Đo điện trở và điện dung bằng mạch dao động tích phóng dung đèn Neon | Tài liệu môn thí nghiệm vật lý 1 Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
3.1 Mô tả mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon. Vẽ sơ đồ mạch điện và chứng minh công thức xác định chu kỳ dao động tích phóng. Mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon là một mạch dao động điện đơn giản (như hình) gồm :- Đèn Neon (là một bóng thủy tinh nhỏ, bên trong được hút chân không đến cỡ 10mmHg. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thí nghiệm vật lý 1 (PHYS111202)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI 6: ĐO ĐIỆN TRỞ VÀ ĐIỆN DUNG BẰNG MẠCH DAO ĐỘNG TÍCH PHÓNG DÙNG ĐÈN NEON 3. CÂU HỎI KIỂM TRA
3.1 Mô tả mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon. Vẽ sơ đồ mạch điện và chứng minh công
thức xác định chu kỳ dao động tích phóng.
Mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon là một mạch dao động điện đơn giản ( như hình ) gồm :
- Đèn Neon (là một bóng thủy tinh nhỏ, bên trong được hút chân không đến cỡ 10mmHg và có hai điện
cực kim loại A và K đặt cách nhau 2-3mm ).
- Điện trở R bảo vệ mạch (MegaOhm, MΩ), mắc nối tiếp với đèn Neon Ne.
-Nguồn điện không đổi có hiệu điện thế Un
Sơ đồ mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon: E1 E E2
* Tham khảo thêm cách hoạt động của mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon: Giáo trình
trang 85 ( đoạn dưới hình 2 ).
* Chứng minh công thức xác định chu kì dao động tích phóng : Giáo trình trang 86. 3.2
Trình bày cách đo hiệu điện thế sáng Us và hiệu điện thế Ut của đèn Neon. Tại sao phải
mắc điện trở R= 150k Ω nối tiếp với đèn Neon Cách đo:
a.Chưa cắm phích lấy điện của bộ thiết bị thí nghiệm vật lý vào nguồn điện ~220V
b. Mắc mạch điện như hình sau: _Hình 4_Giáo trình trang 87 c.
- Gạt khóa K trên mặt máy: đèn Led phát sáng.Vặn từ từ núm xoay của nguồn điện Un để tăng dần
hiệu điện thế U giữa hai cực của đèn Neon cho tới khi đèn bừng sáng. Đọc và ghi giá trị của hiệu điện
thế sáng Us chỉ trên volt kế V.
- Sau đó lại vặn từ từ núm xoay của nguồn Un để giảm dần hiệu điện thế U giữa hai cực của đèn Neon
cho tới khi đèn vụt tắt. Đọc và ghi giá trị Ut chỉ trên volt kế V.
-Thực hiện thao tác này 5 lần
- Vặn núm xoay của nguồn Un về giá trị 0. Gạt khóa K trên mặt máy để ngắt điện. Tháo bỏ điện trở
bảo vệ R ra khỏi mạch điện.
*Phải mắc điện trở R=150KΩ nối tiếp với đèn Neon vì: nếu không có điện trở bảo vệ này mà lắp
trực tiếp nguồn vào đèn thì sẽ gây ra cháy đèn ngay , nên cần lắp một điện trở bảo vệ nối tiếp với đèn Neon.
( “ Câu này thấy trả lời vậy hơi ngắn vs hong chắc lắm, có j bổ sung thêm câu trả lời giúp t.Thanks ” ).
3.3 Nói rõ phương pháp nghiệm công thức xác định chu kỳ tích phóng của mạch dao động RC.
a.Mắc lại mạch điện trên mặt mát theo sơ đồ mạch điện như hình sau:
b.Đặt cảm biến thu-phát quang điện hồng ngoại lên mặt máy sao cho đèn Neon nằm giữa hai lỗ cửa
sổ của đầu cảm biến.Cắm đầu cảm biến vào ổ A của máy đo thời gian. Chọn kiểu đo “MODE” , vặn
núm sang vị trí n=50. Gạt nút chọn thang đo thời gian “TIME RANGE” sang vị trí 99.99s.
Sau khi kiểm tra xong thì cắm phích lấy điện của máy vào nguồn ~220V.
c.Gạt khóa K để dòng điện vào máy: đèn Led phát sáng. Vặn núm xoay của nguồn Un để volt kế V
chỉ 90V và giữ giá trị này không đổi trong thời gian mạch R0C0 hoạt động
Theo công thức đã chứng minh, chu kỳ dao động tích phóng của mạch R0C0 là: (1)
d. Cấp điện cho máy đo thời gian (nguồn ~220V) . Gạt khóa K để cấp điện (các chữ số phát sáng hiển thị
trên mặt mát là “Chu kỳ” và “Thời gian” . Bấm nút “Reset” để đưa các thông số hiển thị trên máy về
0.00. Sau đó, máy đo thời gian sẽ tự động đo khoảng thời gian t0 của n= 50 chu kỳ dao động tích
phóng của mạch R0C0 ứng với 51 lần bừng sáng liên tiếp của đèn Neon Ne.
Thực hiện phép đo này 5 lần . Ghi lại các giá trị t0
Suy ra chu kỳ dao động tích phóng của mạch điện R0C0 bằng: (2)
Có thể nghiệm lại công thức tính chu kì dao động tích phóng bằng cách so sánh kết quả xác định
chu kỳ dao động của 2 công thức (1) và (2).
e. Vặn núm xoay của nguồn Un về vị trí 0. Gạt khóa K để ngắt điện.
3.4 Trình bày phương pháp xác định điện trở và điện dung bằng mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon.
- Phần 2.3 và 2.4 sách giáo trình trang 90_91
3.5 Tại sao không dùng phương pháp này để đo các điện trở và điện dung có giá trị nhỏ?