Đề tài 3:Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp, chính sách - Kinh tế vĩ mô| Đại học kinh tế thành phố HCM

Đề tài 3:Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp, chính sách - Kinh tế vĩ mô| Đại học kinh tế thành phố HCM  được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài 3:
Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng và giải pháp, chính sách
Gi ng viên h ng ướ
dẫẫn
: Trầần Bá Th
Mã l p h c phẫần : 22D1ECO50100227
Nhóm th c hi n : Nhóm 13
Danh sách thành
viên
1. Võ Thu Th y
2. Nguyễễn Th Th o Quyễn
3. Nguyễễn Thái Thi n Tần
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT.....................................2
1. Khái niệm và đo lường lạm phát.......................................................................2
1.1 Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan......................................2
1.2 Thước đo lạm phát........................................................................................2
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)........................................................................2
1.2.2 Chỉ số giảm phát GDP.............................................................................3
2. Phân loại............................................................................................................3
2.1 Phân loại lạm phát theo mức độ....................................................................3
2.1.1 Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)................................................4
2.1.2 Lạm phát phi mã......................................................................................4
2.1.3 Siêu lạm phát............................................................................................4
2.2 Phân loại lạm phát theo định tính..................................................................4
2.2.1 Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường.....................................5
2.2.2 Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng.....................................5
3. Nguyên nhân.....................................................................................................5
3.1 Lạm phát do cầu kéo.....................................................................................6
3.2 Lạm phát do chi phí đẩy……………………………………………………6
3.3 Lạm phát tiền tệ.............................................................................................7
3.4 Một số nguyên nhân khác.............................................................................7
4. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế..........................................................8
4.1 Ảnh hưởng tiêu cực.......................................................................................8
4.1.1 Ảnh hưởng đến lãi suất............................................................................8
4.1.2 Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động..............................8
4.1.3 Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập.........................................................8
4.1.4 Ảnh hưởng đến khoản nợ quốc gia..........................................................9
4.2 Ảnh hưởng tích cực.......................................................................................9
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (2020-
2022)...................................................................................................................11
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
.............................................................................................................................15
1. Các giải pháp của chính phủ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn..................15
1.1 Những biện pháp tình thế............................................................................15
1.2 Những biện pháp chiến lược.......................................................................16
2. Các chính sách tiền tệ......................................................................................16
3. Cân bằng cung - cầu trong nền kinh tế............................................................18
KẾT LUẬN........................................................................................................19
Tài liệu tham khảo............................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU
chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nền
kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế, thị trường
hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gây gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng
vững trên thị trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh
chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề
cần để kinh doanh còn những vấn đề nan giải trong kinh tế. Một trong
những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát.
Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành
mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công lý. Lạm phát đã được đề cập rất
nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. ảnh hưởng tới
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội đặc biệtgiới lao động. Nét
đặc trưng của thực trạng nền kinh tế lạm phát giá cả của hầu hết các hàng
hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm.
nước ta, từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, lạm phát diễn ra nghiêm
trọng và kéo dài. Phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, gây hại đến tất cả các
mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng
nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm,
nghiên cứu đề xuất phương án khắc phục. nước ta hiện nay, chống lạm
phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu rất quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Chính những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế việc
nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế, đặc
biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền kinh tế nước ta. Chúng ta cần
phải tìm hiểu xem lạm phát gì? Do đâu lạm phát? Lạm phát ảnh
hưởng gì đến nền kinh tế? Và tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát?
Bài tiểu luận của nhóm em sẽ điểm lại các thuyết, các bằng chứng thực
nghiệm về lạm phát, một số vấn đề liên quan mối quan hệ giữa lạm phát
tăng trưởng kinh tế, đồng thời đưa ra một số gợi ý về giải pháp, chính sách hạn
chế lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm và đo lường lạm phát
1.1 Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan
Khái niệm lạm phát
Theo Mankiw, lạm phát là một hiện tượng của cả nền kinh tế liên quan đến
giá trị của phương tiện trao đổi của nền kinh tế; lạm phát liên quan đến giá trị
của tiền hơn giá trị hàng hoá. Khi lượng tiền đi vào lưu thông vượt quá mức cho
phép, đồng tiền sẽ bị mất giá trị so với các loại hàng hoá khác. Xét trong một
nền kinh tế, khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng
hoá và dịch vụ hơn, vì vậy lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn
vị tiền tệ.
Các khái niệm liên quan
˗ Giảm phát: tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong
một khoảng thời gian nhất định.
˗ Thiểu phát (hay cắt giảm lạm phát): được dùng để miêu tả tỉ lệ lạm phát
giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được sử dụng để
mô tả các trường hợp khi tỉ lệ lạm phát giảm nhẹ trong một thời gian ngắn.
1.2 Thước đo lạm phát
Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh
tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát GDP.
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa dịch vụ được mua
bởi người tiêu dùng. Chỉ số này biểu thị biến động về mức giá chung của một rổ
hàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình.
˗ Công thức tính CPI:
CPI = x 100
2
Chi phí đ mua hàng hóa th i kì t
Chi phí đ mua hàng hóa th i c ơ
s
˗ Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI):
Nếu P là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại
o
và P là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:
-1
Tỷ lệ lạm phát = 100 x
P
o
– P
-1
P
-1
1.2.2 Chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm, biểu thị sự biến động
về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa dịch vụ sản xuất ra trong lãnh
thổ kinh tế của quốc gia. Chỉ số này dùng để đo lường mức giá hiện hành so với
mức giá năm cơ sở.
˗ Công thức tính chỉ số giảm phát GDP:
Chỉ số giảm phát GDP = 100 x
GDP danh nghĩa
GDP thực tế
˗ Công thức tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giảm phát GDP:
Tỷ lệ lạm phát năm 2 = 100 x
Chỉ số giảm phát GDP năm 2 - Chỉ số giảm phát GDP
năm 1
Chỉ số giảm phát GDP năm 2
2. Phân loại
Lạm phát được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
2.1 Phân loại lạm phát theo mức độ
Căn cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả, người ta chia lạm phát ra làm 3
loại:
3
2.1.1 Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)
Loại lạm phát này xảy ra với mức tăng chậm của giá cả, được giới hạn
mức độ một con số hàng năm (dưới 10%). Trong thời này, nền kinh tế hoạt
động bình thường, đời sống của người dân khá ổn định. Đây lạm phát thể
dự đoán được, giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không nảy sinh tình
trạng thu mua, tích trữ hàng, nền kinh tế lúc này ổn định, đời sống của người
dân lao động được đảm bảo, nền kinh tế ít rủi ro nên các hoạt động mua bán
đầu tư được các hãng kinh doanh mở rộng. Với mức tăng trưởng tiền dưới 10%
ở các nước đang phát triển và 2-5% ở các nước phát triển, lạm phát không chỉ ít
tạo tác động tiêu cực màthể còn tích cực như: vay nợ, đầu tư, kích thích tiêu
dùng, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội…
2.1.2 Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số. Mức độ lạm
phát này tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 100%. Mức giá chung lúc này tăng
lên nhanh chóng, gây biến động lớn về mặt kinh tế. Tiền của một quốc gia bị
mất giá, lãi suất thực giảm đến mức âm, người dân thay giữ tiền mặt thì tăng
cường tích trữ hàng hoá các loại tài sản khác như vàng, ngoại tệ, bất động
sản, ... gây ra sự không ổn định trong nền kinh tế. Khi mức độ lạm phát này kéo
dài sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế, thể gây ra những biến đổi kinh tế
nghiêm trọng.
2.1.3 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng cao bất thường, tỷ lệ tăng mức
giá chung thường ở mức 3 chữ số, khoảng trên 200% một năm, lớn hơn nhiều so
với lạm phát phi không ổn định. Lúc này, các yếu tố thị trường bị biến
dạng, thông tin không chính xác, giá cả tăng nhanh không ổn định, giá trị
thực của đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng và lượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng
kể. Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, khiến nền kinh tế quốc gia rơi vào khủng
hoảng, gây bất ổn tình hình an ninh, chính trị trong nước. Hiện tượng này rất ít
khi xảy ra, tuy nhiên trên thực tế đã những vụ siêu lạm phát trầm trọng đã
diễn ra trên thế giới như ở Đức vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lên tới
29.500%, hay Zimbabwe giai đoạn 2000-20009, lạm phát lúc lên tới đỉnh
điểm với tỷ lệ 516 x 10^18 %.
2.2 Phân loại lạm phát theo định tính
Căn cứ vào định tính, lạm phát được chia ra làm 2 nhóm:
4
2.2.1 Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường
2.2.1.1 Lạm phát dự đoán trước
Lạm phát dự đoán trước lạm phát diễn ra theo dự đoán của các nhà
nghiên cứu kinh tế, thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát trong các năm tiếp
theo. Loại lạm phát này tỷ lệ lạm phát tương đối ổn định, xảy ra hằng năm
trong thời kỳ dài. Lạm phát này không gây thiệt hại nhiều cho nền kinh tế quốc
gia, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, đời sống thường chỉ tác động điều
chỉnh chi phí sản xuất.
2.2.1.2 Lạm phát bất thường
Đây là loại lạm phát không thể dự đoán được. Loại lạm phát này có tỷ lệ
lạm phát vượt ra ngoài dự đoán của con người vì nó xảy ra đột ngột. Lạm phát
bất thường thường bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, các tác nhân của nền kinh
tế không thay đổi bất ngờ như dịch bệnh, chiến tranh,... Vì vậy, con người
thường bị ảnh hưởng tâm lý vì không kịp thích nghi, gây ra sự phân bổ lại tài
sản của nhân dân, biến động đối với nền kinh tế và dẫn đến niềm tin của nhân
dân vào chính quyền có phần giảm sút.
2.2.2 Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
2.2.2.1 Lạm phát cân bằng
Lạm phát cân bằng là loại lạm phát có mức tăng trưởng tiền tệ tương ứng
với thu nhập thực tế của người lao động, phù hợp với hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia. Loại lạm phát này không ảnh hưởng
đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung.
2.2.2.2 Lạm phát không cân bằng
Lạm phát không cân bằng loại lạm phát mức tăng trưởng tiền tệ
không tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động. Loại lạm phát này
thường hay xảy ra trên thực tế hơn.
3. Nguyên nhân
Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể tóm tắt lạm phát xuất
phát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới trên
thị trường tăng cao đột ngột sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi
sản xuất chưa kịp đáp ứng.
5
3.1 Lạm phát do cầu kéo
Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân chính
do tại cùng một thời điểm, tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung
không tăng hoặc tăng không kịp. Khi cung tiền tệ tăng lên, tâm tiêu dùng
nhân tích cực hơn, từ đó kích thích tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh
hơn so với khả năng sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến giá cả rơi vào tình trạng “leo
thang” và khiến giá trị của đồng tiền bị mất giá. Do đó, người tiêu dùng sẽ phải
chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ, tình trạng
lạm phát từ đó xuất hiện.
Tổng cầu trong nền kinh tế bao gồm chi tiêu của hộ gia đình C, chi tiêu của
chính phủ G, đầu tư trong nền kinh tế I, nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu X,
lượng hàng hóa nhập khẩu M, hàng hóa nhập khẩu làm phong phú thêm hàng
hóa trong nước, làm giảm căng thẳng giữa tổng cầu nên được biểu diễn bằng
dấu âm (-) trong biểu thức cộng các yếu tố của tổng cầu.
Nếu gọi tổng cầu là AD thì: AD = C + I + G + X - M. Tổng cầu tăng có thể
do một hoặc một số các yếu tố trong vế bên phải của biểu thức tăng lên.
3.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Trong điều kiện cơ chế thị trường chưa đạt tới tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm,
không có một quốc gia nào có thể duy trì được trong một thời gian dài với công
ăn việc làm đầy đủ cho mọi thành viên trong xã hội, giá cả ổn định và có một thị
trường hoàn toàn tự do.
Lạm phát chi phí đẩy (hay còn gọi lạm phát đình trệ) xuất hiện từ phía
cung, do chi phí sản xuất đầu vào như nhân công, máy móc,… tăng lên khiến
cho doanh nghiệp phải tăng giá cả sản phẩm nhằm đảm bảo lợi nhuận thu về; do
người công nhân yêu cầu mức lương thực tế cao hơn; do chủ thuê tăng biên lợi
nhuận của họ lên hoặc thể do việc tăng tự định giá nhập khẩu. Những điều
này được minh họa bằng sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường tổng
cung. Tình trạng này chỉ xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người
tiêu dùng sẵn sàng trả giá sản phẩm ở mức cao hơn thông thường.
Như vậy, các chi phí sản xuất đầu vảo tăng làm tăng giá thành sản phẩm và
buộc doanh nghiệp tăng giá bán để đắp chi phí. Giá bán tăng sẽ gây ra lạm
phát. Mặt khác, theo quy luật cung cầu, khi giá bán tăng sẽ làm tổng cầu giảm
xuống, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất, sa thải nhân công. Hậu quả dẫn
đến cho nền kinh tế lúc này vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng tỉ
lệ thất nghiệp.
6
3.3 Lạm phát tiền tệ
Lạm phát tiền tệ là tình trạng xảy ra khi nguồn cung tiền tệ trong nước tăng
quá cao. Cung tiền tăng do các ngân hàng trung ương phải thực hiện chính sách
mua ngoại tệ để tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước; hoặc cũng có thể
do các ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước cũng góp phần phát
sinh lạm phát.
Bên cạnh đó, lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu
thông gây ra, được giải thích bằng phương trình sau:
M*V = P*Y
Trong đó:
· M: lượng cung tiền danh nghĩa
· V: tốc độ lưu thông tiền tệ
· P: chỉ số giá
· Y: sản lượng thực của nền kinh tế
Với giả thiết này, VY không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng
cung tiền danh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo tỷ lệ, lạm
phát xảy ra.
3.4 Một số nguyên nhân khác
3.4.1 Lạm phát do xuất khẩu
Trên thị trường, khi phần lớn sản phẩm sản xuất trong nước được thu gom
để phục vụ xuất khẩu, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn khiến lượng hàng cung
cho thị trường trong nước giảm, dẫn đến mức giá chung bị đẩy lên cao. Điều
này dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung khiến mất cân bằng cung cầu trong
nước, dẫn đến phát sinh lạm phát.
3.4.2 Lạm phát do nhập khẩu
Khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới tăng thì dẫn đến giá hàng
hóa nhập khẩu tăng theo, giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên, kéo
theo mức giá chung tăng lên, từ đó sẽ hình thành lạm phát.
3.4.3 Lạm phát do cầu thay đổi
Nếu trên thị trường xuất hiện một doanh nghiệp cung cấp độc quyền một
loại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng thì giá của các hàng hóa,
7
dịch vụ phụ thuộc vào sản phẩm đó cũng tăng theo (ví dụ như điện). Kết quả
giá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát.
4. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát những tác động nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia,
bao gồm cả tác động tiêu cực và tích cực.
4.1 Ảnh hưởng tiêu cực
4.1.1 Ảnh hưởng đến lãi suất
Lãi suất chính yếu tố chịu ảnh hưởng đầu tiên của lạm phát. Lạm phát
tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy
động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân
hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn.
Nhưng nâng lên bao nhiêu hợp lý, luôn bài toán khó đối với mỗi ngân
hàng.
nên khi lạm phátLãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
tăng, để giữ cho lãi suất thực trong nước được ổn định thì lãi suất danh nghĩa
phải tăng theo mức tăng của lạm phát. Điều này kéo theo hệ quả làm suy thoái
nền kinh tế, các hoạt động vay nợ đầu giảm dẫn đến một lượng lớn lao
động không có công ăn việc làm.
4.1.2 Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động
Thu nhập thực tế thu nhập danh nghĩa của người lao động lạm phát
mối quan hệ với nhau. Nếu lạm phát tăng nhưng mức thu nhập danh nghĩa
không đổi sẽ dẫn đến thu nhập thực tế của người lao động bị giảm. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao độngcả doanh nghiệp. Lạm phát
không chỉ làm giảm giá trị thực tế của những tải sản không phát sinh lãicòn
làm giảm thu nhập từ những khoản lãi của những tài sản phát sinh lãi.
4.1.3 Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập
Khi lạm phát tăng lên đồng nghĩa với việc giá trị của đồng tiền bị giảm
xuống, điều này sẽ có lợi cho những người đi vay vốn để đầu cơ trục lợi dẫn đến
nhu cầu vay cao kéo theo lãi suất cũng tăng cao.
Tầng lớp những người giàu sẽ dựa vào lạm phát thu gom, vét,
đầu tích trữ hàng hóa, tài sản dẫn đến sự chênh lệch lớn trong quan hệ cung
cầu hàng hóa trên thị trường. Tình trạng ngày càng làm mất cân đối nghiêm
8
trọng quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá lại càng lên
cao hơn. Trong khi đó, những người lao động nghèo vốn đã nghèo càng trở nên
khốn khó hơn, họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu.
Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những rối loạn trong nền kinh tế tạo ra
khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
4.1.4 Ảnh hưởng đến khoản nợ quốc gia
Tình trạng lạm phát sẽ làm cho tỷ giá ngoại tệ so với đồng tiền trong nước
tăng, đồng tiền trong nước sẽ trở nên mất giá hơn so với đồng tiền nước ngoài
khiến cho các khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
4.2 Ảnh hưởng tích cực
Không phải lúc nào lạm phát cũng gây hại đến nền kinh tế, vẫn trường
hợp lạm phát mang lại những tích cực nhất định. Tốc độ lạm phát mức vừa
phải (từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển) sẽ
mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như:
˗ khả năng kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu giảm thiểu tỷ lệ thất
nghiệp trong xã hội.
˗ Cho phép chính phủ thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu
vào một số lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng, giúp
phân phối lại thu nhập các nguồn lực trong hội theo các định hướng
mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Tóm lại, khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát
ở tốc độ vừa phải sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Tác động của lạm phát đến các chi phí xã hội
˗ Chi phí mòn giày: Lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ
tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên
lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó, họ
cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã
dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất
tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với
không có lạm phát.
˗ Chi phí thực đơn: Lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh
nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.
9
| 1/24

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH KHOA KINH TẾ BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài 3:
Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng và giải pháp, chính sách Gi ng viên h ng ướ : Trầần Bá Thdẫẫn Mã l p ớ h c phẫần : 22D1ECO50100227 Nhóm th c hi n : Nhóm 13 Danh sách thành 1. Võ Thu Th yviên 2. Nguyễễn Th Tho Quyễn
3. Nguyễễn Thái Thi n Tần MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT.....................................2
1. Khái niệm và đo lường lạm phát.......................................................................2
1.1 Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan......................................2
1.2 Thước đo lạm phát........................................................................................2
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)........................................................................2
1.2.2 Chỉ số giảm phát GDP.............................................................................3
2. Phân loại............................................................................................................3
2.1 Phân loại lạm phát theo mức độ....................................................................3
2.1.1 Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)................................................4
2.1.2 Lạm phát phi mã......................................................................................4
2.1.3 Siêu lạm phát............................................................................................4
2.2 Phân loại lạm phát theo định tính..................................................................4
2.2.1 Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường.....................................5
2.2.2 Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng.....................................5
3. Nguyên nhân.....................................................................................................5
3.1 Lạm phát do cầu kéo.....................................................................................6
3.2 Lạm phát do chi phí đẩy……………………………………………………6
3.3 Lạm phát tiền tệ.............................................................................................7
3.4 Một số nguyên nhân khác.............................................................................7
4. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế..........................................................8
4.1 Ảnh hưởng tiêu cực.......................................................................................8
4.1.1 Ảnh hưởng đến lãi suất............................................................................8
4.1.2 Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động..............................8
4.1.3 Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập.........................................................8
4.1.4 Ảnh hưởng đến khoản nợ quốc gia..........................................................9
4.2 Ảnh hưởng tích cực.......................................................................................9
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (2020-
2022)
...................................................................................................................11
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
.............................................................................................................................15
1. Các giải pháp của chính phủ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn..................15
1.1 Những biện pháp tình thế............................................................................15
1.2 Những biện pháp chiến lược.......................................................................16
2. Các chính sách tiền tệ......................................................................................16
3. Cân bằng cung - cầu trong nền kinh tế............................................................18
KẾT LUẬN........................................................................................................19
Tài liệu tham khảo............................................................................................20 LỜI MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nền
kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế, thị trường
hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gây gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng
vững trên thị trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh
chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề
cần có để kinh doanh còn có những vấn đề nan giải trong kinh tế. Một trong
những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát.
Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành
mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công lý. Lạm phát đã được đề cập rất
nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Nó ảnh hưởng tới
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội đặc biệt là giới lao động. Nét
đặc trưng của thực trạng nền kinh tế có lạm phát là giá cả của hầu hết các hàng
hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm.
Ở nước ta, từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, lạm phát diễn ra nghiêm
trọng và kéo dài. Phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, gây hại đến tất cả các
mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng
nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm,
nghiên cứu và đề xuất phương án khắc phục. Ở nước ta hiện nay, chống lạm
phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu rất quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc
nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế, đặc
biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền kinh tế nước ta. Chúng ta cần
phải tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Lạm phát có ảnh
hưởng gì đến nền kinh tế? Và tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát?
Bài tiểu luận của nhóm em sẽ điểm lại các lý thuyết, các bằng chứng thực
nghiệm về lạm phát, một số vấn đề liên quan và mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế, đồng thời đưa ra một số gợi ý về giải pháp, chính sách hạn
chế lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm và đo lường lạm phát
1.1 Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan
Khái niệm lạm phát
Theo Mankiw, lạm phát là một hiện tượng của cả nền kinh tế liên quan đến
giá trị của phương tiện trao đổi của nền kinh tế; lạm phát liên quan đến giá trị
của tiền hơn giá trị hàng hoá. Khi lượng tiền đi vào lưu thông vượt quá mức cho
phép, đồng tiền sẽ bị mất giá trị so với các loại hàng hoá khác. Xét trong một
nền kinh tế, khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng
hoá và dịch vụ hơn, vì vậy lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Các khái niệm liên quan ˗
Giảm phát: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong
một khoảng thời gian nhất định. ˗
Thiểu phát (hay cắt giảm lạm phát): được dùng để miêu tả tỉ lệ lạm phát
giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được sử dụng để
mô tả các trường hợp khi tỉ lệ lạm phát giảm nhẹ trong một thời gian ngắn.
1.2 Thước đo lạm phát
Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh
tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát GDP.
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua
bởi người tiêu dùng. Chỉ số này biểu thị biến động về mức giá chung của một rổ
hàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. ˗ Công thức tính CPI:
Chi phí đ mua hàng hóa th i kì t CPI = x 100
Chi phí đ mua hàng hóa th i kì cơ sở 2 ˗
Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI):
Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại
và P-1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là: Po – P-1
Tỷ lệ lạm phát = 100 x P-1
1.2.2 Chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm, biểu thị sự biến động
về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong lãnh
thổ kinh tế của quốc gia. Chỉ số này dùng để đo lường mức giá hiện hành so với mức giá năm cơ sở. ˗
Công thức tính chỉ số giảm phát GDP: GDP danh nghĩa
Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP thực tế ˗
Công thức tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giảm phát GDP:
Chỉ số giảm phát GDP năm 2 - Chỉ số giảm phát GDP năm 1
Tỷ lệ lạm phát năm 2 = 100 x
Chỉ số giảm phát GDP năm 2 2. Phân loại
Lạm phát được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
2.1 Phân loại lạm phát theo mức độ
Căn cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả, người ta chia lạm phát ra làm 3 loại: 3 2.1.1
Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)
Loại lạm phát này xảy ra với mức tăng chậm của giá cả, được giới hạn ở
mức độ một con số hàng năm (dưới 10%). Trong thời kì này, nền kinh tế hoạt
động bình thường, đời sống của người dân khá ổn định. Đây là lạm phát có thể
dự đoán được, giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không nảy sinh tình
trạng thu mua, tích trữ hàng, nền kinh tế lúc này ổn định, đời sống của người
dân lao động được đảm bảo, nền kinh tế ít rủi ro nên các hoạt động mua bán và
đầu tư được các hãng kinh doanh mở rộng. Với mức tăng trưởng tiền dưới 10%
ở các nước đang phát triển và 2-5% ở các nước phát triển, lạm phát không chỉ ít
tạo tác động tiêu cực mà có thể còn tích cực như: vay nợ, đầu tư, kích thích tiêu
dùng, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội… 2.1.2 Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số. Mức độ lạm
phát này có tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 100%. Mức giá chung lúc này tăng
lên nhanh chóng, gây biến động lớn về mặt kinh tế. Tiền của một quốc gia bị
mất giá, lãi suất thực giảm đến mức âm, người dân thay vì giữ tiền mặt thì tăng
cường tích trữ hàng hoá và các loại tài sản khác như vàng, ngoại tệ, bất động
sản, ... gây ra sự không ổn định trong nền kinh tế. Khi mức độ lạm phát này kéo
dài sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm trọng. 2.1.3 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng cao bất thường, tỷ lệ tăng mức
giá chung thường ở mức 3 chữ số, khoảng trên 200% một năm, lớn hơn nhiều so
với lạm phát phi mã và không ổn định. Lúc này, các yếu tố thị trường bị biến
dạng, thông tin không chính xác, giá cả tăng nhanh và không ổn định, giá trị
thực của đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng và lượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng
kể. Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, khiến nền kinh tế quốc gia rơi vào khủng
hoảng, gây bất ổn tình hình an ninh, chính trị trong nước. Hiện tượng này rất ít
khi xảy ra, tuy nhiên trên thực tế đã có những vụ siêu lạm phát trầm trọng đã
diễn ra trên thế giới như ở Đức vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lên tới
29.500%, hay ở Zimbabwe giai đoạn 2000-20009, lạm phát có lúc lên tới đỉnh
điểm với tỷ lệ 516 x 10^18 %.
2.2 Phân loại lạm phát theo định tính
Căn cứ vào định tính, lạm phát được chia ra làm 2 nhóm: 4 2.2.1
Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường
2.2.1.1 Lạm phát dự đoán trước
Lạm phát dự đoán trước là lạm phát diễn ra theo dự đoán của các nhà
nghiên cứu kinh tế, có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát trong các năm tiếp
theo. Loại lạm phát này có tỷ lệ lạm phát tương đối ổn định, xảy ra hằng năm
trong thời kỳ dài. Lạm phát này không gây thiệt hại nhiều cho nền kinh tế quốc
gia, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, đời sống mà thường chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.
2.2.1.2 Lạm phát bất thường
Đây là loại lạm phát không thể dự đoán được. Loại lạm phát này có tỷ lệ
lạm phát vượt ra ngoài dự đoán của con người vì nó xảy ra đột ngột. Lạm phát
bất thường thường bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, các tác nhân của nền kinh
tế không thay đổi bất ngờ như dịch bệnh, chiến tranh,... Vì vậy, con người
thường bị ảnh hưởng tâm lý vì không kịp thích nghi, gây ra sự phân bổ lại tài
sản của nhân dân, biến động đối với nền kinh tế và dẫn đến niềm tin của nhân
dân vào chính quyền có phần giảm sút. 2.2.2
Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
2.2.2.1 Lạm phát cân bằng
Lạm phát cân bằng là loại lạm phát có mức tăng trưởng tiền tệ tương ứng
với thu nhập thực tế của người lao động, phù hợp với hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia. Loại lạm phát này không ảnh hưởng
đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung.
2.2.2.2 Lạm phát không cân bằng
Lạm phát không cân bằng là loại lạm phát có mức tăng trưởng tiền tệ
không tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động. Loại lạm phát này
thường hay xảy ra trên thực tế hơn. 3. Nguyên nhân
Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể tóm tắt lạm phát xuất
phát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới trên
thị trường tăng cao đột ngột và sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi
sản xuất chưa kịp đáp ứng. 5
3.1 Lạm phát do cầu kéo
Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân chính
là do tại cùng một thời điểm, tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung
không tăng hoặc tăng không kịp. Khi cung tiền tệ tăng lên, tâm lý tiêu dùng cá
nhân tích cực hơn, từ đó kích thích tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh
hơn so với khả năng sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến giá cả rơi vào tình trạng “leo
thang” và khiến giá trị của đồng tiền bị mất giá. Do đó, người tiêu dùng sẽ phải
chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ, tình trạng
lạm phát từ đó xuất hiện.
Tổng cầu trong nền kinh tế bao gồm chi tiêu của hộ gia đình C, chi tiêu của
chính phủ G, đầu tư trong nền kinh tế I, nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu X,
lượng hàng hóa nhập khẩu M, hàng hóa nhập khẩu làm phong phú thêm hàng
hóa trong nước, làm giảm căng thẳng giữa tổng cầu nên được biểu diễn bằng
dấu âm (-) trong biểu thức cộng các yếu tố của tổng cầu.
Nếu gọi tổng cầu là AD thì: AD = C + I + G + X - M. Tổng cầu tăng có thể
do một hoặc một số các yếu tố trong vế bên phải của biểu thức tăng lên.
3.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Trong điều kiện cơ chế thị trường chưa đạt tới tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm,
không có một quốc gia nào có thể duy trì được trong một thời gian dài với công
ăn việc làm đầy đủ cho mọi thành viên trong xã hội, giá cả ổn định và có một thị
trường hoàn toàn tự do.
Lạm phát chi phí đẩy (hay còn gọi là lạm phát đình trệ) xuất hiện từ phía
cung, do chi phí sản xuất đầu vào như nhân công, máy móc,… tăng lên khiến
cho doanh nghiệp phải tăng giá cả sản phẩm nhằm đảm bảo lợi nhuận thu về; do
người công nhân yêu cầu mức lương thực tế cao hơn; do chủ thuê tăng biên lợi
nhuận của họ lên hoặc có thể do việc tăng tự định giá nhập khẩu. Những điều
này được minh họa bằng sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường tổng
cung. Tình trạng này chỉ xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người
tiêu dùng sẵn sàng trả giá sản phẩm ở mức cao hơn thông thường.
Như vậy, các chi phí sản xuất đầu vảo tăng làm tăng giá thành sản phẩm và
buộc doanh nghiệp tăng giá bán để bù đắp chi phí. Giá bán tăng sẽ gây ra lạm
phát. Mặt khác, theo quy luật cung cầu, khi giá bán tăng sẽ làm tổng cầu giảm
xuống, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất, sa thải nhân công. Hậu quả dẫn
đến cho nền kinh tế lúc này là vừa có lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng tỉ lệ thất nghiệp. 6
3.3 Lạm phát tiền tệ
Lạm phát tiền tệ là tình trạng xảy ra khi nguồn cung tiền tệ trong nước tăng
quá cao. Cung tiền tăng do các ngân hàng trung ương phải thực hiện chính sách
mua ngoại tệ để tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước; hoặc cũng có thể
do các ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước cũng góp phần phát sinh lạm phát.
Bên cạnh đó, lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu
thông gây ra, được giải thích bằng phương trình sau: M*V = P*Y Trong đó:
· M: lượng cung tiền danh nghĩa
· V: tốc độ lưu thông tiền tệ · P: chỉ số giá
· Y: sản lượng thực của nền kinh tế
Với giả thiết này, V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng
cung tiền danh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo tỷ lệ, lạm phát xảy ra.
3.4 Một số nguyên nhân khác 3.4.1
Lạm phát do xuất khẩu
Trên thị trường, khi phần lớn sản phẩm sản xuất trong nước được thu gom
để phục vụ xuất khẩu, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn khiến lượng hàng cung
cho thị trường trong nước giảm, dẫn đến mức giá chung bị đẩy lên cao. Điều
này dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung khiến mất cân bằng cung cầu trong
nước, dẫn đến phát sinh lạm phát. 3.4.2
Lạm phát do nhập khẩu
Khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới tăng thì dẫn đến giá hàng
hóa nhập khẩu tăng theo, giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên, kéo
theo mức giá chung tăng lên, từ đó sẽ hình thành lạm phát. 3.4.3
Lạm phát do cầu thay đổi
Nếu trên thị trường xuất hiện một doanh nghiệp cung cấp độc quyền một
loại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng thì giá của các hàng hóa, 7
dịch vụ phụ thuộc vào sản phẩm đó cũng tăng theo (ví dụ như điện). Kết quả là
giá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát.
4. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát có những tác động nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia,
bao gồm cả tác động tiêu cực và tích cực.
4.1 Ảnh hưởng tiêu cực 4.1.1
Ảnh hưởng đến lãi suất
Lãi suất chính là yếu tố chịu ảnh hưởng đầu tiên của lạm phát. Lạm phát
tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy
động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân
hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn.
Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát nên khi lạm phát
tăng, để giữ cho lãi suất thực trong nước được ổn định thì lãi suất danh nghĩa
phải tăng theo mức tăng của lạm phát. Điều này kéo theo hệ quả làm suy thoái
nền kinh tế, các hoạt động vay nợ và đầu tư giảm dẫn đến một lượng lớn lao
động không có công ăn việc làm. 4.1.2
Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động
Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động và lạm phát
có mối quan hệ với nhau. Nếu lạm phát tăng nhưng mức thu nhập danh nghĩa
không đổi sẽ dẫn đến thu nhập thực tế của người lao động bị giảm. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và cả doanh nghiệp. Lạm phát
không chỉ làm giảm giá trị thực tế của những tải sản không phát sinh lãi mà còn
làm giảm thu nhập từ những khoản lãi của những tài sản phát sinh lãi. 4.1.3
Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập
Khi lạm phát tăng lên đồng nghĩa với việc giá trị của đồng tiền bị giảm
xuống, điều này sẽ có lợi cho những người đi vay vốn để đầu cơ trục lợi dẫn đến
nhu cầu vay cao kéo theo lãi suất cũng tăng cao.
Tầng lớp những người giàu có sẽ dựa vào lạm phát mà thu gom, vơ vét,
đầu cơ tích trữ hàng hóa, tài sản dẫn đến sự chênh lệch lớn trong quan hệ cung
cầu hàng hóa trên thị trường. Tình trạng ngày càng làm mất cân đối nghiêm 8
trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá lại càng lên
cao hơn. Trong khi đó, những người lao động nghèo vốn đã nghèo càng trở nên
khốn khó hơn, họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu.
Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra
khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo. 4.1.4
Ảnh hưởng đến khoản nợ quốc gia
Tình trạng lạm phát sẽ làm cho tỷ giá ngoại tệ so với đồng tiền trong nước
tăng, đồng tiền trong nước sẽ trở nên mất giá hơn so với đồng tiền nước ngoài
khiến cho các khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
4.2 Ảnh hưởng tích cực
Không phải lúc nào lạm phát cũng gây hại đến nền kinh tế, vẫn có trường
hợp lạm phát mang lại những tích cực nhất định. Tốc độ lạm phát ở mức vừa
phải (từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển) sẽ
mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như: ˗
Có khả năng kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. ˗
Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu
tư vào một số lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng, giúp
phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng
mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Tóm lại, khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát
ở tốc độ vừa phải sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Tác động của lạm phát đến các chi phí xã hội ˗
Chi phí mòn giày: Lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ
tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên
lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó, họ
cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã
dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất
tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát. ˗
Chi phí thực đơn: Lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh
nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm. 9