-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương môn quản lý tài nguyên và môi trường
Đề cương môn quản lý tài nguyên và môi trường Tài liệu gồm 22 trang, bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan đến học phần quản lý tài nguyên và môi trường của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học. Mời bạn đọc đón xem!
Quản lí tài nguyên và môi trường 9 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Đề cương môn quản lý tài nguyên và môi trường
Đề cương môn quản lý tài nguyên và môi trường Tài liệu gồm 22 trang, bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan đến học phần quản lý tài nguyên và môi trường của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản lí tài nguyên và môi trường 9 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
Đề cương môn Quản lý TN và MT
Câu 1:Khái niệm, chức năng, phân loại tài nguyên và môi trường ......... 3
Câu 2:Khái niệm, Mục tiêu, nguyên tắc quản lý tài nguyên và môi trường 6
Câu 3. Mối quan hệ giữa con người và môi trường. Ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, phóng xạ) đến sức khỏe của con
người ............................................................................................................. 8
Câu 4: Khái niệm và nguyên tắc phát triển bền vững ................................ 10
Câu 5: Hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường ở Việt Nam12
Câu 6: Các công cụ quản lý tài nguyên môi trường. .................................. 13
Câu 6.1. Khái niệm, phân loại công cụ quản lý tài nguyên môi trường. ... 13
Câu 6.2. Các công cụ luật pháp trong quản lý tài nguyên và môi
trường: Luật BVMT 2014; Luật Đất đai 2013 (tóm tắt quá trình hình
thành, cấu trúc của luật, các điểm mới so với luật cũ); nghị định
154/2016/NĐ-CP; thông tư 152/2015/TT-BTC. .................................... 14
Câu 6.3. Các công cụ Kỹ thuật: Đánh giá hiện trạng môi trường, Đánh giá
tác động Môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, Quan trắc môi
trường (khái niệm, mục đích, vai trò) ........................................................ 16
Câu 6.4. Các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên môi trường: Thuế
tài nguyên, Thuế môi trường, phí môi trường (khái niệm, mục đích, vai
trò)............................................................................................................... 18
Câu 6.5 Các công cụ phụ trợ: Truyền thông về tài nguyên và môi trường
(Khái niệm, mục tiêu, vai trò, của truyền thông, một số hình thức truyền
thông) .......................................................................................................... 19
Câu 7. Đề xuất một số giải pháp Việt Nam đang thực hiện để quản lý Tài
nguyên và Môi trường Nước, Không khí, Đất ........................................... 21 1 2
Câu 1:Khái niệm, chức năng, phân loại tài nguyên và môi trường
a) Tài nguyên:
*Khái niệm:
-Tài nguyên (Resources) là các dạng vật chất, tri thức, thông tin
được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này
cung cấp nguyên - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu
cầu phát triển kinh tế, xã hội của con người.
*Chức năng: Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã
hội loài người càng phát triển thì số loại hình tài nguyên và số
lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác và sử dụng
ngày càng gia tăng.
*Phân loại:
- Tài nguyên thiên nhiên (TNTN): là nguồn của cải vật chất
nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con
người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.
+Phân loại theo khả năng phục hồi: cách 1
• TN tái tạo: Có thể tự duy trì, hoặc tự bổ sung một cách liên tục,
ví dụ rừng, các loài thủy hải sản ở sông hồ, biển, độ phì nhiêucủa
đất, nước ngọt,...
• TN không tái tạo: Tồn tại một cách hữu hạn, sẽ mất đi hoặc bị
biến đổi không còn giữ lại được tính chất ban đầu sau quá trình
sử dụng, ví dụ: các khoáng vật (Pb, Si...), các nguyên - nhiên vật
liệu (than, dầu mỏ, gas tự nhiên. .)
+Phân loại theo khả năng phục hồi: cách 2
• Tài nguyên vĩnh cửu: là các dạng tài nguyên có thể sử dụng mãi
mãi không bao giờ hết (năng lượng mặt trời, sức gió, không khí)
• Tài nguyên có khả năng phục hồi (tài nguyên có thể tái tạo/tài
nguyên tái sinh): Các tài nguyên có thể tái tạo đóng vai trò rất
quan trọng đối với sự sống của sinh vật vì chúng là nguồn cung
cấp thức ăn liên tục cho sinh vật và cho các nhu cầu cần thiết
khác. Đây là các tài nguyên không giới hạn.
• Tài nguyên không có khả năng phục hồi (tài nguyên không thể
tái tạo/tài nguyên không tái sinh): Các tài nguyên không tái tạo có
một khối lượng nhất định và bị hao hụt dần sau khi được khai 3
thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật của
xã hội loài người. Những tài nguyên này có giới hạn về khối lượng.
+Phân loại theo thành phần hóa học:
• Tài nguyên thiên nhiên có thành phần là các chất hóa học vô cơ
(VD quặng kim loại)
• TNTN có thành phần là các chất hữu cơ
(VD than đá, dầu mỏ, than bùn)
+Phân loại theo trạng thái phân bố cách 1
• TNTN ngoài mặt đất: không khí, sức gió, ánh sáng mặt trời
• TNTN trên mặt đất: thảm thực vật, hệ
động vật, nguồn nước mặt.
• TNTN trong lòng đất: các loại khoáng sản, nước ngầm
+Phân loại theo trạng thái phân bố cách 2
• Theo thể rắn
• Theo thể lỏng
• Theo thể khí
+Phân loại theo MT thành phần:
• Tài nguyên đất
• Tài nguyên môi trường nước
• Tài nguyên môi trường không khí
• Tài nguyên sinh vật
• Tài nguyên khoáng sản
• Tài nguyên năng lượng
• Tài nguyên rừng
• Tài nguyên biển
• Tài nguyên khí hậu cảnh quan • ...
- Tài nguyên xã hội (TNXH): là một dạng tài nguyên tái tạo đặc
biệt của trái đất, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả
năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng
đồng người
- Tài nguyên nhân tạo (Artificial Resources): Là loại tài nguyên do
lao động của con người tạo ra: nhà, ruộng vườn, xe, đô thị, nông
thôn và các dạng vật chất khác
b) Môi trường 4
*Khái niệm: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
*Chức năng
1. Môi trường là không gian sống cho con người và các sinh vật
trên Trái Đất
2. Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cho cuộc sống
của con người
3. Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hoá các chất phế thải, rác
thải do con người và các sinh vật khác tạo ra
4. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên
tới con người và sinh vật trên trái đất
5. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
*Phân loại: theo chức năng của môi trường.
-Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên, thiên nhiên
như các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học tồn tại khách quan bao
quanh con người.
- Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người
và con người, tạo nên sự thuận lợi hay trở ngại cho sự tồn tại và
phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người.
VD: Sự gia tăng dân số, định cư, di cư, môi trường sống của dân
tộc thiểu số...
- Môi trường nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do
con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
VD: nhà ở, môi trường khu vực đô thị và khu vực công nghiệp, môi
rường nông thôn... 5
Câu 2:Khái niệm, Mục tiêu, nguyên tắc quản lý tài nguyên và môi trường *Khái niệm:
- Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường ngoài.
- Quản lý tài nguyên và môi trường là một dạng của quản lý. Đó là sự
tác động liên tục có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý tài
nguyên và môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành
các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường, sử dụng một cách
tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý tài
nguyên và môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.
*Mục tiêu quản lý tài nguyên và môi trường: Tổng hợp các biện pháp
tiếp cận hệ thống thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của
con người, với mục tiêu chính là giữ cân bằng quan hệ giữa môi
trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người với chất lượng môi
trường giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất-“phát triển bền vững”
*Nguyên tắc quản lý tài nguyên và môi trường:
1, Hướng tới sự phát triển bền vững
-Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý tài nguyên và môi trường
-Nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực
hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách nhà nước, ngành và địa phương.
2, Kết hợp các mục tiêu quốc tế-quốc gia- vùng lãnh thổ và cộng đồng
dân cư trong việc quản lý môi trường.
-Môi trường không có ranh giới không gian; sự ô nhiễm hay suy thoái
thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ có ảnh hưởng
trực tiếp đến quốc gia khác.
-Việc kết hợp các mục tiêu này được thực hiện thông qua các quy định
luật pháp, các chương trình hành động, các đề tài hợp tác quốc tế và khu vực.
3, Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần
được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp. 6
-Các công cụ và biện pháp liên quan đến môi trường rất đa dạng: luật
pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế,
công nghệ,... mỗi một loại biện pháp và công cụ trên có phạm vi và
hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
4, Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn
việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu xảy ra ô nhiễm.
-Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm.
VD: Phòng ngừa bướu cổ bằng biện pháp sử dụng muối i ốt ít tốn kém
hơn giải pháp chữa bệnh bướu cổ khi mắc phải.
5, Người gây ô nhiễm phải trả tiền (ppp- Polluter pays principle)
-Nguyên tắc PPP được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về
thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối
với các vi phạm về quản lý môi trường.
-Dưa trên nguyên tắc này các nước đưa ra các loại thuế suất như thuế
năng lượng, thuế cacbon, thuế SO2... 7
Câu 3. Mối quan hệ giữa con người và môi trường. Ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, phóng xạ) đến sức
khỏe của con người.
*Mối quan hệ giữa con người và môi trường:
-Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con
người. Con người tác động vào môi trường tự nhiên theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
-Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề môi trường nảy sinh:
Con người sử dụng trí tuệ, vật tư công cụ, lao động cơ bắp tác động
đến Môi trường. Nếu không có các biện pháp xử lý, quản lý sẽ dẫn đến cạn kiệt TN
-Sự tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể
hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố
môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Đồng thời, con người
biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ
thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên.
-Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự
nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con
người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh...
-Nguyên nhân dẫn đến biến đổi cảnh quan của trái đất +Gia tăng dân số
+Những tiến bộ khoa học kỹ thuật 8 9
Câu 4: Khái niệm và nguyên tắc phát triển bền vững
*Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các
nhu cầu hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới sự thỏa
mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
*Nguyên tắc phát triển bền vững:
1. Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân:
-Yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi
trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật
quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó.
-Công chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện
cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường.
VD: Người dân ủy quyền cho chính quyền như là bảo trợ cho mình, để
khi xảy ra thiên tai, lũ lụt sẽ có chính quyền bảo trợ, hỗ trợ cho mình.
2. Nguyên tắc phòng ngừa
-Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và
không đảo ngược được, thì không thể lấy lý do là chưa có những hiểu
biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự suy thoái môi trường.
-Về mặt chính trị, nguyên tắc này rất khó được áp dụng, và trên thực
tế nhiều nước đã cố tình quên.
Ví dụ: Ở các khu khai thác mỏ khi có sự cố MT xảy ra làm ô nhiễm và
suy thoái MT như sập hầm lò, bụi không khí,... Cần có các biện pháp phòng ngừa
3. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
-Đây là nguyên tắc cốt lõi của PTBV
-Yêu cầu rõ ràng ràng, việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay
không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của họ.
-Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả
các nguyên tắc khác của PTBV.
VD: Phải bảo vệ môi trường trước khi môi trường bị ô nhiễm
4. Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ
-Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một
cách bình đẳng trong khai thác các nguồn tài nguyên, bình đẳng chung
hưởng một môi trường trong lành và sạch sẽ.
-Nguyên tắc này được áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm
người trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. 10
-Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong đối thoại quốc tế.
VD: Ai cũng phải bảo vệ môi trường, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc.
5. Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền
-Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị
tác động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ.
-Các quyết định cần ở mức quốc gia hơn là mức quốc tế, mức địa
phương hơn là mức quốc gia.
-Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự uỷ quyền của các hệ
thống quy hoạch ở tầm quốc tế, nhằm cổ vũ quyền lợi của các địa
phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về
các giải pháp riêng của họ, áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự uỷ quyền ngày càng tăng.
VD: Nhà nước phân ra làm các Bộ, Cục, Sở,... từng đơn vị sẽ chịu trách nhiệm cụ thể.
6. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
-Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô
nhiễm, phải nội bộ hóa tất cả các chi phí môi trường nảy sinh từ các
hoạt động của họ, sao cho các chi phí này được thể hiện đầy đủ trong
giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng.
-Cơ chế áp dụng nguyên tắc này cần linh hoạt và trong nhiều trường
hợp phải tạo điều kiện về thời gian để các doanh nghiệp thích ứng dần
dần với các tiêu chuẩn môi trường.
Ví dụ: Nhà máy vedan đã thải nước bẩn trực tiếp ra các sông suối và
họ đã hải chịu phạt hành chính để xử lí và bồi thường các nhà dân gần khu vực đó.
7. Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
-Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ
giá tài nguyên cũng như các chi phí môi trường liên quan tới việc
chiết tách, chế biến và sử dụng tài nguyên.
Ví dụ: việc sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản như than đá mọi
người cần chi trả 1 lượng tiền đủ với các khoản mà công nhân đã phải
khai thác mua tài nguyên và chế biến. 11
Câu 5: Hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường ở Việt Nam
*Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương như sau:
-Đứng đầu là chính phủ, tiếp đến là Bộ và Các cơ quan ngang bộ, đến
UBND các cấp, Sở phòng ban. Tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được
tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về
tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý nhà nước về Môi trường.
*Hệ thống tổ chức quản lý môi trường Việt Nam gồm cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn:
-Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung: +Chính phủ +UBND cấp tỉnh +UBND cấp huyện
+UBND cấp xã (cán bộ địa chính – xây dựng-đô thị và môi trường; cán bộ
địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường)
-Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan:
+Bộ tài nguyên và môi trường
+Cơ quan quản lý môi trường các Bộ
+Sở tài nguyên và môi trường
+Chi cục bảo vệ môi trường 12
+Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện
Câu 6: Các công cụ quản lý tài nguyên môi trường.
Câu 6.1. Khái niệm, phân loại công cụ quản lý tài nguyên môi trường.
*Khái niệm: Công cụ quản lý tài nguyên và môi trường là các biện
pháp hành động để thực hiện công tác quản lý tài nguyên và môi trường.
*Phân loại: phân loại theo bản chất Có 4 loại
-Các công cụ pháp lý bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách
môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. Đây là
một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường, nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp tới lĩnh vực môi trường.
-Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập
bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này
chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Đây là một
công cụ nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân và tổ chức theo
hướng có lợi cho môi trường thông qua việc tác động đến nguồn
lực tài chính của họ.
-Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám
sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự
hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công
cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường,
minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất
thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành
công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
-Các công cụ phụ trợ có tác dụng hoàn chỉnh và hỗ trợ các công cụ nói trên 13
Câu 6.2. Các công cụ luật pháp trong quản lý tài nguyên và
môi trường: Luật BVMT 2014; Luật Đất đai 2013 (tóm tắt quá
trình hình thành, cấu trúc của luật, các điểm mới so với
luật cũ); nghị
định
154/2016/NĐ-CP; thông tư
152/2015/TT-BTC.
*Luật BVMT
-Tóm tắt quá trình hình thành: + Năm 1993
• 7 chương và 55 điều
• Đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống PL BVMT ở VN + Năm 2005
• 15 chương và 136 điều
• Hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006
• Là 1 bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện PL về b.vệ môi trường
ở nước ta, đáp ứng các y/c mới của quá trình CN hóa, hiện đại hóa đất nước + Năm 2014
• 20 chương và 170 điều
• Hiệu lực từ ngày 1/1/2015
• Quy định về hoạt động BVMT; chính sách, b.pháp và nguồn lực để
BVMT; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân trong BVMT
-Cấu trúc luật: gồm 20 chương và 170 điều Chương
1. Những quy định chung Điều 1 đến 7
Chương 2. Quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTM, KHBVMT Điều 8 đến 34
Chương 3. BVMT trong khai thác, sử dụng TNTN Điều 35 đến 38
Chương 4. Ứng phó với biến đổi khí hậu Điều 39 đến 48
Chương 5. BVMT Biển và Hải đảo Điều 49 đến 51 Chương
6. BVMT nước, đất và không khí Điều 52 đến 64
Chương 7. BVMT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Điều 65 đến 79
Chương 8. BVMT đối với đô thị, khu dân cư Điều 80 đến 84
Chương 9. Quản lý chất thải Điều 85 đến 103
Chương 10. Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện MT Điều 104 đến 112 14
Chương 11. Quy chuẩn kỹ thuật MT, Tiêu chuẩn MT Điều 113 đến 120
Chương 12. Quan trắc MT Điều 121 đến 127
Chương 13. Thông tin MT, chỉ thị MT, thống kê MT và Báo cáo MT
Điều 128 đến 138
Chương 14. Trách nhiệm của cơ quan quản lý NN về BVMT Điều 139
đến 143
Chương 15. Trách nhiệm của MTTQVN, tổ chức chính trị- xã hội, tổ
chức XH-nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong BVMT Điều 144 đến 146
Chương 16. Nguồn lực BVMT Điều 147 đến 155
Chương 17. Hợp tác quốc tế về BVMT Điều 156 đến 158
Chương 18. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về BVMT Điều 159 đến 162
Chương 19. Bồi thường thiệt hại về MT Điều 163 đến 167 Chương
20. Điều khoản thi hành 168 đến 170
-Các điểm mới so với luật cũ
+ Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm
+ Quy định cụ thể hơn về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực
hiện quy hoạch BVMT
+ Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch BVMT
+ Quy định cụ thể việc BVMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
+ Ngoài ra, Luật bảo vệ môi trường 2014 còn bỏ một số quy định cụ
thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường
và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc
diện này
Tôi chỉ làm luật BVMT các ae tự lo nốt nhé, chịu không đọc nổi luật
nữa đâu
- Tóm tắt quá trình hình thành: Em cần ghi ra các dấu mốc quan
trọng. ví dụ, với Luật BVMTVN có các mốc là 1993, 2005 và 2014, em
cần phân tích rõ nội dung liên quan với mỗi thời điểm.
- Cấu trúc luật: Chính là em trình bày bộ luật gồm bao nhiêu chương,
điều, cụ thể các chương, điều này là gì, bố cục như thế nào 15
- Các điểm mới: ví dụ với luật đất đai em phân tích các điểm mới của
Luật đất đai 2013 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất so với Luật đất đai 2003
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP; thông tư
152/2015/TT-BTC (Tìm
ngọc để lấy bản full cô gửi rồi tự tóm tắt nhé)
Câu 6.3. Các công cụ Kỹ thuật: Đánh giá hiện trạng môi trường,
Đánh giá tác động Môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược,
Quan trắc môi trường (khái niệm, mục đích, vai trò)
*Đánh giá hiện trạng môi trường:
-Khái niệm: Đánh giá hiện trạng môi trường là bước cần thiết đầu tiên
trong các nghiên cứu về Môi Trường. Đánh giá hiện trạng môi trường
không đơn giản chỉ là liệt kê ra các vấn đề Môi trường mà là phải đưa
ra cái nhìn tổng thể về các vấn đề môi trường được đặt ra và một cái
khung hướng dẫn việc quản lý môi trường.
-Mục đích: đánh giá hiện trạng môi trường nhằm trả lời 3 câu hỏi: cái
gì đang xảy ra? Vì sao xảy ra? Và cái gì được làm? Từ đó tiến tới việc quản lý môi trường.
-Vai trò: Là phần không thể thiếu được trong báo cáo nghiên cứu môi
trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chương trình phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia cũng như của địa phương. Đây là nội dung quan
trọng, là phần bắt buộc của báo cáo đánh giá tác động môi trường.
*Đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
-Khái niệm: ĐTM là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi
triển khai dự án đó (Theo Khoản 23, Điều 3, Luật BVMT 2014) -Mục đích:
+Xác định và dự báo các tác động của hành động phát triển (kinh tế,
xã hội, chính sách, pháp luật) đến môi trường khu vực, một vùng hoặc toàn quốc.
+Góp thêm các tư liệu khoa học cần thiết cho việc ra quyết định thực
hiện một hành động phát triển. Tuy nhiên, việc quyết định tiến hành 16
một hành động phát triển của Chính quyền thường phụ thuộc vào
nhiều điều kiện về quân sự, ngoại giao, kinh tế... -Vai trò:
+Vai trò định hướng: ĐTM định hướng ,cho các cơ quan quản lý nhà
nước, các chủ đầu tư quan điểm chính xác về một dự án phát triển,
trong đó tác động môi trường như một bộ phận cấu thành dự án.
+Vai trò hỗ trợ: ĐTM hỗ trợ cho dự án trong việc chọn địa điểm, chọn
quy trình công nghệ thích hợp, sao cho phát huy tối đa các tác động
tích cực đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của dự án đối với môi
trường tự nhiên và xã hội.
+Vai trò dự báo: ĐTM giúp các nhà quản lý ngăn ngừa những tác
động tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai đối với môi trường từ đó
có các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn những thảm họa có thể xảy ra.
*Đánh giá môi trường chiến lược:
-Khái niệm: Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự
báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi
đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát
triển bền vững. (Theo Khoản 22, Điều 3, Luật BVMT 2014)
-Mục đích: Nhận dạng, dự báo và đánh giá các tác động tổng hợp
về các hậu quả Môi trường của việc thực hiện Quy hoạch/Kế hoạch
-Vai trò: Bảo đảm phát triển bền vững.
*Quan trắc môi trường:
-Khái niệm: Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ
thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi
trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến
chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
(Theo Khoản 20, Điều 3, Luật BVMT 2014)
-Mục đích:
+Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường
+Đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường
+Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ 17
+Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường phục vụ
việc lưu trữ, cung cấp thông tin, cũng như các yêu cầu quản lý
-Vai trò: Theo dõi các thay đổi về chất lượng của các thành phần
môi trường (nước, không khí, đất, sinh vật...) mà nguyên nhân có
thể là quá trình tự nhiên hay nhân tạo. Là biện pháp tổng hợp để
kiểm soát nguồn phát sinh chất ô nhiễm của các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Số liệu của quan trắc môi trường thường được
dùng trong đánh giá hiện trạng Môi trường và đánh giá tiêu
chuẩn môi trường.
Câu 6.4. Các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên môi trường:
Thuế tài nguyên, Thuế môi trường, phí môi trường (khái niệm, mục
đích, vai trò) *Thuế tài nguyên:
-Khái niệm: Thuế tài nguyên là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập
về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
-Mục đích: nhằm điều tiết một phần giá trị tài nguyên thiên nhiên khai thác
đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tạo nguồn thu Ngân sách nhà
nước, đảm bảo quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của Nhà nước. -Vai trò:
+Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, điều hòa quyền lợi giữa các tầng
lớp dân cư về sử dụng tài nguyên
+Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên, hạn chế khai thác ồ ạt
+Hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng, góp
phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên *Thuế môi trường:
-Khái niệm: Là khoản thu của ngân sách nhà nước từ các cá nhân, tổ chức
có hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường theo quy định.
-Mục đích: nhằm bù đắp các chí phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các vấn
đề như: chí phí y tế, chí phí mất ngày công lao động, chí phí phục hồi môi
trường, chí phí phục hồi tài nguyên, chí phí xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm,... 18
-Vai trò: Dùng để khuyến khích, bảo vệ và nâng cao hiệu suất sử dụng các
yếu tố môi trường, hạn chế các tác nhân gây ra ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn quy định. *Phí môi trường
-Khái niệm: Phí môi trường có thể hiểu là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân
phải nộp khi được hưởng dịch vụ về môi trường do một tổ chức cá nhân
khác cung cấp, hoặc khi có hoạt động gây tác động xấu đến môi trường
-Mục đích: nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường
xuyên cho hoạt động BVMT như xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý
hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế, ví dụ như
phí xử lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên bãi rác,...
-Vai trò: Dùng để bù đắp chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Câu 6.5 Các công cụ phụ trợ: Truyền thông về tài nguyên và môi
trường (Khái niệm, mục tiêu, vai trò, của truyền thông, một số
hình thức truyền thông)
*Truyền thông về tài nguyên và môi trường:
-Khái niệm: Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai
chiều, giúp mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cũng tạo ra và
cùng chia sẻ với nhau về các chủ đề môi trường có liên quan và từ đó
có năng lực cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau. -Mục tiêu:
+ Nâng cao nhận thức của công dân(kể cả người dân bình thường và
cán bộ lãnh đạo) về bảo vệ môi trường, cơ sở pháp luật, các chủ
trương của Đảng, chính sách của nhà nước về sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó thay đổi thái độ, hành vi về môi
trường, tạo lập cách ứng xử thân thiện với môi trường, tự nguyện tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi,
hiện tượng tiêu cực xâm hại đến môi trường.
+ Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi trường,
góp phần thực hiện thành công xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. -Vai trò: 19
+ Thông tin Thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng
QLMT và BVMT của địa phương nơi họ sống, từ đó lôi cuốn họ cùng
quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
+ Huy động: Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể
và cá nhân vào các chương trình, kế hoạch hoá BVMT.
+Thương lượng: Thương lượng, hoà giải các xung đột, khiếu nại,
tranh chấp về MT giữa các cơ quan và trong cộng đồng.
-Một số hình thức truyền thông:
+Giao tiếp giữa các cá nhân và nhóm nhỏ: cho phép các cuộc đối thoại
sâu và cởi mở và có phản hồi. Phương pháp này thích hợp với việc tìm
kiếm các giải pháp phù hợp với địa phương, giải thích các vấn đề
phức tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng đến nhóm đối tượng và đặc
biệt hữu hiệu trong trường hợp đánh giá hiệu quả một ,chiến dịch
truyền thông môi trường.
+Họp cộng đồng – Hội thảo: Các cuộc họp hội đồng (tổ dân phố,
nhóm, phường, trường học, cơ quan,...) thuận lợi cho việc bàn bạc và
ra quyết định về một số vấn đề của cộng đồng.
+Thông tin đại chúng: Các phương tiện thông tin đại chúng (truyền
hình, báo chí, pháp thanh) có khả năng tiếp cận một phạm vi đối tượng
rất rộng và có uy tín cao trong việc phổ biến, tuyên truyền các nội
dung của chiến dịch truyền thông môi trường.
+Triển lãm: Triển lãm môi trường có quy mô rất khác nhau, từ các
cuộc triển lãm lớn cho đến các vật trưng bày nhỏ lẻ đặt tại các vị trí đông người.
+Câu lạc bộ môi trường: Hình thức câu lạc bộ môi trường rất phù hợp
với các đối tượng thanh thiếu niên và các cụ về hưu.
+Các sự kiện đặc biệt: Ngày trồng cây, Tuần lễ Quốc giá nước sạch vệ
sinh môi trường, Ngày môi trường Thế giới, Ngày làm cho thế giới sạch hơn....
+Tổ chức các cuộc thi môi trường: Có nhiều hình thức thi: thi viết,
sáng tác ca khúc, thi vẽ, thi ảnh,... tùy đối tượng dự thi là người lớn
hay trẻ em mà đề ra tiêu chuẩn cho phù hợp. 20
Câu 7. Đề xuất một số giải pháp Việt Nam đang thực hiện để quản
lý Tài nguyên và Môi trường Nước, Không khí, Đất.
a) Giải pháp VN đang thực hiện để quản lý TN và MT không khí: *Các công cụ pháp lý
-Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày
10/10/2005 về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối
vói phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
-Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 về việc bắt
buộc áp dụng Tiêu chuẩn VN về MT.
-Ban hành quyết định số 01/2006/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 05
tháng 10 năm 2006 về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng VN
TCXDVN 362:2005- Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong
đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế. Cây xanh có tác dụng hút bớt các chất ô
nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn hút bớt các chất ô nhiễm
độc hại trong môi trường đất, đặc biệt là kim loại nặng như chì.
*Công cụ kinh tế quản lý TN kk
-Bao gồm: phí ô nhiễm không khí, phí hỗ hợp, giấy phép thải có thể
chuyển nhượng cho ô nhiễm không khí, phí không tuân thủ, phí bảo
vệ môi trường đối với khí thải.
-Hình thành, phát triển thị trường mua bán giảm phát thải khí nhà kính ở VN.
*Một số biện pháp quản lý TN không khí
-Quy hoạch xây dựng đô thị và bố trí khu công nghiệp
-Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
-Khuyến khích cộng đồng tham gia trồng cây, gây rừng và chăm sóc, bảo vệ
b) Giải pháp VN đang thực hiện để quản lý TN và MT Nước: *Các công cụ pháp lý
-Luật TN nước: Bao gồm việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
-Nghị định số 179/1999/NĐ-CP: hướng dẫn thi hành luật tài nguyên nước
-Nghị định 162/2003/NĐ/CP về quy chế thu thập, quản lý, khai thác,
sử dụng dữ liệu, thông tin về TN nước.
-Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT về quy định cấp phép thăm dò,
khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất. 21 *Các công cụ kinh tế
-Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
-Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý thu phí nước thải công nghiệp
* Một số biện pháp quản lý TN nước
-Tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về quản lý tài
nguyên và môi trường nước.
c) Giải pháp VN đang thực hiện để quản lý TN và MT Đất: *Các công cụ pháp lý: -Luật đất đai
-Luật bảo vệ môi trường
-Nghị định sô 17/2006/NĐ-CP *Các công cụ kinh tế: -Phí không tuân thủ
-Các phí đối với người dung
-Phí đổ bỏ chất thải rắn -Phí rác thải đô thị 22