Đề cương vấn đáp kinh tế vi mô | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Các yếu tố bao gồm mức lương, trình độ kỹ năng của lao động, nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp và điều kiện kinh tế chung. Thay đổi công nghệ có thể làm giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng năng suất. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc thị trường và cạnh tranh.
Môn: Kinh tế Vi mô (Microeconomic)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MẪU CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
TỔ HỢP 1: Cho biết những nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích.
a. Đường đồng lượng là một đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các yếu
tố đầu vào khác nhau để có cùng một sản lượng đầu ra nhất định.
b. Đường ngân sách luôn có độ dốc dương.
c. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi ích khi MR=P
d. Giá cả hàng hóa thay đổi làm cho đường cầu của hàng hóa đó dịch chuyển.
e. Chi phí cố định là những chi phí thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi.
f. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua nhưng
chỉ có một người bán duy nhất.
g. Lợi ích cận biên của một hàng hóa hay dịch vụ có xu hướng giảm xuống ở
một điểm nào đó khi hàng hóa hay dịch vụ đó được tiêu dùng nhiều hơn
trong một thời gian nhất định.
h. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chính là cầu của hàng hóa đó.
i. Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi.
j. Thị trường độc quyền là thị trường có nhiều người mua và cũng có nhiều người bán.
k. Các đường bàng quan của một người tiêu dùng luôn luôn cắt nhau.
l. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng cửa khi giá bán lớn hơn AVCmin.
m. Không nên tiêu dùng quá nhiều một mặt hàng nào đó trong một khoảng thời gian ngắn.
n. Đối với đa số các hàng hóa, khi giá cả của hàng hóa giả xuống thì lượng
cầu cầu của hàng hóa đó cũng giảm theo và ngược lại.
o. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm cho đường cầu của hàng
hóa (thông thường và cao cấp) dịch chuyển sang trái.
p. Doanh nghiệp sẽ tối đa hóa doanh thu khi MR=MC.
q. Khi giá cả hàng hóa tăng lên lượng cung hàng hóa cũng tăng lên và ngược lại.
r. Doanh nghiệp hòa vốn khi tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí.
s. Kinh tế vi mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của một nền kinh tế
như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, đầu tư…
t. Doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp không có sức mạnh thị trường.
TỔ HỢP 2: BÀI TẬP
Bài 1: Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 1,5 triệu đồng để phân bổ
cho hai hàng hoá X và Y. Biết giá hàng hoá X là 5.000 đồng/đơn vị, giá hàng
hóa Y là 10.000 đồng/đơn vị. a.
Hãy viết đường ngân sách cho người này? Minh họa bằng đồ thị. b.
Giả sử hàm lợi ích của người tiêu dùng này là TU(X,Y)= 2X(1+Y). Tính MUX, MUY, MRSx/y. c.
Xác định số lượng hàng hoá X và Y để người tiêu dùng này tối đa
hoá lợi ích? Tính lợi ích tối đa đó. Giá Lượng cầu Lượng cung (1000đ/SP) (1000SP) (1000SP) 42 44 26 52 38 30 62 32 34 72 26 38 82 20 42 92 14 46
P (nghìn đồng/ sản phẩm) Q (nghìn sản phẩm) Yêu cầu
a. Viết phương trình đường cung và đường cầu của hàng hóa X. Giá và sản
lượng cân bằng là bao nhiêu? Minh họa bằng đồ thị.
b. Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng tại điểm cân bằng.
c. Khi giá là 82 nghìn đồng, thị trường như thế nào?
d. Giả sử chính phủ đánh thuế 2000 đồng/sp cho một đơn vị sản phẩm bán ra
thì giá và sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
Bài 3: Nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết người này
chi ra một số tiền TC = 15000$ để mua 2 yếu tố này với giá tương ứng là: giá
của vốn r=600 $, giá của lao động w=300$. Hàm sản xuất Q= 2KL
a. Hãy xác định năng suất cận biên của các yếu tố K và L (MPL, MPK)
b. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của K và L (MRTSL/K)
c. Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được?
Bài 4: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản xuất như sau: TC=2Q2+ 3Q+118
Đơn vị tính: Chi phí ($);
Sản lượng Q (sản phẩm) Yêu cầu:
a. Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn: chi phí cố định, chi phí
biến đổi, chi phí biến đổi trung bình, chi phí cố định trung bình, chi phí trung
bình và chi phí cận biên của hãng.
b. Nếu giá bán sản phẩm là 24$, mức sản lượng tối ưu của công ty là bao nhiêu?
Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu?
c. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp? Khi đó doanh
thu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
d. Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp. Vẽ đồ thị minh họa.
Bài 5: Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 6 triệu đồng để mua hai
hàng hoá X và Y. Biết giá hàng hoá X là 10.000 đ/đơn vị, giá hàng hóa Y là
15.000 đ/đơn vị. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng này là TU(X,Y)= XY.
a. Hãy viết đường ngân sách cho người này? Minh họa bằng đồ thị. b. Tính MUX, MUY, MRSx/y
c. Xác định số lượng hàng hoá X và Y mà người tiêu dùng này chọn mua để
tối đa hoá lợi ích? Tính lợi ích tối đa đó.
Bài 6: Có cầu về sản phẩm B là: P = 50 -2Q. Trong đó P là giá bán tính bằng
đôla ($); Q là sản lượng tính bằng nghìn đơn vị. Thị trường này do một hãng độc
quyền khống chế. Hãng độc quyền này có tổng chi phí là: TC =2Q2 + 2Q + 40 Yêu cầu:
a. Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn: chi phí cố định, ,chi phí
biến đổi, chi phí biến đổi trung bình, chi phí cố định trung bình, chi phí trung
bình và chi phí cận biên của hãng
b. Xác định giá và sản lượng cho hãng độc quyền này.
c. Hãng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận và tính hệ số Lerner đo sức mạnh độc quyền của Doanh nghiệp.
d. Mất không do sức mạnh độc quyền gây ra là bao nhiêu?
Bài 7: Nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết người này
chi ra một số tiền TC = 295$ để mua 2 yếu tố này với giá tương ứng là: giá của vốn
r = 40 $, giá của lao động w =10$. Hàm sản xuất Q = K(L+1)
a. Hãy xác định năng suất cận biên của các yếu tố K và L (MPL, MPK)
b. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của K và L (MRTSL/K)
c. Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được? QD=250-3P; QS=100+2P Đơn vị tính:
P (nghìn đồng/ sản phẩm) Q (nghìn sản phẩm) Yêu cầu
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường? Minh họa bằng đồ thị.
b. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng tại mức giá cân bằng.
c. Tính độ co giãn của cầu ở mức giá P=35
d. Giả sử chính phủ trợ cấp là 2000 đồng/sp cho một đơn vị sản phẩm bán ra
thì giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
Bài 9: Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 3 triệu đồng để phân bố cho hai
hàng hoá X và Y. Giả sử giá hàng hoá X là 20.000 đồng/đơn vị, giá hàng hóa Y là
60.000 đồng/đơn vị. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này là TU(X,Y) = (X-6)Y. a.
Hãy viết đường ngân sách cho người này? Minh họa bằng đồ thị. b.
Giả sử Tính MUX, MUY, MRSx/y c.
Để tối đa hóa lợi ích người tiêu dùng này sẽ lựa chọn mua bao nhiêu hàng
hóa X và Y? Tính tổng lợi ích tối đa đó.
Bài 10: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản xuất như sau: TC=Q2+ 6Q+36 ($) ĐVT: Chi phí ($); Q (nghìn sản phẩm) Yêu cầu:
a. Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn: chi phí cố định, chi phí
biến đổi, chi phí biến đổi trung bình, chi phí cố định trung bình, chi phí trung
bình và chi phí cận biên của hãng.
b. Nếu giá bán sản phẩm là 56$, mức sản lượng tối ưu của công ty là bao nhiêu?
Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu?
c. Xác định mức giá mà doanh nghiệp phải đóng cửa? Khi đó doanh nghiệp bị lỗ bảo nhiêu?
d. Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp. Vẽ đồ thị minh họa.