-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Dân tộc do thái và đạo do thái | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Dân tộc Do Thái hay còn biết đến với tên gọi là người Hebrew, định cư tại vùng Canaan thuộc Trung cận đông cổ đại hình thành vào khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên (TCN). Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm , dân tộc nhỏ bé này đã từng trải qua những cuộc thiên di, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Dân tộc do thái và đạo do thái | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Dân tộc Do Thái hay còn biết đến với tên gọi là người Hebrew, định cư tại vùng Canaan thuộc Trung cận đông cổ đại hình thành vào khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên (TCN). Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm , dân tộc nhỏ bé này đã từng trải qua những cuộc thiên di, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BÔ GIO DC V ĐO TO
TRƯỜNG ĐI HỌC SƯ PHM KỸ THUẬT KHOA NGOI NGỮ Tiểu luận
DÂN TỘC DO THI V ĐO DO THI
Lớp: Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Nhóm Siêu Nhân Điện Quang Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hồng Phúc Thiên Anh - 21131005
Nguyễn Hoài Ngọc - 21131194
Nguyễn Trâm Ngọc - 21131065
Trần Võ Hoàng Linh - 21131185
Phan Lê Thu Hiền - 21131177
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Hằng
TP Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 6 năm 2022 MC LC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................3
5. Bố cục tiểu luận...............................................................................3
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................4
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂN TỘC DO THI V ĐO DO
THI.....................................................................................................4
3.1. Từ nguyên (nguồn gốc của tên gọi Do Thái)...................................4
3.2. Nhân khẩu học.................................................................................4
3.3. Lịch sử hình thành...........................................................................5
NỘI DUNG CHÍNH CỦA DÂN TỘC DO THI V ĐO DO
THI.....................................................................................................7
3.1. Dân tộc Do Thái...............................................................................7 3.1.1.
Nhân khẩu học.........................................................................7 3.1.2.
Các sắc tộc Do Thái khác nhau..............................................8 3.1.3.
Sự đồng hóa và di cư của người Do Thái.............................10 3.1.4.
Truyền thống, văn hóa của người Do Thái............................11 3.1.5.
Những thành tựu của người Do Thái....................................17
3.2. Đạo do thái.....................................................................................19 3.2.1.
Nguồn Gốc Của Đạo Do Thái:.............................................19 3.2.2.
Kinh Thánh Hebrew và quan điểm triết lý và giáo lí của
Do Thái Giáo:......................................................................................20 3.2.3.
Các ngày lễ của Do Thái giáo...............................................28
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................32
TI LIỆU THAM KHẢO.................................................................32 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Do Thái hay còn biết đến với tên gọi là người Hebrew, định
cư tại vùng Canaan thuộc Trung cận đông cổ đại hình thành vào
khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên (TCN). Trong suốt
chiều dài lịch sử hơn 4000 năm , dân tộc nhỏ bé này đã từng trải
qua những cuộc thiên di,nạn diệt chủng khủng khiếp nhất nhưng với
đức tin “dân tộc được chọn”cùng trí tuệ được đánh giá là thông
minh nhất thế giới và tinh thần đoàn kết mạnh mẽ ,người Do Thái đã
tạo dựng thành công 1 quốc gia – dân tộc độc lập ,giàu có và phát
triển vượt bậc trong thế giới hiện đại.Câu chuyện của dân tộc Do
Thái từ lịch sử hình thành, quá trình duy trì bản sắc dân tộc và phát
triên quốc gia hình mẫu Israel với nền kinh tế phát triển vượt bậc trở
thành nguồn cảm hứng cho nhiều dân tộc trên thế giới , trong đó có cả Việt Nam
Đối với dân tộc Do Thái, trí tuệ và tri thức chính là đích đến của mỗi
người, không phân biệt độ tuổi, giới tính, ai cũng có quyền đọc sách
để đạt được tri thức. Người Do Thái coi sách chính là "kho vàng"
khơi dậy sức sáng tạo cùng khả năng tư duy của con người, để rồi từ
đó hình thành nên "trí tuệ" - thứ được coi còn quý hơn cả tri thức.
Trong mỗi ngôi nhà của người Do Thái thường có truyền thống đặt
tủ sách ở đầu giường nhằm bày tỏ thái độ tôn kính với sách và cũng
để đọc sách thường xuyên hơn. Cuốn sách quan trọng hàng đầu đối
với người Do Thái và là cuốn sách phải học thuộc lòng, viết thạo từ
năm lên 6 tuổi chính là Kinh Torah.
Bằng sự đồng lòng của cả dân tộc Do Thái, diện mạo của đất nước
Israel đã thay đổi không ngừng. Ngày nay, Israel được đánh giá là 1
môi trường lý tưởng hàng đầu cho các dự án khởi nghiệp. Những công
ty công nghệ hàng đầu thế giới đã và đang mở đường đến đây.
Thành tựu của Israel trong thế giới hiện đại được đánh giá thành công vượt
bậc trên ba phương diện: nền nông nghiệp Israel là nơi cung cấp
lương thực cho "miệng ăn của thế giới", ngành khoa học- công nghệ
là nơi hội tụ "tư duy của thế giới" còn ngành tài chính thì giống như
"túi tiền của thế giới". Một lần nữa, dân tộc Do Thái lại khẳng định
sức ảnh hưởng của mình đến các quốc gia - dân tộc khác nhờ tinh
thần đoàn kết mạnh mẽ cùng trí tuệ và sức sáng tạo không ngừng
trong công cuộc xây dựng đất nước.
Đồng thời ,Do Thái giáo là tôn giáo phổ biến nhất của người Do
Thái và đây là tôn giáo lớn thứ mười trên thế giới . Đối với người
Do Thái, Abraham và con trai là Isaac, cùng với cháu nội là Jacob
được coi là 3 vị tổ phụ lập quốc và lập đạo Do Thái. Họ gọi chung
các vị này là "các thánh tổ phụ" (The Fathers). Người Do Thái ở
phương xa luôn luôn nhớ về Tổ quốc của họ với một quá khứ oai
hùng. Các nhà trí thức Do Thái lưu vong đã viết lịch sử của Do Thái
từ những ngày đầu lập quốc, nhiều chi tiết được thần thánh hóa và
sách này trở thành Thánh Kinh của đạo Do Thái. Ngày nay quyển
Thánh Kinh này được gọi là Kinh Thánh Cựu Ước (Ancien
Testament).Người Do Thái rất tôn trọng và tín ngưỡng quyển Thánh
Kinh này, nên họ vẫn giữ được những nét đặc thù của dân tộc họ,
mặc dù họ đang sống lưu vong nơi nước khác.
Đó là những lí do nhóm Siêu nhân Điện Quang chúng em chọn đề
tài: “Dân tộc Do Thái và đạo Do Thái “ là đề tài cho tiểu luận để
có thể tìm hiểu sâu hơn về một dân tộc thông minh nhất thế giới và tôn giáo của họ
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
2.1.Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Dân tộc Do Thái 2.1.2. Đạo Do Thái 2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới
2.2.2. Các trang web thông tin trên internet
2.2.3. Tài liệu tham khảo trên thư viện trường
3. Mục đích nghiên cứu
3.1.Dân tộc Do Thái: hiểu về tên gọi và nguồn gốc, các sắc tộc,
phong tục, văn hóa và những thành tựu của người Do Thái
3.2.Do Thái giáo : tìm hiểu Do Thái giáo về :Nguồn gốc, học thuyết
và tín điều đức tin, sách thánh, lễ Do Thái giáoy
4. Phương pháp nghiên cứu
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:phương pháp phân
tích, tổng hợp các tài liệu
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : quan sát
5. Bố cục tiểu luận
1. Giới thiệu chung về Dân tộc Do Thái và Do Thái giáo
1. Từ nguyên (nguồn gốc của tên gọ Do Thái)và Nhân khẩu học
2. Lịch sử hình thành 2. Dân tộc Do Thái:
1. Các sắc tộc Do Thái khác nhau
2. Sự đông hóa và di cư của người Do Thái.
3. Truyền thỗng văn hóa của người Do Thái
4. Những thành tựu của người Do Thái.
3. Đạo Do Thái (Do Thái giáo)
1. Giới thiệu chung về đạo Do Thái Nguồn gốc
Học thuyết và tín điều đức tin 3 2. Sách thánh 3. Lễ Do Thái giáo PHẦN NỘI DUNG
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂN TỘC DO THI V ĐO DO THI
3.1.Từ nguyên (nguồn gốc của tên gọi Do Thái)
Từ “Do Thái” hay “Hebrew” có nguồn gốc từ từ “Ivri” , nghĩa đen
là "từ phía bên kia”, tức là phía bên kia sông Jordan.
Theo Kinh thánh, Abraham, cha tổ của người Do Thái, đã rời bỏ quê
hương Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) đến Canaan (Israel) ở phía bên kia
sông Jordan để lập nghiệp. Và từ đó dân tộc Do Thái được hình
thành và phát triển trên mảnh đất này 3.2.Nhân khẩu học
Trong xuyên suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài Người Do Thái đã trải
qua nhiều cuộc đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau,
do đó dân số và sự phân bố dân cư của họ thay đổi qua nhiều thế kỷ.
Theo ước tính, dân số Do Thái trên toàn thế giới trước Thế Chiến
thứ Hai đã đạt tới 16,7 triệu người, chiếm khoảng 0,7% tổng dân số
thế giới, nhưng trong suốt nạn diệt chủng Do Thái khoảng 6 triệu
người đã bị tàn sát. Sau đó, dân số dần tăng trở lại với tốc độ chậm.
Theo North American Jewish Data Bank vào 2014: dân số Do Thái
đạt 14,2triệu người, chiếm gần 0,2% tổng dân số thế. Dựa theo báo
cáo, khoảng 6,3 triệu (44%) trong tổng dân số Do Thái sống ở Israel
và 5,7 triệu (40%) sinh sống tại Hoa Kỳ , phần lớn dân cư còn lại 4
sống ở châu Âu (1,4 triệu) và Canada (0,4 triệu). Những con số này
bao gồm tất cả những người tự nhận là người Do Thái trong một
nghiên cứu xã hội nhân khẩu học hoặc được xác định theo hộ gia đình.”
Tuy nhiên, rất khó để đo lường số liệu chính xác về dân số của
người Do Thái trên toàn thế giới. Bởi ngoài các vấn đề trong
phương pháp thống kê, các tranh chấp giữa các yếu tố nhân dạng
theo luật Do Thái Halakha, thế tục, hay chính trị cũng có thể gây
ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thống kê.
3.3.Lịch sử hình thành
Quay lại lịch sử thế giới hơn 4.000 năm trước, vào thiên niên kỷ thứ
2 TCN khi phía Bắc TQ đang bước vào thời đại đồ đồng và nhà Hạ
được hình thành. Các nền văn minh khắp lưu vực sông Ấn và trên
các bán đảo phía Nam Hy Lạp đang trong thời kỳ phát triển rực rỡ,
thì trong khi đó, nền văn minh Ai Cập hơn 1.000 năm tuổi đang
bước vào vương triều thứ 11.
Cũng vào thời gian này, tại Trung Cận Đông một dân tộc đang dần
được hình thành: dân tộc Do Thái. Do Thái không chỉ là một sắc tộc
tôn giáo, mà còn là một dân tộc có nguồn gốc từ người Hebrew cổ
đại xuất hiện tại Trung Đông vào 4.000 năm trước. Dân tộc này đã
định cư tại vùng đất thuộc Canaan khu vực Trung Cận Đông cổ đại
khoảng 2.000 năm TCN. Sự phát triển của niềm tin vào Yahweh,
một vị chúa người Israel, dần tạo ra một nhóm dân tộc tách biệt với
những người Canaan khác rồi thành lập Vương quốc Israel ( hay
vương quốc Samaria) vào khoảng năm 1047 TCN.
Theo truyền thuyết trong Kinh thánh, người Do Thái và Ả Rập là
hậu duệ của Abram (tên khai sinh của Abraham Áp-ra-ham) định cư
tại vùng đất Canaan theo tiếng gọi của Chúa rời bỏ quê hương ở Ur,
miền bắc Mesopotamia (đông nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Theo 5
sách Xuất hành, Abram và gia đình ông đã rời đi vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên.
Tại Haran, Abram đã nhìn thấy Đức Chúa Trời trong một giấc mơ và
được chỉ đường đến xứ Canaan. Đức Chúa Trời cũng lập giao ước
với Abram rằng: "Ta là Thiên Chúa toàn năng, và Ta lập Giao Ước
với ngươi. Ngươi sẽ là tổ phụ của nhiều dân tộc, và để đánh dấu
Giao Ước này, ngươi sẽ đổi tên thành Abraham (có nghĩa là “cha
của nhiều dân tộc”). Ta sẽ giữ lời hứa, và xứ Canaan sẽ thuộc về
ngươi và dòng dõi của ngươi đời đời; và Ta sẽ là Thiên Chúa của
họ.”. Vì lý do này, mà Canaan sau này được gọi là Đất Hứa.
Abrahamđồng ý chấp nhận giao ước và thề sẽ thờ phụng Đức Giê-
hô-va, Đức Chúa Trời duy nhất trong vũ trụ. Lịch sử Do Thái bắt
đầu với lịch sử của gia đình Abraham. Họ trở thành một thị tộc, sau
đó phát triển thành một bộ lạc (bộ lạc), và cuối cùng trở thành một
dân tộc: dân tộc Do Thái
Theo Kinh thánh, Thượng Đế đã tạo ra trái đất và sau đó là con
người. Adam và Eva là những con người đầu tiên và Noah là hậu
duệ của họ. Con trai cả của Noah, Sem, trở thành tổ tiên của người
Do Thái và Ả Rập. Vì vậy, danh từ "Sem" được đặt ra để chỉ chung
cho người Do Thái và Ả Rập, có nghĩa là "hậu duệ của Sem." Con
cháu của Shem dẫn đến Abraham. Abraham cưới Sarah nhưng
không có con, vì vậy Abrahamlấy Hagar làm vợ kế. Hagar sinh cho
Abrahammột con trai là Ishmael, trong khi người vợ đầu tiên của
ông, Sarah, sinh một con trai tên là Isaac. Sau đó, Sarah yêu cầu
Abrahamđưa Hagar và Ishmael ra khỏi bộ tộc. Kinh Qur'an Hồi giáo
tuân thủ nghiêm ngặt Cựu ước cho đến thời điểm này, nhưng bắt đầu
chia rẽ từ đây. Theo kinh Koran, Ishmael đã đến Mecca, và các hậu
duệ của Ishmael đã thịnh vượng khắp Bán đảo Ả Rập và trở thành
người Hồi giáo. Và con cháu của Isaac vẫn ở lại Palestine và trở 6
thành tổ tiên của người Do Thái. Người Do Thái sau này được gọi là
người Israel, sau đó là người Do Thái, và được gọi chung là người
Do Thái trong tiếng Việt. Trong nhiều thế kỷ, người Hồi giáo và
người Do Thái, mặc dù có nguồn gốc chung, vẫn tiếp tục ghét nhau,
chủ yếu là vì sự kỳ thị tôn giáo.
Tiếp tục nói về gia đình Abraham. Sau khi Abraham qua đời, trách
nhiệm lãnh đạo chuyển sang con trai ông là Isaac và sau đó là Jacob,
con trai của Isaac. Jacob có mười hai con trai. Từ Abraham, Isaac
và Jacob đến mười hai người con trai của Jacob, họ đều được gọi là
"tổ phụ", hay tổ tiên của người Do Thái. Từ Israel lần đầu tiên được
dùng trong Kinh thánh liên quan đến Jacob. Một đêm nọ, Jacob có
một giấc mơ đánh nhau với một người lạ. Sau đó, chính một người
lạ, bóng đen của Đức Chúa Trời, đã ban phước cho Jacob và đặt tên
cho nó là Israel, có nghĩa là “kẻ chiến đấu với Đức Chúa Trời”. Kể
từ đó, người Do Thái được gọi là Bene Israel - "con trai của Israel" - tức dân Israel.
Từ người Do Thái, ba trong số những tôn giáo có ảnh hưởng nhất
thế giới được hình thành, bắt đầu là Do Thái giáo vào khoảng năm
1500 trước Công nguyên và Hồi giáo do Nhà tiên tri Mohammed
thành lập vào thế kỷ thứ 6. Và cuối cùng là Hồi giáo. Vốn dĩ không
phải là một nhánh của Do Thái giáo hay Cơ đốc giáo, Hồi giáo tự
xưng là sự tiếp nối và thay thế hoàn toàn hai tôn giáo trên. Sự ra
đời của tam giáo và thánh thư đã khiến Kinh thánh trở thành cuốn
sách được đọc nhiều nhất trong lịch sử. Luật của người Do Thái
(còn được gọi là Cựu ước của Cơ đốc giáo) ảnh hưởng đến 14 triệu
người Do Thái và 2 tỷ người theo đạo Cơ đốc, và kinh Koran đề cập
đến 15,5 tỷ người theo đạo Hồi ... 7
NỘI DUNG CHÍNH CỦA DÂN TỘC DO THI V ĐO DO THI 1. Dân tộc Do Thái 1. Nhân khẩu học
Người Do Thái đã trải qua một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát
trên nhiều vùng đất khác nhau; dân số và phân bố dân cư của họ
thay đổi qua nhiều thế kỷ. Số lượng người Do Thái trên khắp thế
giới đã đạt đỉnh là 16,7 triệu người trước Thế Chiến thứ Hai, chiếm khoảng
0,7% tổng dân số thế giới vào thời điểm đó, nhưng khoảng 6 triệu
người Do Thái đã bị tàn sát trong suốt nạn diệt chủng Do Thái. Sau
đó, dân số tăng chậm trở lại, và vào năm 2014, theo North American
Jewish Data Bank, ước tính có khoảng 14,2 triệu người Do Thái,
chiếm gần 0,2% tổng dân số thế giới (khoảng một trong 514 người
là người Do thái). Dựa theo báo cáo, khoảng 44% trong số tất cả
người Do Thái sống ở Israel (6,3 triệu), và 40% người Do Thái ở
Hoa Kỳ (5,7 triệu), phần lớn số người Do Thái còn lại sống ở châu
Âu (1,4 triệu) và Canada (0,4 triệu). Những con số này bao gồm tất
cả những người tự xác định là người Do Thái trong một nghiên cứu
xã hội nhân khẩu học hoặc đã được xác định là như vậy bởi một
người trả lời trong cùng một hộ gia đình. Tuy nhiên, số liệu chính
xác của người Do Thái trên toàn thế giới rất khó đo lường. Ngoài
các vấn đề về phương pháp thống kê, các tranh chấp giữa các yếu tố
nhân dạng theo luật Do Thái Halakha, thế tục, chính trị, và tổ tiên
liên quan đến người Do Thái và ai là một người Do Thái cũng có thể
ảnh hưởng đáng kể đến con số thống kê tùy thuộc vào nguồn gốc. 2.
Các sắc tộc Do Thái khác nhau
Người Do Thái không phải là một dân tộc thống nhất nhưng là một
dân tộc có nhiều sắc tộc khác nhau. Mỗi sắc tộc Do Thái mang một
nền văn hóa, truyền thống, và bản sắc dân tộc cũng rất khác nhau. 8
Ngày nay, các biểu hiện của những khác biệt này giữa các sắc tộc
người Do Thái có thể được quan sát thấy trong các biểu hiện văn
hóa ở trong mỗi cộng đồng Do Thái, bao gồm sự đa dạng ngôn ngữ
mà người Do Thái nói, sở thích ăn uống, các phong tục nghi lễ tôn
giáo, các giải thích giáo lý Do Thái Giáo, và nguồn gốc gien di truyền.
Đa số người Do Thái thường chọn một trong hai nhóm sắc tộc chính
của người Do Thái là người Ashkenazi và người Sephardi.
- Ashkenazi có nghĩa là người Đức tên gọi Ashkenazim ám chỉ nguồn
gốc thổ nhưỡng và bản sắc văn hóa Đức Do Thái. Người Ashkenazi
Do Thái chiếm phần lớn đa số dân số người Do Thái hiện đại, với ít
nhất 70% người Do Thái trên toàn thế giới. Do sự di cư của họ từ
châu Âu, người Ashkenazi cũng đại diện cho phần lớn người Do
Thái ở các lục địa Thế giới Mới, ở các quốc gia như Hoa Kỳ,
Canada, Argentina, Australia và Brasil.
- Trong khi đó thì tên gọi Sephardim ám chỉ nguồn gốc thổ nhưỡng
từ vùng bán đảo Iberia và bản sắc văn hóa Tây Ban Nha Bồ Đào
Nha Do Thái. Vì lý do tôn giáo người Do Thái Sephardi phải di cư
rời khỏi Tây Ban Nha vào năm 1492. Con cháu hậu duệ dòng dõi
của những người Do Thái này cho dù có sinh ra ở bất cứ nơi đâu vẫn
được gọi là người Sephardi Do Thái. Người Sephardi Do Thái nói
ngôn ngữ Ladino hay tiếng Do Thái Tây Ban Nha, những người Do
Thái Sephardi có phong tục tập quán và văn hóa truyền thống và
nghi thức tôn giáo Do Thái riêng của họ.
- Người Do Thái Mizrahi hay còn gọi là người Do Thái phương
Đông là những người Do Thái có nguồn gốc từ những cộng đồng
người Do Thái ở vùng Trung Đông từ thời kỳ thánh kinh cho đến
đương đại. Trước khi hồi sinh quốc gia Israel hiện nay, thì người Do 9
Thái Mizrahi không xác định bản thân họ là một nhóm Do Thái
riêng biệt. Thay vào đó, người Do Thái Mizrahi thường coi chính
bản thân họ là Sephardi, vì họ theo phong tục truyền thống tôn giáo của Do Thái giáo Sephardi.
- Ngoài 3 nhóm sắc tộc Do Thái chính kia, thì còn có những nhóm sắc
tộc Do Thái thiểu số khác như là các nhóm Ấn Độ Do Thái Người
Romaniotes của Hy Lạp; người Do thái Ý những nhóm người Do
Thái Châu Phi khác nhau; và người Trung Hoa Do Thái, nổi bật nhất
là người Khai Phong Do Thái, cũng như các cộng đồng khác biệt
nhưng bây giờ gần như tuyệt chủng.
Đồng hóa người Do Thái : đề cập đến sự đồng hóa văn hoá từ từ dần
dần và sự hội nhập xã hội của người Do Thái trong môi trường xung
quanh mà họ sinh sống cũng như các chính sách và những chương
trình mang tư tưởng thúc đẩy sự hòa tan bản sắc dân tộc Do Thái
vào xã hội lớn như là một giải pháp tiềm năng cho việc giải quyết
vấn đề của các dân tộc sống bên ngoài xã hội đại chúng như lịch sử
của người Do Thái trong thời kỳ giải phóng.
Kể từ thời kỳ của người Hy Lạp cổ đại, một tỷ lệ lớn người Do Thái
đã hòa nhập và đồng hóa vào xã hội dân ngoại rộng lớn xung quanh
họ, bởi vì sự lựa chọn tự nguyện của chính bản thân của người Do
Thái hoặc là do sự cưỡng bức và vũ lực bắt buộc người Do Thái
phải làm vậy, những người Do Thái sau đó bị đồng hóa thì ngừng lại
hoặc chấm dứt các hoạt động liên quan đến Do Thái giáo và họ vứt
bỏ đi bản sắc dân tộc Do Thái cũng như vứt bỏ danh tính cũ của họ
trước đây là người Do Thái. Sự đồng hóa xảy ra ở tất cả các khu vực
và trong suốt tất cả các khoảng thời gian của chiều dài lịch sử. Một
số cộng đồng Do Thái, ví dụ như người Do Thái khai phương ở
Trung Quốc thì bị biến mất hoàn toàn. 10
Sự xuất hiện của người Do Thái được giác ngộ vào thế kỷ XVIII và
việc giải phóng nô lệ Do Thái ở châu Âu và châu Mỹ vào thế kỷ
XIX đã đẩy nhanh tình hình, khuyến khích người Do Thái ngày
càng hòa nhập và trở thành một phần của xã hội thế tục. Kết quả là
xu hướng đồng hóa người Do Thái càng ngày càng gia tăng mạnh
mẽ, khi một người Do Thái mà kết hôn với dân ngoại thì người Do
Thái đó ngừng tham gia và chấm dứt các hoạt động và sinh hoạt
cộng đồng mà có dính líu với cộng đồng Do Thái. 3.
Sự đồng hóa và di cư của người Do Thái
- Sự di cư của người Do Thái
Trong suốt quá trình lịch sử của người Do Thái, người Do Thái đã
liên tục bị trục xuất theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp ngay tại chính
cả quê hương nguyên thủy ban đầu của họ là vùng đất Israel, và
nhiều khu vực mà người Do Thái đã định cư.
Cuộc di cư của người Do Thái khỏi các nước Ả Rập và Hồi giáo là
sự ra đi, trục suất, sơ tán và di cư của 850.000 ngườ Do Thái, chủ
yếu là người gốc Sephardi và Mizrahi từ các nước Ả Rập và người
Hồi giáo thế giới chủ yếu là từ năm 1948 đến dầu những năm 1970.
Trước khi thành lập Israel vào năm 1948, khoảng 800.000 người Do
Thái đang sinh sống tại các vùng đất ngày nay tạo nên thế giới Ả
Rập . Trong số này, chỉ dưới 2/3 sống ở Bắc Phi do Pháp và Ý kiểm
soát , 15–20% ở Vương quốc Iraq , khoảng 10% ở Vương quốc Ai
Cập và khoảng 7% ở Vương quốc Yemen . 200.000 người khác sống
ở Pahlavi Iran và Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ .
Những cuộc di cư qui mô lớn đầu tiên diẽn ra vào cuối những năm
1940 và đầu những năm 1950, chủ yếu từ Iraq, Yemen và Libya.
Trong những trường hợp này , hơn 90% dân số Do Thái đã rời đi
mặc dù họ không muốn để lại tài sản của họ.
Các đợt sóng sau đó đạt đỉnh vào các thời điểm khác nhau ở các
vùng khác nhau trong những thập kỷ tiếp theo. Đỉnh điểm của cuộc 11
di cư khỏi Ai Cập xảy ra vào năm 1956 sau cuộc Khủng hoảng Suez
. Cuộc di cư từ các nước Ả Rập Bắc Phi khác lên đến đỉnh điểm vào
những năm 1960. Lebanon là quốc gia Ả Rập duy nhất có sự gia
tăng tạm thời về dân số Do Thái của mình trong thời kỳ này, do một
làn sóng người Do Thái từ các quốc gia Ả Rập khác đến, mặc dù
vào giữa những năm 1970, cộng đồng Do Thái ở Lebanon cũng đã giảm dần.
Các lý do cho những cuộc di cư rất đa dạng, bao gồm các yếu tố
thúc đẩy , chẳng hạn như đàn áp , chống chủ nghĩa bài Do Thái , bất
ổn chính trị, nghèo đói và trục xuất, cùng với các yếu tố kéo , chẳng
hạn như mong muốn thực hiện các khao khát của chủ nghĩa Phục
quốc hoặc tìm thấy một tình trạng kinh tế tốt hơn. và một ngôi nhà
an toàn ở Châu Âu hoặc Châu Mỹ. Lịch sử của cuộc di cư đã bị
chính trị hóa, do đề xuất của nó có liên quan đến câu chuyện lịch sử
về cuộc xung đột Ả Rập-Israel . Khi trình bày lịch sử, những người
xem cuộc di cư của người Do Thái tương tự như cuộc di cư của
người Palestine năm 1948 thường nhấn mạnh các yếu tố thúc đẩy và
coi những người rời đi là người tị nạn, trong khi những người
không, nhấn mạnh các yếu tố kéo và xem xét chúng. những người nhập cư sẵn sàng. 4.
Truyền thống, văn hóa của người Do Thái - T
ruyền thống hiếu học : người Do Thái lại có truyền thống hiếu học
và tỷ lệ biết chữ rất cao so với những dân du mục cùng thời và cũng
đi tiên phong trong rất nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, luật,
khoa học chính trị, công nghiệp giải trí. Từ hàng ngàn năm trước
công nguyên trẻ em Do Thái hầu hết biết đọc biết viết, và khi lưu lạc
ở châu Âu, người Do Thái cũng có tỷ lệ biết đọc, biết viết -cao hơn
người bản địa. Trước thời kì Phục Hưng tỉ lệ mù chữ ở Châu Âu là
80-90% dân số. Đến những năm 1930 của thế kỷ trước, người Do
Thái gần như độc quyền trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng
nguyên tử, thậm chí thời kỳ đó người ta còn gọi ngành khoa học này 12
là “ngành khoa học Do Thái”. Người Do Thái còn rất chú trọng đến
chuyện học hành và chữ nghĩa của con cái. Từ cách đây 2000 năm
cuốn kinh Talmud đã yêu cầu các bậc cha mẹ dạy con cái biết đọc,
biết viết từ năm 6 tuổi. Do đó từ cách dây 2000 năm trước người Do
Thái cơ bản đã xóa được nạn mù chữ, với trên 90% người dân biết
đọc biết viết. Đối với thời hiện đại việc đi học có lẽ là quá đỗi bình
thường nhưng đối với những người du mục Do Thái, nông dân,
thậm chí mà vẫn giữ được truyền thống này trong khi bối cảnh Châu
Âu hay các khu vực Bắc Phi, Trung Đông cùng thời bấy giờ lại hơn
90% dân số mù chữ. Không chỉ thời nay người Do Thái mới được
trọng dụng và phát huy vai trò, mà vào thời cực thịnh của Đạo Hồi
(thế kỷ IX-XIII) sau Công nguyên, người Do Thái được người Hồi
giáo tin dùng và đóng vai trò nổi trội là các thương gia biết tính
toán, “ăn nên, làm ra” với hệ thống buôn bán kéo dài từ Trung
Đông, qua Nam Á và Đông Nam Á, thậm chí tới Thượng Hải. - Do
Thái là một dân tộc rất sùng Đạo: Hầu hết những người Do
Thái dù là người Chính thống hay người Do Thái bình thường, đều
nói rằng khi gặp nạn, vật đầu tiên và cũng là vật quý giá nhất mà người Do
Thái đem theo đầu tiên đó chính là cuốn kinh thánh , chứ không
phải bất cứ vật dụng nào khác. Cuốn Kinh thánh Do Thái (Hebrew
Bible) đối với họ vừa là đức tin, vừa là lịch sử, vừa là nguồn tri
thức, vừa giúp họ giữ được bản sắc, vừa giúp họ có tương lai. Sự
sùng đạo khiến người Do Thái phải đọc kinh liên tục, đọc thuộc làu,
đọc ở trong nhà, đọc ngoài đường, đọc ở nhà thờ… giúp người Do
Thái giữ được tiếng nói, nhận diện được ngôn ngữ đặc trưng của
mình và được truyền từ đời này qua đời khác. 13 - T
ruyền thống ăn uống và tố chất của người Do Thái : Đồ ăn
Kosher (Kosher food) là đồ ăn được chế biến và ăn theo kiểu Do
Thái. Đối với người Do Thái Chính thống, việc sử dụng Kosher là
điều gần như bắt buộc, còn đối với người thế tục thì tùy lựa chọn.
Các canteen phục vụ tai các cơ quan chính phủ Israel như Bộ Ngoại
giao hay Bộ Quốc phòng nghiễm nhiên là các nhà hàng phục đồ ăn
Kosher. Đồ ăn Kosher hiện ngày càng trở nên phổ biến tại Israel và
trên khắp thế giới và không chỉ người Do thái chính thống mới
dùng. Hiện nay, có 100.000 loại thực phẩm Kosher khác nhau được
bán trên phạm vi toàn thế giới.
+ Về thức ăn Kosher: Chỉ ăn những con vật có móng chẻ, ăn cỏ
và nhai thức ăn lại như bò, dê, cừu. Các con vật không ăn được là
lợn, ngựa, và lạc đà. Lợn tuy có móng chẻ nhưng không nhai lại,
còn ngựa, lạc đà tuy ăn cỏ nhưng không có móng chẻ. Ăn các loài
có cánh như gà, vịt, ngỗng, bồ câu… Không ăn các loài chim ăn thịt
như diều hâu, chim ưng, đại bàng. Ăn các loài cá có vây và vẩy như
các hồi, cá ngừ, cá trích… Không ăn các con cá không vảy như
lươn, các trê, cá tầm, tôm, tép, nghêu sò, ốc hến, các loài bò sát, côn
trùng. Các thức ăn trung tính như trái cây, nước trái cây, ngũ cốc,
trứng gà vịt, mật ong, rượu vang, chè, café.
+ Về cách ăn đồ Kosher: Chỉ uống sữa và các vật phẩm chế biến từ
sữa của các con vật Kosher như bò, dê, cừu. Chỉ được dùng sữa và
các vật phẩm chế từ sữa 6 tiếng sau khi dùng thịt, hoặc 30 phút
trước khi ăn thịt chứ không được ăn, uống đồng thời. Đồ chế biến
sữa và thịt, kể cả chậu rửa bát nhất thiết phải dùng riêng. Lúa mì,
gạo, và một số loại rau, củ nhất định thì ăn được. Không ăn, uống
nước trái cây hoặc đồ chế biến từ các loại loại quả như cam, quýt,
bưởi dưới 3 tuổi. Không ăn nội tạng động vật hay gia cầm; không ăn
phần phía sau của con thú và không ăn thịt, cá đồng thời. Khi ăn thịt
phải lấy hết sạch máu và người chế biến phải học cách giết con vật 14
sao cho con vật chết nhanh nhất, không đau đớn, nhưng lại ra được
hết tiết. Thậm chỉ còn phải rửa sạch và ngâm miếng thịt trong nước
30 phút trước khi chế biến để ra hết máu. Các nhà hàng Kosher nhất
thiết phải do đầu bếp Do thái chính thống trực tiếp nấu nướng và bị
phạt rất nặng, kể cả tước giấy phép kinh doanh, hành nghề nếu vi phạm.
Theo người Do Thái, con vật cũng như con người đều có linh hồn.
Nếu làm cho con vật chết đau đớn thì nó sẽ oán trách và cả người
thịt lẫn người ăn nó đều bị “quở phạt”. Do đó, giết nhanh để con vật
mau chóng được hóa kiếp lên thiên đàng. Khi con vật cắt được tiết
nghĩa là con vật còn tươi, chứ không phải ăn đồ ôi. Thú tính và sự
ngu muội của con vật nằm ở “dòng máu”, và ăn thú vật hay gia cầm
có tiết sẽ làm con người lâu dần nhiễm “thú tính” và đầu óc trở nên
trì độn, còn nòi giống đi đến chỗ thoái hóa. Thịt ăn cùng với cá
không còn tác dụng bổ dưỡng nữa, mà triệt tiêu lẫn nhau. Còn trái
cây trong 3 năm đầu thường chứa nhiều chất, độc tố có hại cho cơ
thể. Uống sữa sau khi ăn thịt không tốt cho sức khỏe vì bản thân thịt
nhiều chất đạm, lâu tiêu lại có thêm chất bổ dưỡng khác nữa làm
cho cơ thể không thể hấp thụ nổi và dễ sinh bệnh. Trong điều kiện
thiên nhiên hết sức khắc nghiệt của vùng Bắc Phi – Trung Đông,
việc ăn uống tốt giúp người
Do Thái chống chọi tốt hơn với khí hậu khắc nghiệt, làm cho không
chỉ thể trạng khỏe khoắn mà trí tuệ của họ cũng hơn người. - Về văn hóa
, người Do thái không để lại những cung điện hay những
tác phẩm nghệ thuật cổ quý giá như văn minh Ai Cập cổ đại; hay
văn minh dân chủ được khởi đầu bởi người Hy Lạp, đã sản sinh cho
thế giới những Plato, Aristotle danh tiếng; hay thời kỳ cổ đại hoàng
kim của người La Mã. Với người Do thái lịch sử, mọi dấu vết của 15
thời gian đã đi vào hư vô, duy chỉ còn lại Kinh Thánh Hebrew, món
quà vô giá lớn nhất người Do thái cổ đại để lại cho văn minh nhân
loại. Những nhân vật sống động trong Kinh Thánh đã gợi nguồn
cảm hứng cho văn học và nghệ thuật thế giới nhiều thế kỷ sau đó.
Từ bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng (The Last Supper) của Leonardo
de Vinci, tập thơ Thần khúc (La Divina Commedia) của Dante, các
vở kịch của Shakespeare, cho tới tiểu thuyết Phục sinh của Lev
Tolstoy,… vô số tác phẩm văn học nghệ thuật đều gợi nguồn cảm
hứng từ Kinh Thánh. Trong văn học Trung Quốc, các tác giả lớn như
Lỗ Tấn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn… đều trích dẫn Kinh Thánh. - Coi trọng không khí bữa cơm gia đình và lịch thiệp trên bàn ăn
là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Do Thái. Đối với họ,
hành động trên bàn ăn của một người sẽ thể hiện tố chất và sự tu
dưỡng của người đó…
- Bồi dưỡng lễ nghĩa trên bàn ăn cho trẻ
- Không bàn chuyện công việc và học hành trên bàn ăn
- Không cho phép ai vắng mặt trên bàn ăn
- Về âm nhạc: Âm nhạc Do Thái xuất hiện trong cả hai truyền
thống Do Thái qua những bài hát sử dụng trong nhà thờ và những
câu thơ đọc kinh cầu nguyện của dân Do Thái, và trong âm nhạc thế tục như
là nhạc Klezmer. Trong khi một số yếu tố của âm nhạc Do Thái có
thể bắt nguồn từ thời kỳ Kinh thánh, sự khác biệt về nhịp điệu và âm
thanh có thể nghe thấy trong các cộng đồng người Do Thái sau này
đã bị ảnh hưởng bởi âm nhạc địa phương. Lịch sử âm nhạc Do Thái
kéo dài sự tiến triển của giai điệu thánh lễ, nhà thờ và đền thờ từ thời Thánh kinh. 16
Âm nhạc phụng vụ của người Do Thái được đặc trưng bởi một tập
hợp các phương thức âm nhạc. Các phương thức này tạo nên âm
nhạc nusach, phục vụ cho cả hai bao gồm những kiểu cầu nguyện
khác nhau, cũng như liên kết những lời cầu nguyện đó vào thời điểm
trong năm, hoặc thậm chí cả thời gian trong ngày đã được sắp đặt.
Có ba phương thức chính, cũng như một số phương thức kết hợp với
nhau. Ba phương thức chính được gọi là Ahavah Rabbah, Magein
Avot và Adonai Malach. Theo truyền thống, người hát trong nhà thờ
(chazzan) hát những bài cầu nguyện trong một phương thức được
chỉ định, đồng thời theo một cấu trúc tổng quát về cách thức mỗi lời
cầu nguyện nên nghe. Không có dạng ký hiệu âm thanh chuẩn nào
được người Do Thái sử dụng, và các phương thức này và các giai
điệu của nhà thờ Do thái bắt nguồn từ chúng được truyền trực tiếp,
điển hình là từ chazzan đến người học việc của mình. Kể từ cuối thế
kỷ 18, nhiều bài hát này đã được viết ra và được chuẩn hóa, nhưng
thực hành về ứng khẩu vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Các nhà thờ theo nghi lễ Do thái truyền thống không sử dụng nhạc
cụ như một phần của dịch vụ nhà hội. Do đó âm nhạc nhà thờ truyền
thống là âm thanh thuần túy. Vai trò chính của giai điệu trong dịch
vụ là vai trò của hazzan (người hát trong nhà thờ). Những đối ca của
giáo đoàn thường đơn điệu – sự ra đời của một ca đoàn trong sự hòa
hợp phần lớn là sự đổi mới của thế kỷ XIX. Tuy nhiên, trong thời
trung cổ giữa những người Do Thái Ashkenazi đã phát triển truyền
thống của hazzan đi kèm với một số bài cầu nguyện bằng một giọng trầm
(tiếng Yiddish là một ca sĩ) và một người ngâm ca dài (theo tiếng
Yiddish). Sự kết hợp này được biết đến bằng tiếng Yiddish là keleichomos. 17