-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương lý luận chung về nhà nước và pháp luật - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Đề cương lý luận chung về nhà nước và pháp luật - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Đề cương Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Câu 1: “Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan đại
biểu cao nhất của nước ta” Đúng hay sai? Tại sao?
Sai. Vì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất nhưng không phải là cơ quan hành chính cao nhất
của nước CHXHCNVN. Theo Điều 94 Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ
năm 2015: “Chỉnh phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.
Câu 2: “HĐND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra” Đúng hay sai?
Đúng. Vì theo điều 119: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. ( Ðiều 123: Uỷ ban
nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các
cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.)
Câu 3: “Thủ tưởng chính phủ do chủ tích nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm” Đúng hay sai? Tại sao?
Sai. Vì thủ tướng chính phủ do Chủ tích nước đề nghị Quốc hội, sau đó căn cứ vào nghị quyết
của Quốc hội mới có thể bổ nhiệm, miễn nhiễm, bãi nhiệm thủ tưởng.
Câu 4: Vị trí, chức năng của Chủ tích nước CHXHCN Việt Nam theo HP 2013 có gì giống và
khác so với vị trí, chức năng của Tổng thống Mỹ?
Chủ tích nước: Đứng đầu nhà nước, đại diện cho quốc gia về đối nội và đối ngoại, không đứng
đầu chính phủ. Ở Vn, người đứng đầu chỉnh phủ, có quyền lực hành pháp cao nhất là thủ tướng.
Tổng thống Mỹ: Vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ (có quyền lực hành pháp cao nhất)
Như vậy, để phân biệt quyền lực giữa Tổng thống, Chủ tịch nước và Tổng bí thư, chúng ta cần lưu ý:
- Tổng bí thư là người đứng đầu Đảng, ở Việt Nam Đảng là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước.
- Chủ tịch nước VN là người đứng đầu Nhà nước VN, nhưng không đứng đầu cơ quan có chức năng hành pháp.
- Tổng thống vừa đứng đầu Nhà nước Mỹ, vừa đứng đầu cơ quan hành pháp của nước này.
Câu 5: Phân tích những điểm khác nhau giữa hình thức chính thể cộng hoà đại nghị và hình
thức chỉnh thể cộng hoà tổng thống
Câu 6: Phân tích quy luận về sự thay thế các kiểu nhà nước
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong phép duy vật biện chứng thì quy luật là những
mối liên hệ khách quan,bản chất,tất nhiên,phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật,hiện tượng
hay giữa các mặt của sự vật hiện tượng.nói sự thay thế các kiểu nhà nước có tính quy luật bởi
kiểu nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước cũ đều lặp lại những đặc điểm,dấu hiệu chung mà sự thay thế nào cũng có.
+ Quy luật thứ nhất của sự thay thế các kiểu nhà nước là tính tất yếu khách quan.
+ Quy luật thứ 2 của sự thay thế các kiểu nhà nước là kiểu nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước
cũ thông qua các cuộc cách mạng xã hội.Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác
tiến bộ hơn là 1 quy luật tất yếu.klp0,
+ Quy luật 3 của sự thay thế các kiểu nhà nước là kiểu nhà nước mới bao giờ cũng ưu việt và tiến
bộ hơn kiểu nhà nước cũ bị thay thế.Theo quan điểm của chủ nghĩa mác-Lênin thì sự thay thế
các kiểu nhà nước tuân theo nguyên lý của sự phát triển
+ Quy luật thứ 4 của sự thay thế các kiểu nhà nước là tính kế thừa.Nhà nước mới ra đời không
bao giờ đập tan hoàn toàn kiểu nhà nước cũ mà bao giờ cũng kế thừa những mặt,những yếu tố
tích cực của nhà nước cũ còn phù hợp với nó.
Câu 7: Phân tích MQH giữa Nhà nước và Đảng CSVN trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay?
Câu 8: Chức năng của nhà nước là gì? Phân tích mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại? + Chức năng đối nội:
(1) Bảo vệ chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột phong kiến đối
với nông dân và các tầng lớp người lao động khác;
(2) Trấn áp nông dân và những người lao động khác trong xã hội;
(3) Thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Chức năng đối ngoại:
(1) Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ;
(2) Phòng thủ đất nước và thiết lập quan hệ đối ngoại với các nước khác.
+ MQH: Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định
và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các
chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác
động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức nang đối nội.
Câu 9: Phân tích bản chất nhà nước? Mối quan hệ giữa bản chất giai cấp và bản chất xã hội?
+ Bản chất giai cấp của nhà nước
Nhà nước được sinh ra trong xã hội có giai cấp nên bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu
sắc. Tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua việc nhà nước là công cụ thống trị trong xã
hội. Nhà nước sinh ra là để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố và bảo vệ quyền lợi
của giai cấp thống trị. Nhà nước thiết lập nên hệ thống pháp luật, các thiết chế xã hội, chính phủ,
tòa án, quân đội… để duy trì trật tự xã hội theo ý muốn của giai cấp thống trị.
+ Bản chất xã hội của nhà nước
Tính xã hội của Nhà nước hay còn được gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước. Bản chất
này được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm phải giải
quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai…
nhằm đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.
+ Mối quan hệ giữa bản chất giai cấp và bản chất xã hội của nhà nước
Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, chúng luôn có mối quan hệ tương tác, gắn
bó chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện bản chất của của bất kỳ nhà nước nào. Dù ở trong xã hội
nào, bản chất của nhà nước cũng đều thể hiện ở hai mặt: Một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm
quyền. Đồng thời, mặt còn lại vẫn sẽ chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mức độ
và sự thể hiện của hai thuộc tính này sẽ có sự khác nhau ở từng nhà nước và ở từng giai đoạn lịch
sử cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nhận thức của giai cấp cầm quyền, điều kiện kinh tế - xã hội…