Đầu tư quốc tế | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Đầu tư quốc tế là một phần quan trọng của kinh tế toàn cầu, đóng vai trò kết nối các quốc gia qua việc di chuyển vốn, công nghệ và tài nguyên. Đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ tiến hành các hoạt động đầu tư ra ngoài biên giới quốc gia để tìm kiếm lợi nhuận hoặc thực hiện các chiến lược phát triển lâu dài.
Môn: Kinh doanh quốc tế (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
b. Đầu tư quốc tế
- Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh, trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc
gia này sang quốc gia khác với mục đích kiếm lời. Đây là một hình thức của quan hệ
kinh tế quốc tế, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị
nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội. *Đặc điểm:
- Thứ nhất, hoạt động đầu tư quốc tế chứa đựng những yếu tố quốc tế, ví dụ: tính
đa quốc tịch, đa ngôn ngữ, đa văn hóa…
- Thứ hai, chủ đầu tư (mang vốn ra nước ngoài đầu tư) có thể là chính phủ, tổ chức
phi chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế, các công ty, tập đoàn hoặc các cá nhân
- Thứ ba, vốn đầu tư có thể biểu hiện dưới các hình thức: Tiền: nội tệ hoặc ngoại tệ;
Tài sản hữu hình: thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, dây chuyền công nghệ, tài
nguyên thiên nhiên, mặt bằng sản xuất...; Tài sản vô hình: bí quyết công nghệ, các
đối tượng của sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, phát minh,
sáng chế...; Các tài sản đặc biệt: cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc, đá quý...
- Thứ tư, mục đích đầu tư có thể là kinh tế (lợi nhuận) hoặc mục đích chính trị,
mục đích xã hội, mục đích môi trường...
- Thứ năm, về quyền sở hữu: Nếu như trong xuất khẩu hàng hoá có sự di chuyển
quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua thì trong xuất khẩu vốn, hay
trong đầu tư, vốn vẫn thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, nếu có
sự di chuyển thì đó cũng chỉ là sự di chuyển tạm thời quyền sử dụng mà thôi.
*Đầu tư quốc tế có vai trò to lớn đối với cả hai phía: Bên đầu tư và bên tiếp nhận vốn đầu tư:
- Đối với nước đầu tư vốn (chủ đầu tư - xuất khẩu vốn): +
Giảm chi phí sản xuất, tăng tỷ suất lợi nhuận vốn
+ Giảm chi phí sản xuất ở nước nhận đầu tư do
+ Khắc phục tình trạng lão hoá sản phẩm, kéo dài tuổi thọ các loại máy móc thiết
bị, chuyển giao công nghệ lạc hậu trong nước ra nước ngoài một cách hiệu quả nhất
+ Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường ở nước ngoài do
Tuy nhiên, đầu tư vốn ra nước ngoài có thể dẫn đến hậu quả: Giảm sản lượng hàng
hoá trong nước; Mất vốn đầu tư do gặp rủi ro ở nơi nhận đầu tư: chiến tranh, thiên tai,
thay đổi chính sách và luật pháp, thể chế chính trị… lOMoAR cPSD| 40190299
-- Đối với nước nhận vốn đầu tư (Nước sở tại - nhập khẩu vốn): Là điều kiện để bổ
sung nguồn vốn, giải quyết khó khăn về kinh tế xã hội trong nước
+Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
+Tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế nạn thất nghiệp trong nước;
+Tiếp nhận công nghệ tiên tiến với giá rẻ (cũ người mới ta);
+Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến và nâng cao chất lượng nguồn lao động;
+Tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh;
+Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
- hiện đại hoá và tăng trưởng kinh tế
*Đầu tư quốc tế có thể được thực hiện bằng hình thức chủ yếu là đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài: là hình thức chủ đầu tư nước ngoài mang vốn sang
nước khác để đầu tư nhưng không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng
bỏ vốn đầu tư, hoặc thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài hoặc cho vay.
Đặc điểm của loại đầu tư này là phạm vi đầu tư có giới hạn (Chủ đầu tư chỉ quyết định
mua cổ phần của các doanh nghiệp có lãi và có triển vọng trong tương lai. Số lượng cổ
phần bị khống chế ở mức độ nhất định để không có cổ phần nào chi phối doanh
nghiệp (từ 10 - 25% vốn pháp định).
-- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang
nước khác để đầu tư kinh doanh và trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ
vốn, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh dự án
Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về mặt
chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư tham gia điều hành
nếu góp nhỏ hơn 100% vốn và trực tiếp tham gia điều hành mọi hoạt động nếu góp
100% vốn (công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài).
Câu hỏi 1: Đầu tư quốc tế là gì? Hãy nêu đặc điểm của đầu tư quốc tế? BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Các phát biểu sau đây đều thể hiện lý do thành lập liên doanh, ngoại trừ
A. Do luật pháp nước khác quy định phải liên doanh trong một số ngành nghề
B. Tận dụng những ưu đãi về tài chính của nước khác lOMoAR cPSD| 40190299
C. Đảm bảo việc thực hiện chiến lược quốc tế của công ty đa quốc
gia D. Tận dụng những lợi thế của đối tác
2. Đầu tư quốc tế trực tiếp phụ thuộc vào
A. Môi trường đầu tư ở nước nhận đầu
tư B. Môi trường đầu tư ở nước đầu tư
C. Môi trường đầu tư quốc tế
D. Môi trường đầu tư ở nước nhận đầu tư, nước đầu tư, đầu tư quốc tế
3. Việc chuyển vốn và tài sản ra nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh
với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định gọi
là A. Đầu tư gián tiếp B. Viện trợ quốc tế C. Đầu tư quốc tế
D. Viện trợ và đầu tư quốc tế
4. Nhận định nào sau đây về đầu tư trực tiếp nước ngoài là đúng nhất
A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn có tác động tích cực với sự phát triển của các quốc gia.
B. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ có tác động tích cực đối với các nước đang phát
triển C. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tăng cường bành trướng sức mạnh kinh
tế của các nước nhận đầu tư
D. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm việc
làm cho các nước nhận đầu tư
5. Trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài
A. Góp vốn thành lập doanh nghiệp nhưng không tham gia công tác quản trị
B. Góp vốn thành lập doanh nghiệp và trực tiếp tham gia công tác quản trị
C. Góp vốn thành lập doanh nghiệp và trực tiếp tham gia hoạt động kiểm soát
D. Góp vốn thành lập doanh nghiệp và thuê người làm quản lý
6. Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với các nước nhận đầu tư lOMoAR cPSD| 40190299
A. Phải tiếp nhận những công nghệ lạc hậu
B. Tạo thêm nhiều công ăn việc làm
C. Có tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu
D. Tạo ra nguồn vốn bổ sung cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
7. Đầu tư quốc tế là hình thức A. Xuất khẩu hàng hóa B. Nhập khẩu vốn C. Xuất khẩu vốn
D. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
8. Trong hình thức FDI, nhà đầu tư chủ yếu là:
A. Chính phủ nước phát triển
B. Chính phủ nước đang phát
triển C. Công ty quốc tế
D. Tổ chức kinh tế quốc tế