-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương môn tài chính tiền tệ đáp án | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
a/ Các hình thái tiền tệ theo lịch sử hình thành:Hóa tệ, Tín tệ, Bút tệ, Điện tử tệb/ *Phân biệt giá trị của tiền tệ, giá cả của tiền tệ:Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Tài chính tiền tệ(HVNN) 35 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Đề cương môn tài chính tiền tệ đáp án | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
a/ Các hình thái tiền tệ theo lịch sử hình thành:Hóa tệ, Tín tệ, Bút tệ, Điện tử tệb/ *Phân biệt giá trị của tiền tệ, giá cả của tiền tệ:Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Tài chính tiền tệ(HVNN) 35 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45764710
ĐỀ CƯƠNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Chương 1 Câu 1 :
a/ Các hình thái tiền tệ theo lịch sử hình thành:Hóa tệ, Tín tệ, Bút tệ, Điện tử tệ
b/ *Phân biệt giá trị của tiền tệ, giá cả của tiền tệ:
Giá trị tiền tệ thể hiện sức mua của 1 đơn vị tiền tệ: đo lường sự lên giá/xuống
giá của 1 đồng tiền, lên giá/xuống giá giữa các đồng tiền.
Lưu ý: giá cả hàng hóa tỷ lệ nghịch với giá trị tiền tệ: khi tiền tệ có giá trị càng
cao thì giá cả của đồng tiền đó càng thấp
Giá cả của tiền tệ: lượng tiền chi trả để được quyền sử dụng số lượng tiền tệ
nhất định trong 1 thời gian nhất định (lãi suất)
*Liên hệ thực tiễn xu hướng biến động của các giá trị trên trong trường hợp nền
kinh tế lạm phát tăng
Lạm phát tăng, giá trị tiền tệ giảm
Lạm phát tăng, giá cả tiền tệ tăng Câu 2:
a/ 1 số nhược điểm điển hình của tín tệ tiền giấy: - Nó có thể bị mất giá
- Rủi ro về vận chuyển, cất trữ, thời gian
- Dễ bẩn, rách, mất trong quá trình lưu thông trao và đổi hàng hóa
- Khả năng làm giả cao
- Dễ bị biến dạng theo điều kiện thời tiết b/ *Tín tệ: Tín tệ gồm hai
loại: Tiền kim loại và tiền giấy.
Tiền kim loại: hóa tệ kim loại bản thân nó có giá trị còn tín tệ kim loại bản thân
nó không có giá trị và chỉ sử dụng trên uy tín của người phát hành Tiền giấy:
tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán.
+ Tiền giấy khả hoán là giấy được in thành tiền để lưu hành thay cho tiền bằng vàng
hay bằng bạc người ta ký gửi ở ngân hàng. Cầm tiền giấy này có thể đổi được một
lượng vàng, bạc tương đương giá trị ghi trên giấy
+ Tiền giấy bất khả hoán là tiền giấy lưu hành mà không đổi được thành vàng, bạc
– tiền giấy hiện hành.
* Tiền xu tại VN hiện nay:
- Theo pháp luật: tiền xu vẫn được coi là đồng tiền hợp pháp lưu hành tại Việt Nam
- Theo thực tế: người dân không sử dụng tiền xu nữa do những nhược điểm (dễ rơi,
nặng, khó cất trữ, …) nên tiền xu không xuất hiện trong lưu thông nữa Câu 3 :
a/ Tính thanh khoản (tính lỏng, tính lưu động) là khả năng chyển đổi tiền mặt của bất kì tài sản nào lOMoAR cPSD| 45764710
b) Tính thanh khoản cao hay thấp phụ thuộc (thuận/nghịch) vào yếu tố: giá trị, chi phí
trao đổi và rủi ro chuyển đổi
- Khối tiền M1 trong nền kinh tế có tính lỏng cao nhất. Vì khả năng chuyển đổi tiền
mặt của nó là thấp nhất, tiền mặt là tiền không mất thời gian, chi phí chuyển đổi
sang tiền, tiền gửi không kì hạn là loại có thể rút ra bất kì lúc nào cũng được Câu 4:
a/ 3 chức năng phổ biến của tiền tệ: - Phương tiện trao đổi - Đơn vị định giá
- Phương tiện cất trữ b/ *Nội dung chủ yếu của chức năng phương tiện trao đổi của tiền tệ
- Việc sử dụng tiền tệ như một phương tiện trao đổi thúc đẩy hiệu quả kinh tế bằng
cách giảm thiểu tối đa thời gian bỏ ra cho trao đổi hàng hoá/ dịch vụ cũng như chi phí giao dịch.
- 2 giai đoạn mua và bán độc lập về không gian và thời gian - Tiêu chuẩn để hàng
hoá được coi là tiền tệ:
1) Được tạo ra hàng loạt dễ dàng, dễ xác định giá trị
2) Được chấp nhận rộng rãi
3) Có thể chia nhỏ được để dễ đổi chác 4) Dễ chuyên chở
5) Không bị hư hỏng nhanh
* Ý nghĩa thực tiễn của chức năng phương tiện trao đổi
Ví dụ về Ellen – một giáo sư kinh tế, người chỉ có thể làm tốt 1 việc: giảng dạy kinh tế.
- Trong nền kinh tế giản đơn, nếu Ellen muốn ăn, cô ấy phải tìm một người nông dân
không chỉ cung cấp thức ăn cô ấy cần mà còn phải muốn học kinh tế. Nhưng bạn
tưởng tượng, điều này rất khó và mất thời gian, và Ellen phải bỏ rất nhiều thời gian
để tìm một người nông dân phù hợp hơn là chú tâm vào công việc giảng dạy của cô
ấy. Thậm chí, cô ấy có thể bỏ dạy và tự làm nông, hoặc cô ấy có thể chết đói!
- Trong nền kinh tế có tiền, Ellen chỉ cần dạy tất cả những ai có thể trả tiền để nghe
cô ấy giảng, và cô ấy dùng tiền đó để mua bất kì loại thức ăn nào cô ấy muốn từ
những người nông dân. Vấn đề về mong muốn đồng thời được loại bỏ, và Ellen thì
tiết kiệm được thời gian và sử dụng cho việc cô ấy giỏi nhất: giảng dạy. Câu 5:
a/ Quan niệm mới về tiền tệ theo nghĩa rộng: Tiền là bất kỳ thứ gì được chấp
nhận trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc trong trả các khoản nợ và được
phân biệt với thu nhập và của cải
b/ *Nội dung chủ yếu của chức năng thước đo giá trị của tiền tệ
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền được dùng để đo lường
và biểu hiện giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng
một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hoá. Giá cả của hàng hoá được
quyết định bởi các yếu tố : giá trị hàng hoá, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung lOMoAR cPSD| 45764710
– cầu hàng hoá. Do đó, trên thị trường giá cả có thể bằng giá trị, hoặc thấp
hơn, cao hơn giá trị. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, giá trị của hàng
hoá cao thì giá cả của nó cao và ngược lại
*Ý nghĩa thực tiễn: Việc đưa tiền tệ vào để đo giá trị của hàng hoá làm cho
việc tính toán giá hàng hoá trong trao đổi trở nên đơn giản hơn nhiều so với
khi chưa có tiền. Mọi hình thức giá trị dù tồn tại dưới dạng nào đi nữa cũng
có thể dùng tiền tệ để định lượng một cách cụ thể. Chức năng này nhấn mạnh
vai trò thước đo giá trị của tiền tệ trong các hợp đồng kinh tế. Câu 6
a/ Nhược điểm của hóa tệ phi kim: không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó bảo quản, vận
chuyển b/ * Chức năng cất trữ giá trị của tiền tệ:
• Tiền là nơi chứa sức mua hàng theo thời gian: tách thời gian từ khi có thu
nhập cho đến khi tiêu dùng nó Tác dụng:
– Khắc phục được hạn chế của tích luỹ bằng hiện vật: dễ hư hỏng, khó cất trữ, …
– Tạo nên phương tiện tích luỹ an toàn với tính lỏng cao
• Tính “lỏng” của tiền chính là lý do dân chúng luôn tích luỹ một phần tài
sản dưới dạng này mặc dù có nhiều lựa chọn khác như chứng khoán, BĐS, …
* Ý nghĩa thực tiễn : ví dụ những tài sản sau được xếp theo thứ tự giảm
dần của tính “lỏng” – Tiền mặt – Tiền gửi tiết kiệm – Thẻ rút tiền – Chứng khoán – Máy giặt – Ngôi nhà Câu 7:
- Các khối tiền tệ được phân chia căn cứ vào yếu tố: tính lỏng hoặc tính thanh khoản.
- Vì khối tiền tệ được sử dụng để đo lường tổng khối lượng tiền trong nền kinh tế để
tiêu dùng tổng khối lượng hàng hóa, do vậy đưa các công cụ có khả năng chuyển đổi
thành tiền mặt hay tính lỏng như nhau vào 1 khối tiền tệ Câu 8:
a/ Cơ sở tồn tại của phạm trù tài chính - sản xuất hàng hóa
- sự ra đời của nhà nươc b/ * Đặc trưng bản chất của tài chính: biểu hiện bên ngoài
của tài chính là các quỹ tiền tệ, bản chất bên trong của tài chính thể hiện các mối quan
hệ phân phối.Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong lOMoAR cPSD| 45764710
phân phối các nguồn của cải xã hội thông qua tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm
đáp ứng mục tiêu của các chủ thể trong xã hội => Liên hệ thực tiễn : Câu 9:
a/ 4 phương pháp phân phối chủ yếu trong tài chính
• Hoàn trả (có lợi tức) – tín dung
• Hoàn trả có điều kiện – bảo hiểm
• Không hoàn trả (trực tiếp) – thuế/ trợ cấp
• Nội bộ của mỗi chủ thể – nội bộ DN, cá nhân, Nhà nước
b/ * Quá trình phân phối trong chức năng phân phối của tài chính
- Phân phối lần đầu: Là phân phối phần thu nhập cơ bản giữa các thành viên trực
tiếp tạo ra của cải xã hội, diễn ra ở khâu cơ sở của hệ thống tài chính, là kết quả
SXKD ở các doanh nghiệp, các hộ sản xuất.... Bù đắp TLSX, Bù đắp hao phí sức lao
động, Đóng các phí bảo hiểm, Trả phí đóng góp cho các chủ sở hữu hay nguồn tài
nguyên, Thu nhập của doanh nghiệp
- Phân phối lại là tiếp tục phân phối phần thu nhập cơ bản được hình thành trong
phân phối lần đầu, thực hiện các quan hệ điều tiết thu nhập theo các mục tiêu đặt ra * Liên hệ thực tiễn:
Ví dụ: Khi đã có tiền, bạn cần phải dùng chúng cho nhiều việc như ăn uống, trả tiền
điện nước, mua quần áo, … Như thế nguồn tiền ban đầu đã được chia nhỏ ra cho
những nhu cầu khác nhau của bạn. Phân phối tài chính cũng hoạt động tương tự như
vậy nhưng với quy mô rộng lớn hơn. Câu 10:
Các chức năng của tài chính: Chức năng phân phối và Chức năng giám đốc Chương 2 Câu 1:
a/ Các quỹ tiền tệ cơ bản trong hệ thống tài chính: quỹ tiền tệ doanh nghiệp, quỹ
tiền tệ nhà nước, quỹ tiền tệ của các trung gian tài chính, quỹ tiền tệ của cá nhân hộ
gia đình, quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội
b/ * Vai trò của Ngân sách nhà nước trong hệ thống tài chính
Chính phủ là thành phần cơ bản trong hệ thống có ảnh hưởng quyết định đến hệ thống lOMoAR cPSD| 45764710
Chính phủ điều chỉnh các quan hệ của các thành phần trong hệ thống theo mục tiêu quản lý vĩ mô
Công cụ của chính phủ trong hệ thống tài chính: Chính sách tiền tệ/Chính sách tài khóa
NSNN phản ánh các quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của NN khi NN tham gia nhằm thực
hiện các chức năng của NN trên cơ sở luật định
Việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ luôn gắn với quyền lực NN và việc thực
hiện các chức năng của NN
NSNN luôn gắn với sở hữu NN
Có các đặc điểm chung của quỹ tiền tệ
Hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc ko hoàn trả trực tiếp
* Minh họa hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước Thu NSNN -
Thu nhập từ vốn góp NN vào các cơ sở kinh tế -
Tiền thu hồi vốn của NN tại các cơ sở kinh tế -
Thu hồi tiền cho vay của NN -
Thu từ các hoạt động sự nghiệp Chi NSNN - Chi cho y tế -
Chi cho văn hóa, thể dục thể thao - Chi về xã hội -
Chi cho an ninh, quốc phòng Câu 2:
a) Tên gọi theo tính chất dòng vốn đi qua trung gian tài chính và đi qua thị
trường tài chính: Tổ chức Tài chính, Người có nhu cầu vốn, Người cung cấp vốn, Thị trường tài chính
b) * Người thiếu vốn thực hiện hành động:
Gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính người có nhu cầu về vốn sẽ thực hiện hành động đi vay
Trực tiếp thông qua thị trường tài chính người có nhu về vốn sẽ thực hiện
hành động dẹp loạn các loaị giấy tờ có giá
* Liên hệ thực tiễn công cụ huy động vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán
của công ty cổ phần: cổ phiếu và trái phiếu dài hạn Câu 3:
a/ Tên gọi thị trường khi nhìn cấu trúc tài chính theo kỳ hạn luân chuyển vốn
- thị trường tiền tệ - thị trường vốn b/ * Sự khác biệt cơ bản của các công cụ khi
tham gia thị trường theo kỳ hạn luân chuyển:
- Thị trường là thị trường ngắn hạn, thị trường dài hạn,
- Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn
theo đó công cụ ngắn hạn trong trường hợp này cụ thể là các loại chứng khoán nợ ngắn hạn.
- Thị trường vốn là thị trường mua bán các công cụ dài hạn bao gồm các
loại chứng khoán nợ dài hạn và các loại chứng khooán vốn. lOMoAR cPSD| 45764710
- Đặc điểm của các công cụ trên thị trường này là thị trường tiền tệ thì các
công cụ sẽ có tính lỏng cao và tính rủi ro thấp, ngược lại công cụ trên thị
trường vốn sẽ có tính lỏng thấp và tính rủi ro cao
* Ý nghĩa của các công cụ trên nền phương tiện vận động của nền kinh
tế: thị trường tiền tệ sẽ là thị trường huy động vốn ngay lập tức hoặc là tạm
thời cho nền kinh tế bởi vì nó ngắn hạn, còn thị trường vốn là thị trường huy
động vốn đầu tư chủ yếu cho nền kinh tế bởi vì nhu cầu cảu những người sử
dụng là nhu cầu dài hạn do vậy nên thị trường vốn là thị trường huy động
vốn chủ yếu cho nền kinh tế
Thị trường tiền tệ là nơi mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn, thường
có kỳ hạn là 1 năm. Hàng hóa trên thị trường này có tính lỏng cao. Ở Việt
Nam, thị trường tiền tệ có các hình thức là thị trường nội tệ liên ngân hàng
và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Thị trường vốn là thị trường mua bán các loại chứng khoán nợ dài hạn
(có kỳ hạn trên một năm) và các chứng khoán vốn.Đây là thị trường cung ứng
vốn đầu tư chủ yếu cho nền kinh tế Câu 4:
a/ 3 công cụ trên thị trường tiền tệ : tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu
b/ * vai trò các công cụ trong thị trường tiền tệ
- là công cụ ngắn hạn và có tính lỏng cao
- bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước
- tài trợ nhu cầu vốn tạm thời
- huy động vốn trên thị trường
* liên hệ thực tiễn vai trò của công cụ qua các doanh nghiệp tham gia thị trường
tiền tệ: Thương phiếu là giấy nhận nợ ngắn hạn do các DN phát hành Câu 5:
a/ 3 công cụ trên thị trường vốn: trái phiếu/cổ phiếu, các khoản vay thế chấp,
các khoản vay thương mại b/ * Vai trò các công cụ trong thị trường vốn: - Là
công cụ dài hạn và có tính lỏng thấp
- thu hút vốn nhàn rỗi vào đầu tư phát triển
- điều tiết các nguồn vốn
- tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt và có hiệu quả hơn
* Liên hệ thực tiễn: vai trò của công cụ qua công ty cổ phần tham gia vào thị
trường vốn: cổ phiếu và trái phiếu, bằng cách phát hành cổ phiếu/trái phiếu sẽ tạo
thành thị trường chứng khoán. Nhờ vậy mà khả năng huy động vốn cho doanh
nghiệp sẽ cao, tạo điều kiện để doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt. Thị trường
chứng khoán còn là nơi đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, dự báo tương lai đầu tư Câu 6:
a) Các chủ thể phát hành: Chính phủ, các doanh nghiệp lớn
b) * Vai trò của chủ thể phát hành trên thị trường tài chính: lOMoAR cPSD| 45764710
+ Chính phủ: Nắm được quyền thu thuế nên thường được coi là nguy cơ mất khả năng trả
nợ rất thấp. Vì vậy chính phủ gặp rất nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn. Chi phí
huy động vốn của chính phủ luôn thấp nhất trên thị trường.
+ Doanh nghiệp lớn: Là những DN hoạt động lâu năm trên thị trường, tình hình tài chính
tốt. Thông tin về những DN này dễ dàng tiếp cận nên những người cho vay có cơ hội tìm
hiểu rõ và yên tâm khi quyết định cho vay.
* Chính phủ tham gia phát hành trái phiếu vì chính phủ là chủ thể huy động vốn cho
ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc
phạm vi đầu tư của nhà nước.
Câu 7: a/ Căn cứ vào tính chất hoàn trả, thị trường tài chính gồm những bộ
phận : thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần b/ Sự khác biệt cơ bản của các
công cụ tài chính nói chung trên thị trường tài chính theo tính chất hoàn trả:
Thị trường nợ: là nơi giao dịch các công cụ nợ như trái phiếu và các món vay thế
chấp, Là nơi hình thành các loại lãi suất ngắn hạn và dài hạn trong nền kinh tế
Thị trường vốn cổ phần: Là nơi giao dịch cổ phiếu của các công ty cổ phiếu là công cụ
dài hạn và Phản ánh dự tính về hoạt động trong tương lai của các công ty cổ phần
người năm giữ cổ phiếu sẽ trở thành đồng sở hữu của công ty cổ phần Câu 8:
a) các trung gian tài chính chủ yếu: Ngân hàng thương mại , Các công ty bảo hiểm, Công ty tài chính
b) * vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính: ngân
hàng thương mại là 1 trong các trung gian tài chính do vậy vị thế của trung gian tài
chính trong nền kinh tế là 1 trong những kênh dẫn vốn trong nền kinh tế. Kênh dẫn
vốn là kênh gián tiếp để đưa vốn từ người có vốn đến người cần vốn trong nền kinh
tế trung gian tài chính có thể đóng vai trò là người có vốn cũng như có thể là người
cần vốn trong nền kinh tế
* Liên hệ với các hoạt động của ngân hàng thương mại: các sản phẩm của ngân
hàng thương mại bao gồm: tiền gửi tiết kiệm, cho vay cá nhân, doanh nghiệp, các dịch
vụ có liên quan đến ngân hàng điện tử, bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh tài trợ xuất nhập
khẩu , kinh doanh vốn và tiền tệ và một số sản phẩm dịch vụ khác Chương 4 Câu 1:
Các lý thuyết tiêu biểu về cầu tiền tệ:
1) Quy luật lưu thông tiền tệ của Mác
2) Thuyết số lượng tiền tệ của Irving Fisher
3) Thuyết ưa thích tiền mặt của Keynes
4) Thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của Friedman lOMoAR cPSD| 45764710 Câu 2: a)
* Công thức Fisher: V= (P.Y)/M * Chú giải: M Tổng lượng tiền tệ V
Tốc độ lưu thông tiền tệ
Giá cả hàng hóa bình quân mỗi P giao dịch Y Tổng sản phẩm b) Nếu vận PY tốc của tiền ngày Tổng chi tiêu
càng tăng thì tốc độ chu chuyển tiền tệ là một chỉ số cho thấy
các giao dịch giữa các cá nhân đang diễn ra thường xuyên hơn.
Tốc độ nhanh hơn là dấu hiệu cho thấy cùng một lượng tiền
đang được sử dụng cho một số giao dịch. Do đó, tốc độ lưu
thông nhanh cho thấy mức độ lạm phát cao. Câu 3:
Công thức của Keynes: Md /P= f(Y;i) Câu 4:
a) 3 động cơ giữ tiền: động cơ giao dịch- động cơ dự phòng- động cơ đầu cơ
b) * Động cơ đầu cơ là động cơ giữ tiền bị ảnh hưởng bởi lãi suất
* VD minh họa: Về mặt kỹ thuật, một nhà đầu tư mua hoặc bán khống một chứng
khoán mong đợi một sự thay đổi giá có lợi là một nhà đầu cơ. Ví dụ, nếu một nhà đầu cơ
tin rằng cổ phiếu của một công ty có tên là X bị định giá quá cao, họ có thể bán khống cổ
phiếu và đợi thời điểm thuận lợi khi giá giảm rồi bán ra để kiếm lời. Người ta có thể suy
đoán về bất kỳ bảo mật nào. Tuy nhiên, các nền tảng phổ biến nhất cho các khoản đầu tư
là hàng hóa, phái sinh và hợp đồng tương lai. Câu 5:
a) Công thức của Friedman: Md/P = f (Yp, rb – rm, re – rm, πe – rm )
b) *Lợi tức của cổ phiếu tăng thì cầu về số dư tiền tệ thực của công chúng có thể sẽ thay
đổi theo hai hướng khác nhau là tăng hoặc giảm Câu 6:
Các kênh cung ứng tiền tệ là:
1) Kênh cho vay ngân sách nhà nước
2) Kênh cho vay các ngân hàng thương mại
3) Kênh nghiệp vụ thị trường mở
4) Kênh thị trường ngoại hối lOMoAR cPSD| 45764710 Câu 7:
a/ các tác nhân tham gia quá trình cung tiền: - Ngân hàng trung ương
- Các tổ chức nhận tiền gửi
- Người gửi tiền - Người đi vay b/ Ngân hàng trung ương đóng vai trò quan trọng nhất
- Ngân hàng trung ương tác đông vào hệ
thống ngân hàng => tác độ ng
đến lượng ̣ tiền cung nhằm điều hành chính sách tiền tê. ̣
- Ngân hàng trung ương điều hành hê thống ngân hàng qua các quy định thể chế.̣ Câu 8:
a/ Các thành phần chủ yếu của tài sản Nợ trong bảng cân đối tài sản tổng
quát của ngân hàng trung ương: tiền mặt trong lưu thông và tiền dự trữ (R) b/
Quá trình kiểm soát tiền cơ sở (MB) qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
trong trường NHTW mua chứng khoán chính phủ từ ngân hàng thương mại:
- Mua chứng khoán chính phủ từ NHTM A có giá trị giao dịch là 100 (đơn vị tiền tệ)
và thanh toán cho A 100 bằng séc. Khi đó: Ngân hàng TW Tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán chính phủ: + 100
Tiền trong dự trữ (R): +100 Hệ thống NHTM Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ: +100 Chứng khoán - 100
=> kết quả: MB tăng 100 (NHTW đã đưa đưa được 100 vào lưu thông), trong đó
C không đổi nhưng R tăng 100 Câu 9:
a/ Các thành phần chủ yếu của tài sản Có trong bảng cân đối tài sản tổng quát
của NHTW : Chứng khoán chính phủ và Cho vay chiết khấu
b/ Quá trình kiểm soát tiền cơ sở MB của NHTW khi ngân hàng vay chiết khấu
+ Khi cho NHTM vay chiết khấu NHTW => lOMoAR cPSD| 45764710 Tài sản có Tài sản nợ
Tín dụng chiết khấu +100 Dự trữ R +100 NHTM A Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ +100 Vay NHTM +100 100
kết quả: MB tăng 100, khi đó C không đổi, R
tăng Khi hoàn trả tín dụng chiết khấu NHTW Tài sản có Tài sản nợ Tín dụng ck - 100 Dự trữ R -100 + NHTM A Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ -100 Vay NHTM -100
=> kết quả: MB giảm 100, khi đó R giảm 100, C không đổi Câu 10:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo tiền trong quá trình cung ứng tiền tệ ở mô hình giản đơn là
1) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
2) Nghiệp vụ thị trường mở
3) Lãi suất chiết khấuCâu 11:
a/ Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ không thể cùng giảm lạm phát và giảm thất
nghiệp. Vì 2 mối quan hệ này sẽ có tỉ lệ nghịch với nhau nếu trong nền kinh tế có tỷ lệ
lạm phát cao thì đồng nghĩa với nó tỷ lệ thất nghiệp thấp và ngược lại.Nếu như trong
nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao nghĩa là giá cả trong nền kinh tế tăng trong thời gian
kéo dài giá tăng sẽ dẫn đến mở rộng đối với sản xuất mà mở rộng thì cần thêm lao
động do vậy tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm b/ * Làm rõ mục tiêu giảm thất nghiệp (tạo
công ăn việc làm cao) của chính sách tiền tệ
Tỷ lê việ c làm cao là tình trạng không có người không có việ c làm, nhưng nền
kinh tế ̣ luôn có số thất nghiêp miễn cưỡng (tỷ lệ thất nghiệ p > 0 do có người bỏ việ
c để đi tìm ̣ viêc tốt hơn, mộ
t số lao độ ng tạm thất nghiệ p để làm việ c
khác. Lợi ích của nền kinh tệ́ có tỷ lê thất nghiệ p nhất định là có chỗ trống để thu hút lao độ
ng và thay đổi vị trí làm ̣ viêc dễ dàng hơn). Như vậ y mức việ c làm
cao là nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệ p = tỷ lệ
̣ thất nghiêp tư nhiên [theo
Mishkin (trang 556), ở Hoa kỳ khoảng 6%].̣
* Trong thực tế chính sách tiền tệ không thể giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 0% . Vì
trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại 1 tỷ lệ thất nghiệp, nếu như tất cả mọi người đều
không muốn có việc làm thì trong nền kinh tế sẽ có 1 tỷ lệ thất nghiệp được gọi là tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đó là do trong nền kinh tế luôn luôn có chỗ trống
để cho những người có công việc này để tìm kiếm 1 công việc mới do vậy trong nền lOMoAR cPSD| 45764710
kinh tế luôn luôn tồn tại 1tỷ lệ thất nghiệp nhất định gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên do
vậy chính sách tiền tệ không thể giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 0%. Câu 12:
a/ khái niệm lạm phát theo M. Friedman: lạm phát là hiên tượng giá cả tăng
nhanh ̣ và liên tục trong thời gian dài. b/ Tăng cung tiền liên tục gây ra lạm phát
KẾT LUẬN: Y chỉ có thể tăng tạm thời trong ngắn hạn, nhưng P tăng sau mỗi lần
tăng M, Yn duy trì ở mức tự nhiên không đổi. Vây tăng M thì gây ra lạm phát.̣ Câu 13:
a/ Khắc phục thâm hụt NSNN bằng cách: phát hành tiền, phát hành trái phiếu chính phủ, tăng thuế.
b/ Thâm hụt ngân sách nhà nước có gây ra lạm phát hay không? tại sao. Có 2 trường hợp
Trường hợp 1 : nếu như nhà nước giải quyết thâm hụt ngân sách nhà nước bằng cách
phát hành tiền thì đây sẽ trở thành nguyên nhân gây ra lạm phát
Trường hợp 2 : nếu như nhà nước gải quyết thâm hụt ngân sách nhà nước bằng cách
phát hành trái phiếu và tăng thuế thì đây không phải nguyên nhân ra lạm phát Câu 14:
a) Nguyên nhân của lạm phát là gì? Ví dụ minh họa? -
Nguyên nhân: Cung tiền tăng, Chính sách tài khoá, Giảm thuế, Các cú shock cung, Thâm hụt ngân sách -
Minh họa: giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng....
b) Nếu chính phủ cứ tiếp tục tăng chi tiêu thì P
sẽ tăng liên tục, khi đó tăng chi
tiêu sẽ tạo ra lạm phát. Vậy trong trường hợp
này lạm phát không chỉ là hiện tượng của tiền tệ
(tuy nhiên trong thực tế, chính phủ không thể
tăng chi tiêu liên tục do bị giám sát chính trị –
các đảng phái, sức ép chính trị...) Câu 15:
a) Lạm phát do chi phí đẩy là loại lạm phát do chi phí sản xuất tăng. Điều này có thể xảy ra do chi phí đầu vào. lOMoAR cPSD| 45764710
b) Lạm phát do chi phí đẩy không tạo nên việc làm cho nền kinh tế
Vì: Lao động đòi tăng lương => Chi phí sản xuất tăng => thất nghiệp tăng Câu 16:
a/ Để giảm tỷ lệ thất nghiệp , chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ là: lạm phát
b/ Hiện tượng lạm phát do cầu kéo
KẾT LUẬN : hiện tượng lạm phát do cầu kéo
có thể giảm đối với tỷ lệ thất nghiệp. Vì việc
kích cầu làm cho đường cầu dịch chuyển sang
bên tay phải mà mục tiêu của nhà nước là
muốn mở rộng sản xuất, số lượng hàng hóa có
thể sản xuất tối đa trong nền kinh tế và khi nền
kinh tế mở rộng sản xuất thì nghĩa là số lượng
lao động kinh tế tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp giảm đi lOMoAR cPSD| 45764710 Chương 5 Câu 1:
* Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do chủ thể quy định: ngân hàng trung ương
* Tác dụng dự trữ bắt buộc kiểm soát được cung tiền tệ: tác động đến tất cả ngân
hàng thương mại như nhau (thể hiện quyền lực của ngân hàng trung ương đến lượng
tiền cung vào thị trường). Câu 2:
a/ Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là: nghiệp vụ mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn
trên thị trường tiền tệ b/ * Công cụ nghiệp vụ thị trường mở mang lại những ưu điểm gì
so với các công cụ gián tiếp khác mà ngân hàng trung ương sử dụng Ưu điểm:
- Kiểm soát hoàn toàn thị trường tự do
- Linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất cứ mức độ nào
- Dễ dàng được đảo ngược lại
- Nhanh, không bị ảnh hưởng bởi các thủ tục hành chính
- Tác động qua cơ chế thị trường theo mức lãi suất ấn định => có thể đạt được ý đồ can thiệp
* Ngân hàng trung ương có thể mua - bán tín phiếu kho bạc trên OMO. Vì tín
phiếu kho bạc là công cụ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở là
nghiệp vụ mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ do vậy có thể
mua-bán đối với công cụ tín phiếu kho bạc
Câu 3: a/ Các công cụ gián tiếp mà ngân hàng trung ương sử dụng nhằm thực thi chính
sách tiền tệ: Nghiệp vụ thị trường mở, Chính sách chiết khấu, Dự trữ bắt buộc
b/ * Cơ chế tác động của công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO):
- Khi ngân hàng trung ương mua chứng khoán: lãi suất liên ngân hàng giảm ngay làm
lãi suất thị trường ngắn hạn giảm theo. Dự trữ của hê thống ngân hàng tăng ngay → tăng MB ̣ → M tăng.
- Khi ngân hàng trung ương bán chứng khoán: lãi suất liên ngân hàng tăng ngay làm lãi
suất thị trường ngắn hạn tăng theo. Dự trữ của hê thống ngân hàng giảm ngay → giảm MḄ → M giảm.
* Trong thực tế các giấy tờ có giá được mua - bán trên OMO có đặc điểm về tính rủi
ro và tính thanh khoản là: nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các loại giấy
tờ có giá ngắn hạn thế thì công cụ ngắn hạn sẽ có tính rủi ro thấp và tính thanh khoản cao
Câu 4: a/ NHTW chịu trách nhiệm chính về chính sách vĩ mô : chính sách tiền tệ b/
* Nội dung chủ yếu của chức năng ngân hàng trung ương lOMoAR cPSD| 45764710
- Mở tài khoản và nhân tiền gửi của các ngân hàng trung gian, gồm tài khoản tiền gửi ̣
bắt buôc và tài khoản tiền gửi thanh toáṇ - cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng
- trung tâm thanh toán cho hệ thống ngân hàng
* Trong thực tiễn, nếu ngân hàng trung ương luôn sẵn sàng cấp tín dụng cho ngân
hàng thương mại trong mọi trường hợp thì có thể dẫn tới : lạm phát. Vì nếu như lượng
tiền tăng liên tục thì giá cả sẽ tăng lên so với lượng tăng của lượng tiền và nếu giá cả tăng
theo thời gian kéo dài thì đó chính là lạm phát
Câu 5: a/ Kể tên các chức năng của NHTW?
- Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành tiền
- Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các tổ chức tín dụng (ngân hàng)
- Ngân hàng trung ương là ngân hàng của Chính phủ
b/ Làm rõ chức năng phát hành tiền tệ của NHTW? Tại sao NHTW lại là đơn vị độc
quyền phát hành tiền?
* Chức năng phát hành tiền tệ:
+ Độc quyền phát hành nhằm bảo đảm thống nhất, an toàn cho hệ thống tiền tệ quốc gia.
+ Tiền do ngân hàng trung ương phát hành là đồng tiền hợp pháp, mang tính cưỡng chế lưu hành.
* NHTW là đơn vị độc quyền phát hành tiền vì:
+ NHTW có cơ hội để kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng và do đó điều chỉnh lượng tiền cần phát hành
+ Giấy bạc do NHNN phát hành- một ngân hàng nhận được sự ưu đãi tối ưu từ Chính phủ –
có uy tín cao trong lưu thông
+ Phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế nên tập trung vào một ngân hàng để tiện cho việc
phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp
+ Nhằm đảm bảo cho chính phủ kiểm soát được sự thay đổi trên toàn quốc. Câu 6:
a/ Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ trực tiếp nào để thực thi chính sách
tiền tệ: Hạn mức tín dụng, Khung lãi suất , Biên độ dao động tỷ giá. lOMoAR cPSD| 45764710
b/ Ưu, nhược điểm của công cụ khung lãi suất so với các công cụ khác mà ngân hàng
trung ương sử dụng nhằm thực thi chính sách tiền tệ
o Ưu điểm: Tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, đầu tư, tiêu dùng và tiết kiệm.
o Nhược điểm: Tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm. Hoạt động của tổ
chức tín dụng cũng kém linh hoạt Câu 7:
a/ Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ trực tiếp để thực thi chính sách tiền tệ:
Hạn mức tín dụng, Khung lãi suất , Biên độ dao động tỷ giá b/ ưu, nhược điểm của công
cụ hạn mức tín dụng so với các công cụ khác mà ngân hàng trung ương sử dụng
nhằm thực thi chính sách tiền tệ
• Ưu điểm: kiểm soát khối lượng tiền dễ dàng • Nhược điểm:
- Làm cho lãi suất cho vay đẩy lên cao.
- Dễ gây mất cân đối cơ cấu kinh tế - Thiếu linh hoạt
- Suy giảm cạnh tranh của các NHTM (cơ chế xin – cho) Câu 8:
a/ Lãi suất tái chiết khấu là : lãi xuất xuất hiện khi thực hiện nghệp vụ mua đi bán lại các
khoản giấy tờ có giá với mức giá nhỏ hơn mệnh giá
b/ ưu, nhược điểm của công cụ chính sách tín dụng chiết khấu mà ngân hàng trung
ương sử dụng nhằm thực thi chính sách tiền tệ Ưu điểm:
- Dùng chính sách chiết khấu để làm vai trò người cho vay cuối cùng.
- Các khoản vay chiết khấu cơ bản được bảo đảm bằng giấy tờ có giá có đô tín ̣
nhiêm cao nên ngân hàng trung ương thu được nợ khi đến hạn.̣ • Nhược điểm
- Có thể hiểu nhầm ý định của ngân hàng TW qua thông báo lãi suất chiết khấu.
- Khi kiểm soát được lãi suất chiết khấu chưa chắc đã kiểm soát được hạn mức
chiết khấu vì ko biết lãi suất đó có làm ngân hàng thương mại vay hay không. lOMoAR cPSD| 45764710
- Khi NHTW ấn định lãi suất chiết khấu tại mức giá đăc biệ t sẽ xảy ra chênh lệ
cḥ lớn về khoảng cách lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu (iM -
iD) → dẫn đến những thay đổi ngoài ý định về lượng chiết khấu và M. Khi đó
chính sách chiết khấu làm cho viêc kiểm soát M khó hơn.̣ Câu 9:
Mục đích chủ yếu ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay chiết khấu
(chính sách tín dụng chiết khấu) là gì? - là bù đắp thiếu hụt tạm thời nhu cầu thanh toán
hoặc thiếu hụt dự trữ bắt buộc.
Câu 10: a/ Ngân hàng trung ương thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực: tài chính
tiền tệ và ngân hàng . Hoạt động đó không vì mục tiêu lợi nhuận
b/ * Nội dung chủ yếu của chức năng ngân hàng trung ương độc quyền phát hành
tiền: Đôc quyền phát hành nhằm bảo đảm thống nhất, an toàn cho hệ thống tiền tệ
quốc ̣ gia. Tiền do NHTW phát hành là đồng tiền hợp pháp, mang tính cưỡng chế lưu hành.
Nguyên tắc phát hành tiền:
+ Đảm bảo bằng hàng hoá Công thức Fisher
+ Cơ sở trữ kim làm đảm bảo. Việc đảm bảo này phải được duy trì theo một trong các hình thức sau:
- Nhà nước quy định một hạn mức phát hành giấy bạc ngân hàng, khối lượng giấy
bạc ngân hàng phát hành nằm trong hạn mức thì không cần phải có kim loại quý
(vàng) làm đảm bảo, nhưng nếu vượt quá hạn mức đó thì khối lượng vượt quá
hạn mức đòi hỏi phải có 100% vàng làm đảm bảo.
- Nhà nước sẽ quy định mức tối đa lượng giấy bạc trong lưu thông mà không quy
định mức dự trữ vàng đảm bảo cho lượng giấy bạc đó. Nhưng nếu phát hành giấy
bạc vượt quá mức quy định đó thì phải có vàng làm đảm bảo.
- Nhà nước quy định mức dự trữ vang tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành,
phần còn lại phải được đảm bảo bằng các chứng từ có giá như thương phiếu,
chứng khoán chính phủ và các tài sản có kháccủa ngân hàng trung ương. * Nếu
trong thực tiễn ngân hàng trung ương không phải chủ thể độc quyền phát hành tiền
thì khối lượng tiền trong nền kinh tế khó có thể kiểm soát được, trong nền kinh tế có thể
xuất hiện đối với tiền giả Câu 11: lOMoAR cPSD| 45764710
a/ Các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ: tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn
việc làm hoặc giảm tỷ lệ thất nghiệp, kiềm chế lạm phát hoặc ổn định giá trị của tiền b/
NHTW có thể chọn đồng thời đạt được các mục tiêu này hay không
Trường hợp 1: trong ngắn hạn có thể chọn đồng thời các mục tiêu này. nếu như trong nền
kinh tế có tăng trưởng, có việc làm thì trong nền kinh tế sẽ có lạm phát nghĩa là giá trị
đồng tiền có thể phụ thuộc vào kinh tế có thể điều chế được đối với lại vai trò của kinh tế
Trường hợp 2: trong dài hạn có thể đạt được các mục tiêu này khi tỷ lệ thất nghiệp trong
nền kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp hoàn thiện Câu 12:
a/ Kể tên các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ? - Tỷ lệ việc làm cao
- Tăng trưởng kinh tế cao- Lạm phát được kiểm soát
b/ Mối liên hệ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu ổn định giá cả? Lấy ví dụ minh hoạ?
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn luôn mâu thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả. Tăng
trưởng + thất nghiệp giảm => giá cả tăng => nguy cơ lạm phát và lãi suất tăng
+ Nếu tăng trưởng kinh tế ↑ => giá cả tăng (ko ổn định)
+ Nếu tăng trưởng kinh tế ↓ => giá cả giảm (ko ổn định)
Ví dụ: Ở Nhật, suốt hơn 4 thập kỷ qua, bánh Umaibo luôn giữ giá bán 10 Yen, khiến người
Nhật nào cũng có thể mua được dễ dàng, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên từ tháng sau, bánh
Umaibo sẽ có một mức giá mới, tăng 20%. Nguyên nhân là vì để ng sx có lãi trong nền
kinh tế phát triển như Nhật thì bắt buộc phải tăng giá bánh kẹo.