-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cung tìm hiểu Cuộc đời và đặc điểm thơ bà huyện Thanh | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cung tìm hiểu Cuộc đời và đặc điểm thơ bà huyện Thanh | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Cung tìm hiểu Cuộc đời và đặc điểm thơ bà huyện Thanh | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cung tìm hiểu Cuộc đời và đặc điểm thơ bà huyện Thanh | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40703272 BÀ HUYỆN THANH QUAN
I. Cuộc đời và đặc điểm thơ bà huyện Thanh Quan: 1. Cuộc đời: -
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh (1803 – 1848), là
ngườiphường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng
An, quận Tây Hồ), Hà Nội. -
Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu
Nghị(1804-1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay
thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mạng thứ 2), từng làm tri huyện
Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà
là Bà Huyện Thanh Quan. Chồng bà làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ
Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi). -
Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung
GiáoTập để dạy học cho các công chúa và cung phi. Khoảng một tháng sau khi
chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con về lại Nghi Tàm và ở
vậy cho đến hết đời.
2. Đặc điểm thơ bà huyện Thanh Quan:
*Một số bài thơ tiêu biểu:
Chiều hôm nhớ nhà
Vàng tỏa non tây bóng ác tà
Đầm đầm ngọn cỏ tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác chim về tổ Dậm liễu
bâng khuâng khách nhớ nhà
Còi mục gác trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước dường ngao ngán Mấy
kẻ chung tình có thấu là..?
Thăng Long thành hoài cổ
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương Lối
xưa xe ngựa thành thu thảo lOMoAR cPSD| 40703272
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước
còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh
đấy người đây luốn đoạn trường. Cảnh thu
Thánh thót tầu tiêu mấy giọt sương
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Xanh um cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
Bầu dốc giang sơn say chấp ruợu
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa nguời nhỉ
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ Qua đèo Ngang
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác
đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta Cảnh chiều hôm
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ
sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi Dặm
liễu sương sa, khách buớc dồn
Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn * Thể loại:
Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. * Đặc điểm: lOMoAR cPSD| 40703272 -
Thơ bà thường viết về thiên nhiên, vào thời điểm buổi chiều, gợi cảm giác
vắng lặng, buồn bã. (Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn/ Bước tới đèo Ngang
bóng xế tà/ Vàng tỏa non tây bóng ác tà).
Cảnh trong thơ bà được miêu tả với những nét chấm phá như một bức tranh thủy
mặc. (Cỏ cây chen lá, đá chen hoa/ Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác
bên sông, chợ mấy nhà).
Nhưng cảnh trong thơ bà lại ẩn giấu một tấm tình sâu nặng. Tình cảm của bà
thường là sự nhớ tiếc quá khứ vàng son một đi không trở lại. Chính vì vậy có thể
nói thơ bà là thơ hoài cổ.
(Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn/ Ngàn mai lác đác
chim về tổ. Dậm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà/ Nhớ nước đau lòng con quốc
quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia/ Lối xưa xe ngựa thành thu thảo, Nền cũ
lâu đài bóng tịch dương, Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn cau mặt với
tang thương., Ngàn năm gương cũ soi kim cổ, Cảnh đấy người đây luốn đoạn trường.) -
Thơ bà mang một nỗi buồn, nỗi cô đơn sâu kín. Đó có thể là nỗi buồn thời
thế khi nhà Lê sụp đổ, nỗi buồn của một người từng gắn bó với nhà Lê. Đó có thể
là nỗi cô đơn của một người đàn bà trong cảnh chồng mất sớm, gánh đàn con thơ
ra Bắc vào Nam. Tựu chung lại, dẫu có buồn, có cô đơn, nhưng nỗi buồn, nỗi cô
đơn ấy không phải một tiếng thét gào, mà âm ỉ, thâm trầm, sâu kín. (Nhớ nước
đau lòng con cuốc cuốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia) - Thơ bà huyện
Thanh Quan có thể coi là nghệ thuật Đường thi đỉnh cao. Niêm luật chặt chẽ mà
không gây cảm giác gò bó, xếp đặt. Câu thơ trang nhã, từ ngữ công phu, những
câu thơ đẹp đến nỗi khó tìm ra một chữ thừa. Bà vận dụng cái cảnh sắc đất Việt
vào những vần thơ Đường, làm nên những câu thơ như ngọc, đẹp đẽ, sáng trong, mẫu mực mà gần gũi.
(Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà T T B B T T B
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa T B B T T B B
Lom khom dưới núi, tiều vài chú B B T T B B T
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. T T B B T T B
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, T T B B B T T
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. B B T T T B T
Dừng chân đứng lại trời, non, nước, B B T T B B T
Một mảnh tình riêng, ta với ta. T T B B B T B) bài thơ viết theo thể Đường
thi, vần trắc, niêm luật vô cùng chặt chẽ. II. Luyện đề: lOMoAR cPSD| 40703272
Đề 1: So sánh đặc điểm thơ giữa nữ sĩ Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh
Quan qua hai bài thơ “Tự tình II” và “Cảnh chiều hôm”. Đáp án: I. Mở bài:
- Giới thiệu về 2 nữ sĩ: HXH và bà HTQ- 2 nữ sĩ tài hoa hiếm có của văn họctrung đại.
- Nhưng 2 nữ sĩ lại có cá tính và phong cách thơ hoàn toàn khác nhau. Điều
nàythể hiện rõ trong các sáng tác của 2 bà, tiêu biểu là 2 tác phẩm “Tự tình II” và
“Cảnh chiều hôm” II. Thân bài:
So sánh điểm khác nhau giữa hai bài thơ: 1. Nội dung:
Hai bài thơ cùng viết về nỗi buồn, nhưng là hai nỗi buồn khác nhau. + Nỗi
buồn của Hồ Xuân Hương là nỗi buồn duyên phận lỡ làng, thấm đượm nỗi đau
đớn, tái tê, bẽ bàng, chán ngán, ê chề. Nỗi buồn trong bài thơ thể hiện ở những
cung bậc cảm xúc khác nhau.
+ Còn nỗi buồn của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi buồn hoài cổ của kẻ xa quê, một
nỗi buồn man mác, da diết và thấm thía. 2. Nghệ thuật:
Để làm nổi bật nỗi buồn ấy, mỗi nhà thơ có một cách thể hiện rất riêng, độc đáo.
Phân tích cách thể hiện của hai bài thơ qua một số phương diện như:
- Thời gian nghệ thuật khác nhau:
+ Tự tình II: đêm khuya, thời gian đôi lứa quây quần, thời gian thường gợi nỗi cô
đơn, nỗi nhớ chồng, gợi khát vọng lứa đôi. (thời gian đêm khuya xuất hiện trong
bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”, “Chinh phụ ngâm khúc”)
(Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn)
+ Cảnh chiều hôm: buổi chiều, thời gian chim về tổ, người tìm về mái nhà, thời
gian thường gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
(Chiều trời lảng bảng bóng hoàng hôn) lOMoAR cPSD| 40703272
- Cảnh vật hiện lên dưới con mắt của mỗi nhà thơ khác nhau:
+ Tự tình II: Với Hồ Xuân Hương thì thiên nhiên, cảnh vật đều sống động, sắc
nhọn, mạnh mẽ, thể hiện rất rõ tâm trạng buồn chán, muốn "nổi loạn" (trăng khuyết
không tròn, rêu muốn "xiên ngang", đá muốn "đâm toạc").
(Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn/ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm
toạc chân mây đá mấy hòn)
+ Cảnh chiều hôm: êm đềm, tĩnh lặng, đượm buồn với cảnh ông già đánh cá bình
thản gác mái chèo xuôi dòng về bến xa; cảnh trẻ chăn trâu gõ sừng, theo trâu về
xóm vắng; cảnh ngàn mai gió cuốn, cánh chim trời mệt mỏi; bước chân vội vàng
của người lữ thứ, làm nổi bật tâm trạng buồn bã, u uẩn của người xa quê. (Tiếng
ốc xa đưa vẳng trống dồn. /Gác mái, ngư ông về viễn phố,/Gõ sừng, mục tử lại cô
thôn./Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,/Dặm liễu sương sa khách bước dồn)
- Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình:
+ Tự tình II: Hồ Xuân Hương chán ngán tình cảnh duyên phận dang dở, lỡ làng,
"ngán" vì xuân của đất trời sẽ còn trở lại, còn tuổi xuân của mình thì một đi không
trở lại. "Hồng nhan" vốn là biểu tượng đẹp (người đẹp) trong mắt Xuân Hương
thành rẻ rúng, bẽ bàng ("cái hồng nhan" "trơ" ra giữa thiên hạ, nước non); không
những thế, chỉ có một "mảnh tình" (đã bé) lại bị chia sẻ thành ra quá ít ỏi, nhỏ nhoi
("tí con con"). (Trơ cái hồng nhan với nước non.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con)
+ Cảnh chiều hôm: Bà Huyện Thanh Quan thấm thìa nỗi buồn xa cách, không ai chia sẻ
(Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn).
- Đặc điểm hình thức: Tuy cùng là thể thơ Nôm Đường luật nhưng hai bài
thơ cũng có nhiều điểm rất khác nhau, nhất là việc sử dụng ngôn từ. + Tự tình
II: Hồ Xuân Hương sử dụng rất ít từ Hán Việt, cách sử dụng từ ngữ, xây dựng hình
ảnh, cách ngắt nhịp đều rất khác với Bà Huyện Thanh Quan; dường như nhà thơ
muốn chống lại khuôn mẫu của thơ ca trung đại, thể hiện phong cách thơ mạnh mẽ, đầy cá tính.
(Từ ngữ: dồn/ trơ/ xiên ngang/ đâm toạc/ ngán nỗi/ tí con con) lOMoAR cPSD| 40703272
(Cách nói ngược: xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ đâm toạc chân mây đá mấy hòn)
+ Cảnh chiều hôm: Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt kết hợp với các hình ảnh ước
lệ, tượng trưng, các biện pháp tu từ... khiến bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan rất
trang nhã, đài các, phù hợp với tâm trạng buồn bã, hoài cổ, nhớ tiếc.
(Hình ảnh: ngư ông, mục tử, viễn phố, cô thôn, cánh chim, rặng liễu, khách, lữ thứ,
nỗi hàn ôn) (Điển cố: Chương Đài)
Từ việc so sánh đặc điểm nội dung và nghệ thuật rút ra điểm khác biệt giữ phong cách của hai nữ sĩ:
- Hồ Xuân Hương: đc mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, thơ có những nét cách tân,
vượt qua khuôn khổ thi pháp thơ trung đại. Nội dung thơ chủ yêu nói về thân phận
người phụ nữ trong xã hội được gợi nên từ thân phận của cá nhân mình, từ đó ca
ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lên tiếng bênh vực, đòi quyền hạnh phúc,
quyền được sống và gián tiếp phên phán xã hội đa thê, gia trưởng,... Nghệ thuật
thơ bà không tuân theo thi pháp trung đại, đã có những bước cách tân gần với thơ
giai đoạn sau: Xuất hiện cái tôi tự ý thức về bản thân, về phẩm giá của mình trong
thơ; ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, dùng những động từ mạnh; hình ảnh tả thực;
thiên nhiên hiện lên chỉ là cái nền cho tâm trạng con người. - Bà Huyện Thanh
Quan: chuẩn mực Đường thi, ngôn ngữ thơ trang trọng, thanh nhã, hình ảnh thơ
mang tính ước lệ tượng trưng, thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc với những
màu sắc thanh nhạt, thể hiện tấm lòng hoài cổ, thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn sâu
kín. Đó là nỗi buồn thời thế, nỗi cô đơn của con người trước vũ trụ mênh mông. 3. Đánh giá:
- Người ta thường so sánh thơ Xuân Hương với Bà Huyện Thanh Quan để rồi thấy
trong thơ bà Huyện Thanh Quan là một thế giới “không hình, không sắc không mùi
vị”, một không gian bàng bạc màu sắc của Đường thi, còn thơ Xuân
Hương lại mang cả sự sống sôi trào, vạn vật đa sắc, đa thanh, đa tình. Thơ bà Huyện
có tiếng cuốc, tiếng đa đa, nhưng thực ra đó là thứ âm vang mơ hồ trong lòng con
người, cả không gian, cả thời gian, cả con người đều lắng xuống trong một trạng
thái ngưng đọng vĩnh viễn. Thơ Xuân Hương có tiếng gà, tiếng mõ, tiếng cốc lOMoAR cPSD| 40703272
nhưng âm thanh dường như không đứng yên, mà ngọ nguậy, sục sôi. - Dù phong
cách nghệ thuật của 2 nữ sĩ không giống nhau, nhưng tựu chung lại HXH và bà
Huyện Thanh Quan vẫn là những nữ sĩ tài hoa hiếm thấy của văn học trung đại. III.Kết bài:
Khẳng định tài hoa của 2 nữ sĩ.