

Preview text:
DÂN CHỦ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TRÊN CƠ SỞ VĂN HOÁ XÃ HỘI I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN (Cao Diễm Hằng)
1. Dân chủ trong tuyên ngôn của các nước tư bản chủ nghĩa (Pháp - Mỹ)
- Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất
khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp) quy định các quyền cá nhân và quyền tập thể của tất cả các giai cấp
là bình đẳng: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. 2. Bình đẳng và Tự do -
Bình đẳng: Bình đẳng có nghĩa là cơ hội trước mọi người là bình đẳng. Quyền bình đẳng là một loại quyền lợi cơ
bản của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, xuất thân gia đình, tôn giáo, trình độ giáo
dục, tình trạng tài sản…, đều có quyền bình đẳng như nhau. -
Tự do: Theo quan điểm về tự do của phương Tây, tự do được coi là quyền tự nhiên của con người, là không gian
vốn có của mỗi con người. Con người sinh ra đã có tự do, tự do như tài sản hay vốn tự có của mỗi người. Cốt lõi
của văn hoá phương Tây chính là những tư tưởng, quan điểm về chủ nghĩa cá nhân, ý thức nhân quyền và thể chế dân chủ.
3. Cơ sở văn hoá xã hội của dân chủ tư bản chủ nghĩa
Ở nội dung văn hóa, dân chủ là tổng hòa các hoạt động sáng tạo và giá trị sáng tạo của con người trong quá trình
vươn tới tự do, bình đẳng và làm chủ. II.
CƠ SỞ THỰC TIỄN (Đặng Nam Đan) III. NỘI DUNG (Cao Diễm Hằng)
1. Luận điểm 1: Bình đẳng - Mỗi công dân đều có quyền bình đẳng như nhau -
Dẫn chứng 1 : Bình đẳng giới
+ Bó hẹp khoảng cách giới. Nam giới và nữ giới bình đẳng như nhau.
+ Theo Statista, trong năm 2021, Iceland có chỉ số khoảng cách giới (GII) thấp nhất với 0.11 trên mọi lĩnh vực kinh
tế, chính trị, giáo dục, và sức khỏe. Ở các quốc gia Tây Âu có khoảng cách giới nhỏ nhất (22,4%), theo sau đó là
Bắc Mỹ với gần 23,6%. Các quốc gia Tây Âu dự đoán bình đẳng giới sẽ đạt được trong 52,1 năm nữa.
2. Luận điểm 2: Tự do - Đề cao tự do cá nhân như một quyền tự nhiên, vốn có của con người
Tự do chỉ có thể nảy nở ở vùng đất mà những nhận thức về tự do cũng như mối quan tâm dành cho tự do được mở
rộng và khơi sâu. Điều này đặc biệt đúng với phương Tây và quan điểm của họ về tự do như một quyền tự nhiên của con người. -
Dẫn chứng 2: Hôn nhân đồng giới
Ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa, công dân có quyền kết hôn với nhau không phân biệt giới tính. Từ những thế kỷ 20,
các nước tư bản đã có những cái nhìn cởi mở với hôn nhân đồng giới, với châu Âu là khu vực tiên phong. Cụ thể:
+ 1/10/1989, lần đầu tiên trên thế giới, các cặp đôi đồng tính nam ở Đan Mạch được công nhận quan hệ dân sự
+ 21/12/2000, nữ hoàng Beatrix của Phần Lan đã thông qua dự luật hôn nhân đồng giới đầu tiên trên thế giới với
49/26 phiếu và có hiệu lực vào ngày 1/4/2001.
Kể từ đó, 16 quốc gia châu Âu khác đã tiếp bước chấp thuận hôn nhân đồng giới là: Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Phần
Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và gần đây nhất là Thụy Sĩ. Ở Châu Mỹ:
+ Ngày 26/4/2000, thống đốc Howard Dean của bang Vermont, Mỹ ký một dự luật kết hợp dân sự (chung sống có
đăng ký cho các cặp đôi cùng giới) sau khi toà án tối cao tuyên bố cặp đôi đồng tính cũng được hưởng cùng
quyền lợi với các cặp đôi dị tính.
+ Canada là quốc gia châu Mỹ đầu tiên cho phép người đồng giới kết hôn vào năm 2005.
+ Năm 2015, Tòa án Tối cao Mỹ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc. Tại thời điểm đó, điều này bị
cấm ở 14 trên 50 bang của nước này. -
Dẫn chứng 3: Tự do trong giáo dục
Các nước tư bản phương Tây, cụ thể là Phần Lan.
Ở nhiều nước, trẻ em phải học liên tục 12 năm, hết lớp này đến lớp khác, để đến đích cuối cùng là thi vào đại học.
Nhiều học sinh không tốn nhiều tiền học phí, học chỉ để lấy cái bằng không biết dùng vào việc gì.
Phần Lan không chú trọng ngã rẽ vào đại học mà cân bằng giữa học lên cao và học nghề. Ở cấp trung học phổ thông
kéo dài 3 năm, học sinh được chuẩn bị cho kỳ thi xét tuyển quốc gia; những em có năng lực thực sự và muốn học
tiếp sẽ đăng ký kỳ thi này. Phần Lan cũng có chương trình 3 năm đào tạo học sinh nhiều ngành nghề khác nhau -
Dẫn chứng 4: Hợp pháp hóa cái chết nhân đạo
Nếu con người có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc, thì họ cũng có quyền được chết,
được phép quyết định kết thúc cuộc sống của mình (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp).
Quyền được chết là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ về việc lựa chọn của con người cụ thể để tìm đến cái chết một
cách tự nguyện nhằm giải thoát khỏi đau khổ, bệnh tật hoặc các lý do khác. Ở góc độ hẹp hơn, quyền được chết là
một hành vi chọn cái chết của người đã thành niên đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và
không thể chịu đựng được sau một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống y tế không lối thoát.
Ở các quốc gia hợp pháp hóa an tử, “quyền an tử” là một quyền nhân thân và được pháp luật ghi nhận một cách chính thức.
Tính đến thời điểm năm 2021, có 5 quốc gia hợp pháp hóa an tử gồm: Hà Lan, Bỉ, Albania và Lúc Xăm Bua và Tây
Ban Nha; nhiều quốc gia đã hợp pháp hóa trợ tử gồm: Thụy Sỹ, Đức, Canada (tỉnh Quê Bếch), Úc (bang Victoria),
Pháp, Áo và nhiều bang ở Mỹ (Oregon, Washington, Vermont, California, Colorado, thủ đô Washington, Hawaii, New Jersey, Maine và Montana).
KẾT LUẬN: Việc áp dụng đúng đắn, hợp lý những nguyên tắc và tiêu chuẩn dân chủ tư bản chủ nghĩa sẽ giúp quốc
gia phát triển ổn định và đảm bảo được cuộc sống của nhân dân về mặt tinh thần, giúp gia tăng chất lượng cuộc sống.