ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở NAM KỲ ĐẦU THẾ KỶ XX | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Quá trình đô thị hóa và sự hiện diện của người Pháp tại Nam Kỳ đã mang lại những giá trị mới trong kinh doanh, như phong cách quản lý khoa học, tầm nhìn chiến lược, và cách thức quảng bá sản phẩm hiện đại. Tuy nhiên, tầng lớp tư sản Việt vẫn luôn cố gắng dung hòa giữa những giá trị này và các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam, tạo nên một bản sắc kinh doanh riêng biệt.
Môn: Kinh tế chính trị Mác- Lênin(MLN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
XX Nguyễn Thế Hồng
Trường Đại học Đồng Tháp
Ngày nhận bài: 08/05/2022, ngày gửi phản biện: 08/09/2022, ngày duyệt đăng: 10/11/2022
Văn hóa kinh doanh của một bộ phận tư sản người Việt ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX chú trọng tư tưởng yêu nước và trả
lời cho câu hỏi: Mục đích kinh doanh để làm gì? Đạo đức kinh doanh là yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh; đó
chính là đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đạo đức kinh doanh của tư
sản người Việt ở Nam Kỳ gồm: lên án hành vi gian dối; để chữ tín trong kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận với xã hội và
cộng đồng. Từ khóa: Đạo đức, kinh doanh, Nam Kỳ, tư sản người Việt. Tư sản người Việt ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX
là một trong những lực lượng tiên phong đấu tranh chống lại tư tưởng trì trệ của xã hội truyền thống. Thông qua báo
chí, họ tuyên truyền tư tưởng về kinh tế, văn hoá, giáo dục tiến bộ đương thời, trong đó chú trọng nâng cao nhận thức
cho người dân bản xứ thấy rõ lợi ích của kinh doanh đối với bản thân và đất nước nhưng không trái với các giá trị đạo
đức truyền thống. Nghiên cứu tìm hiểu các biểu hiện về đạo đức trong kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ trong thời gian này. 1.
Quan niệm về văn hóa kinh doanh
Kinh doanh là hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa. Dưới góc độ kinh tế, văn hóa
kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo, tích lũy qua quá trình hoạt động
kinh doanh, đặt trong môi trường kinh doanh nhất định với sự tương tác giữa các chủ thể kinh doanh. Về bản chất,
văn hóa kinh doanh là cái lợi ích gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt đẹp và khi đạt được điều đó thì xã hội ca ngợi,
tán dương. Kinh doanh có văn hóa yêu cầu chủ thể không chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận cá nhân mà còn mang đến
cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho khách hàng, đối tác và xã hội, nó cần áp dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh
nhân và cả trong hành vi ứng xử của khách hàng. Xét theo góc độ này thì văn hóa kinh doanh có thể hiểu chính là đạo đức kinh doanh. 2.
Đạo đức trong kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ
Nhà tân học Lương Văn Can luận bàn: “Lòng tin thực tức là cái cốt yếu của nhà buôn, đã không có lòng tin thực thời
một người mắc lừa một trăm người không tin” (Lương Ngọc Hiền, 1928, tr.34-35). Đầu thế kỷ XX, các chí sĩ của
phong trào Minh Tân nêu ra nhiều nguyên nhân người bản xứ không hợp tác kinh doan trong đó quan trọng là do
thiếu lòng tin và chữ tín với nhau. Các cơ sở kinh tài của Minh Tân thành lập để tuyên truyền tranh thương và làm
gương cho người bản xứ học tập. Trong quá trình hoạt động thì các cơ sở kinh tài chú trọng công khai mục đích huy
động tài chính, thu và chỉ rõ ràng nhằm tạo lòng tin, chữ tín. Công ty Nhà in nêu mục đích: “Hội này lập ra là có ý
mua một cái nhà in để mà in nhựt trình, cùng là sách vở, và in công việc cho quan làng, và người mua bản sách nói đủ
việc cơ xảo, bán rẻ cho mọi người, lớn, nhỏ, già, trẻ, nghèo, giàu đều đọc được" (Sơn Nam, 2015, tr.203). Từ sau năm
1919, nhiều tư sản bản xứ coi trọng chữ tín hơn, đó là yếu tố để kinh doanh thành công, chẳng hạn, Công ty Nguyễn
Đức Nhuận đại thương cuộc khẳng định “thạnh phát” là do: "Cách mua bán của chúng tôi thì hàng giữ một lòng thành
tín đôi cùng khách xa gần, nhờ được vậy cho nên cuộc thương mãi của chúng tôi càng ngày cành thạnh phát. Bốn hiệu
chủ nhơn xin kính mời chư quí khách gần xa, có cần dùng hàng chỉ xin nhớ đến Bổn hiệu thì sẽ lựa chọn được vừa ý,
rẻ, sẽ mua được hàng tốt giá rẻ.
Chữ “tín” liên quan mật thiết với sự trung thực và lên án hành vi gian đối với khách hàng và xã hội. Trong kinh doanh
thì: “Chủ bán hàng không nên ngại phiền, cứ của thật giá thật mà bán, tha hồ khách mua kén chọn thế nào bởi trác thế
nào cũng nên nhẫn nại chịu phiền nói hòa nhã, hoặc là khách chưa biết nội dung tốt xấu thế nào, cũng nói rõ chỉ bảo
cho khách minh bạch rồi sẽ thôi” (Lương Ngọc Hiền, 1928, tr.11-12). Năm 1918, trước khi sự kiện tẩy chay hàng hóa
của tư sản Hoa kiều khởi phát thì báo chỉ người Việt đăng nhiều bài viết lên án hành vi không trung thực của họ đối
với sản phẩm sản xuất. Những bài viết này vừa mang tính đã kích tư sản Hoa kiều, vừa thức tỉnh người
bản xứ phải tranh thương. Trong bài “Chệc gian trá” phản ánh “Thuốc rứt bớt, rượu pha thêm”: “Lâu nay những rượu
chắc mà pha nước lạnh thì đồng bang ta cũng chán biết rồi, nay lại bầy ra việc bán thuốc tàu mà rứt bớt, là một việc ít
người hay đặng" (Lục tỉnh Tân văn, 23/8/1918, tr.1). Lên án hành vi của việc đầu cơ tăng giá “Đường lên giá, Khách
trú thừa dịp" như sau “Nói xin nói luôn sự lanh của chúng nó, như là đường mới vừa lên giá thì chúng nó đã tăng giả
cà phê, mấy ổng nghi đó coi phải chúng có lòng mà ta không đoàn thể” (Lục tỉnh Tân văn, 20/8/1919, tr.3). Thời gian
này, phong trào tranh thương với tư sản Hoa kiều khởi phát trên phạm vi cả nước nên không tránh khỏi tự tưởng chủ
nghĩa dân tộc được tư sản người bản xứ khai thác
Thứ hai, tôn trọng con người, cho dù đó là khách hàng hay đổi thủ kinh doanh. Tôn trọng khách hàng là điểm nổi bật
trong văn hóa kinh doanh của bộ phận tư sản người Việt ở Nam Kỳ. Một số cơ sở kinh tài của phong trào Minh Tân
thông tin hồi đáp khi khách hàng than phiền về thái độ phục vụ, như trường hợp chí sĩ Trần Chánh Chiếu gửi lời xin
lỗi sự việc xảy ra ở Nam Trung khách sạn: “Có nghe nhiều vị phiền một hai việc trong tiệm, tôi xin lỗi vì công việc
còn mới quá, chọn người chưa kịp” (Sơn Nam, 2015, tr.188). Khi khách hàng có sự so sánh sản phẩm cùng loại trên
thị trường nhưng chênh giá cả, tư sản Nguyễn Đức Nhuận giải đáp: “Mua một món đồ nơi hiệu chúng tôi, thì không
hề khi nào mà gặp nhầm đồ xấu còn so sánh cho đúng giá phải hàng thì chẳng bao giờ có mắc hơn nơi nào cả. Mấy
lời thành thiệt, xin quí khách xét kỷ cho" (Phụ nữ Tân văn, 26/6/1930, tr.34). Qua đó, tư sản Nguyễn Đức Nhuận ý
thức rõ việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trên thị trường thông qua kinh doanh sản phẩm chất lượng. Nhà in
Nguyễn Văn Viết thông báo cho khách hàng trước khi tăng giá sản phẩm nhằm tránh tác động đến tâm lý người tiêu
dùng: “Bởi vì giá giấy hiện giờ tăng lên gần bằng hai giá giấy hồi trước, nên ép lòng chúng tôi phải tăng lên mỗi cuốn
2 xu, kể từ ngày 1st Septembre (...). Chúng tôi giữ một lòng thành thật, là những truyện của nhà in chúng tôi in ra khi
trước sao thì bây giờ chúng tôi in lại y chẳng thêm bớt chữ nào (...). Xin chư quí vị lưu ý” (Phụ nữ Tân văn,
18/9/1930, tr.3). Việc tôn trọng đối thủ kinh doanh chưa được tư sản người Việt thể hiện rõ đầu thế kỷ XX do bị chi
phối bởi tinh thần dân tộc về tư tưởng tranh thương. Theo đó, khi quảng cáo sản phẩm do người Việt kinh doanh thì
họ thường so sánh với sản phẩm của tư sản nước ngoài ở Nam Kỳ về chất lượng và giá cả, không loại trừ cung cấp
thông tin không tốt về đối thủ.
Thứ ba, gắn lợi ích cơ sở kinh doanh với lợi ích khách hàng và xã hội
Một là, ưu ái về giá cả đối với khách hàng là người bản xứ. Đây là biện pháp khuyến khích người
bán xử ủng hộ sản phẩm kinh doanh của người Việt, từ đó tập hợp tinh thần đoàn kết phục vụ
mục đích tranh thương. Trường hợp của Hãng xe đò Hà Minh Đua thông báo ưu đãi về giả cho
người bản xứ như sau: “Kính cùng quí ông đặng rõ: (...) Giá cả chỗ ngồi: 1. Từ Saigon đi Thủ
Dầu Một và trở lại cũng vậy: Người Langsa (0$70), người Bổn quốc (0$50); 2. Từ Saigon đi Lái
Thiêu và trở lại cũng vậy: Người Langsa (0$40), người Bốn quốc (0$30), 3. Từ Saigon đi Búng
và trở lại cũng vậy: người Langsa (0$60), người Bồn quốc (0$40)" (Lục tỉnh Tän vän, 15/9/1919,
tr.6). Hai là, thể hiện trách nhiệm đối với người làm công và gia đình họ. Trong xã hội thuộc địa,
sự bóc lột được biểu hiện rõ và bị lên án khi giá trị sức lao động mà người làm công bỏ ra nhiều
nhưng họ được trả công thấp. Bộ phận tư sản người Việt không phải lúc nào cùng bóc lột người
làm công theo bản chất như mỗi quan hệ tư sản – vô sản. Họ vẫn có trách nhiệm với người làm
công giúp họ duy trì và phát triển sản xuất như xây dựng chỗ lưu trú hỗ trợ người làm công và gia
đình họ hoặc cu mang người xứ khác đến. Trên Phụ nữ Tân văn đăng bài "Lòng từ thiện đáng quí
trọng” thông tin ông Trần Trinh Trạch:" Là một nhà đã giàu về tiền bạc mà lại giàu lòng từ thiện
vô cùng. Mới năm rồi ông đã cho thành phố Saigon 150.000$ để lập bịnh viện và mấy ngày tạ lúa
để phát không cho dân đói ở Camau" (Phụ nữ Tân văn, 5/6/1930, tr.14). Tư sản Nguyễn Thành
Liêm thể hiện một phần trách nhiệm đối với nhân công của ông: “Nhà máy đặt lên mé kinh, nước
dùng không lo thiếu thốn. Di qua cái kính, đằng sau nhà máy thì có một dãy phố của ông Nguyễn
cất lên để cho thợ thuyền ở, không phải trả tiền. Phố cất sạch sẽ, thợ thuyền ở đó rất sung sướng
và đến nhà máy làm việc rất gần, không lo mưa nắng. Trước kia ông có lập một nhà trường riêng
cho con cái thợ thuyền tới học, song không được đông nên ông đã bãi đi (Phụ nữ Tân văn,
11/8/1930, tr.12). Như vậy, trách nhiệm của tự sản Nguyễn Thanh Liêm không chỉ đối với nhân
công làm thuê cho ông mà còn thể hiện đối với gia đình họ.