Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi – Vitacare | Bài tiểu luận học phần Kỹ năng Khởi nghiệp và lãnh đạo | Trường Đại học Phenikaa
Lý do mà dịch vụ chăm sóc người cao tuổi được đưa ra là vì mô hình mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho người sử dụng: Thứ nhất, khi người cao tuổi mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân, thường người thân trong gia đình sẽ là người phụ trách chăm sóc. Tuy nhiên, với cuộc sống ngày càng bận rộn và áp lực từ công việc và gia đình, việc thuê người đến để chăm sóc trở nên cần thiết và hợp lý. Thứ hai, không phải ai trong gia đình cũng có khả năng chăm sóc người cao tuổi theo các phương pháp tốt và phù hợp với từng người, trong khi đó các chuyên viên chăm sóc từ dịch vụ đã được đào tạo một cách bài bản từ trung tâm kèm với các dụng cụ chuyên dụng khiến việc chăm sóc được dễ dàng và hiệu quả hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
------------oOo-----------
DỊCH VỤ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI – VITACARE Course/Học phần:
Kỹ năng khởi nghiệp & Lãnh đạo Code/Mã học phần: FBE703034
Instructor/Giảng viên:
TS. Ngô Vi Dũng | ThS. Trương Tiến Bình HÀ NỘI – 11/2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 44
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership TT Họ và Email Lớp
Điện thoại Mã sinh tên khóangành viên 1 Đỗ Bá
22011958@st.phenikaauni.edu.vn K16 - 0979207480 22011958 Hiệu QTNL 2 Trần
21011253@st.phenikaauni.edu.vn K15 – 0987803529 21011253 Đăng TCNH Anh 3
Nguyễn nghue071024@gmail.com K16 – 0979429983 22011341 Thị QTKD4 Huế 4 Đào thuonghuyen1312004@gm K16 – 0981131898 22011760 Bùi ail.com QTKD6 Thương Huyền 5
Nguyễn 22012025@st.phenikaauni.edu.vn K16 – 0336826426 22012025 Thị KDQT2 Cẩm Ly 6
Nguyễn 22013415@st.phenikaauni.edu.vn K16 – 0328217130 22013415 Thị QTKS1 Trà Mến 7 Hồ
21010884@st.phenikaauni.edu.vn K15 – 0334102677 21010884 Mạnh TĐH1 Đức Anh 8 Mai
22013062@st.phenikaauni.edu.vn K16 – 0392209357 22013062 Thị DL3 Linh 9 Bùi
22010065@st.phenikaauni.edu.vn K16 – 0349643475 22010065 Ngọc CNTT1 Đức 10 Đỗ
22014007@st.phenikaauni.edu.vn K16 – 0971092375 22014007 Thanh NNTQ1 Hà
Bảng tiêu chí đánh giá mức độ đóng góp của các thành viên: 1
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership Tiêu chí Tham Hoàn Thái độ Tinh Nội dung Kết gia họp thành hợp tác, thần bài làm quả đầy đủ các đóng góp trách đúng quy đánh và đúng công với các nhiệm định giá giờ việc thành (20% - (không (theo (10%) được
viên làm do nhóm sửa quá thang giao
cùng bài trưởng 02 lần) điểm đúng (20%)
đánh giá) (20%) 10) hạn (30%) Đỗ Bá Hiệu 10% 30% 20% 20% 20% 10 Trần Đăng 10% 30% 20% 20% 20% 10 Anh Nguyễn Thị 10% 30% 20% 15% 15% 9 Huế Đào Bùi 10% 30% 15% 10% 15% 8 Phương Huyền Nguyễn Thị 10% 30% 15% 10% 15% 8 Cẩm Ly Nguyễn Thị 10% 30% 15% 10% 15% 8 Trà Mến Hồ Mạnh 10% 30% 15% 10% 15% 8 Đức Anh Mai Thị 10% 30% 15% 10% 15% 8 Linh Bùi Ngọc 10% 30% 15% 10% 15% 8 Đức Đỗ Thanh 10% 30% 15% 15% 20% 9 Hà
1. Bối cảnh khách hàng mục tiêu
(500-1000 từ mô tả về bối cảnh chung, về nhóm/phân khúc khách hàng mục tiêu và lý do lựa chọn
nhóm/phân khúc khách hàng mục tiêu). 2
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership 2. Vấn đề, nhu cầu
(1000-1500 từ nói về chân dung/hồ sơ khách hàng; vấn đề cụ thể gì mà khách hàng mục tiêu đang gặp
phải mà chưa được giải quyết hoặc chưa được giải quyết tốt bởi các giải pháp hiện có trên thị trường;
có kèm theo hình ảnh, video, số liệu làm minh chứng; vận dụng công cụ Value Proposition Canvas) 2. Đề xuất giá trị
(1000-1500 từ nói về các giải pháp giá trị - sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ - mà nhóm khởi nghiệp đề
xuất để giúp khách hàng mục tiêu giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn; thể hiện
minh chứng sản phẩm mẫu/prototype bằng hình thức phù hợp; vận dụng công cụ Value Proposition Canvas)
3. Phân tích thị trường-ngành-cạnh tranh
(1000-1500 từ về ước lượng quy mô thị trường, phân tích ngành, và phân tích đối thủ cạnh tranh để làm
rõ hơn tính hấp dẫn của cơ hội kinh doanh, tính đổi mới sáng tạo và tính khả thi của đề xuất giá trị) 4. Mô hình kinh doanh
(1500-2000 từ; vận dụng công cụ Mô hình kinh doanh Canvas – Business Model Canvas – để phân tích
làm rõ tính đổi mới sáng tạo và tính khả thi của cơ hội kinh doanh ở cấp độ mô hình kinh doanh)
5. Phân tích kinh tế-tài chính
(1000-1500 từ; phân tích chi phí, điểm hoà vốn, các dự báo tài chính về thu nhập; đính kèm các bảng số liệu) 6. Kế hoạch marketing
(1000-1500 từ; kế hoạch marketing liên quan quan tới định giá, quảng bá, phân phối sản phẩm/dịch vụ)
7. Đội ngũ và tổ chức
(1000-1500 từ; giới thiệu các thành viên, hồ sơ thành viên, vị trí/vai trò từng thành viên trong dự án
hoặc công ty dự kiến, và hình thức pháp lý dự kiến của công ty khởi nghiệp). 8. Phụ lục
9. Tài liệu tham khảo 3
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU DỰ ÁN.............................................................6 1.1.
Tính cấp thiết của dự án...................................................................6
1.1.1. Bối cảnh.......................................................................................6
1.1.2. Nhóm/ phân khúc khách hàng mục tiêu....................................7
1.2. Tổng quan về mô hình kinh doanh.................................................11
1.2.1. Hoạt động ngành.......................................................................11
1.2.2. Sứ mệnh – Tầm nhìn.................................................................12
1.2.3. Mục tiêu.....................................................................................12
1.2.4. Mô hình kinh doanh..................................................................13
1.2.5. Sản phẩm dịch vụ......................................................................13
1.2.6. Hồ sơ khách hàng......................................................................13
1.2.7. Giá trị đem lại cho khách hàng.................................................14
1.2.8. Value Proposition Canvas (Alexander Osterwalder)..............14
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG...............................................17
2.1. Sơ lược về thị trường..........................................................................17
2.2. Xu hướng của thị trường....................................................................18
2.3. Phân tích mô hình SWOT..................................................................19
2.3.1. Điểm mạnh (Strengths).................................................................19
2.3.2. Điểm yếu (Weaknesses).................................................................19
2.3.3. Cơ hội (Opportunities)..................................................................20
2.3.4. Thách thức (Threats)....................................................................20
2.4. Phân tích ngành..................................................................................20
2.5. Phân tích đối thủ.................................................................................22
2.5.1. Danh sách đối thủ.........................................................................22
2.5.2. Phân loại đối thủ...........................................................................22
2.5.3. Thông tin về đối thủ cạnh tranh...................................................22
2.5.4. Phân tích đối thủ...........................................................................23
2.6. Mô hình kinh doanh – Business Model Canvas................................24 4
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.....................................................27
3.1. Phân tích kinh tế - tài chính...............................................................27
3.1.1. Chi phí...........................................................................................27
3.1.2. Phân tích điểm hòa vốn.................................................................31
3.1.3. Doanh thu......................................................................................33
3.2. Đội ngũ và tổ chức..............................................................................35
3.2.1. Cơ cấu tổ chức...............................................................................35
3.2.3. Hình thức pháp lý..........................................................................39
3.3. Kế hoạch Marketing...........................................................................40
3.3.1. Tổng quan về dự án: Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi – VitaCare
.................................................................................................................40
3.3.1.1. Mục tiêu:..................................................................................40
3.3.1.2. Đối tượng khách hàng..............................................................40
3.3.2. Chiến lược về giá...........................................................................40
3.3.2.1. Phân loại dịch vụ.....................................................................40
3.3.2.2. Định giá...................................................................................40
3.3.3. Chiến lược quảng bá.....................................................................41
3.3.3.1. Xác định đối tượng và thông điệp............................................41
3.3.3.2. Công cụ quảng bá....................................................................41
3.3.4. Chiến lược phân phối sản phẩm/ dịch vụ.....................................41
3.3.4.1. Chọn địa điểm phân phối.........................................................41
3.3.4.2. Xây dựng quan hệ đối tác.........................................................41
3.3.4.3. Đào tạo nhân viên....................................................................41
3.3.5. Kế hoạch thực hiện và theo dõi.....................................................41
3.3.5.1. Lập kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn............................41
3.3.5.2. Đánh giá kết quả......................................................................42
KẾT LUẬN....................................................................................................43
PHỤ LỤC......................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................45 5
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1.1. Tính cấp thiết của dự án 1.1.1. Bối cảnh
Các nhóm yếu thế là những nhóm người có nguy cơ bị nghèo đói, bị xã
hội loại trừ, bị phân biệt đối xử và bạo lực cao hơn so với dân số nói chung,
chẳng hạn những nhóm người như người dân tộc thiểu số, người di cư, người
khuyết tật, người già và trẻ em bị cô lập, người làm việc khu vực phi chính thức,
người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, người tị nạn, v.v. (Nguồn: EIGE). So
với các nhóm có lợi thế hơn trong xã hội thì họ thường phải chịu sự áp bức, bóc
lột hoặc đối xử bất bình đẳng ở các mức độ khác nhau do thiếu khả năng cạnh
tranh, khả năng thích ứng kém, thiếu khả năng sống nhất định hoặc các yếu tố
môi trường dẫn đến khả năng tạo ra của cải kém hơn, địa vị xã hội thấp, không
quyền lực, không kết nối, không quyền bầu cử, thường bị dán nhãn và phân biệt
đối xử trong xã hội. Đây chính là những rào cản lớn trong việc hòa nhập đời
sống xã hội của nhóm người yếu thế.
Vào khoảng cuối thế kỉ XX, trước những biến động to lớn của văn minh
tin học, văn minh hậu công nghiệp và trong xu thế toàn cầu hoá, thị trường tự
do, thế giới đứng trước sự phân cực mạnh mẽ với 20 % dân số là người giàu
chiếm 86 % tài sản thế giới, trong khi 20 % dân số là người nghèo chỉ có 1 %
của cải, số cư dân này rơi vào danh sách những người bị loại trừ hay còn được
sử dụng với nghĩa là nhóm yếu thế. Tại Việt Nam, với vị trí là một đất nước vừa
thoát nghèo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, lại trải qua nhiều năm
chiến tranh ác liệt, nên số người tàn tật, nạn nhân chiến tranh là rất cao, thêm
vào đó dân số nước ta cũng đang trong xu hướng bị già hóa; điều đó càng làm
đông đảo thêm dân số của nhóm yếu thế, nhóm người cần sự trợ giúp. Theo số
liệu thống kê của Bộ LĐTB&XH vào năm 2017, số người thuộc nhóm yếu thế
của Việt Nam chiếm hơn 20% tổng dân số cả nước, trong đó có khoảng 9,2%
triệu người cao tuổi; 7,2% triệu người khuyết tật; 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt; gần 5% hộ nghèo; 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng
năm do thiên tai, hỏa họa, mất mùa; 234 ngàn người nhiễm HIV được phát hiện; 6
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
204 ngàn người nghiện ma túy; khoảng 30 ngàn nạn nhân bị bạo lực, bạo hành
trong gia đình… Ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán,
xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố… Dù xuất phát từ những
điều kiện khách quan hay chủ quan đều ngăn cản họ tiếp cận và sử dụng các
phương tiện sống thiết yếu hay các dịch vụ xã hội cần thiết cho mọi thành viên
“bình thường” của xã hội. Và để nâng cao vị thế xã hội, giảm sự thiệt thòi, cũng
như có một cuộc sống đầy đủ, ấm no hơn họ rất cần được sự quan tâm, giúp đỡ,
hỗ trợ từ xã hội. Chính vì thế, các đề tài, các dự án, dịch vụ hỗ trợ và phục vụ,
giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp phải cho những nhóm người yếu thế
trong xã hội luôn là một đề tài rất được mọi người, các tổ chức, doanh nghiệp
quan tâm, tìm hiểu trên thế giới và ngay tại Việt Nam. Với số lượng đối tượng
trong nhóm yếu thế không hề nhỏ như vậy, nhu cầu cần được giải quyết các vấn
đề mà nhóm yếu thế đang gặp phải cũng lớn, và đây cũng chính là cơ hội dành
cho những người muốn khởi nghiệp kinh doanh hay những doanh nghiệp muốn
mở rộng đối tượng mục tiêu khách hàng để bắt đầu những dự án tạo ra sản phẩm,
dịch vụ mang lại lợi nhuận cho bản thân cũng như đem đến lợi ích, góp phần
giải quyết phiền não cho những nhóm người yếu thế này. Dựa trên điều này,
nhóm chúng tôi cũng đã quyết định xây dựng một dự án khởi nghiệp kinh doanh
với mô hình mang tên: “Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi - VitaCare” nhằm
giải quyết một vấn đề mà một trong những nhóm người yếu thế đang gặp phải tại Việt Nam.
1.1.2. Nhóm/ phân khúc khách hàng mục tiêu
Nhóm/ phân khúc khách hàng mục tiêu của mô hình “Dịch vụ chăm sóc
người cao tuổi - VitaCare” là những người cao tuổi đang sinh sống tại Việt Nam,
đặc biệt là những người cao tuổi đang sống tại Hà Nội. Hiện nay Việt Nam đang
là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới. Theo tổng
điều tra dân số năm 2009, Việt Nam có 6,1 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm
8,1% tổng dân số (trong 12 người sẽ có 1 người cao tuổi) trong khi đó tính đến
đến năm nay, ngày 09/02/2023, theo cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an cung 7
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
cấp, cả nước ta có 16.179.824 công dân từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 17% số
dân cả nước. Và dự báo, đến năm 2038, nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm
khoảng 20% dân số và nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ
xã hội “già hóa” sang xã hội “già”. Điều đáng lưu ý là, quá trình quá độ từ già
hóa dân số đến dân số già của Việt Nam chỉ trong vòng 20 năm, trong khi các
quốc gia phát triển lại kéo dài đến hàng trăm năm. Chính vì thế, họ đòi hỏi sự
quan tâm nhiều hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội cũng tăng
lên đáng kể. Với tình hình đó cộng thêm việc mức thu nhập ngày càng tăng và
kinh tế ngày càng phát triển, những cơ hội cho việc phát triển các dịch vụ dành
cho người cao tuổi tại Việt Nam cũng nhiều hơn.
Lý do mà dịch vụ chăm sóc người cao tuổi được đưa ra là vì mô hình
mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho người sử dụng:
Thứ nhất, khi người cao tuổi mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân,
thường người thân trong gia đình sẽ là người phụ trách chăm sóc. Tuy nhiên,
với cuộc sống ngày càng bận rộn và áp lực từ công việc và gia đình, việc thuê
người đến để chăm sóc trở nên cần thiết và hợp lý. Nguồn: Internet
Thứ hai, không phải ai trong gia đình cũng có khả năng chăm sóc
người cao tuổi theo các phương pháp tốt và phù hợp với từng người, trong 8
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
khi đó các chuyên viên chăm sóc từ dịch vụ đã được đào tạo một cách bài bản
từ trung tâm kèm với các dụng cụ chuyên dụng khiến việc chăm sóc được dễ dàng và hiệu quả hơn. (Nguồn: Internet)
Thứ ba, cô đơn là một vấn đề với người cao tuổi, tìm kiếm sự giao tiếp
và tương tác xã hội là một phần quan trọng của cuộc sống, trong khi người thân
còn bận bịu với những công việc khác các chuyên viên chăm sóc sẽ hỗ trợ bầu
bạn và giúp người cao tuổi giải tỏa các nỗi lo lắng và tâm sự. Nguồn: Internet 9
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
Thứ tư, khi sức khỏe giảm sút vấn đề di chuyển trở nên khó khăn đối với
người cao tuổi, dịch vụ chăm sóc tại nhà giúp giải quyết vấn đề khó khăn khi
người nhà muốn đưa người cao tuổi đi sử dụng các dịch vụ chăm sóc. Và điều
quan trọng khi làm đó là các chuyên viên chăm sóc trước khi thực hành sẽ
được đào tạo theo quy trình của các chuyên gia về vấn đề chăm sóc người cao
tuổi và vấn đề sử dụng các thiết bị máy móc cần thiết trong việc chăm sóc. Nguồn: Internet
1.2. Tổng quan về mô hình kinh doanh
1.2.1. Hoạt động ngành
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi đang trở thành một lĩnh vực ngày càng
quan trọng và phát triển mạnh tại Việt Nam. Sự gia tăng nhanh chóng của dân
số “già” đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về các dịch vụ chăm sóc chất lượng và
đa dạng. Các hoạt động trong ngành bao gồm các dịch vụ: chăm sóc tại nhà;
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe, tâm lý và xã hội của người cao tuổi.
Mô hình “Chăm sóc người cao tuổi - VitaCare” tập trung vào việc đáp
ứng những nhu cầu đa dạng của người cao tuổi. Mô hình bao gồm việc cung cấp
dịch vụ y tế, hỗ trợ hàng ngày, tạo ra môi trường tích cực và đảm bảo sự quan 10
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
tâm tận tình đến sức khỏe và tâm trạng của người cao tuổi. Bên cạnh đó, mô
hình còn hợp tác và liên kết với các nhãn hàng, nhãn hiệu nổi tiếng trong và
ngoài nước để cung cấp những sản phẩm, thực phẩm chức năng để đáp ứng tối
đối đa sự thỏa mãn, những nguyện vọng của người cao tuổi. Mô hình không chỉ
tạo ra một nguồn thu nhập cho doanh nghiệp, mà còn thực hiện một vai trò xã
hội quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp người cao tuổi
duy trì cuộc sống khỏe mạnh và ý nghĩa. Đây là một dự án kinh doanh đầy tiềm
năng và có ý nghĩa với cộng đồng, xã hội.
1.2.2. Sứ mệnh – Tầm nhìn
Sứ mệnh: VitaCare cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi với sự tận
tâm, chu đáo. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đa dạng và chất lượng cao để duy trì
cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và ỹ nghĩa.
Sứ mệnh đảm bảo người cao tuổi được cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế
và sức khỏe toàn diện, giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe tốt và
giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe.
Tầm nhìn: VitaCare chăm sóc toàn diện, nơi người cao tuổi vui khỏe,
hạnh phúc và trải nghiệm cuộc sống ý nghĩa tại Việt Nam.
Tầm nhìn: Xây dựng một tương lai người cao tuổi tại Việt Nam được
đảm bảo sự quan tâm và chăm sóc toàn diện, thúc đẩy sự độc lập và hạnh phúc
trong cuộc sống. Tạo ra một xã hội nơi người cao tuổi được tôn trọng và đóng
góp vào cộng đồng một cách tích cực.
Tầm nhìn tập trung vào việc xây dựng một tương lai mà người cao tuổi tại
Việt Nam có môi trường chăm sóc tốt nhất, một nơi có thể sống vui vẻ
và tự do, không bị xã hội lãng quên. Tầm nhìn này không chi tập trung
vào sự phục vụ cá nhân mà còn đặt ra mục tiêu lớn hơn về việc thay đổi
cách xã hội nhìn nhận và đối xử với người cao tuổi. Chúng tôi muốn xây
dựng một xã hội mà người cao tuổi được coi trọng và tạo ra mô hình mà
các tổ chức khác có thể học hỏi và theo đuổi để cải thiện chất lượng cuộc
sống của người cao tuổi tại Việt Nam. 11
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
1.2.3. Mục tiêu
• Nâng cao sức khoẻ về thể chất lẫn tinh thần cho người cao tuổi.
• Tạo ra một dịch vụ với tính chất đảm bảo, nâng cao sức khoẻ cho người cao tuổi.
• Để phục vụ cho nhóm người cao tuổi khi sử dụng dịch vụ sẽ cảm thấy
thoải mái, thân thiết,… đồng thời cho họ trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất.
• Đáp ứng những nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi.
1.2.4. Mô hình kinh doanh
Có nhiều mô hình chăm sóc người cao tuổi bao gồm:
• Chăm sóc tại nhà: Người cao tuổi được chăm sóc tại nhà riêng, do người
thân, họ hàng, hoặc người giúp việc thực hiện.
• Chăm sóc tại cơ sở: Người cao tuổi được chăm sóc tại các cơ sở chăm
sóc người cao tuổi, bao gồm nhà dưỡng lão, viện dưỡng lão,…
• Chăm sóc kết hợp: Người cao tuổi được chăm sóc kết hợp giữa chăm sóc
tại nhà và chăm sóc tại cơ sở.
1.2.5. Sản phẩm dịch vụ
• Ứng dụng chăm sóc người cao tuổi: Ứng dụng cung cấp các thông tin,
dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, bao gồm: lịch khám bệnh, chế độ dinh
dưỡng, bài tập thể dục,…
• Thiết bị hỗ trợ người cao tuổi: Thiết bị hỗ trợ người cao tuổi trong sinh
hoạt, vận động,…như: xe lăn, nạng, máy trợ thính,…
• Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà: Dịch vụ cung cấp người giúp
việc, y tá,…chăm sóc người cao tuổi tại nhà.
• Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại cơ sở: Dịch vụ cung cấp các dịch vụ
chăm sóc người cao tuổi tại cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
1.2.6. Hồ sơ khách hàng
Mục tiêu của VitaCare là những người cao tuổi có nhu cầu sử dụng
dịch vụ chăm sóc và cần phân tích chân dung khách hàng một cách cụ
thể để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và vấn đề của người cao tuổi. 12
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
Thông tin các nhân khách hàng:
Họ và tên: Tên của khách hàng
Tuổi: Số tuổi của khách hàng
Tình trạng sức khỏe: Cơ thể khỏe mạnh hoặc có một số các triệu
chứng bệnh/đang mắc bệnh.
Gia đình: Thông tin gia đình đang sinh sống.
Thu nhập hưu: Thấp/ Trung bình/ Cao.
Mong muốn: Chăm sóc tại nhà/ Hỗ trợ sản phẩm chức năng,..
1.2.7. Giá trị đem lại cho khách hàng
• Đảm bảo sự an toàn và chăm sóc tốt cho người cao tuổi, giúp họ cảm
thấy an lành và thoải mái.
• Cung cấp hỗ trợ và chăm sóc y tế chuyên nghiệp, bao gồm theo dõi sức
khỏe, đảm bảo việc dùng thuốc đúng lúc và đúng liều lượng.
• Tạo điều kiện tốt cho người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội và
vui chơi, giúp họ duy trì mối quan hệ xã hội và tăng cường tinh thần lạc quan.
• Hỗ trợ trong các hoạt động hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, di chuyển và vệ sinh cá nhân.
• Cung cấp sự chăm sóc tâm lý và hỗ trợ tinh thần, giúp người cao tuổi
vượt qua cảm giác cô đơn, lo âu và trầm cảm.
• Sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi giúp khách hàng thực hiện
trách nhiệm với người thân và xã hội
• Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi đem lại những lợi ích quan trọng này
và giúp đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho người cao tuổi.
1.2.8. Value Proposition Canvas (Alexander Osterwalder)
Mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi - VitaCare, được xây dựng với
sự áp dụng chặt chẽ của phương pháp Value Proposition Canvas, hứa hẹn mang
lại một giải pháp toàn diện và hiệu quả cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. 13
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
Customer: Với VitaCare, chúng tôi giúp khách hàng hài lòng bằng cách
cung cấp các chức năng của sản phẩm mà giải quyết các khó khăn mà người cao
tuổi đang gặp phải. Ví dụ, sản phẩm của VitaCare có thể cung cấp dịch bụ chăm
sóc sức khỏe và thể chất, hỗ trợ tìm kiếm thông tin và tương tác với bạn bè, gia
đình thông qua các công nghệ hiện đại. Đồng thời, VitaCare giúp khách hàng
cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc tận tâm,
sẵn sàng lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, VitaCare
đảm bảo các nhu cầu cơ bản của khách hàng như chăm sóc sức khỏe, xử lý các
vấn đề hàng ngày, cung cấp dịch vụ hỗ trợ và tiện ích.
Hỗ trợ người cao tuổi trong quá trình di chuyển (Nguồn: Internet) 14
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
Tạo ra cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ cho người cao tuổi (Nguồn: Internet)
Pains: Khách hàng của VitaCare thường gặp khó khăn khi phải tự chăm
sóc và đối mặt với những khó khăn hàng ngày mà không có sự hỗ trợ hay dịch
vụ phù hợp. Một trong những vấn đề lớn là việc phải chi trả một lượng tiền để
tiếp tục sử dụng các dịch vụ chăm sóc hiện có, điều này có thể tạo ra áp lực tài
chính đối với khách hàng. Ngoài ra, giải pháp hiện tại có thể không đáp ứng đầy
đủ nhu cầu, gây thất vọng cho khách hàng. Các khó khăn chính liên quan đến
tự chăm sóc, kết nối xã hội và xử lý nhu cầu hàng ngày đang là những thách
thức quan trọng cần giải quyết.
Gains: VitaCare cung cấp các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ tận tâm, chất
lượng cao và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, VitaCare có
thể vượt xa sự mong đợi của khách hàng bằng cách giảm thiểu chi phí trong quá
trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Đến với dịch vụ chăm sóc người cao tuổi –
VitaCare cuộc sống của người cao tuổi trở nên dễ dàng hơn bằng cách cung cấp
các giải pháp và dịch vụ giúp khách hàng tự chăm sóc, kết nối và xử lý nhu cầu
hàng ngày một cách thuận tiện. Nguồn: Internet 15
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
Products and Services:Với VitaCare, chúng tôi không chỉ cung cấp dịch
vụ chăm sóc tại nhà mà còn có cửa hàng trực tuyến cho thực phẩm chức năng
và sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Điều này giúp người cao tuổi có thể tự chủ và
tham gia vào quá trình chăm sóc của mình.
Pain Relievers:VitaCare không chỉ là một dịch vụ chăm sóc tại nhà, mà
còn là nguồn thông tin và cửa hàng đáng tin cậy về sức khỏe cho người cao tuổi.
Sự kết hợp linh hoạt này giúp người cao tuổi tiếp cận một giải pháp toàn diện
và thuận tiện từ một nguồn duy nhất.
Gain Creators: Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi – VitaCare tạo ra giá
trị cho khách hàng bằng cách đáp ứng mong đợi của người cao tuổi và giúp giải
quyết vấn đề, đồng thời giảm chi phí và mang lại sự hài lòng. VitaCare lắng
nghe và đáp dứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra những giải pháp, mong muốn
để làm cho cuộc sống của người cao tuổi trở nên dễ hàng hơn.
VitaCare không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của người cao tuổi về chăm
sóc, mà còn tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ sức khỏe đa chiều, giúp họ
sống một cuộc sống chất lượng và đầy đủ ý nghĩa.
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1. Sơ lược về thị trường
Thị trường của mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi đang ngày càng
phát triển và có tiềm năng khá lớn trong thời gian tới. Theo báo cáo từ Tổ chức
Y tế Thế giới, dự kiến tỷ lệ người cao tuổi trên toàn cầu sẽ tăng lên 22% vào
năm 2050. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể của nhu cầu về các dịch vụ
chăm sóc và hỗ trợ cho người già. Hiện nay, số liệu thống kê cho thấy rằng
người cao tuổi đang ngày càng được quan tâm đến việc sử dụng các dịch vụ
chăm sóc chuyên nghiệp. Nhu cầu này bao gồm các dịch vụ từ chăm sóc tại nhà,
chăm sóc trong các cơ sở dưỡng lão, đến các hoạt động giúp người già duy trì
sức khỏe về thể chất và tinh thần.
Trong quá trình phát triển thị trường, các công ty và tổ chức dịch vụ chăm
sóc người cao tuổi đã dần tăng cường chất lượng và tích hợp công nghệ để nâng
cao hiệu suất hoạt động. Các số liệu minh chứng cho thấy, các doanh nghiệp 16
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
dịch vụ chăm sóc người cao tuổi đã ghi nhận tăng trưởng thu nhập trung bình
khoảng 8% từ năm 2015 đến năm 2020. Ngoài ra, sự gia tăng gia đình hóa và
sự phát triển của lớp trung lưu có khả năng chi tiêu cao cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường này. Điều này đặt ra một
tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ chăm sóc người cao
tuổi, từ cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho cá nhân, cho đến phát triển các khu
nghỉ dưỡng mang tính chất chăm sóc.
2.2. Xu hướng của thị trường
Trong những năm gần đây, mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi đã
trở thành xu hướng đáng chú ý trên thị trường. Với sự gia tăng đáng kể của số
lượng người cao tuổi trên toàn cầu, nhu cầu chăm sóc và hỗ trợ cho những người
này cũng ngày càng tăng. Điều này đã tạo ra một nền tảng cho sự phát triển của
các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Xu hướng này đang mở ra nhiều cơ hội và
thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Các ngành công
nghiệp liên quan như dược phẩm, thiết bị y tế, công nghệ thông tin và dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ đang tìm kiếm các giải pháp và sản phẩm đáp ứng nhu cầu
chăm sóc người cao tuổi. Nhiều công ty đã phát triển các sản phẩm và dịch vụ
mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường này. Một xu hướng quan trọng là sự phát
triển của công nghệ và sự ứng dụng của nó trong việc cung cấp dịch vụ chăm
sóc người cao tuổi. Các thiết bị y tế thông minh, ứng dụng di động và các công
nghệ truyền thông đã giúp tăng cường khả năng giám sát sức khỏe và cung cấp
chăm sóc từ xa cho người cao tuổi. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng về việc
di chuyển và mang lại sự thuận tiện cho cả người cao tuổi và gia đình. Ngày
càng có nhiều mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tập trung vào việc tạo
ra một môi trường sống an lành và thoải mái cho người cao tuổi. Các khu dân
cư bảo trợ, khu trung tâm chăm sóc người cao tuổi và các dự án nhà ở xã hội
đang được xây dựng để cung cấp một môi trường an toàn, tiện nghi và chăm sóc
tới người cao tuổi. Ngoài ra, nhiều dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong nhà
đã xuất hiện, nhằm đáp ứng nhu cầu của những người muốn ở tại nhà và vẫn
nhận được sự chăm sóc tận tâm. 17
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
Tuy nhiên, những thách thức cũng đồng thời xuất hiện. Với tăng trưởng
nhanh chóng của dân số già, từ việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho tất cả các
người cao tuổi đến khả năng tài chính của các gia đình, ngành công nghiệp chăm
sóc người cao tuổi đang phải đối mặt với sự áp lực khá lớn. Đảm bảo chất lượng
dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người cao tuổi và sụt giảm chi phí trở
thành những thách thức cần được giải quyết một cách tốt nhất.
Tổng quan, mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi đang phát triển
mạnh mẽ và tiềm năng phát triển trong tương lai là rất lớn. Với sự kết hợp của
công nghệ và sự cần thiết của dịch vụ chăm sóc chất lượng, thị trường này hứa
hẹn sẽ đi vào một giai đoạn phát triển ổn định và đáng chú ý.
2.3. Phân tích mô hình SWOT
Phân tích SWOT cho mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi – VitaCare đã
tạo ra một bức tranh toàn diện về các yếu tố nội và ngoại vi ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh. VitaCare có những điểm mạnh mà chúng tạo nên lợi thế
độc đáo, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức và cơ hội đặc biệt.
2.3.1. Điểm mạnh (Strengths)
• Chất lượng đội ngũ nhân sự: Đội ngũ chăm sóc của VitaCare được tập
hợp từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm, mang đến sự chuyên nghiệp
và tận tâm trong dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.
• Dịch vụ đa dạng: VitaCare cung cấp những gói dịch vụ linh hoạt, từ
chăm sóc y tế đến hỗ trợ hàng ngày, giúp đáp ứng mọi nhu cầu đặc biệt của khách hàng.
• Định vị thương hiệu: Sự mạnh mẽ trong việc xây dựng nền tảng truyền
thông giúp doanh nghiệp kết nối mạnh mẽ với cộng đồng và tăng cường
nhận thức về thương hiệu.
2.3.2. Điểm yếu (Weaknesses)
• Nhận diện thương hiệu còn thấp : Do VitaCare mới thành lập, sự nhận
thức về thương hiệu chưa cao, đòi hỏi chiến lược tiếp thị mạnh mẽ để
tăng cường uy tín và thu hút khách hàng mới. 18
Kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo – Entrepreneurship & Leadership
• Hạ tầng và thiết bị chưa đầy đủ: Thiếu đầu tư trong hạ tầng và công
nghệ có thể làm hạn chế khả năng hỗ trợ dịch vụ và gây ảnh hưởng đến
trải nghiệm của khách hàng.
• Chi phí cao: Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi thường yêu cầu nguồn lực
và đầu tư lớn, nhưng doanh nghiệp không thể tăng nhanh chóng.
Điều này gây áp lực tài chính đối với mô hình dịch vụ chăm sóc người
cao tuổi của VitaCare.
2.3.3. Cơ hội (Opportunities)
• Mạng xã hội: Sự phổ cập mạng xã hội cao ở Việt Nam là một cơ hội để
tăng cường mối quan hệ khách hàng và quảng bá thương hiệu.
• Tăng nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi: Dân số trên toàn cầu đang
già hóa, dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc người cao tuổi.
VitaCare có thể tận dụng cơ hội này để tăng cường khách hàng và mở rộng doanh nghiệp.
• Mở rộng dịch vụ và sản phẩm: Cơ hội để phát triển các dịch vụ và sản
phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng người cao tuổi.
• Sản phẩm công nghệ: Sự phát triển của công nghệ và việc áp dụng kỹ
thuật số trong dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có thể giúp nâng cao hiệu
quả và tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn.
2.3.4. Thách thức (Threats)
• Cạnh tranh cao: Sự cạnh tranh giữa các dịch vụ chăm sóc người cao
tuổi có thể là một thách thức, đặt ra yêu cầu phải làm thế nào để tạo ra
sự khác biệt dể tạo ra lợi thế cạnh tranh.
• Phụ thuộc vào khả năng tài chính: Sự không ổn định trong tình hình
kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả của khách hàng và sử dụng dịch vụ.
2.4. Phân tích ngành
Thị trường ngành dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có tiềm năng phát
triển rất lớn trong tương lai do sự gia tăng đáng kể của dân số già trong các quốc 19