Đặc điểm của các hình thức TMĐT (My, Nhi)1. Business-to-business (B2B) - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đặc điểm của các hình thức TMĐT (My, Nhi)1. Business-to-business (B2B) - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
I.
Đặc điểm của các hình thức TMĐT (My, Nhi)
1. Business-to-business (B2B) :
Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. TMĐT B2B (Business-to-business) là
việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên mạng. Ta thường goi là giao
dịch B2B. Các bên tham gia giao dịch B2B gôm: người trung gian trực tuyên (ảo hoặc click-and-
mortar), người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B gôm: mua ngay theo yêu câu khi giá
cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân
giữa người mua và người bán.
Các loại giao dịch B2B cơ bản: - Bên Bán - (một bên bán nhieu bên mua) là mô hình dựa trên
công nghệ web trong đó môt cty bán cho nhiều cty mua. Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong
mô hình này: Bán từ catalog điện tử, Bán qua quá trình đầu giá, Bán theo hợp đồng cung ứng dài
hạn đã thoa thuận trước. Cty bán có thể là nhà san xuất loại click-and-mortar hoặc nhà trung gian
thông thường là nhà phân phối hay đại lý
- Bên Mua - một bên mua - nhiều bên bán
- Sàn Giao Dich - nhiều bên bán - nhiều bên mua - TMĐT phối hợp - Các đôi tác phôi hợp nhau
ngay trong quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm
Ví dụ cho B2C: Mô hình B2C của shopee
Shopee là doanh nghiệp theo mô hình B2C điển hình. Đây là sàn thương mại điện tử lớn hàng
đầu tại Việt Nam hiện nay, đóng vai trò trung gian kết nối doanh nghiệp, nhà bán lẻ với người tiêu dùng.
- Shopee cho ra mắt Shopee Mall. Đơn vị này cam kết đây là gian hàng trực tuyến kinh doanh
các sản phẩm chính hãng đến từ thương hiệu uy tín, các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam và quốc tế.
- Do xuất phát từ mô hình kinh doanh C2C nên khi người dùng tạo tài khoản mua trên Shopee
đồng thời sẽ là tài khoản người bán. Như vậy, vị trí của người bán và người mua tương đương
nhau. Shopee đứng giữa ghi nhận và giải quyết khiếu nại, đền bù nếu có.
2. Business-to-consumer (B2C):
Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến
người tiêu dùng. Trong TMĐT, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông
qua kênh phân phối. Hàng hóa bán lẻ trên mạng thường là hàng hóa, máy tính, đô điện tử, dụng cụ thê thao, đô
dùng văn phòng, sách và âm nhạc, đô chơi, sức khoẻ và mỹ phâm, giải trí v.v.
Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hóa bán (Tông hợp,
chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn câu, khu vực ), theo kênh
bán (bán trực tiêp, bán qua kênh phân bô). Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ trên mạng:
Brick-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ kiêu truyên thông, không sử dụng interne, Click-and-
mortar là loại cửa hàng bán lẻ truyên thông nhưng có kênh bán hàng qua mạng và cửa hàng ảo
là cửa hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà không sử dụng kênh bán truyên thông.
3. Customer-to-customer (C2C):
C2C là mô hình giao thương giữa các cá nhân với nhau, không có sự tham gia mua bán của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, mô hình này sẽ sở hữu những đặc điểm nổi bật như:
Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Do không phải doanh nghiệp sản xuất nên những
sản phẩm họ bán có sự giới hạn, thậm chí là đồ cổ, không còn xuất hiện trên thị trường. Chính
điều này đã thu hút sự quan tâm và ưa chuộng của nhiều người tiêu dùng.
Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn do
không có sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất hay nhà bán lẻ trung gian.
Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Vì không có sự tham gia của các nhà sản xuất
hay nhà bán lẻ (Retail) nên mọi sản phẩm trong mô hình C2C sẽ không được kiểm soát về chất
lượng cũng như khâu thanh toán.
Ví dụ cho c2c: Mô hình C2C của Tiki
Tiki là một cái tên không còn xa lại với những ai thường xuyên mua sách và các đồ dùng văn
phòng phẩm. Thời điểm mới ra mắt, Tiki đã triển khai theo mô hình kinh doanh B2C giữa nhà
sản xuất với khách hàng nhằm đảm bảo về vấn đề bản quyền và chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên những năm gần đây, Tiki đã triển khai thêm mô hình kinh doanh C2C và mở rộng
thêm nhiều hạng mục hàng hóa khác như điện tử, đồ gia dụng,…
Mặc dù vậy, Tiki vẫn duy trì phương châm hoạt động ban đầu khi yêu cầu khắt khe về giấy tờ
kinh doanh bằng cách chứng minh sản phẩm của người bán để đảm bảo chất lượng hàng hóa
chính hãng. Đồng thời, Tiki cũng kiểm soát giá sản phẩm để không quá chênh lệch so với giá thị trường. II.
Các vấn đề đạo đức trong thương mại điện tử (Hưng) 1. Tổng quan
+ Đạo đức là trọng tâm của các cuộc tranh luận xã hội và chính trị về internet. Đạo đức là
nghiên cứu các nguyên tắc mà các cá nhân và tổ chức có thể sử dụng để xác định hành vi đúng và sai
+ Trong đạo đức, người ta cho rằng các cá nhân là những tác nhân đạo đức tự do những
người có quyền lựa chọn. Khi đối mặt với các hướng hành động thay thế, sự lựa chọn đạo đức chính xác là gì?
+ Mở rộng đạo đức từ các cá nhân đến các công ty kinh doanh và thậm chí toàn bộ xã hội
có thể khó khan nhưng không phải là không thể. Miễn là có cơ quan hoặc cá nhân ra
quyết định ( chẳng hạn như hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành trong một doanh
nghiệp công ty, hoặc cơ quan chính phủ trong xã hội). Các quyết định của họ có thể được
đánh giá dựa trên nhiều nguyên tắc đạo đức.
2. Vấn đề đạo đức kinh doanh trực tuyến
+ Nếu bạn hiểu một số nguyên tắc đạo đức cơ bản, khả năng suy luận của bạn về các
cuộc tranh luận xã hội và chính trị lớn hơn sẽ được cải thiện. Trong văn hoá phương Tây,
có bốn nguyên tắc cơ bản mà tất cả các trường phái tư tưởng về đạo đức đều chia sẻ:
trách nhiệm, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm pháp lý, và quy trình tố tụng
(Responsibility, accountability, liability, and due process)
+ Trách nhiệm có nghĩa là với tư cách là tác nhân đạo đức tự do, các cá nhân. Tổ chức và
xã hội phải chịu trách nhiệm về những hành động họ thực hiện
+ Trách nhiệm giải trình có nghĩa là các cá nhân, tổ chức và xã hội phải chịu trách nhiệm
trước những người khác về hậu quả của hành động của họ
3. Các nguyên tắc đạo đức
- Quy tắc vàng. Hãy làm với người khác như cách bạn làm với họ
- Chủ nghĩa phổ quát: Nếu một hành động không đúng cho mọi tình huống, thì nó không
đúng cho bất kỳ tình huống cụ thể
- Độ dốc trơn trượt: Nếu một hành động không thể được thực hiện liên tục, thì điều đó là
không đúng ở tất cả. Một hành động có thể hoạt động trong một trường hợp để giải quyết
vấn đề, nhưng nếu lặp lại, sẽ dẫn đến một kết quả tiêu cực
- Nguyên tắc bất lợi tập thể: Thực hiện hành động để đạt được giá trị lớn hơn cho tất cả
xã hội. Quy tắc này giả định rằng bạn có thể ưu tiên các giá trị theo thứ tự xếp hạng và
hiểu hậu quả của các quá trình hành động khác nhau.
- Lo ngại rủi ro: Thực hiện ít hành động gây hại nhất
Các vấn đề pháp lý trong TMĐT:
- Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT.
An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia TMĐT phải cân nhắc trước khi quyết
định tham gia. Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không được
đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, có thể bị khám phá trái phép họ sẽ không tham gia
TMĐT. Do đó, cần phải có hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện để bảo
vệ thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép và một hành lang pháp lý đầy đủ phân
định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia TMĐT ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại
- Vấn đề bảo đảm tính riêng tư
Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các
thông tin về đời tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet, các chủ thể
tham gia giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin cá nhân ví dụ như số
thẻ tín dụng, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại cá nhân để
phục vụ cho mục đích xác nhận, kiểm tra. Sở dĩ có điều đó là do các bên tham gia giao
dịch không quen biết nhau. Các thông tin về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp và sử
dụng vào mục đích khác, gây phương hại đến người tham gia giao dịch TMĐT. Do đó,
trong TMĐT cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao dịch đối với
các thông tin của các chủ thể.
- Bảo vệ người tiêu dùng
Do trong TMĐT cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau, biết nhau nên dễ xảy
ra các rủi ro và người bị thiệt thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả tiền trước cho
các sản phẩm, dịch vụ mà họ mua qua mạng song lại chưa biết được chất lượng sản phẩm
và việc giao hàng có diễn ra đúng như người bán đã cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên
phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau, chịu các luật điều chỉnh khác
nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau. Do vậy trong quy định pháp lý cho các bên tham
gia TMĐT, các quốc gia đều bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp các nước là
không giống nhau nên nếu hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả
thuận trước về luật sẽ áp dụng.
- Các vấn đề về hợp đồng
Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện
ghi trong hợp đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản. Nói chung các loại hợp
đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có một số loại hợp đồng theo quy
định của pháp luật phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng, đăng ký. Luật pháp các
nước đều không phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng ảo chỉ vì nó là dạng dữ liệu (bản
ghi điện tử).Có nhiều loại hợp đồng trong không gian ảo, đó là hợp đồng hàng hoá, dịch
vụ và các dịch vụ số hoá.
- Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc
Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Các loại giao
dịch này thường là giao dịch về tài sản có đăng ký. Các loại giao dịch mà pháp luật đòi
hỏi hình thức văn bản phải là văn bản trên giấy sẽ không tiến hành qua mạng. Giống như
các văn bản trên giấy, các giao dịch TMĐT khi cần phải có chữ ký để ràng buộc chủ thể
với nội dung tài liệu. Chữ ký điện tử sẽ được sử dụng trong những trường hợp như vậy.
- Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử
Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu nghĩa vụ của các bên. Do
các bên trong TMĐT không quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau qua mạng nên
xác định thời điểm giao kết thương mại là khó khăn và các bên rất dễ hiểu khác nhau về
thời điểm giao dịch. Điều đó dễ dẫn đến các tranh chấp.
Ví dụ: khi người chủ đặt máy bán nước giải khát tự động, được coi là chấp nhận trả giá
khi khách bỏ tiền vào máy. Khi tiến hành TMĐT, người chào hàng có thể quy định thời
gian gửi ý kiến chấp nhận, khi đó thời điểm chấp nhận hợp đồng là thời điểm thông tin
chấp nhận của khách hàng nhập vào hệ thống của người chào hàng.
Thời gian nhận được thông điệp điện tử được xác định theo nguyên tắc sau:
a/ Nếu người nhận chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thì thời gian nhận là khi
thông điệp điện tử nhập vào hệ thống thông tin đó hoặc khi nhập vào hệ thống thông tin
khác nhưng người nhận đang làm việc để truy lục thông điệp điện tử.
b/ Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin thì tính thời điểm nhận là thời điểm
thông điệp điện tử truy nhập vào hệ thống thông tin của người nhận. III. Social commerce (Bích)
1. Social commerce là gì ?
- Social Commerce là sự kết hợp giữa thương mại điện tử và mạng xã hội. Đó là phương pháp
cho phép doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để bán sản phẩm và dịch vụ một
cách trực tiếp. Thay vì chuyển hướng người dùng đến một trang web bên ngoài, Social
Commerce cho phép các giao dịch diễn ra trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội.
2. Các hình thức của Social commerce:
Social commerce có nhiều hình thức, bao gồm:
1. Social Shopping Platforms: Cung cấp môi trường mua sắm trực tuyến tích hợp với các tính
năng mạng xã hội như đánh giá sản phẩm, chia sẻ trên mạng xã hội, và thảo luận sản phẩm.
2. Social Media Marketplaces: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,
hoặc Pinterest để bán hàng trực tiếp thông qua bài đăng, ảnh hoặc video.
3. Group Buying: Mô hình mua sắm theo nhóm, trong đó người dùng có thể mua hàng với giá ưu
đãi khi đủ số lượng người tham gia mua.
4. Influencer Marketing: Sử dụng những người ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản
phẩm và tạo ra doanh số bán hàng.
5. Peer Recommendations: Dựa vào các đề xuất từ bạn bè hoặc người quen trên mạng xã hội để mua hàng.
6.Social Payment Systems: Cung cấp các hình thức thanh toán tích hợp với các nền tảng mạng xã
hội, giúp người dùng mua sắm một cách thuận tiện.
7. User-Generated Content (UGC) Integration: Sử dụng nội dung được tạo ra bởi người dùng
như đánh giá, đánh giá sản phẩm, ảnh và video để tăng cường trải nghiệm mua sắm.
3. Lợi ích của Social commerce ?
- Social commerce tạo trải nghiệm mua sắm tiện lợi.
-Mỗi bươc người dùng đi qua để mua một sản phẩm là một cơ hội để họ thay đổi quyết định của
mình. Social commerce giúp giảm thiểu các bước trong quá trình mua hàng, tăng tỷ lệ chuyển
đổi và giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn. IV.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) (Lan)
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) nghĩa là công việc tiếp thị quảng cáo dịch vụ, sản phẩm
của một thương hiệu nào đó trên thị trường. Thông qua nền tảng online. Khi đơn hàng được giao
thành công. Hay điền thông tin cá nhân, đăng ký sử dụng dịch vụ, người làm tiếp thị liên kết sẽ
được nhận tiền hoa hồng. VD: The Wire Cutter
Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh online, thì bạn cần tham khảo trang web này. Năm ngoái,
trang web đã đem về doanh thu $150 triệu từ bán hàng affiliate, có được từ hơn 1.000.000 người
truy cập hàng tháng và 10% – 20% người click vào link affiliate. The Wire Cutter bán hàng bằng
cách viết bài review đánh giá sản phẩm. Họ tập trung vào những sản phẩm đặc biệt, thậm chí
hàng công nghệ. Họ có team chuyên gia, liên tục test những sản phẩm, sau đó quảng bá. Nhiều
sản phẩm được test trong hơn 70 giờ, trước khi đưa ra kết luận. Điều đó đảm bảo tính trung thực nhất có thể.