Đề cương luận văn thạc sĩ tranh chấp đất đai và các vấn đề áp dụng án lệ trong tranh chấp đất đai
Đời sống xã hội luôn luôn tồn tại trong thái động, nó không ngừng trở mình, biến động và phát triển, các cá thể trong xã hội cũng không ngừng làmnảy sinh những tranh chấp giữa đời sống thường ngày. Trong đó, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, do đó vấn đề tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
Đinh Thanh Chúc
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Đề cương luận văn thạc sĩ Ngành :
Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 8380101.05 Hà Nội, 2021 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đời sống xã hội luôn luôn tồn tại trong thái động, nó không ngừng trở
mình, biến động và phát triển, các cá thể trong xã hội cũng không ngừng làm
nảy sinh những tranh chấp giữa đời sống thường ngày. Trong đó, đất đai là một
loại tài sản đặc biệt, do đó vấn đề tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi.
Những năm gần đây, do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tình trạng tranh
chấp này diễn ra khá phổ biến và trở thành một trong những vấn đề vô cùng
phức tạp. Tranh chấp đất đai có rất nhiều loại và biến hóa không ngừng với sự
vận động của xã hội, từ đó việc đưa ra các giải pháp pháp lý nhằm điều chỉnh
kịp thời là việc hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, án lệ lệ là một loại nguồn luật phổ biến đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống pháp luật của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Có nguồn
gốc ra đời từ xa xưa, nguồn án lệ đã trải qua thăng trầm của nhiều thời kỳ, từ
chỗ thừa nhận án lệ đến thời kỳ vai trò của án lệ bị từ bỏ trong xu hướng pháp
điển hóa pháp luật vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, trong suốt thể kỷ XX cho đến
nay, án lệ đã ngày càng được khẳng định và đề cao trong hệ thống pháp luật nói
chung và đối với những người hành nghề luật nói riêng của nhiều quốc gia trên
thế giới nhờ tính hiệu quả và cơ động của nó. Dựa trên tinh thần chung, án lệ có
thể được hiểu một cách khái quát nhất là các phán quyết của tòa án được lấy làm
tiền lệ giải quyết cho những tình huống tương tự về sau. Như vậy,việc áp dụng
án lệ trong quá trình xét xử sẽ giúp tạo ra được sự bình đẳng về mặt pháp luật;
giúp Thẩm phán, Luật sư, cũng như các đương sự tiên lượng được trước kết quả
của các vụ việc; từ đó sẽ làm giảm bớt chi phí về công sức, thời gian cũng như
chi phí trong quá trình xét xử. Pháp luật dân sự thuộc về nhiều quốc gia theo
truyền thống Dân Luật hay pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới
hiện nay đã và đang có sự tiếp nhận mạnh mẽ nguồn án lệ; hoặc nhìn nhận lại
vai trò, tầm quan trọng của nó, nhằm kịp thời bổ sung các giải pháp pháp lý khi
đời sống xã hội đang diễn ra ngày một sôi nổi và phức tạp. Mục đích của việc 1
chú trọng xây dựng và áp dụng án lệ nhằm “trám” những lỗ hổng pháp lý từ sự
thiếu hụt các giải pháp do các nguồn luật hiện tại, đặc biệt là luật thành văn
không cung cấp đủ, vì thế nó sẽ bảo đảm kịp thời việc tìm kiếm giải pháp nhằm
điều chỉnh các tranh chấp pháp lý phát sinh không ngừng trong hiện tại và tương lai.
Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn thừa nhận sự tồn tại và tìm kiếm giải
pháp trong một số loại nguồn luật chủ yếu như luật thành văn, tập quán pháp, và
tiền lệ pháp (Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án, hướng dẫn của Tòa án
nhân dân tối cao); trong đó, tiền lệ pháp có thể coi là một dạng án lệ. Hiên nay
luật thành văn vẫn được xem là nguồn luật chính, án lệ tuy đã được thừa nhận và
khởi động áp dung bằng Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP, song chính vì mới
được khai sinh nên án lệ vẫn chưa phát huy được hiệu quả đáng có của nó trong
hệ thống pháp luật nói chung cũng như hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai
nói riêng. Các nhà làm luật Việt Nam trong giai đoạn mười năm trở lại đây đã
nhìn nhận lại vai trò của án lệ đồng thời chú trọng công tác củng cố, phát triển
án lệ. Bắt đầu với Nghị quyết số 48/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của
Bộ Chính trị, án lệ đã được chú trọng để phát triển và Quốc hội cũng giao nhiệm
vụ phát triển án lệ cho Tòa án nhân dân tối cao; tuy nhiên, công tác này mới chỉ
dừng lại ở mức độ nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ. Đến năm
2012, Quyết định số 74/QĐ-TANDTC về việc phát triển án lệ đã cụ thể hóa hơn
lộ trình phát triển án lệ. Cho tới thời gian gần đây, Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2014 với điều luật quy định cụ thể về nhiệm vụ lựa chọn, tổng kết và
công bố án lệ đã chính thức ghi nhân hoạt động xây dựng án lệ; gần đây nhất,
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HDTP đã đề ra sơ lược lộ trình xây dựng và áp dụng
án lệ nói chung. Như vậy, Việt Nam hiện nay đã chính thức thừa nhận nguồn án
lệ và vẫn đang không ngừng tìm cách khai thác loại nguồn này bằng cách xây
dựng một khung kháp lý hoàn chỉnh cho việc áp dụng án lệ.
Chính vì vậy, có thể thấy, án lệ với đặc tính là một loại nguồn mềm, cơ
động, đặc biệt là thích hợp để giải quyết các tranh chấp đất đai, bởi nó sinh ra 2
trong quá trình giải quyết tranh chấp cụ thể nên sẽ dễ dàng bắt kịp được với nhịp
độ phát triển của tranh chấp đất đai hơn là phát luật thành văn. Để các tranh
chấp đất đai được giải quyết triệt để, không gây ra sự xáo trộn đáng kể trong
quan hệ dân sự thì cần thiết phải áp dụng án lệ. Án lệ sẽ giúp khắc phục những
hạn chế và lỗ hổng của pháp luật thành văn. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “
Tranh chấp đất đai và các vấn đề áp dụng án lệ trong tranh chấp đất đai” làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, tác giả mong muốn góp phần hoàn thiện hơn
các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, đồng thời nâng cao
hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp ở nước ta hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai và áp dụng án lệ trong tranh chấp
đất đai đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Những công trình này
đa phần nghiên cứu về tranh chấp đất đai và vấn đề áp dụng án lệ.
(i) Về sách giáo trình, sách chuyên khảo: Trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội, Giáo trình luật đất đai (1994), NXB Chính trị Quốc gia;
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai (2011), NXB
Công an nhân dân; Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất
đai (2015), NXB Công an nhân dân; PGS.TS.GVCC. Doãn Hồng
Nhung, Giáo trình Luật đất đai (2018), NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội; TS. Doãn Hồng Nhung (Chủ biên), Kỹ năng áp dụng pháp luật
trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v.. (ii)
Về các tài liệu khác: đề án “Phát triển án lệ của Tòa án
nhân dân tối cao” đã được TAND tối cao phê duyệt; Nguyễn Văn
Nam (2011) (Luận án tiến sĩ), “Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ
thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến
nghị với Việt Nam”, Đại học Luật Hà Nội; Dương Bích Ngọc và
Nguyễn Thị Thúy, “Vấn đề áp dụng án lê ở Việt Nam”, Tạp chí luật
học số 05/2009; ThS. Cao Việt Thăng, “Án lệ và án mẫu – những 3
khả năng áp dụng ở nước ta hiện nay”, Viên Nhà nước và Pháp luật;.v.v…
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của việc nghiên cứu đề tài là đưa ra cái nhìn tổng quan về
các vấn đề lý luận, song song bên cạnh đó làm rõ thực trạng nội dung các quy
định pháp luật Việt Nam về tranh chấp đất đai và vấn đề áp dụng án lệ trong
tranh chấp đất đai trong bối cảnh hiện nay. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải
pháp và đường hướng để hoàn thiện pháp luật Việt Nam và góp phần đảm bảo
giải quyết hiệu quả các tranh chấp đất đai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quát các vấn đề lý luận một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc
các vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai và áp dụng án lệ trong
tranh chấp đất đai. Từ đó, soi chiếu vào quy định của pháp luật Việt Nam,
làm rõ các vấn đề lý luận theo quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này..
- Phân tích thực trạng tranh chấp đất đai và áp dụng án lệ trong tranh
chấp đất đai, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các thành tựu và hạn chế trong
các quy định của pháp luật Việt Nam tranh chấp đất đai và áp dụng tranh
chấp đất đai. Từ đó, có cơ sở cho các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề cơ bản về lý luận và
thực tiễn liên quan đến lĩnh vực tranh chấp đất đai và áp dụng án lệ trong tranh chấp đất đai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề có
liên quan đến tranh chấp đất đai và áp dụng án lệ trong tranh chấp đất đai, đặc 4
biệt là các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này trong bối cảnh hiện nay
để thấy được tính chất ngày càng phức tạp của các tranh chấp đất đai và áp dụng
án lệ trong tranh chấp đất đai, thấy được sự biến động từng ngày của các tranh
chấp đất đai và áp dụng án lệ trong tranh chấp đất đai. Nhờ đó mà có thể phân
tích, lý giải nguyên nhân của thực trạng, đồng thời đưa ra các dự báo tình hình,
giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện tại và có cơ sở, nền
tảng để hoàn thành pháp luật Việt Nam trong tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung:
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu khoa học xã hội
nhân văn, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp
chặt chẽ phương pháp lịch sử và lôgíc, lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp. Phương pháp cụ thể:
Luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp lịch sử
và logic, phỏng vấn và hỏi chuyên gia, phân tích và tổng hợp, trừu tượng
hóa và khái quát hóa, đối chiếu, so sánh, xử lý số liệu thống kê, khảo cứu thực tiễn.
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích tài liệu sơ cấp và
thứ cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước và
Văn kiện, Nghị quyết của Đảng có liên quan, các vụ việc, các số liệu
thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Tài liệu thứ cấp bao gồm
các công trình khoa học, đề tài, tạp chí, kết luận đã được các tác giả khác thực hiện
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu tri
thức có từ hoạt động phân tích tài liệu, tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, đề xuất của chính tác giả luận án.
Phương pháp luật học so sánh được dùng để nghiên cứu kinh
nghiệm nước ngoài, qua đó rút ra bài học để lựa chọn kế thừa những biện 5
pháp, hạt nhân hợp lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh khuyến nghị áp
dụng đối với Việt Nam.
Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng xuyên suốt toàn bộ trong
các chương của luận án nhằm trình bày các vấn đề, nội dung nghiên cứu
theo một trình tự, bố cục hợp lý chặt chẽ, logic và gắn kết được những
vấn đề cần nghiên cứu.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
Trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều các công trình nghiên cứu về
vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai và án lệ. Tuy nhiên với sự gia tăng ngày
một nhiều của các vụ việc tranh chấp đất đai. Cùng với sự chuyển động không
ngừng của thời gian, mức độ phức tạp của các vấn đề liên quan đến ly hôn có
yếu tố nước ngoài cũng tăng lên đáng kể. Chính vì lẽ đó, mà các công trình
nghiên cứu có phần trở lên không còn phù hợp hay không còn có thể đáp ứng
được những yêu cầu cấp bách cần giải quyết liên quan đến lĩnh vực này.
Vì vậy, điểm mới của đề tài này nằm ở “tính thời sự”, đề tài sẽ cập nhật
những dự liệu liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài
trong những năm gần đây nhất, tìm ra thành tựu cũng như những bất cập trong
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để đưa ra giải pháp cùng đường
hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này phù hợp cho bối cảnh hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương sau đây:
• Chương 1: Những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và vấn đề áp dụng
án lệ trong tranh chấp đất đai;
• Chương 2:Thực trang áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay; 6
• Chương 3: Định hướng, kiến nghị hoàn thiện và giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay.
8. Dự kiến tiến độ STT
Hoạt động / Nội dung Thời gian (tháng) 1
Xin ý kiến của Giáo viên hướng dẫn để thống nhất Đề 1
cương và phương pháp, kế hoạch chi tiết triển khai để tài 2
Thu thập, sắp xếp, phân loại số liệu, tài liệu tham khảo 1 liên quan đến đề tài 3
Nghiên cứu sơ bộ tài liệu từng nội dung nghiên cứu 1 4
Thu thập ý kiến đánh giá, đóng góp về từng nội dung 0.5 nghiên cứu 5
Nghiên cứu cụ thể, chi tiết từng nội dung nghiên cứu 2 6 Viết luận văn 3 7 Báo cáo tiến độ Định kì 3 tháng/ 01 lần 8
Xin ý kiến của Giáo viên hướng dẫn về Luận văn 1 9 Hoàn thiện luận văn 1 10 Bảo vệ luận văn 6/2022 7