-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương lí luận văn học: Văn nghệ hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đề cương lí luận văn học: Văn nghệ hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Đề cương lí luận văn học: Văn nghệ hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đề cương lí luận văn học: Văn nghệ hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40703272
CHƯƠNG 1: VĂN NGHỆ - HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI THẨM MĨ
Phân biệt văn học với các ngành KH khác dựa trên:
Đối tượng: Con người trong các mối quan hệ
Phương thức: Hình tượng
Nội dung: Tình cảm xã hội thẩm mĩ Chất liệu: Ngôn từ
1. Đặc trưng đối tượng:
− Văn học khác các HTYTXH khác trước hết ở nội dung mà đặc thù nội dung => đặc thù đối tượng.
− Đối tượng của văn học là toàn bộ thế giới trong tính cụ thể, sinh động, toàn vẹn mà trung
tâm của nó là con người.
− Văn học không miêu tả thế giới như những khách thể tự nó mà là tái hiện chúng trong mối
tương quan với lí tưởng, khát vọng và tình cảm của con người.
− Miêu tả con người trong sự toàn diện.
− Con người trong văn nghệ được phản ánh như những hiện tượng tiêu biểu cho các quan hệ
XH nhất định. 2. Đặc trưng nội dung:
− Ý thức trong văn nghệ đã chuyển hóa thành tình cảm mãnh liệt Không phải cứ tình cảm
mãnh liệt cũng có thể trở thành nội dung của nghệ thuật.
− Nghệ thuật chỉ là bóng dáng của cuộc đời…
− Văn học (Lấy ngôn từ làm chất liệu -> một loại NT tổng hợp gián tiếp). − Khi thưởng thức NT:
Vốn là/ phải là trong sáng vô ngần. Tâm hồn
Hư tâm/ thành tâm vui sướng (đau khổ) trước những vấn đề XH lớn lao
liên quan đến mọi người.
=> Con người dễ vươn đến cái hoàn thiện và cao đẹp.
=> Tình cảm đó bắt nguồn từ xã hội, trực tiếp là từ tâm hồn người nghệ sĩ – với tư cách là
một con người XH. => Tình cảm XH thẩm mĩ:
Chân thành (Tình cảm xã hội thẩm mĩ là thái độ đẹp với người và vì người)
Cao cả (Ngay trong phán xét cũng như phê bình) trung thực
− Nghệ thuật không thoát li cuộc đời nhưng cần làm cho tâm hồn con người được nâng
cao hơn so với tình cảm hàng ngày trong mọi lĩnh vực cuộc sống. lOMoAR cPSD| 40703272
=> Bồi dưỡng tình đời. => Nghệ thuật:
Không thể thay thế vì không có lĩnh vực nào sáng tạo ra những giá trị tình cảm
thẩm mĩ dồi dào cho xã hội.
To lớn vì những giá trị ấy sẽ góp phần xây dựng nên những cao nguyên tinh thần,
làm chỗ dựa cho mọi thành viên trong xã hội.
3. Đặc trưng về phương thức (Hình tượng NT)
HTNT với tư cách là phương thức tồn tại của nghệ thuật -> Xác định đặc trưng trọn vẹn của nghệ thuật.
* HTNT như một khách thể tinh thần đặc thù:
- Đặc điểm cơ bản của tác phẩm văn nghệ là dù được thể hiện bằng một chất liệu nào
thìchúng đều không được xem là các hiện tượng vật chất mà là các “khách thể tinh thần”.
- Khách thể: Thế giới tinh thần được khách thể hóa thành một hiện tượng xã hội
khôngphụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người sáng tạo/ thưởng thức. Cũng như không
gắn liền với quá trình tâm lí thần kinh của tác giả trong quá trình sáng tác.
- Tinh thần: Cấp phản ảnh đặc biệt của ý thức con người. Là hình ảnh chủ quan của thếgiới khách quan.
- Con người không chỉ sống trong thế giới, mà còn sống trong thế giới tinh thần do
cácthế hệ trước truyền lại, và do thực tiễn đời sống không ngừng tạo ta.
- Những gì tinh túy nhất trong hiện thực đều được tinh thần hóa để trở thành nhữngkhách thể tinh thần như vậy.
=> Hình tượng tinh thần là một khách thể tinh thần.
* Tính tạo hình và biểu hiện của hiện tượng: − Tính tạo hình:
Hình tượng nghệ thuật là cái độc đáo sáng tạo, được khái quát, không phải là cái sao
chép, cái có sẵn. Tạo hình là việc làm cho khách thể có được một tồn tại cụ thể.
Ngay cả cái vô hình cũng nhờ tạo hình mà xuất hiện trong nghệ thuật.
Không có tạo hình thì không có hình tượng bới vì bản chất của hình tượng nghệ thuật
là một hiện tượng tinh thần.
=> Tạo hình nghệ thuật không đòi hỏi trình bày chi tiết mọi đối tượng, mà chỉ chọn
lọc những chi tiết ít ỏi, giàu sức biểu hiện nhất. − Tính biểu hiện lOMoAR cPSD| 40703272
Là phẩm chất tất yếu của tạo hình
Khả năng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hé mở nỗi niềm thầm kín trong tâm hồn.
Mọi chi tiết trong hình tượng nghệ thuật đều có ý nghĩa và chức năng của chúng,
không có chi tiết thừa (Mang tính đã nghĩa). − Cơ sở:
Tạo hình: Sự tương đồng với cái được miêu tả
Biểu hiện: Sự khác biệt *
Hình tượng và kí hiệu:
− Kí hiệu là bất cứ một sự vật hiện tượng nào có thể được tiếp nhận một cách cảm tính,
dùng để chỉ một hiện tượng khác ở bên ngoài nó một cách cố định.
− Kí hiệu là phương tiện để giữ gìn và truyền đạt kinh nghiệm xã hội.
− Trong chi tiết tạo hình có sự mã hóa của các tư tưởng, cảm xúc XH, thẩm mĩ. −
Muốn hiểu được HTNT đòi hỏi có sự giải mã.
* Hình tượng NT là quan hệ xã hội thẩm mĩ:
− Nghệ thuật là sự kết tinh những kinh nghiệm, quan hệ của con người => cấu trúc là QHXHTM.
− Được thể hiện thông qua:
Quan hệ giữa NT và hiện tại.
Quan hệ của tác giả với cuộc sống.
Quan hệ của tác giả với người đọc.
Quan hệ của hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hóa.
Quan hệ của các yếu tố trong bức tranh đời sống.
=> Phức hợp quan hệ tạo thành hạt nhân cấu trúc của tác phẩm.
- Không thể hiểu đặc trưng nghệ thuật và tư tưởng nếu đóng khung nó trong nội dung cốt truyện.
* Tính nghệ thuật của hình tượng:
Đặc trưng bởi sự thuyết phục, chiều sâu nhận thức, sự hấp dẫn và lôi cuốn:
Sức hấp dẫn đích thực gắn liền với chân lí + lí tưởng cao đẹp + Sự miêu tả và thể hiện tài nghệ.
Tính sinh động: Từ chi tiết ít ỏi -> Gợi lên chỉnh thể toàn vẹn
Sinh động gắn liền gợi cảm xúc.
Chân lí NT: Ngạc nhiên, sững sờ, khao khát. lOMoAR cPSD| 40703272
=> Thống nhất giữa nội dung và hình thức.
4. Đặc trưng về chất liệu: Ngôn từ
CHƯƠNG 2: VĂN HỌC VỚI HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG
−Hiện thực được hiểu như thế nào? (Cái đã xảy ra, cái có thể xảy ra, mang tính quan niệm, tinh thần).
−Phản ánh hiện thực là thuộc tính của văn học.
−Mối quan hệ giữa văn học với hiện thực là mối quan hệ giữa cái phản ánh và cái được phản ánh.
−Bất kì một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từ một vấn đề cuộc sống.
=> Vận dụng phản ánh luận vào văn học nghệ thuật là xuất phát từ khâu phản ánh triển
khai thành một hệ thống quan hệ biện chứng:
* Phản ánh với nhận thức:
−Văn học có khả năng hiểu biết và khám phá được bản chất hoặc những khía cạnh bản chất của hiện thực.
−Xét toàn cục về lâu dài thì nhận thức của con người hoàn toàn có thể khám phá và hiểu
biết được thế giới khách quan.
−Nhận thức và phản ánh tuy có liên quan đến nhau nhưng khác nhau. Nhận thức bắt nguồn
từ phản ánh nhưng không phải phản ánh nào cũng có giá trị và tác dụng của nhận thức.
−Tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều có tính hiện thực nhưng không phải đều có tính chân thật.
−Chỉ có ở chủ nghĩa hiện thực, giá trị và tác dụng của nhận thức mới đạt đến cao độ trong lịch sử.
* Phản ánh với biểu hiện:
−Văn nghệ không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn biểu hiện thế giới chủ quan nữa.
−Lấy thực tế làm gốc, phản ánh luận Mác – Lênin thừa nhận văn nghệ không chỉ biểu hiện
khát vọng con người mà còn biểu hiện toàn bộ thế giới chủ quan của con người (cá tính, lí tưởng, ước mơ,…)
−Mác cho rằng con người khác với những loài sinh vật khác không chỉ ở chỗ “nhào nặn vật
chất theo quy luật của cái đẹp” mà còn luôn luôn: biểu hiện ý thức tự giác trong bất kì
hoạt động sáng tạo nào – sáng tạo NT. lOMoAR cPSD| 40703272
−Nhận thức của con người không phải đường thẳng (Không phải bản chất sự vật thế nào thì
lập tức phản ánh đúng đắn vào đầu óc con người như chủ nghĩa duy vật máy móc siêu hình quan niệm.
−Nó là “một đường cong đi gần vô hạn đến một loạt những vòng tròn, đến một vòng xoáy
trôn ốc”, là “quá trình vĩnh viễn của vận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết
những mâu thuẫn đó” cứ như thế đến cái trông ốc của sự nhận thức đúng đắn nhất.
−Còn nhận thức sai thì vô kể, như Lênin nói: “Bất cứ đoạn nào khúc nào mảnh nào của
đường cong ấy cũng có thể chuyển hóa thành một đường thẳng độc lập đầy đủ” nghĩa là
không dẫn đến cái “trôn ốc” chân lí đó nữa.
−Vấn đề lập trường, quan điểm là phương pháp tư tưởng ở đây gắn chặt với nhau và cấu
thành nội dung nhất quán của thế giới quan.
−Xét theo phản ánh luận Mác – Lênin nếu tính hiện thực là nguồn gốc của văn học thì tính
chân thật còn là vấn đề của lập trường và phương pháp tư tưởng.
− Tính chân thật không tách rời mà thống nhất với khuynh hướng tư tưởng, phản ánh đi đôi với biểu hiện.
− Khuynh hướng tư tưởng tiến bộ thường giúp nhà văn hướng tới, nắm bắt những vấn đề cơ
bản, cấp thiết là mối quan tâm chung của xã hội.
− Giá trị toàn diện của một tác phẩm về cả ba mặt chân/thiện/mĩ ngoài thế giới quan ra còn
phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan khác đó là vốn sống, trình độ văn hóa, năng
khiếu của người nghệ sĩ, cá tính trong sáng tác,…
=> Văn học không những chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn biểu hiện toàn bộ
thế giới chủ quan của nhà văn. Theo PAL ML thì văn học là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan. Là sự chuyển hóa lẫn nhau. Mà cái chủ quan của nhà văn, xét cho cùng
cũng bắt nguồn từ khách quan. Nhưng mặt khác, cái khách quan tự nó không đi thẳng
vào tác phẩm văn học mà trước hết nó phải được chuyển hóa thành cái chủ quan.
=> Tác phẩm văn học là sự khách thể hóa, “vật chất hóa” cái hình tượng hay hệ thống
hình tượng trong tinh thần nhà văn.
=> Trong VH – NT phản ánh phải đi liền với biểu hiện và bất kì sự biểu hện bằng cách
nào thì đều gắn liền với phản ánh.
*Phản ánh với sáng tạo:
−Văn nghệ không chỉ hiểu biết, khám phá mà còn sáng tạo.
−Sự phản ánh qua đầu óc con người không bao giờ thụ động mà luôn bộc lộ tính năng động
chủ quan. Có nghĩa là sự sáng tạo chân chính không thể nào tách rời sự phản ánh mặc
dù chúng có những tác dụng và ý nghĩa khác nhau. lOMoAR cPSD| 40703272
−Nói sáng tạo trong nghệ thuật là nói sự khách thể hóa bằng nhiều phương tiện ngôn ngữ
những ước mơ và lí tưởng dưới dạng tưởng tượng của nghệ sĩ.
−Bởi vì nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp, nói đến chuyện sáng tạo vươn lên trên thực
tế bằng cách này hay cách khác.
−Nghệ thuật bao giờ cũng ước lệ.
−So sánh và đối chiếu văn nghệ với đời sống là cần và đúng nhưng không nên đồng nhất
chân lí nghệ thuật với chân lí đời sống.
−Trong Bút kí triết học, Lênin tỏ ý tán thành ý kiến sau đây của Phơbách: “Nghệ thuật
không đòi hỏi phải thừa nhận các tác phẩm của nó nhưu là hiện thực”.
−Chân lí nghệ thuật mà văn nghệ đạt đến chỉ là trên hình thái quan niệm và chỉ thống nhất
chứ không thể nào đồng nhất với chân lí đời sống.
−Do đó, là một hình thái ý thức, văn học nghệ thuật nhiều lắm cũng chỉ là một sự phản ánh
hiện thực mà thôi. => Nếu xem sự thật trong tác phẩm nghệ thuật là sự thật nguyên vẹn
của cuộc sống và yêu cầu nhà văn phải mô tả chính xác thi đó là một sai lầm.
* Phản ánh với tác động:
−Nhận thức không phải để nhận thức mà là nhằm một mục đích nhất định. Nhận thức chân
chính là nhằm để đẩy mạnh cải tạo và sáng tạo thế giới theo chiều hướng tiến lên ở nhận thức.
−Ý thức nói chung hay văn nghệ nói riêng sẽ góp phần sáng tạo ra thế giới khách quan bằng
cách tác động vào hoạt động thực tiễn của quần chúng.
−Nghệ thuật là thuộc về nhân dân => Nó phải được quần chúng hiểu và ưa thích.
−Như thế, thực tiễn phải được hiểu theo quan điểm duy vật biện chứng => Là sự thống nhất
giữa chủ thể và khách thể.
−Trong hoạt động thực tiễn chân chính của con người, cái chủ quan đã được trang bị bằng
những quy luật khách quan đang được cải tạo và biến đổi theo các chủ quan đúng đắn.
−Thưởng thức và tác động là thống nhất nhưng không đồng nhất.
−Văn nghệ là một hình thái nhận thức đặc thù, từ trực quan đến tư duy, nó không bao giờ
tước bỏ cái vỏ cảm tính nhưng là một sự cảm tính đã trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện
đúng bản chất của sự vật.
−Phản ánh để mà thông báo, tác động và phải tự chứng minh qua thông báo, tác động.
Nhưng thông báo tác động lại phải dựa vào phản ánh.
−Có thể thấy, muốn cải tạo và xây dựng tốt thế giới trước hết phải giải thích đúng đắn thế giới.
−Lênin nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng của tác phẩm L Tônxtôi là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”. lOMoAR cPSD| 40703272
=> Phản ánh luận là cơ sở lí thuyết vững chắc để lí giải mối quan hệ phức tạp giữa văn nghệ với đời sống.
CHƯƠNG 3: Ý THỨC XÃ HỘI TRONG VĂN HỌC
− Văn học nằm trong NT nói chung, tuy là một hình thái ý thức XH đặc thù, nhưng vẫn
thuộc trong kiến trúc thượng tầng.
− Văn học có tác động qua lại trong các hình thái ý thức XH khác trong KTTT như: Chính
trị, triết học, đạo đức, tôn giáo,…
=> Văn học có khả năng bao hàm những khía cạnh của các HTYTXH. I.
Văn học với các hình thái ý thức XH khác:
* Văn học với triết học:
− Triết học là khoa học tìm hiểu những quy luật chung, khái quát nhất của tồn tại, tức tự nhiên, XH và con người.
− Nó cung cấp cho mọi người trong đó có nhà văn một cái nhìn, lối nhìn, một cách rút ra
các kết luận về đối tượng nhận thức và từ đó hỗ trợ nhà văn tư duy sáng tạo những thế giới NT.
− Nó gặp triết học mácxit không chỉ ở chỗ giải thích thế giới mà còn cả ở xu hướng muốn
làm cuộc sống tốt đẹp hơn, cải tạo thế giới, tìm kiếm những nỗ lực kéo con người ra
khỏi sự tha hóa trong tâm hồn.
− Các nhà thơ lớn cổ kim đông tây: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Víchto Huygo, Puskin,…. Là những
cây bút mà tư tưởng thi ca đều mang tính triết lí.
− Triết học giúp văn học đạt được chiều sâu tư tưởng nhận thức rộng lớn. Tuy nhiên không
phải bất cứ loại triết học nào cũng làm cho văn học có giá trị sâu sắc và đúng đắn
(Những triết học duy tâm, suy đồi hiện đại thường làm văn học suy thoái, bế tắc).
=> Triết học còn là cơ sở ý thức, phương pháp luận của nghiên cứu, lí luận, phê bình VH.
*Văn học với chính trị: Là tiếng nói của cộng đồng tác động đến đời sống con người
− Chính trị và văn học có quan hệ nhiều tầng bậc và trực tiếp nhất.
− Chính trị tác động trực tiếp đến đời sống mọi người từ trẻ đến già, người sống đến người
chết vì nó liên quan đến quyền con người từ ăn, ở, lao động,… đến suy nghĩ sáng tạo,
bày tỏ thái độ, tư tưởng trước mọi vấn đề nhân sinh, thế sự, quá khứ, tương lai,…
− Chính trị luôn vận động, đổi thay. lOMoAR cPSD| 40703272
− Văn học chân chính thì miêu tả, phản ánh, suy ngẫm, mơ ước về đời sống và con người.
Nó tìm kiếm cái đẹp để vui sướng, say mê, ca ngợi, nuôi dưỡng, phát triển. Nó phát
hiện, vạch trần cái sai, cái xấu để lên án, chỉ trích, phủ nhận. Nó có nhiệm vụ nhân đạo
hóa đời sống, làm cho tinh thần con người ngày một lớn lên, tốt đẹp.
− Văn học là trợ thủ đắc lực cho chính trị tiến bộ và hạnh phúc nhân dân. Nó mang phẩm
chất nhân đạo lại dễ va chạm, mâu thuẫn với chính trị bảo thủ, phản động.
− Trong biểu đạt, văn chương thường đa nghĩa, đa thanh. Điều này phụ thuộc vào đặc
điểm của ngôn ngữ, vào tính nhiều mặt của hình tượng nghệ thuật => Tạo ra ấn ý, bóng
gió trước những vấn đề khó bộc lộ trực diện, tế nhị của đời sống chính trị.
− Chính trị thường xuyên yêu cầu văn nghệ phục vụ nó như một thứ vũ khí trong đấu tranh XH.
− Khi văn nghệ tỏ ra có hại cho chính trị thì chính trị thường vô hiệu hóa hoặc đàn áp văn nghệ.
− Tần Thủy Hoàng nổi tiếng là kẻ đốt sách, chôn nhà nho. Nga hoàng từng ra lệnh đày
Puskin ra khỏi Pêtecbua vì những lời thơ tràn đầy tư tưởng tụ do, chống cường quyền
bạo lực. Không ít các nhà thơ yêu nước, cách mạng nước ta như Hồ Chí Minh, Phan
Bội Châu,… Bị chính quyền thực dân phong kiến giam hãm tù đày.
=> Văn học và chính trị có những gặp gỡ, giao thoa khi tham gia vào đấu tranh XH, bộc
lộ lí tưởng XH thẩm mĩ hoặc ngược lại. Văn học bao giờ cũng chịu ảnh hưởng hoặc đứng
về một quan điểm, một thái độ chính trị nhất định.
=> Hồ Chính Minh viết: “Nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài
mà phải ở trong kinh tế và chính trị”.
*Văn học với đạo đức:
− Đạo đức như một định chế XH có chức năng điều chỉnh hành vi con người trong mọi
lĩnh vực đời sống của nó.
− Đạo đức và văn học có mối liên hệ nội tại, cùng có bản chất ý thức về những nguyên
tắc, tiêu chuẩn, giá trị tinh thần trong quan hệ giữa người với người.
− Phản ánh, suy ngẫm về đời sống con người, văn học xưa này đều đụng chạm đến vấn
đề về đạo đức, cái thiện, cái ác và tác động của nó cùng quan hệ ứng xử cộng đồng.
− Những khái niệm đạo đức mang tính trừu tượng thường được cụ thể hóa sinh động trong
các hình tượng văn học.
− Lí tưởng XHTT soi sáng VH trong quá trình sáng tác, tiếp nhận, luôn gắn bó với lí tưởng
đạo đức. Cái đẹp gắn với cái thiện, với lòng nhân ái, đức hy sinh vị tha, đối lập cái xấu,
cái ác cái vô luân… Trong chức năng giáo dục của mình văn học rất quan tâm đến giáo
dục đạo đức cổ vũ cái thiện, lên án cái xấu. lOMoAR cPSD| 40703272
=> Đạo đức nhờ văn nghệ mà thẩm thấu sâu vào lòng người. Văn nghệ đích thực luôn
hàm chứa đạo đức tiến bộ và trường tồn cùng đời sống.
* Văn học với tôn giáo:
− Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người về những lực lượng tự nhiên và
xã hội chi phối cuộc sống, là sự phản ánh mà trong đó các lực lượng trần thế lại mang
tính hình thức các sức mạnh siêu phàm.
− Đặc điểm cơ bản của tôn giáo là niềm tin thiêng liêng và sùng bái các lực lượng siêu tự
nhiên chi phối thế giới nhân sinh.
− Hoạt động tôn giáo hướng tình cảm, lòng tin của con người vào cái siêu nhiên.
− Văn nghệ cũng dùng tưởng tượng, hư cấu tạo ra thế giới NT, nhưng khác tôn giáo về
tính chất, nó không yêu cầu xem thế giới nghệ thuật là cái thật.
− Chúng gặp nhau ở chỗ đều dựa vào con đường tình cảm để tác động vào người tiếp nhận.
Tôn giáo: Hướng vào cái say mê, gạt bỏ lí trí
Văn nghệ: Dẫu có say mê huyền ảo thì vẫn là cái say mê nếu không khởi đầu thì cung
sẽ tiếp nối bởi ánh sáng lí trí, tình cảm.
− Văn nghệ có lúc mang tư tưởng tôn giáo hoặc khuất phục tư tưởng tôn giáo.
− Tôn giáo vẫn thường gặp văn học ở tình thương yêu, sự an ủi con người đau khổ. Chủ
nghĩa nhân văn tôn giáo cũng là một nguồn cảm hứng của văn nghệ, đồng cảm với con
người nhân đạo trong văn chương.
II. Tính giai cấp của văn học:
* Nguồn gốc và biểu hiện:
− Nói đến tính giai cấp trong VH là nói về một phương diện bản chất ý thức XH của VH,
một thuộc tính tất yếu của VH trong XH có giai cấp.
− Trong XH có giai cấp, chủ thể sáng tạo hay tiếp nhận luôn là người thuộc một giai cấp, tầng lớp nhất định.
− Ý thức của các chủ thể ấy chịu sự chi phối của đời sống vật chất và các quan hệ XH của
bản thân + giai cấp họ.
− Các chủ thể ấy nhìn nhận mọi vấn đề, trong đó có VH qua lăng kính ý thức chủ quan
của mình => Ý thức có tính giai cấp.
− M.Gorki đã từng nói: “Nhà văn là tai, là mắt, là tiếng nói của giai cấp. Nhà văn có thể
không có ý thức về điều đó nhưng bao giờ nhà văn cũng là một bộ phận, là một cảm quan của giai cấp”. lOMoAR cPSD| 40703272
=> Hoạt động văn học từ sáng tác đến tiếp nhận luôn mang tính giai cấp bởi vì chủ thể
của nó trong XH phân chia giai cấp bao giờ cũng có tính giai cấp.
− Yếu tố quyết định tính giai cấp của VH không phụ thuộc vào đề tài mà phụ thuộc vào
quan niệm, cách cảm, cách nghĩ, mang tính giai cấp của chủ thể sáng tạo và sau đó là
của chủ thể tiếp nhận khi nhìn VH như một quá trình từ sáng tạo đến bạn đọc.
− Văn học thường dễ trở thành vũ khí đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tinh thần, tư tưởng.
=> Có tác dụng to lớn trong đấu tranh chính trị.
=> VH góp phần thúc đẩy hoặc ngăn cản sự vận động lịch sử của các dân tộc và nhân loại.
− Tính giai cấp biểu hiện chủ yếu trong nội dung của tác phẩm từ đề tài, chủ đề, đến nhân vật, cốt truyện.
− Chọn đề tài nào, xét cho kĩ đều liên quan đến lập trường, quan điểm giai cấp của nhà văn.
− Tính giai cấp bộc lộ rõ nhất ở tư tưởng chủ đề, nhân vật lí tưởng, nhân vật trữ tình và hình tượng tác giả.
− Hình thức và biện pháp NT không phải khi nào cũng mang tính giai cấp rõ ràng. Tuy
nhiên quan điểm thẩm mĩ của các giai cấp khác nhau có lúc đã đặt ra các yêu cầu cụ
thể về hình thức, thủ pháp, biểu hiện trong sáng tạo NT.
* Đấu tranh từ 2 mặt xung quanh vấn đề tính giai cấp
a. Kiên trì quan điểm giai cấp, phê phán thuyết tính người và chủ nghĩa thành phần
- Từ khi XH phân chia giai cấp đến nay, tuyệt nhiên không có tính người siêu giai cấp,chỉ
có tính người gắn chặt với giai cấp
- Mặt khác, cũng không nên quan niệm tính giai cấp một cách siêu hình, cô lập và tĩnhtại,
mà phải thấy chúng có khía cạnh liên đới, phát triển và chuyển hóa
- Cũng có thể nói thêm rằng, các giai cấp bị áp bức ở mỗi thời đại tất nhiên đều có
tinhthần phản kháng đối với các giai cấp áp bức
- Nghiên cứu tính giai cấp cũng phải chú í sự phát triển theo từng giai đoạn trong
vậnmệnh lịch sử mỗi giai cấp
- Cũng cần phải chú ý có tình trạng chuyển hóa tư tưởng, í thức giữa các bộ phận
nhấtđịnh ngay giữa 2 giai cấp thống và bị trị. Cho nên, trong VH không hiếm những nhân
vật vốn xuất thân từ giai cấp bị trị, nhưng lại chịu ảnh hưởng nặng từ giai cấp thống trị,
thậm chí chịu ảnh hưởng cả về mặt triết lí thẩm mĩ
=> Chính vì có tính liên đới nói trên cho nên cần tránh chủ nghĩa thành phần trong khi
phân tích và đánh giá tác phẩm VH, chủ nghĩa thành phần chủ yếu bám vào nguồn gốc
xuất thân của tác giả & nhân vật để đoán định 1 cách cứng nhắc tính giai cấp của tp VH lOMoAR cPSD| 40703272
b. Nêu cao lí tưởng nhân đạo chân chính, vạch trần chủ nghĩa bá đạo và chủ nghĩa nhân đạo giả hiệu
− Trong XH phân chia giai cấp, giai cấp thống trị bóc lột nhân dân làm sao có được lí
tưởng nhân đạo thực sự. Chỉ có giai cấp bị bóc lột, áp bức mới đấu tranh cho quyền
sống của con người, mới mong muốn đến được 1 XH mà mọi người tương thân tương ái với nhau
− Khi giai cấp tư sản xuất hiện trong lòng phong kiến, đại diện cho 1 phương thức sản
xuất new tiên tiến hơn, cần huy động nhân công có quy mô toàn XH để tạo ra 1 nền kt
hàng hóa => đòi hỏi giải phóng con người trở nên cấp bách và phổ biến => lí tưởng
nhân đạo chủ nghĩa lúc này mới được giai cấp tư sản nêu lên hệ thống và có giá trị lớn
lao trong lịch sử tư tưởng loài người => tấn công mạnh mẽ vào thành trì phong kiến,
lễ giáo và thần quyền => tạo ra thời kì phục hưng rạng rỡ trong văn hóa văn nghệ
− Giai cấp vô sản ý thức rõ rằng họ chỉ được giải phóng thực sự khi mọi giai cấp và dân
tộc bị áp bức và nô dịch được hoàn toàn giải phóng
− Nếu dùng đấu tranh giai cấp để phủ nhận chủ nghĩa nhân đạo tất yếu sẽ hủy diệt VH văn
nghệ, dùng chủ nghĩa nhân đạo siêu giai cấp để chống lại đấu tranh giai cấp tất yếu
cũng sẽ làm cho văn nghệ tự hủy diệt => 2 dạng hủy diệt tuy có khác nhau nhưng cùng
minh chứng cho 1 chân lí ngược lại: VH chỉ phát sinh & phát triển lành mạnh khi có 1
lí tưởng nhân đạo chân chính.
=> Quan điểm giai cấp không hề phủ nhận chủ nghĩa nhân đạo mà khẳng định & nâng cao
nó lên theo con đường chân chính.
III. Tính nhân dân của văn học
1. Nhân dân và văn học
- Trong quá trình tồn tại phát triển của mình, nhân dân luôn có nhu cầu suy nghĩ, sángtạo
cuộc sống của mình. Văn học là ý thức, tiếng nói nhiều cung bậc của nhân dân
- Hiện thực đời sống hằng ngày, tác động vào con người, gợi lên bao suy nghĩ cảm
xúc.Bản thân sự sống luôn đòi hỏi những gì hợp quy luật, hợp hoàn cảnh cho sự tồn tại đối với con người
- Đó là tìm hiểu, giải thích mọi hiện tượng xem đâu là đúng sai, thiện ác, ủng hộ
haychống đối => tất cả trở thành nhu cầu nội tại trong lí trí, tâm hồn con người => cần
được biểu lộ bằng ngôn từ văn chương
- Nhà văn, nhà thơ gắn bó, cảm thông với đời sống nhân dân, hiểu rõ cuộc đời gian
nanvất vả của họ, cùng xu thế vận động của lịch sử => trong sáng tác ít nhiều cũng nói
được suy tư, tâm trạng, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. Văn thơ tiến bộ yêu nước,
yêu dân của tất cả các dân tộc từ xưa tới nay đều là tiếng nói của nhân dân lOMoAR cPSD| 40703272
- Từ góc độ văn hóa, có thể thấy nhân dân là chủ thể sáng tạo và tiếp nhận văn hóa nghệthuật
- Folklore làm gì căng là ngọn nguồn, cái nôi văn hóa của mọi dân tộc. Những tục ngữca
dao thần thoại,...(Văn học dân gian) đều do nhân dân tạo dựng => đó là sáng tạo, và tiếp
nhận lưu truyền tập thể => phản ánh đời sống, tâm tư, khát vọng của nhân dân là nguồn
cảm hứng cho nhiều sáng tác của các nhà thơ nhà văn chuyên nghiệp.
- Khi những quan hệ xã hội trong cơ sở hạ tầng thay đổi, nhân dân lao động trong cácgiai
cấp bị trị ý thức rõ quyền lợi và vị trí của mình, có được điều kiện học hành => hoạt động
văn học từ sáng tác đến tiếp nhận dần thay đổi => chất lượng tác phẩm văn học ngày càng
thêm có điều kiện dành hiện thực đời sống của người dân => sẽ đến lúc người sáng tác
văn chương vô cùng đông đảo.
=> Nhân dân làm chủ cuộc sống sẽ tham gia tích cực vào hoạt động văn học => là lực
lượng bất tận, to lớn của sáng tác + thưởng thức văn chương => văn học mãi sống cùng nhân dân.
2. Tính nhân dân của VH – Một phạm trù tinh thần thẩm mĩ của NT tiến bộ.
− Trong quá trình vận động của VH và đời sống người ta dần thấy văn chương NT phải nói
về cuộc sống của đại đa số nhân dân, về những cơ cực, đau khổ, vui buồn, suy nghĩ của
họ => Ý nghĩa, giá trị của văn nghệ là ở chỗ nhân dân có chấp nhận, yêu thích nó hay không.
− Hêghen trong Những bà giảng về mĩ học đã khẳng định: “Nghệ thuật tồn tại không phải
cho một nhóm người bó hẹp, không phải chỉ cho một số ít người có học vấn cao mà nói
chung cho toàn thể nhân dân”.
− Tính nhân dân là một khái niệm chỉ phẩm chất của VH khác với tính giai cấp là khái niệm
chỉ thuộc tính tất yếu của văn chương. Tuy có liên quan đến nhau nhưng tính nhân dân
chỉ bảo hàm phẩm chất giai cấp tiến bộ của các nền văn học, các tác giả, các tác phẩm
tham gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộ của một cộng đồng quốc gia, dân
tộc nhất định mà thôi.
3. Tiêu chuẩn tính nhân dân trong tác phẩm VH:
− Là một phạm trù mĩ học biểu hiện và khái quát toàn bộ những quan hệ đa dạng giữa văn học NT và nhân dân. lOMoAR cPSD| 40703272
− Miêu tả chân thực cuộc sống nhân dân, phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp lí tưởng thẩm mĩ
của nhân dân, quan niệm của nhân dân về cái chân – thiện – mĩ và tích cực tham gia vào
cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.
− Tiêu chuẩn quan trọng của tính nhân dân không đặt trọng tâm ở chỗ miêu tả, phản ánh cái
gì mà là ở chỗ miêu tả và phản ánh như thế nào. Phải miêu tả chân thật theo cách nhìn,
cách cảm, cách nghĩ của nhân dân, theo những lí tưởng XH thẩm mĩ tiến bộ của thời đại
thì tác phẩm mới có tính nhân dân.
− Tính nhân dân chân chính đòi hỏi nghệ thuật giác ngộ cho quần chúng, giúp họ nhận thức
vai trò lịch sử của mình, biết giải phóng mình ra khỏi những xiềng xích XH và những trì
trệ, lạc hậu, bảo thủ.
− Tính nhân dân đòi hỏi những hình thức NT tốt, hấp dẫn, lí thú, tạo mĩ cảm lành mạnh trong
tiếp nhận của mọi người.
CHƯƠNG 4: VĂN HỌC, GƯƠNG MẶT CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC
1. Vị trí cơ bản của văn học trong văn hóa
CHƯƠNG 5: VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
I. Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ:
Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ là ngôn từ giàu hình ảnh và tình cảm, tác động chủ yếu vào tâm hồn con người.
Văn học và NT ắt có những chỗ liên đới, giao thoa và chuyển hóa lẫn nhau.
1. Tính hình tượng gián tiếp:
− Các loại hình NT cơ bản đều có tính hình tượng trực tiếp – công chúng có thể trự tiếp
nghe nhìn hình tượng của các loại hình NT này.
− Trái lại, ngôn ngữ không phải là vật chất hay vật thể mà chỉ là kí hiệu của chúng mà
thôi => Hình tượng mà thơ văn xây dựng nên không thể nghe nhìn một cách trực quan.
− Với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ 2, những ngôn ngữ kia sẽ có tác động vào vỏ đại
não, cho nên cuối cùng vẫn nghe được một cách gián tiếp thông qua óc tưởng tượng của chúng ta.
2. Tính tư duy trực tiếp: lOMoAR cPSD| 40703272
− Do ngôn ngữ là “cái vỏ vật chất trực tiếp của tư duy” (Mác), là kí hiệu của tư duy cho
nên những suy nghĩ, cảm xúc hoặc bất cứ trạng thái, tư tưởng tình cảm nào của con
người cũng phải thông qua ngôn ngữ.
− Lấy ngôn ngữ làm chất liệu, văn học do đó có thể bộc lộ trực tiếp quan điểm, tư tưởng
tình cảm của nhà văn hoặc của nhân vật.
− Qua những suy tư của tác giả và nhân vật, văn học bao giờ cũng là một cuộc tranh luận,
đối thoại công khai hoặc ngấm ngầm về tư tưởng.
=> Không phải ngẫu nhiên, mỗi khi có những chuyển biến lớn lao trong đời sống và tâm
lí XH thường thường VH sẽ giữ vai trò tiên phong.
3. Tính vô cực 2 chiều về không – thời gian:
− Các loại hình NT khác đều mang tính hữu hạn trong việc biểu hiện nhân tâm, thế sự mặc
dù ở những mức độ và hình thức khác nhau.
− Như một câu đố Nga: “Không phải liên tục nhưng lại dính với tất cả”, ngôn ngữ hay
ngôn từ lại có thể hình dung bất kì sự vật nào trong thế giới vĩ mô cũng như vi mô,
hữu hình cũng như vô hình,… Lấy ngôn từ làm chất liệu, VH mang tính cực đại và
cực tiểu về không gian, cực lâu và cực nhanh về thời gian là vì vậy.
4. Tính phổ biến trong sáng tác, truyền bá và tiếp nhận:
− Ngôn ngữ còn có một đặc điểm tuyệt diệu là vốn sở hữu chung của mọi người nhưng
cũng đồng thời là sở hữu riêng trọng vẹn không cần phải chia cho từng người.
− Việc sáng tác, xuất bản, lưu trữ, phát hành, tiếp nhận,… của văn học ít phải đầu tư về
phương diện vật chất hơn nhiều so với loại hình NT khác.
− Chưa kể tùy theo hoàn cảnh và sở thích của mình người đọc có thể tự do tuyệt đối trong việc thưởng thức.
− Do là NT của ngôn từ, VH bao giờ cũng bộc lộ khuynh hướng tư tưởng sâu sắc hơn và
phản ánh hiện thực toàn diện hơn.
II. Văn học với các loại hình NT khác:
Văn học là loại hình NT mang tính chất tổng hợp gián tiếp. Vừa liên quan đến loại hình
NT này, vừa liên quan đến loại hình NT kia trong bất cứ sự phân loại nào.
* VH với Hội họa:
− Là mối quan hệ hai chiều
− Tùy theo điều kiện lịch sử, loại hình nào giữ vai trò tiên phong thì sẽ quyết định chiều
hướng tác động mạnh hơn. lOMoAR cPSD| 40703272
− Dưới bức tranh thường có mấy câu thơ, ngược lại trong thơ văn có rất nhiều bức tranh minh họa.
− Trong văn xuôi lại càng có khả năng dựng lên những bức tranh đầy màu sắc và đường nét xa gần.
*VH với âm nhạc:
− Nhất là thơ – gắn bó chặt chẽ với âm nhạc.
− Không nên đồng nhất với âm nhạc những văn thơ không tách rời âm nhạc là điều hiển
nhiên. Trong quá trình hình thành ý đồ sáng tác, nhà văn nhà thơ thường mang một
tâm trạng có màu sắc nhạc tính.
− Bởi vì khi xúc động bởi một tình cảm mãnh liệt, người ta thường cất cao giọng hoặc
nghẹn nấc. Và với trạng thái tình cảm nào cũng sẽ có một giọng nói, các nói, tốc độ nói thích hợp như thế.
− Tính nhạc trong thơ tập trung biểu hiện ở cách điệp vần, ngắt nhịp, phối thanh,… sự lên
xuống trầm bổng, nhanh chậm gần như quãng giai điệu trong một bản nhạc.
=> VH tuy là một thành viên độc đáo nhưng lại vô cùng gắn bó, thân thiết với các môn
khác trong gia đình NT. Nhà văn do đó cần phải nghiên cứu các loại hình NT khác như Gớt tự nhủ.
=> Pauxtốpki có giải thích cụ thể: “Những hiểu biết tất thảy về các loại hình NT lân cận:
Hội họa, kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc nhất định sẽ làm phong phú thế giới bên trong
của người viết văn và đưa lại cho lời văn một khả năng diễn đạt đặc biệt”.
CHƯƠNG 7: NHÀ VĂN, CHỦ THỂ SÁNG TÁC VĂN HỌC
I. Tư chất nghệ sĩ của nhà văn:
Văn học là một hình thái ý thức XH đặc thù. Với tư các là chủ thể thẩm mĩ nhà văn do đó
cũng phải có tư chất nghệ sĩ đặc biệt.
− Tư chất nghệ sĩ rõ nhất ở nhà văn là một con người giàu tình cảm, dễ xúc động và nhạy cảm:
Trong khoa học, tình cảm chỉ nằm trong tiền đề sáng tạo, còn trong văn học, tình
cảm nằm ngay trong thành phần sáng tạo.
Yêu, ghét, vui, buồn, thương mến hay căm giận,… đều đến độ mãnh liệt ở nhà văn.
Bất kì viết về cái gì, nhà văn cũng thâm nhập vào đối tượng với một con tim nóng
hổi, chuyển hóa cái đối tượng khách quan thành cái chủ quan đến mức “tưởng
như chính mình sinh ra cái khách quan ấy”. Nhà văn luôn luôn mang một tấm lOMoAR cPSD| 40703272
lòng rộng mở, biết ngạc nhiên dù là với một vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, rất
nhạy cảm với những đổi thay xung quanh.
− Trí tưởng tượng phong phú cũng là tư chất nổi bật ở nhà văn:
Qua óc tưởng tượng, các hình tượng mới hiển hiện sống động dưới ngòi bút nhà
văn với ngôn ngữ, cử chỉ hành động, với dáng vẻ nội tâm => Nhà văn sống cuộc
đời của hàng trăm ngàn nhân vật khác.
Giúp nhà văn phối hợp và tổ chức toàn bộ tác phẩm với tính toàn vẹn của nó =>
Tìm ra được bố cục với những thể tương đồng/ tương phản hợp lí, tạo nên những
hình thức hài hòa cân đối và sinh động, từ đó sáng tạo ra được “thiên nhiên thứ hai”
thống nhất nhưng không đồng nhất với cuộc sống, không những phản ánh thực tại
khách quan mà còn biểu hiện được tư tưởng, tình cảm phong phú của mình.
− Nhà văn là người có thói quen và năng khiếu quan sát tinh tế:
Chỉ có quan sát kĩ lưỡng, nhà văn mới phát hiện được những ý nghĩa sâu xa trong từng
chi tiết cùng những diễn biến đa dạng của nó.
Họ còn nhạy bén trong việc tự quan sát. Họ giỏi lắng nghe những xúc động tinh vi
của mình một cách đầy đủ và rõ ràng, rồi từ đó tìm được một cách biểu hiện độc đáo không giống một ai.
− Là người có trí nhớ tốt: Nhà văn thuộc lòng những ấn tượng sinh động, những chi
tiết, những dấu hiệu cụ thể do mình tự quan sát, tưởng tượng, xúc động đem lại. Tất
cả những cái đó đều trở thành kỉ niệm sâu sắc, khi cần nhà văn có thể hồi tưởng và tái
hiện lại toàn vẹn lại thành những hình tượng cụ thể cảm tính.
− Nhà văn thường bộc lộ cá tính rõ nét nhất trong lĩnh vực của mình: Sự thật có thể là
một nhưng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn là muôn màu muôn vẻ, làm
phong phú thêm đời sống tinh thần cho XH.
=> Những tư chất nghệ sĩ đó không tồn tại cô lập mà xuyên thấm và bổ sung cho nhau,
dựa vào nhau mà phát huy tác dụng => Điều này giải thích tại sao tác phẩm văn học lại
được sự đồng cảm rộng rãi và nhiều tài năng văn học xuất hiện đến bất ngờ trong quần chúng.