-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương Triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Đề cương Triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


























Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Câu 1: Phát biểu định nghĩa của vật chất và ý thức. Theo định nghĩa của
V.I.Lênin về vật chất thì giữa vật chất và ý thức có sự phân biệt căn bản nào? Cho thí dụ?
- Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Ý thức là: + Đời sống tinh thần của con người
+ Sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách quan vào
bộ não con người, là hình ảnh chủ quan của thể giới khách quan
- Sự phân biệt căn bản giữa vật chất và ý thức theo định nghĩa của V.I.Lênin là:
+ Vật chất với tư cách phạm trù triết học, là thực tại khách quan được con
người cảm nhận bằng tất cả các giác quan, còn ý thức thì không. Ý thức chỉ
là hình ảnh chủ quan phản ánh vào não người về thế giới thực tại khách
quan, tức là ý chí có tính chủ quan, mỗi con người với kinh nghiệm sống,
môi trường lớn lên, cách nhìn nhận,… khác nhau sẽ có nhiều ý chí khác
nhau với cùng một thực tại khách quan duy nhất.
+ Ví dụ: Tiếng chim hót thực ra chỉ là một dãy các tần số âm thanh khác
nhau, được tai người – một giác quan tiếp nhận rồi phản ánh một cách chủ
quan vào bộ não con người. Và với mỗi người khác nhau, thì sẽ có những ý
kiến khác nhau về chuỗi các âm thanh này, chẳng hạn như là hay, không hay,
thánh thót, ngân vang,… bất chấp sự thật là chuỗi các âm thanh này chỉ là
các tần số không đổi, không hề có bất cứ một màu sắc hay tình cảm nào cả.
Câu 2: Vận động là gì? Thế giới vật chất có những hình thức vận động cơ bản nào?
- Vận động: + Bao gồm tất cả sự thay đổi của mọi sự vật hiện tượng, mọi quá
trình diễn ra trong không gian, vũ trụ kể từ thay đổi vị trí đơn giản cho đến
tư duy, mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi.
+ Là một thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất.
- Những hình thực vận động cơ bản của thế giới vật chất:
+ Vận động cơ giới: chuyển dịch vị trí của vật thể trong không gian
+ Vận động vật lý: các quá trình biến đổi của nhiệt, điện, trường, các hạt cơ bản…
+ Vận động hóa học: sự biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ…
+ Vận động sinh vật: quá trình biến đổi của các cơ thể sống…
+ Vận động xã hội: sự biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
… và sự biến đổi của các quan hệ
kinh tế, chính trị, văn hóa,…
Câu 3: Nêu các đặc trưng cơ bản của ý thức. Đặc trưng nào là cơ bản nhất? Tại sao?
- Các đặc trưng cơ bản của ý thức:
+ Ý thức phụ thuộc vào thực tại khách quan, bởi vì ý thức chỉ là hình ảnh
chủ quan về thế giới khách quan được phản ánh vào não bộ con người, nếu
không có thực tại khách quan, thì sẽ không có cơ sở hình thành ý thức.
+ Ý thức có tính chủ quan, bởi vì ý thức về một thực tại khách quan sẽ khác
nhau tùy thuộc vào người phản ánh khác nhau, chỉ một hòn đá, nhưng có
người sẽ cảm thấy tròn, có người sẽ cảm thấy méo.
+ Ý thức có tính sáng tạo, mặc dù ý thức phụ thuộc vào TTKQ, nhưng ý
thức không hề thụ động trước TTKQ, ngược lại, nó có thể phản ánh sáng tạo
và tích cực thông qua bộ não người.
+ Ý thức có tính xã hội, con người có thể chia sẽ ý thức cá nhân với nhau,
thành lập nên ý thức tập thể chung của xã hội,…
- Đặc trưng cơ bản nhất của ý thức là ý thức có tính sáng tạo. Lý giải: chính
tính sáng tạo của ý thức đã giúp ích rất nhiều cho con người trong quá trình
sáng tạo, và điều chỉnh thế giới tự nhiên. Ví dụ, nhờ có tính sáng tạo mà con
người biết chủ động cải tạo tự nhiên, chăn nuôi trồng trọt để tạo ra nguồn
thức ăn cho chính mình, mà không trông chờ vào tự nhiên ban tặng.
Câu 4: Phát biểu sau đây có phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng không? Giải thích ngắn gọn và cho 1 thí dụ.
“Trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn cần phải phát huy các nhân tố chủ quan”.
- Phát biểu trên phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, tuy
nhiên vẫn còn chưa đủ, vẫn còn thiếu sự “xuất phát từ thực tế khách quan,
tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”. Bởi vì theo chủ nghĩa
duy vật biện chứng, khi chúng ta xem xét một sự vật, hiện tượng nào đấy, thì
phải luôn xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.
Cho nên, trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, ngoài việc dựa vào thực
tại khách quan, thì chúng ta cũng cần phải phát huy các nhân tố chủ quan
như sự tư duy, suy nghĩ, ý kiến, … của con người để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
- Ví dụ: Khi giải quyết vấn đề lai tạo ra một giống lúa mới cho năng suất, và
thời gian thu hoạch tốt hơn giống lúa cũ. Thì ngoại trừ việc xuất phát từ thực
tại khách quan như gene của giống lúa, các yếu tố dinh dưỡng, sơ đồ lai,…
thì cũng cần phải dựa vào việc phát huy các nhân tố chủ quan trong việc
nghiên cứu. Chẳng hạn như các nhà khoa học không thể thụ động chờ đợi
những thực tại khách quan trên tự động chuyển hóa thành một giống lúa
mới, mà họ phải dựa vào lý thuyết về thực tại khách quan, rồi bắt tay vào
quá trình nghiên cứu và sáng tạo. Chính sự nghiên cứu, sáng tạo, ý chí và nỗ
lực này là các nhân tố chủ quan giúp ích cho việc giải quyết vấn đề thực tiễn
– tạo ra giống lúa tốt hơn xưa.
Câu 5: Phát biểu sau đây có đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng không? Tại sao? Cho thí dụ.
“Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng
và hành động theo quy luật khách quan”.
- Phát biểu trên đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, tuy
nhiên vẫn còn chưa đủ, thiếu ý “đồng thời phát huy tính năng động chủ
quan”. Bởi vì theo quan niệm duy vật biến chứng về mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức, vật chất là thứ tồn tại khách quan, không phụ thuộc
vào ý thức của con người; và ý thức phụ thuộc vào vật chất, là thứ có sau, ý
thức có thể phản ánh năng động, sáng tạo lại vật chất. Từ các mối quan hệ
biện chứng đã nêu ra, ta có thể rút ra phương pháp luận chung nhất trong
nhận thức và thực tiễn đó là tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính
năng động chủ quan; đồng nghĩa với việc mọi việc ta làm đều phải xuất phát
từ cái có thực, được vận hành theo một quy luật khách quan không đổi và ta
tiếp tục sáng tạo chủ quan dựa trên cái có thực đấy tùy theo mục đích của ta.
- Ví dụ: Khi một nhà khoa học muốn nghiên cứu một đề tài khoa học, thì ông
phải dựa vào thực tế khách quan mà nghiên cứu, từ đó thì việc sáng tạo chủ
quan mới có ý nghĩa được, bởi vì nó dựa trên cái có thực. Giả dụ một nhà
khoa học dựa vào một niềm tin, chứ không phải xuất phát từ thực tế để
nghiên cứu như: nhà khoa học tin rằng, chỉ cần mỗi sáng thực dậy, ngáp ba
lần, xoay cổ năm lần thì ta có thể sống đến trăm năm. Đây chỉ là một niềm
tin và nó không có thực, đồng thời cũng không tuân theo quy luật khách
quan, cho nên dù nhà khoa học có cố gắng thế nào đi chăng nữa, có vận
dụng tính sáng tạo chủ quan hơn nữa thì cũng không thu được kết quả gì cả.
Vậy “Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xuất phát từ thực tế khách quan,
tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan”
Câu 6: Theo quan niệm duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ
với nhau như thế nào? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Cho thí dụ minh họa.
- Theo quan niệm duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng với nhau, tức là chúng không ngừng tác động qua lại lẫn nhau, trong
đó vật chất là thứ có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn
gốc và quyết định nội dung, bản chất, sự vận động phát triển
của ý thức, và ý thức có tính độc lập tương đối, ý thức không
hề thụ động mà nó có thể tác động ngược lại vật chất một
cách sáng tạo, tích cực thông qua hoạt động của con người
- Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp
với phát huy tính năng động chủ quan trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn
+ Tôn trọng tính khách quan tức là đi theo hướng từ khách quan đến ý thức,
rồi từ ý thức đến hoạt động thực tiễn và tránh bệnh chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: Trong hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, kế hoạch đều xuất phát từ
thực tế có thực, từ những điều kiện vật chất đã có, ví dụ khi muốn đặt mục
tiêu 10 điểm Triết thì phải xuất phát từ thực tế là sự chăm chỉ học tập lâu dài,
chứ không phải từ niềm tin là đi cầu nguyện, xem bói… Ví dụ rõ ràng về
bệnh chủ quan duy ý chí cơ chế bao cấp thời kỳ trước đây
+ Kết hợp và phát huy sự khách quan với tính năng động chủ quan
Ví dụ: Đặt mục tiêu 10 điểm Triết dựa vào thực tế là sự chăm chỉ rồi, thì
ngoại trừ sự khách quan này, ta có thể năng động, sáng tạo nghĩ ra các cách
trình bày ý tưởng, viết chữ đẹp,… để dễ dàng đạt được mục tiêu hơn
Câu 7: Phát biểu sau đây có đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng không? Tại sao? Cho thí dụ.
“Trong cuộc sống, chỉ cần con người có ý chí và nghị lực vượt khó thì nhất định
mọi việc sẽ thành công”.
- Phát biểu trên không đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Bời vì theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì trong
thực tiễn và nhận thức, cần tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy
tính năng động chủ quan. Nếu như trong cuộc sống, con người chỉ cần có ý
chí và nghị lực – thứ thuộc về ý thức và chủ quan, một thứ mà con người
kiểm soát được nhiều – thì không nhất định mọi việc sẽ thành công.
- Ví dụ: Khi một nhà khoa học muốn nghiên cứu một đề tài khoa học, thì ông
phải dựa vào thực tế khách quan mà nghiên cứu, từ đó thì việc sáng tạo chủ
quan mới có ý nghĩa được, bởi vì nó dựa trên cái có thực. Giả dụ một nhà
khoa học dựa vào một niềm tin, chứ không phải xuất phát từ thực tế để
nghiên cứu như: nhà khoa học tin rằng, chỉ cần mỗi sáng thực dậy, ngáp ba
lần, xoay cổ năm lần thì ta có thể sống đến trăm năm. Đây chỉ là một niềm
tin và nó không có thực, đồng thời cũng không tuân theo quy luật khách
quan, cho nên dù nhà khoa học có cố gắng thế nào đi chăng nữa, có ý chí và
nghị lực vượt khó, có vận dụng tính sáng tạo chủ quan hơn nữa thì cũng
không thu được kết quả gì cả. Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu, nhà khoa học đã
chọn một đề tài xuất phát từ thực tiễn, như việc nghiên cứu về “sự tái sinh tứ
chi của thạch sùng” thì với sự cố gắng và vượt khó, nhà khoa học nhất định sẽ thành công
Câu 8: Ý thức là gì? Yếu tố nào là cơ bản nhất ý thức? Tại sao? (nội dung
của ý thức bao gồm những yếu tố nào, cái nào cơ bản nhất)
- Ý thức là: + Đời sống tinh thần của con người
+ Sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách quan vào
bộ não con người, là hình ảnh chủ quan của thể giới khách quan
- Còn yếu tố cơ bản nhất của nguồn gốc ý thức là lao động và ngôn ngữ
Câu 9: Mối liên hệ là gì? Thế nào là mối liên hệ phổ biến? Cho thí dụ.
- Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, tương tác và
biến đổi giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau
- Mối liên hệ phổ biến:
+ Là mối liên hệ, tức là, mối liên hệ phổ biến cũng là một phạm trù triết học
dùng để chỉ sự quy định, tương tác và biến đổi
+ Tồn tại ở nhiều sự vật và hiện tượng, không chỉ đề cập đến sự quy định,
tương tác và biến đổi giữa các vật chất hữu hình nữa, mà còn giữa các đối
tượng của thế giới tinh thần vô hình như các hình thức của tư duy, các phạm trù khoa học,…
- Ví dụ: Cung và cầu có mối liên hệ, cung và cầu là điều kiện quy định lẫn
nhau, cung là tiền đề phát sinh cầu, cầu là tiền đề phát sinh cung, không có
cung thì không có cầu và ngược lại. Cung tác động đến cầu và cầu tác động
đến cung, do đó khi cung hoặc cầu thay đổi thì sẽ dẫn đến cái còn lại thay đổi.
Câu 10: Nêu nội dung của quan điểm toàn diện? Cho thí dụ?
- Nội dung của quan điểm toàn diện:
+Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
+Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm trọng điểm, làm nổi
bật cái cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng
+Từ việc rút ra MLH bản chất của sự vật, ta lại đặt MLH bản chất đó vào
trong tổng thể các MLH của sự vật, và xem xét cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể
+Cần tránh phiến diện, siêu hình và chiết trung, ngụy biện
- Ví dụ: Khi đánh giá về lý do tại sao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
kém? Người đánh giá cần vận dụng nguyên tắc quan điểm toàn diện, không
được phiến diện mà áp đặt lý do cho vấn đề này là tại cơ sở vật chất, hoặc sự
đầu tư từ nhà nước chính phủ. Mà cần phải đánh giá dựa trên mối liên hệ
tổng thể với các sự vật khác, tìm ra cái cơ bản trong từng hoàn cảnh cụ thể,
rồi đặt cái cơ bản này lại vào trong tổng thể các mối liên hệ để xem xét trong
từng giai đoạn. Nếu đi rộng ra, ta có thể đặt giáo dục Việt Nam trong mối
tương quan với Kinh tế, trong mối tương quan với trình độ giáo dục với các
nước có trình độ phát triển tương đương,… Nếu đi hẹp lại, ta có thể đánh giá
chất lượng giáo dục Việt Nam dựa trên góc độ cơ sở vật chất, góc độ con
người, góc độ đầu tư của nhà nước và nhân dân, góc độ quản lý giáo dục,
góc độ nội dung chương trình học có cấp tiến và cập nhật liên tục với thời
đại hay không,… Và mỗi góc độ đánh giá khác nhau thì lại không hề riêng
lẻ, mà nó có liên hệ với các mối liên hệ khác nữa, vi dụ như góc độ con
người thì phải xét đến người thầy, học sinh,… Mà góc độ người thầy thì còn
có thể xét đến sự tận tâm của đội ngũ giáo viên, năng lực chuyên môn,
phương pháp giảng dạy,… Sau khi đánh giá tổng quát để tránh cái nhìn
phiến diện, ta phải tìm ra cái tổng quát nhất, cái nguyên nhân cơ bản nhất
dẫn đến chất lượng giáo dục đại học ở VN không tốt để tránh sự chiết trung,
giả dụ là con người; tiếp đến ta phải đặt mối liên hệ giữa con người và chất
lượng giáo dục đại học này vào các hoàn cảnh lịch sử cụ thể theo nguyên tắc lịch sử, cụ thể.
Câu 11: Phát triển là gì? Tăng trưởng là gì? Giữa chúng có mối quan hệ thế nào? Cho 1 thí dụ
Ví dụ: Nói đến quá trình phát triển các loài theo học thuyết Darwin, thì đây
là quá trình phát triển sự sống được thể hiện ra ở hình thái tiến hóa của các
loài, từ các loài thủy tộc trong biển cả cho đến các loài bò sát trên mặt đất, các loài chim, loài thú.
- Về căn bản, khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều
hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình
biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Đây là điểm khác
nhau căn bản giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng.
Ví dụ: Khi nói đến việc sản xuất ra hàng loạt chiếc xe ô tô thì đây chỉ là sự
tăng trưởng. Còn phát triển là từ đi bộ, con người chuyển sang đi xe đạp, rồi
đến xe máy, xe ô tô, tàu thủy, máy bay,…
- Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại
có mối liên hệ tất yếu với nhau: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và
ngược lại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trửởng mới, thường
là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.
Ví dụ, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: tăng
trưởng kinh tế là điểu kiện quan trọng để phát triển kinh tế và ngược lại, sự
phát triển kinh tế lại tạo ra điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế có thể đạt
được sự tăng trưởng bền vững và với một quy mô, tốc độ mới lớn hơn.
Câu 12: Từ một hiện tượng bất kỳ quan sát được trong thực tế có thể kết luận chính xác ở mức độ
bản chất của sự vật không? Tạ i sao? Cho thí dụ.
Từ một hiện tượng bất kỳ trong thực tế, ta không thể kết luận chính xác ở mức đầy
đủ, tuyệt đối về bản chất của sự vật. Bởi vì theo nguyên lý tính thống nhất giữa bản
chất và hiện tượng, thì không một hiện tượng nào là thuần túy hiện tượng cả, mà
nó luôn phản ánh một bản chất nào đó của sự vật. Cho nên, xét về mặt khách quan,
ta chỉ có thể kết luận chính xác về bản chất của sự vật thôi, chứ không thể kết luận
chính xác ở mức độ đầy đủ, và tuyệt đối về bản chất sự vật. Muốn kết luận chính
xác ở mức độ đầy đủ, tuyệt đối về bản chất sự vật, thì ngoại trừ quan sát hiện
tượng, người nghiên cứu cần phải có một trình độ chủ quan tương đối với thực tại
khách quan. Với tinh thần không thể khi xét về mặt khách quan, thì tất nhiên, về
mặt chủ quan, ta càng không thể kêt luận chính xác ở mức đầy đủ, tuyệt đối về bản chất sự vật.
Ví dụ: Khi một người không có kiến thức về tự nhiên quan sát thấy trên trời có một
đám mây mù, và một lúc sau khi xuất hiện mây mù, trời bắt đầu đổ mưa, và khi
mưa xong, mây mù dần tan đi. Thì người này có thể đưa kết luận là mây mù được
tạo thành từ nước, đây là một kết luận chính xác, nhưng không chính xác ở mức độ
đầy đủ và tuyệt đối về bản chất của mây. Nếu người này có trình độ chủ quan
tương đối với thực tại khách quan (tức là có hiểu biết về khoa học thực tiễn) thì họ
sẽ cho kết luận bản chất của mây một cách chính xác và cụ thể hơn, và tất nhiên,
khi trình độ chủ quan đạt đến mức cùng cực của khoa học hiện đại, thì sự kết luật
bản chất này sẽ đạt đến mức độ “tuyệt đối” trong khả năng có thể đạt tới của khoa học.
Câu 13: Từ lý luận về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng để trả lời: Tại
sao con người có thể và cần phải tổng kết kinh nghiệm.
- Kinh nghiệm là những gì mà được con người tổng kết lên qua sự trải nghiệm
hoặc của cá nhân, hoặc của cộng đồng người. Qua trải nghiệm, con người
biết rằng cứ làm thế này thì thành công, làm khác đi thì thành công ít hơn,
mà làm trái đi thì sẽ thất bại. Tóm lại, kinh nghiệm là kết quả nhận thức,
hiểu biết được con người tổng kết lại thông qua sự trải nghiệm nhiều lần
những tình huống hoặc trong công việc, hoặc trong cuộc đời. Như vậy, kinh
nghiệm là cái chung so với mỗi tình huống xảy ra, mỗi tình huống là cái
riêng. Ví dụ, cha ông ta tổng kết kinh nghiệm, muốn cứu nước thì phải đại đoàn kết.
Mà theo lý luận về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, thì cái chung tồn tại
trong cái riêng, cho nên khi con người nghiên cứu các tình huống và trải nghiệm
khác nhau, tức là khi con người nghiên cứu các cái chung, thì tất yếu, con người sẽ
rút ra được cái chung tồn tại bên trong. Cho nên có thể nói, con người có thể tổng kết kinh nghiệm.
Tại sao con người phải tổng kết kinh nghiệm? Vì kinh nghiệm – cái chung là tiền
đề mà chúng ta sử dụng để tiếp tục giải quyết những tình huống riêng có tính tương
tự trong tương lai. Leenin nói kẻ nào bắt tay vào giải quyết những vấn để riêng, mà
không dựa vào nhận thức được những cái chung, thì kẻ đó sẽ vấp phải những sai
lầm. Để xử lý cái chung, thì có 2 cách, cách 1 là tổng kết kinh nghiệm, đối với cái
chung cao hơn, thì cần phải dùng cách 2 là khoa học đi tìm cái chung – một thứ
chắc chắn hơn kinh nghiệm. Một người vừa có kiến thức về nguyên lý chung của
khoa học, vừa có kinh nghiệm thì sẽ giải quyết vấn đề riêng tốt hơn. Tức là có thể
thấy, không chỉ dựa vào cái kiên thức khoa học chung làm nền tảng, mà con người
cũng đồng thời cần phải có kinh nghiệm trong việc giải quyết tình huống, để có thể
tạo ra hiệu quả giải quyết cao hơn. Cho nên xã hội vừa cần người có năng lực khoa
học được đào tạo, vừa có kinh nghiệm trong cuộc sống làm việc, và ứng xử. Tóm
lại tại sao con người phải tổng kết kinh nghiệm? Để tìm ra cái chung, sau đó dùng
cái chung ấy làm chìa khóa để giải quyết mỗi cái riêng có tính tương tự trong tương lai.
Câu 14: Khi xây dựng các dự báo cho hoạt động thực tiễn, cần phải căn cứ vào cái
tất nhiên hay ngẫu nhiên? Tại sao? Cho thí dụ
- Khi xây dựng các dự báo cho hoạt động thực tiên, thì ta cần phải căn cứ vào
cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên. Dự báo là dự báo sự vật, trạng thái của sự vật
trong tương lại, nghĩa là xét trong vận động. Mà theo lý luận đưa ra, thì
trong quá trình vận động của bất kỳ sự vật nào, thì nó cũng đều bị chi phối
bởi 2 phương diện, quy luật khách quan và tương tác điều kiện môi trường,
nên khi dự báo thì phải dựa vào cả hai tất nhiên khách quan và ngẫu nhiên
do sự tác động của yếu tố môi trường.
- Dự báo đỏi hỏi phải đảm bảo chính xác, dự báo đầu tiên là dự báo phương
hướng và dài hạn. Sau đó người ta mới chi tiết hóa dự báo thành ngắn hạn,
trung hạn và cụ thể hóa các phương ánh, khả năng. Cho nên, trước hết và cơ
bản thì dự báo phải dựa trên cái tất nhiên đầu tiên, để xác định phương
hướng vận động và đảm bảo độ chính xác, sau đó mới dựa vào ngẫu nhiên
để cụ thể hóa các khả năng có thể xảy ra
Ví dụ: khi dự báo hướng rơi của một vật, thì phải dựa vào cái tất nhiên đầu tiên,
là nó sẽ rơi xuống mặt sàn theo quy luật của luật hấp dẫn, chứ không rơi ngược
lên trần nhà. Còn cụ thể hóa ra, nó sẽ rơi vào điểm nào trên mặt sàn, thì người
ta phải dựa vào các khả năng, dưới sự tác động của điều kiện môi trường, ví dụ
như độ nặng của vật này lớn hay bé, vật đang được thả ở điều kiện có nhiều gió
hay vật chắn nào khác không,… sau đó đưa ra sự dự báo chính xác nhất về điểm rơi của vật.
Câu 15: Từ nội dung quy luật về phương thức cơ bản của sự phát triển để trả lời:
Có phải mọi sự thay đổi về lượng đều dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật hay
không? Tại sao? Cho 1 thí dụ.
- Xét về mặt khả năng, mọi sự thay đổi về lượng đều tất yếu dẫn đến sự thay
đổi về chất, bởi vì theo quy định lượng – chất, thì lượng và chất tồn tại trong
quy định lẫn nhau, lượng và chất giống như hai biến x và y trong một hàm
số một biết, khi x thay đổi thì sẽ kéo theo y thay đổi. Tuy nhiên, để từ khả