống, học tập
và làm việc trong môi trường hoà bình, ổn định về chính trị, phát triển tương đối về kinh
tế, giáo dục, y tế,…em cần học tập và rèn luyện để gia nhập lực lượng lao động có trình
độ văn hoá, chuyên môn cao, có đạo đức và sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần có
nền tảng hiểu biết công nghệ vững chắc để tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -13- lOMoAR cPSD| 44879730 Phần kết
Qua hơn 30 năm đổi mới và phát triển theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại
hoá, Đảng và Nhà nước đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đưa Việt Nam từ
một đất nước đói nghèo, lạc hậu vì chiến tranh trở thành một đất nước có kinh
tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thậm chí vài năm nay còn đứng trong top tăng
trưởng GDP của thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành công ấy, còn tồn tại
nhiều hạn chế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thiếu sót trong quản lý hệ
thống lãnh đạo, chất lượng nhân sự chưa đảm bảo,…làm kiềm hãm tốc độ công
nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
Tuy vậy, Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa,
nhất là trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả mọi thứ đều được toàn
cầu hoá. Chúng ta có cơ hội tiếp xúc với những tri thức tiên tiến nhất của thế
giới, có cơ hội làm việc với những nhà đầu tư hàng đầu, do đó luôn luôn phải
trau dồi để nắm bắt mọi cơ hội. Bên cạnh đó, cần chú trọng tái cơ cấu nền kinh
tế và phát triển các ngành nghề trong nước một cách hợp lý, hiệu quả dưới sự
định hướng của Đảng và Nhà nước. Khi đó, Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành
một đất nước dân chủ, công bằng, văn minh, có thể thật sự sánh vai với các
cường quốc năm châu trên thế giới. -14- lOMoAR cPSD| 44879730
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nhiều tác giả: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, 2023.
NXBChính trị Quốc gia Sự thật
2. TS Phạm Thuyên: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên kinh tế Việt
Namtrong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, 2019. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật
3. Các số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
4. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ: TOÀN VĂN: Nghịquyết
29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đến năm 2030. Truy cập 19:00 ngày 18/5 tại địa chỉ:
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-29-nq-
twve-tiep-tuc-day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-
dennam-2030-119221129121112971.htm cập nhật 09:36 - 06/12/2022
5. PGS, TS. Nguyễn Tấn Vinh, TS. Trần Thị Sen: Thực tiễn công
nghiệphoá, hiện đại hoá ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới, Tạp chí
Khoa học Chính trị số 10 – 2023, truy cập 19:10 ngày 18/5/2024
6. Đỗ Văn Huân: Tăng trưởng kinh tế: Nhận diện 2023, kỳ vọng 2024. Truy
cập 19:20 ngày 18/5/2024 tại địa chỉ: https://vneconomy.vn/tangtruong-
kinh-te-nhan-dien-2023-ky-vong-2024.htm cập nhật 14:28 10/03/2024
7. Chu Khôi: Thủy sản năm 2023: Sản lượng nuôi trồng vượt chỉ tiêu,
xuấtkhẩu không hoàn thành kế hoạch. Truy cập 19:20 ngày 18/5/2024 tại địa chỉ:
https://en.vneconomy.vn/thuy-san-nam-2023-san-luong-
nuoitrong-vuot-chi-tieu-xuat-khau-khong-hoan-thanh-ke-hoach.htm cập nhật 15:54 - 21/12/2023 -15-