Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯ NG Ờ Đ I H Ạ C KINH TẾẾ QUỐẾC D Ọ ÂN Viện th ng m ươ i và kinh t ạ
ếế quốếc tếế BÀI T P L Ậ N Ớ
H C PHẦẦN KINH TẾẾ CHÍNH TR Ọ MÁC – L Ị ẾNIN
ĐẾẦ TÀI: CÔNG NGHI P HÓA , H Ệ I N Đ Ệ I HÓA Ạ VI Ở T NAM Ệ HI N NA Ệ Y H và t ọ
ên sinh viên: Nguyêễn Th Lan ị Mã sinh viên: 11217543 L p: Kinh doanh th ớ ng m ươ i 63C ạ
Lớ p tn ch : Kinh têế chính tr ỉ Mác-Lênin (22 ị 1)_30
Hà N i , tháng 4 năm 2022 ộ Mục lục
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU..................................................................1
PHẦN 2: NỘI DUNG......................................................................2
I. Lý thuyết..................................................................................2
1. Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp và công nghiệp
hóa...............................................................................................2
2. Quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới và
ở Việt Nam..................................................................................3
3. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước................................................................5
a) Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước...............................................................................5
Vai trò của cơ sở vật chất - kỹ thuật....................................7
b) Tác dụng của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. .10
II. Liên hệ thực tiễn.......................................................................10
1. Thành tựu............................................................................10
2. Hạn chế................................................................................12
3. Giải pháp................................................................................15
PHẦN 3: KẾT LUẬN.....................................................................18
PHẦN 4: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................19
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội với cơ sở vật
chất nghèo nàn, trình độ năng lực sản xuất chưa cao, quan hệ sản xuất mới chưa được
hoàn thiện.Do vậy, Đảng luôn coi công nghiệp hóa-hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm để
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hiểu được tầm quan trọng của cuộc cách mạng
công nghiệp hóa-hiện đại hóa đối sự phát triển của đất nước. Trước hết, công nghiệp hóa
là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chính vì thế Công nghiệp hóa
theo hướng hiện đại có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp giải quyết cũng như thực hiện những
nhiệm mới đặt ra, đẩy lùi lạc hậu, khắc phục kinh tế đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói
nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng,……Hiện
nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho
tất cả các nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển. Nếu nước ta có thể tận dụng
những thành tựu của cuộc cách mạng này thì có thể “đi tắt, đón đầu”, đẩy nhanh và rút
ngắn thời gian của quá trình công nghiệp hóa nhưng trái lại nó có thể đẩy nước ta vào
tình trạng lạc hậu nếu không kịp nắm bắt. Thực tế đó đang đặt ra vấn đề thực trạng và cần
phải có giải pháp phù hợp đối với cuộc cách mạng công nghiệp hóa ở nước ta. Vì vậy, đề
tài “ Công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam” là một đế tài ý nghĩa cả về lý luận lẫn
thực tiễn. Do phạm vi đề tài khá rộng cùng sự hạn chế về trình độ nhận thức của bản thân
nên nội dung tiểu luận khó tránh khỏi những sơ sài, thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận
được sự góp ý, chỉnh sửa của cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
PHẦN 2: NỘI DUNG I. Lý thuyết
1. Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về trình độ của tư liệu
lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình
phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng
như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến
những tính năng mới trong kỹ thuật-công nghệ đó vào đời sống xã hội. Về mặt lịch sử,
cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể:
Bảng tóm tắt đặc điểm cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp
Cuộc cách Cuộc cách Cuộc cách Cuộc cách
mạng công mạng công mạng công mạng công
nghiệp lần nghiệp lần thứ nghiệp lần thứ nghiệp lần thứ thứ nhất hai ba tư Đặc trưng
Sử dụng Sử dụng năng Sử dụng công Liên kết giữa
năng lượng lượng điện và nghệ thông tin thế giới thực
nước và hơi động cơ điện, và máy tính, và ảo, để thực
nước, để cơ để tạo ra dây để tự động hiện công việc
khí hóa sản chuyền sản hóa sản xuất thông minh và xuất xuất hàng loạt hiệu quả nhất
Thời điểm bắt Từ giữa thế Nửa cuối thế Đầu thập niên Đầu những đầu
kỷ XVIII kỷ XIX đến 60 của thế kỷ năm 2000 của
đến giữa đầu thế kỷ XX XX đến cuối thế kỷ XXI XIX ( khởi thế kỷ XX phát từ Anh)
Như vậy, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện với những nội dung cốt lõi,
giá trị riêng và có những bước phát triển nhảy vọt về tư liệu sản xuất. Sự phát triển của tư
liệu sản xuất thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phát triển văn minh của nhân loại. Chính vì nghĩa
đó, cuộc cách mạng công nghiệp có ý nghĩa vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển.
Vai trò đó được khái quát cụ thể như sau:
Một là, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Ba là, thúc đẩy dổi mới phương thức quản trị phát triển
2. Quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới và ở Việt Nam
Trước hết, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa
trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng
máy móc để từ đó làm tăng năng suất lao động. Hiện đại hóa là làm cho kỹ thuật và công
nghệ sản xuất, cơ cấu kinh tế đạt trình độ tiên tiến của thời đại.
Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Xuất hiện đầu
tiên ở các nước Phương Tây vào cuối thế kỉ XVIII, mở đầu là ở Anh sau đó mở rộng sang
các nước Tây Âu, Bắc Mỹ…….và ngày nay ở các nước đang phát triển. Nước Anh đã
tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu chuyển từ lao động thủ
công sang lao động máy móc. Đây là một bước ngoặt đánh dấu cho sự phát triển của cuộc
cách mạng công nghiệp thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp
hóa mới được dùng để thay thế khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp. Có thể khái quát,
công nghiệp hóa - hiện đại hóa là quá trình tạo ra sự chuyển biến từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, dựa trên lao động thủ công sang nền kinh tế cơ cấu công nghiệp hiện đại,
dựa trên lao động sử dụng máy móc nhằm tạo ra năng suất cao hơn nhiều lần. Như vậy,
công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế thấp trở thành một nước công
nghiệp với trình độ kỹ thuật công nghệ cao, lao động năng suất cao hơn trong các ngành quốc dân.
Đối với Việt Nam, Đảng ta xác định “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình
chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội,
từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang việc sử dụng một cách phổ biến sức lao
động với công nghệ, máy móc, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trêm sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Có thể nói, Đảng ta đã xác định rộng hơn khái niệm về công nghiệp so với các quan điểm
trước đó bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hoạt động quản
lý xã hội đều được sử dụng các phương tiện tiên tiến cùng với trình độ kỹ thuật công
nghệ cao. Bên cạnh đó, công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam còn được áp dụng theo từng bước:
Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản
xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ phát triển, đòi hỏi phải dựa trên những tiền đề
trong nước và quốc tế. Do đó để thực hiện được điều đó cần phải tạo điều kiện thuận lợi
cho mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy vậy không có nghĩa là phải tạo ra một kế hoạch cụ
thể rồi mới thực hiện mà phải làm đồng thời cùng lúc.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ. Cụ thể:
- Đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ khoa học tiến bộ, kỹ thuật hiện đại
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí, hiệu quả
- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
3. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
a) Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Một là, do quy luật phổ biến của sự phát triển
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất
mà mọi quốc ra đều phải trải qua để tiến tới sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong phát triển
lực lượng sản xuất được chỉ rõ ở những nội dung sau:
Cơ khí hóa nền sản xuất xã hội
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động mạnh mẽ tới nền sản xuất của mỗi quốc
gia. Nó thay đổi về chất của nền sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ sản xuất
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời chuyểthển biến nền sản xuất thủ
công sang sản xuất máy móc cơ khí dựa vào tiến bộ của khoa học – công nghệ.
Áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ
Sự ra đời của những thành tựu khoa học-công nghệ là kết quả tất yếu của cuộc cách mạng
công nghiệp. Từ đây, con người có thể áp dụng những thành tựu đó vào đời sống, sản
xuất để đẩy nhanh phát triển đất nước. Đây cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển
như Việt Nam đẩy mạnh quá trình phát triển, và để có thể phát triển vươn lên mạnh thì
không còn cách nào khác ngoài việc đẩy nhanh công nghiệp hóa-hiện hóa đất nước.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng chính điều này tạo tiền đề để xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao, có tay nghề thành thạo, chủ động, sáng tạo và nắm vững công nghệ.
Chuyển dịch cơ cấu lao động
Khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngoài chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì cơ
cấu lao động cũng chuyển biến theo hướng tích cực. Nguồn lao động chuyển từ khu vực
sử dụng nhiều lao động thủ công sang lĩnh vực gắn liền với kinh tế tri thức.
Theo thời gian, tính tất yếu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa không chỉ nằm ở sự
phát triển kinh tế mà còn thể hiện sâu sắc ở sự phát triển mọi mặt của xã hội:
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Công nghiệp hóa hiện đại hóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, năng suất lao
động tăng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, giảm thất nghiệp. Bên cạnh đó người dân
có cơ hội được hưởng phúc lợi xã hội, tiếp cận gần hơn dịch vụ giáo dục, y tế…
Ổn định chính trị - xã hội
Công nghiệp hóa hiện đại hóa còn là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, củng cố quốc phòng an
ninh, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là mục tiêu được đặt lên hàng đầu.
Hai là, do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mang tính kế thừa
Quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội kế thừa cơ sở vật chất - kỹ thuật có sẵn của chủ
nghĩa tư bản. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội cần một cuộc cách mạng tái kiến thiết
quan hệ sản xuất ở trình độ cao, vận dụng những tiến bộ của khoa học – công nghệ hiện
đại, đổi mới nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật là động lực phát triển đất nước
Việt Nam là đất nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn
tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là điều tất yếu.
Vai trò của cơ sở vật chất - kỹ thuật
Đối với nền kinh tế
Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò là nguồn lực cơ bản trong sản xuất kinh tế, chi phối
mọi quan hệ sản xuất. Kinh tế sẽ không thể phát triển nếu như không có cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp.
Đối với quốc phòng – an ninh
Cơ sở vật chất – kỹ thuật góp phần làm tăng tiềm lực và sức mạnh chính trị, quân sự,
kinh tế của một quốc gia. Qua đó là cơ sở để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ
và củng cố an ninh quốc phòng. Đối với xã hội
Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội
phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó mà lực lượng lao động xã hội
sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất, thúc đẩy xã hội phát triển mọi mặt theo hướng
tích cực. Từ đó, con người được sống trong môi trường xã hội ổn định, nâng cao chất
lượng cuộc sống, tiếp cận tri thức nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa.
Ba là, do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và
công nghệ giữa Việt Nam và thế giới.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đưa Việt Nam phát triển nhanh chóng, tiến tới
thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới về kinh tế, khoa học – công nghệ, giáo dục, y
tế và các lĩnh vực khác. Đó là cơ hội để nước ta hội nhập sâu rộng, chuyển giao công
nghệ, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, quốc gia khác trên thế giới.
Các yếu tố được rút ngắn - Năng suất lao động - Cơ cấu sản xuất
- Chất lượng nguồn lao động
- Thu nhập bình quân đầu người
- Tăng trưởng nền kinh tế…
Trong suốt 35 năm thực hiện đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước định hướng
xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với thế giới:
Tăng trưởng kinh tế
Từ một nước có nền kinh tế chậm phát triển với tổng GDP đạt 14,1 tỷ USD năm 1985,
quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 343 tỷ USD với mức độ tăng trưởng 2,41%
thuộc top đầu thế giới. Kết quả này đưa Việt Nam trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn
nhất thế giới và đứng thứ tư tại khu vực Đông Nam Á.
Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao. Năm 2020, GDP đầu người đạt 2786
USD/ người và GDP – PPP đạt 8651 USD/người. Mức thu nhập bình quân đầu người
năm 2020 cao gấp hơn 30 lần giai đoạn 1986 – 1990, đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm
nước có thu nhập thấp, lên nhóm nước có thu nhập trung bình. Cơ cấu sản xuất
Nền kinh tế Việt Nam chuyển biến nhanh chóng từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang
nền kinh tế công nghiệp hiện đại gắn với tri thức. Giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm nhanh từ
38,06% năm 1986 xuống còn 14,85% năm 2020. Trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ tăng lên, giai đoạn 1986 - 2020, công nghiệp tăng từ 28,88% lên 33,72%, tỷ trọng
dịch vụ tăng từ 33,06% lên 41,63%. Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Chất lượng nguồn nhân lực
- Trình độ dân trí được nâng cao: Việt Nam áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trong
sản xuất và đời sống. Trình độ dân trí được nâng cao, tỷ lệ người biết chữ năm 2020 đạt
97,85% thuộc nhóm cao nhất thế giới.
- Tỷ lệ người dùng Internet top đầu thế giới: Năm 2020, 68,17 triệu người dân Việt Nam
sử dụng internet. Tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu
vực, đạt 83,7%, gần ngang bằng các quốc gia phát triển.
Bốn là, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của xã hội.
Phát triển lực lượng sản xuất
Cơ sở vật chất - kỹ thuật xã hội chủ nghĩa làm thay đổi chất của nền sản xuất, nâng cao
năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – kỹ thuật, hình thành ý
thức xã hội mới, làm giá tăng của cái vật chất. Công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển
có tác động mạnh mẽ tới lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thủ công được thay thế
bằng đội ngũ lao động sử dụng máy móc, trang thiết bị tiên tiến.
Hoàn thiện quan hệ sản xuất
Công nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo sự phát triển nhảy vọt về chất trong lực
lượng sản xuất dẫn đến quá trình điều chỉnh và hoàn thiện phần hoàn thiện quan hệ sản
xuất, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hoàn thiện quan hệ
sản xuất tiến tới củng cố và nâng cao vị thế của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân gắn với yếu tố tri thức.
Đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất lực lượng sản xuất
Để phát triển kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải nâng cao
hơn nữa năng suất lao động xã hội trên cơ sở phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật tương
ứng. Đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hướng
tới sự tồn tại và bền vững của chủ nghĩa xã hội.
Phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội
Muốn xã hội sau phát triển, tiến bộ hơn xã hội trước thì trước hết phải làm cho năng suất
lao động của xã hội sau cao hơn so với xã hội trước, điều này chỉ có thể đạt được nếu sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước được thực hiện thành công.
b) Tác dụng của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần tạo điều kiện để phát triển nền
kinh tế, lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra lực lượng sản xuất mới, củng cố vai
trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa
công nhân- nông dân- trí thức.
Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới
Tạo cơ sở vật chất- kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ II.
Liên hệ thực tiễn
Trong nhiều thập niên qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển
chung của nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, việc
thực hiện các chủ trương, đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan
trọng trong quá trình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng cao mức sống
của người dân. Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
có thể khái quát trên một số nét như sau: 1. Thành tựu
Duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá
Về cơ bản, từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân
khá. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 6,32%/năm, giai đoạn 2011 – 2015
đạt bình quân khoảng 5,82%/năm, giai đoạn 2015-2019 đạt bình quân 6,64%/năm.
Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong cơ cấu công nghiệp, ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng lớn nhất đóng góp
30% GDP, đưa Việt Nam lên vị trí 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tỷ trọng lao
động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh còn 38% năm 2019, tỷ trọng lao động ngành
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng,
từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong đó, các ngành dịch
vụ gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa như dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp
lý, bưu chính viễn thông... phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP.
Bên cạnh đó, tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp khai khoáng giảm dần, trong khi tỷ
trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng.
Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
Việt Nam ngày càng chú trọng hơn đến việc hội nhập quốc tế, từng bước tham gia vào
mạng lưới sản xuất, cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nền kinh tế cạnh
tranh toàn cầu. Xuất khẩu tăng mạnh tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Cơ cấu hàng
xuất khẩu đang chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật liệu, linh
kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thô và tài nguyên.
Trong khi đó, cơ cấu hàng nhập khẩu chuyển dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất
để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Cùng với thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo vượt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
GDP bình quân đầu người tăng mạnh, từ 113 USD năm 1991 lên 1.273 USD năm 2010
và đến năm 2019 đạt khoảng 2.786 USD. Người dân cũng đã có điều kiện thuận lợi hơn
trong việc tiếp cận các dịch vụ công cơ bản (dịch vụ y tế, giáo dục,….). Tỷ lệ hộ nghèo
có xu hướng giảm mạnh qua các năm, bao gồm cả khu vực nông thôn lẫn thành thị. Tỷ lệ
hộ nghèo tính theo chuẩn nghèo năm 2019 đã giảm còn dưới 4%. Bên cạnh đó, người dân
cũng đã được giải phóng khỏi những cơ chế không còn phù hợp. Mọi người đã tự tin, tư
do thoải mái sáng tạo, chủ động tìm việc làm, tự tạo cơ hội cho bản thân. Những chính
sách đền ơn đáp nghĩa cũng được điều chỉnh để phù hợp hơn, chính vì lẽ đó mà lòng tin
của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng ngày càng tin tưởng và gắn kết hơn.
Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
Giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước tạo
điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới. Đảng đã định hướng rõ ràng nhiệm vụ
và quan điểm chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có
kết quả việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng, an ninh. Các nhu cầu củng cố an ninh,
quốc phòng, cải thiện chất lượng đời sống vũ trang cần được đáp ứng kịp thời, chất lượng
và sức chiến đấu của quân đội và công an cũng phải được nâng lên. Thế trận quốc phòng
toàn dân và an ninh nhân dân, công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
cũng cần phải được tăng cường và củng cố. 2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu trong 35 năm đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại
hóa còn nhiều bất cập. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Mô hình công
nghiệp hóa-hiện đại hóa chưa được định hình rõ nét; chưa phát triển có hiệu quả các
ngành công nghiệp ưu tiên và chưa tận dụng lợi thế về công nghệ và nguồn lực đầu tư
nước ngoài để tạo tính lan toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tương xứng. Đặc
biệt, quá trình thực hiện công nghiệp hóa chưa gắn chặt với hiện đại hóa, phát triển công
nghiệp vẫn chỉ là gia công, lắp ráp, có giá trị thấp. Các chủ trương công nghiệp hóa-hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và chưa thật hiệu quả, rõ hướng;
môi trường thể chế yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp và kết cấu hạ tầng yếu vẫn
là điểm nghẽn, là nút thắt đang cản trở quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Mô hình công nghiệp hóa-hiện đại hóa còn đang ở dạng khái niệm lý thuyết, chưa được
cụ thể hóa thành tiêu chí nước công nghiệp. Chiến lược có sự thiên lệch về cơ cấu ngành;
dựa vào khai thác và bán tài nguyên; các ngành sử dụng nhiều vốn hơn là sử dụng lao
động và công nghệ cao… đã tạo ra một số hạn chế khiến tiến trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa-hiện đại hóa diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, nhiều vấn đề đặt
ra cần nghiêm túc xem xét để tìm hướng giải quyết. Cụ thể như sau:
Kinh tế phát triển chưa bền vững
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so với tiềm năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực
thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào các
ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động.
Chưa áp dụng tốt thành tựu của khoa học công nghệ trong tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu
về thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa theo hướng rút ngắn dẫn đến nhiều thách thức.
Kể từ khi bắt đầu công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 25 năm sau đó của
Hàn Quốc là 7,79% (giai đoạn 1961 - 1985), của Thái Lan là 7,11% (giai đoạn 1961 -
1985), của Ma-lai-xi-a là 7,66% (giai đoạn 1961 - 1985) và của Trung Quốc là 9,63%
(1979 - 2003). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam kể từ khi
thực hiện đổi mới đến nay chỉ khoảng 6,5%.
Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực về phát triển kinh tế, nhưng thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, chênh lệch khá lớn so các nước trong khu
vực. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 1996 là 3.026 USD thì đến năm 2014
là 5.550 USD và của Trung Quốc năm 1996 là 728 USD thì đến năm 2014 là 7.572 USD,
trong khi con số tương ứng của Việt Nam chỉ tăng từ mức 337 USD lên 2.072 USD. GDP
bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu
người của Trung Quốc năm2006, In-đô-nê-xi-a năm 2007, Thái Lan năm 1993.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động
đã “chững lại” trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp.
Tuy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được các thành công, song chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đặc biệt quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa-hiện đại hóa (bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động) đã “chững lại” trong nhiều
năm và chậm có sự điều chỉnh phù hợp. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn được xem có vai trò cốt lõi trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
nhưng phát triển ngành nông nghiệp đang mất cân đối trên một số mặt, hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn còn chậm phát triển.
Các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức, khoa học công nghệ phát triển còn chậm
Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ cấu kinh
tế có tốc độ chuyển dịch khá, cơ cấu ngành nông nghiệp trong GDP giảm mạnh, từ mức
38% năm 1986 xuống 27% năm 1995 và 19,3% năm 2005, thì từ năm 2006 đến nay, tỷ
trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm không đáng kể. Năm 2014, ngành nông
nghiệp vẫn chiếm hơn 18% GDP, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng ngành nông nghiệp
trong GDP của các nước xung quanh (tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của Trung
Quốc là 10,1%, của In-đô-nê-xi-a là 14,4%, của Ma-lai-xi-a là 10,1% và của Thái Lan là
12,3%). Dù vậy, năm 2019, tỷ trọng ngành nông nghiệp cũng đã giảm xuống còn
13,69% trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ không có quá nhiều sự thay đổi.
Sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp, năng suất lao động có khoảng
cách lớn so với nhiều nước và chậm được cải thiện.
Theo số liệu từ Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 - 2019 của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 67 trong số 148 quốc gia trong bảng xếp hạng,
tăng 10 bậc so với thứ hạng 77 trong năm 2012 - 2013. Việt Nam luôn nằm trong nhóm
các quốc gia gần thuộc nửa cuối bảng xếp hạng, thấp hơn nhiều so với các nước trong
khu vực Đông Nam Á (Ma-lai-xi-a đứng thứ 27, Thái Lan đứng thứ 40, In- đô-nê-xi-a
đứng thứ 50, Phi-líp-pin đứng thứ 64) và còn một khoảng cách rất xa so khu vực Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).
Mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá
trị toàn cầu còn rất hạn chế.
Việt Nam đã thực hiện cải cách và mở cửa trong gần 35 năm, xuất khẩu được mở rộng
liên tục nhưng mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị
toàn cầu còn rất hạn chế. Hàm lượng GTGT của xuất khẩu còn thấp. Các mặt hàng có lợi
thế so sánh cao vẫn thuộc các nhóm sử dụng nhiều nguyên liệu, tài nguyên và lao động rẻ
như nhóm hàng công nghiệp nhẹ (da giầy, thủ công mỹ nghệ…), nhóm nông sản, thủy sản.
Hệ thống hạ tầng thiếu và yếu.
Năng lực cơ sở hạ tầng còn yếu và chưa được đồng bộ hóa, lạc hậu so với thế giới. Sự kết
nối giao thông vận tải đường bộ và đường khác còn thấp, các đường giao thông liên tỉnh
vẫn còn nhiều hạn chế, vận tải giao thông công cộng chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Về hạ
tầng năng lượng, công tác thăm, tìm kiếm, đánh giá tài nguyên năng lượng chưa được đầu
tư cụ thể. Hệ thống giáo dục và y tế còn thấp cấp và bị quá tải. Cơ sở hạ tầng nông thôn
chưa thực sự phát triển đồng đều. 3. Giải pháp
Trên cơ sở phân tích thực trạng đất nước trong công cuộc cải cách công nghiệp
hóa-hiện đại hóa, dự báo về bối cảnh kinh tế của đất nước và để đẩy nhanh quá
trình ấy thì Việt Nam cần có những chính sách và giải pháp quyết liệt, cụ thể, đồng bộ hơn:
Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế
Một là, tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; nâng cao chất lượng
công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mô;
tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, linh hoạt đảm bảo duy trì và
củng cố ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường công tác thông tin kinh tế - xã hội, công tác kế toán, thống kê.
Hai là, tập trung thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù
hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo
đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Ba là, nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn theo các mục tiêu, yêu cầu về công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Bốn là, tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các ngân hàng thương mại.
Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính: Hoàn
thiện thể chế về tài chính phù hợp với quá trình hoàn thiện cơ chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư
phát triển, chú trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần phát huy
lợi thế cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm.
Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực: Nâng cao vai trò định
hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội gắn với thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.
Phát triển các yếu tố tiền đề CNH, HĐH
+ Phát triển cơ sở hạ tầng
+ Phát triển khoa học - công nghệ: Để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, một trong những
yếu tố quan trọng là phải nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua
việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học - ông nghệ (KHCN).
Phát triển nông nghiệp, nông thôn: Đẩy mạnh quy hoạch đất nông
nghiệp, tránh lãng phí đất. Bên cạnh đó, phải cải tạo đất để nâng cao năng
suất cây trồng, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của từng vùng với tầm
nhìn dài hạn, tăng cường tính kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp
chế biến, bảo quản và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thiết lập các chuỗi giá
trị mang tính toàn cầu đối với các loại sản phẩm có lợi thế và có khả năng cạnh tranh cao.
Tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển các ngành
kinh tế mũi nhọn: Đẩy mạnh tổ chức và xây dựng các chiến lược trọng
điểm các ngành công nghiệp quốc dân, phù hợp với mô hình và bước đi của
quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá. Tăng cường khai thác hiệu quả các
lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài, đưa nền kinh tế của đất nước ra toàn cầu.
Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng: Khuyến khích liên kết giữa các vùng
kinh tế địa phương trọng điểm, đẩy mạnh liên kết theo ngành theo các lĩnh
vực để đạt lợi thế và có lợi hơn.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Sau hơn 35 năm đổi mới và thực hiện quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, Việt
Nam đã thu được những thành tựu to lớn, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên mức khá, cải
thiện đáng kể công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt được, quá trình công nghiệp hóa-hiện đại vẫn còn tồn tại những
hạn chế như: kinh tế phát triển chưa bền vững, tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với
tiềm năng, cơ cấu dịch chuyển còn chậm, năng lực cạnh tranh còn thấp so với các nước
trong khu vực, trình độ nhân lực lao động chưa cao, cơ cấu hạ tầng chưa phát triển.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng ra toàn cầu, Việt
Nam muốn nhanh chóng bắt kịp để không bị tụt lại phía sau thì cần có những giải pháp
mang tính đồng bộ, quyết liệt, cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi
mô hình kinh tế, nâng cao huy động vốn sao cho hiệu quả, sử dụng vốn một cách hợp lý,
chú trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, phát huy hết khả năng cạnh tranh ở cấp độ
ngành, địa phương, quốc gia…. Hơn nữa, vai trò định hướng của Nhà nước trong đầu tư
phát triển kinh tế-xã hội gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân cần phải được nâng
cao. Không chỉ thế, Nhà nước cần thiết lập và thực hiện các cơ chế tài chính, hình thành
các chính sách đầu tư. Bởi vì chỉ khi thực hiện được cái giải pháp một cách hợp lý, đồng
bộ và hiệu quả thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới càng ngày càng được đẩy
mạnh, phát triển hơn, đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng nước Việt Nam
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
PHẦN 4: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.
3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và cá nước trong khu vực
(1995), NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1999), Toàn cầu hóa: Những cơ hội và thách thức,
Tạp chí triết học (số 3).
5. Đảng cộng sản Việt nam (1994), Văn kiện hội nghị Trung ương lần thứ bảy
Ban chấp hành Trung ương khóa VII, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện hội nghị trung ương lần thứ
chín ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
7. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bố
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, TS. Phạm Thuyên.
8. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t.18, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
9. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vấn đề và giải pháp,
NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
10. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
11. Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệp cho Việt
Nam, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
12. Số liệu từ Tổng cục thống kê (2018), Viện chiến lược và chính sách tài chính…