Đề cương ôn thi Môn Triết học Mác - Lênin Chương I Chương II | Trường Đại học Phenikaa
Khái quát về chương trình học: Gồm 3 chương. Chương I. Khái luận về Triết học. Nguồn gốc của Triết học. Chương II. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương III. Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47231818
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
* Khái quát về chương trình học: Gồm 3 chương
Chương I. Khái luận về Triết học
Chương II. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Chương
III. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
__________________________________________________________________
CHƯƠNG I. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC
1. Nguồn gốc của Triết học
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, Triết học có hai nguồn gốc: Nguồn gốc
nhận thức và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc nhận thức: Triết học xuất hiện khi kho tàng tri thức loài người
đãhình thành vốn hiểu biết nhất định về thế giới khách quan. Tư duy con
người cũng đã đạt đến trình độ rút ra cái chung trong vô số cái riêng lẻ.==>
Sự hình thành và phát triển của tư duy trừu tượng và năng lực khái quát
trong nhận thức con người. - Nguồn gốc xã hội: Triết học ra đời khi nền
sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động, xuất hiện giai cấp. Xã hội hình
thành tầng lớp tri thức có điều kiện và năng lực hệ thống hóa các quan điểm thành lý luận.
2. Đối tượng nghiên cứu của Triết học
- Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, xã hội và
con người, mối quan hệ của con người, của tư duy với thế giới.
3. Vấn đề cơ bản của Triết học
- P. Engels từng nói: “Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là triết học
hiện đại, đó là mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại.”
Vấn đề cơ bản của Triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Lý do:
• Việc giải quyết được mối quan hệ trên sẽ là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác của Triết học
• Đây là vấn đề nền tảng, cốt lõi
• Là tiêu chuẩn xác định lập trường, thế giới quan của Triết học * Vấn đề
cơ bản của Triết học gồm 2 mặt, giải quyết hai câu hỏi:
- Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau ?
Cáinào quyết định cái nào ? (Bản thể luận)
- Mặt thứ hai: Liệu con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không ? 1 lOMoARcPSD|47231818 (Nhận thức luận)
* Kết quả giải quyết các mặt của vấn đề: -
Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề đã chia Triết học thành
hai trườngphái lớn: Chủ nghĩa duy vật (coi vật chất là cái bản nguyên,
cái có trước) và chủ nghĩa duy tâm (coi ý thức là bản nguyên, có trước).
+ Chủ nghĩa duy vật có 3 hình thức cơ bản: 1.
Chủ nghĩa duy vật chất phác: Hình thành ở thời kỳ cổ đại, thừa nhận
vậtchất là cái có trước nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay một số tính chất của vật chất. 2.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Hình thành trong thời kỳ trung đại và
cậnđại, thời kỳ mà cơ học cổ điển phát triển mạnh, chịu sự tác động của tư duy
siêu hình, cơ giới. Đồng nhất vật chất với khối lượng của nó. 3.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Được hình thành ở thời kỳ hiện đại,
kếthừa tinh hoa của hai chủ nghĩa duy vật trước đây, đồng thời khắc phục
những thiếu sót trước đó. Đây là đỉnh cao trong sự phát triển của CNDV.
+ Chủ nghĩa duy tâm có 2 hình thức: 1.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Thừa nhận ý thức con người có trước,
đồngthời phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực. 2.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Thừa nhận ý thức con người có
trước,nhưng coi nó là cái có trước và độc lập với con người.
* Học thuyết nào mà chỉ thừa nhận 1 trong 2 thực thể là bản nguyên của thế
giới khách quan, quyết định sự vận động được gọi là nhất nguyên luận. * Nhị
nguyên luận: Là học thuyết Triết học giải thích thế giới bằng cả hai bản nguyên
vật chất và ý thức, xem cả hai là bản nguyên cùng quyết định nguồn gốc và sự
vận động của thế giới. -
Việc giải quyết mặt thứ hai của vấn đề được chia ra làm hai học
thuyết:Thuyết khả tri (con người có thể và có khả năng nhận biết thế
giới xung quanh) và Thuyết bất khả tri (con người không thể biết về thế giới xung quanh).
4. Vai trò của Triết học
- Thứ nhất, về mặt thế giới quan:
+ Giúp con người định hướng được mối quan hệ chung giữa thế giới và con người
trong thế giới Xác định mục tiêu của bản thân 2 lOMoARcPSD|47231818
+ Chi phối hoạt động nhận thức và thực tiễn, giúp con người nhìn nhận vầ hiểu đúng
về ý nghĩa cuộc sống Đem lại cho con người ý chí và quyết tâm tích cực - Thứ hai,
về mặt phương pháp luận:
+ Triết học là cơ sở, định hướng, nền móng cho việc xây dựng, vận dụng phương
pháp tác động lên đối tượng nhằm đạt được mục đích.
__________________________________________________________________
CHƯƠNG II. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
A. Mối quan hệ vật chất - ý thức
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất -
Chủ nghĩa duy vật trước Mác: Đồng nhất vật chất với sự vật cụ thể (lửa,
nước,ngũ hành,…), đồng nhất với khối lượng,… -
Định nghĩa “Vật chất” của Lenin: “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.” - Phân tích định nghĩa:
+ Thứ nhất, theo định nghĩa của Lenin thì vật chất là thực tại khách quan, tồn tại
hiện thực bên ngoài ý thức, độc lập và không phụ thuộc vào ý thức: Mọi sự vật hiện
tượng dù vi mô hay vĩ mô, dù đã biết hay chưa biết, dù đơn giản hay phức tạp thì đều
là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên đều là các dạng cụ thể
của vật chất thuộc phạm trù của chúng. Tất cả những gì đang tồn tại khách quan thì
đều là vật chất, cho dù đã nhận biết được hay chưa.
+ Thứ hai, theo định nghĩa của Lenin thì vật chất là cái mà khi tác động vào các giác
quan con người thì đem lại cho con người cảm giác: Vật chất biểu hiện sự tồn tại của
mình dưới dạng các thực thể, các thực thể này trực tiếp hay gián tiếp tác động vào
các giác quan thì sẽ đem lại cho con người cảm giác.
+Thứ ba, theo định nghĩa của Lenin thì vật chất là cái mà ý thức chẳng qua là sự
phản ánh của nó: Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, trong thế giới ấy
tồn tại hai hiện tượng-hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng
vật chất luôn tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào các hiện tượng tinh thần.
Còn các hiện tượng tinh thần lại luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất, là bản
sao của các hiện tượng vật chất.
Ý nghĩa: Định nghĩa của Lenin về vật chất đã giải quyết cả hai vấn đề cơ bản của
Triết học trên lập trường duy vật biện chứng; khắc phục được khủng hoảng trong
CNDV và KHTN cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX; cung cấp nguyên tắc thế giới quan 3 lOMoARcPSD|47231818
và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm; là cơ sở khoa
học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội.
* Ý nghĩa phương pháp luận: 4