-
Thông tin
-
Quiz
Ghi chép bài giảng trên lớp - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Ghi chép bài giảng trên lớp - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng I. Vật chất và ý thức 1. Phạm trù “vật chất”
Vị trí: là phạm trù cơ bản và nền tảng trong chủ nghĩa duy vật nói chung và chủ nghĩa duy vật biện chứng (triết học Marx-Lenin) nói riêng
Quan niệm trước Marx về vật chất: o
Thời cổ đại: “vật chất” được quan niệm là một hoặc một số chất tự có trong giới tự nhiên; một hoặc một số
thực thể, cụ thể, cảm tính đầu tiên đóng vai trò là cơ sở hình thành nên toàn bộ sự tồn tại đa dạng trong thế giới o Thí dụ: Thuyết ngũ hành (TQ)
Thuyết Tứ Đại (Ấn Độ)
Thuyết nguyên tử (Hy Lạp): Lơ xít, Đê môn crít o
Thời cận đại Tây Âu: vật chất có những tính chất chung của vật thể
Tiếp tục quan niệm về vật chất thời cổ đại nhưng đi sâu phân tích sự tiêu hiện của vật chất dưới các
hình thức cụ thể trong giới tự nhiên
Manh nha của xu hướng mới: “vật chất” được quan niệm là tất cả những gì có thuộc tính của vật
thể như: được tạo nên từ nguyên tử,..
� Khái niệm vật chất trong triết học cổ đại và cận đại chưa thật sự là phạm trù triết học o
Hiện nay: Đặt vấn đề → tất cả sự vật, hiện tượng có chung tính chất gì? → định nghĩa vật chất theo tính chất chung đó Tiêu thức căn bản o
Là phạm trù bao quát nhất, đến mức mọi phạm trù khoa học vật chất trên thế giới là phạm trù con của nó. o
Trong khái niệm hàm chứa 2 câu trả lời cho 2 câu hỏi của vấn đề cơ bản trong triết học.
Định nghĩa vật chất theo quan niệm triết học Marx-Lenin
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
⇒ định nghĩa trên cho thấy khái niệm vật chất trong triết học Marx-Lenin thật sự là một phạm trù triết học, thoả mãn
đầy đủ 2 tiêu thức, bao hàm cầu trả lời cho 2 câu hỏi vấn đề cơ bản của triết học
⇒ định nghĩa trên còn cho thấy tiêu thức căn bản nhất để phân biệt hiện tượng vật chất và ý thức là 2 tiêu thức: với hiện
tượng vật chất: thật sự tồn tại/ khách quan
Vận động của vật chất o
Khái niệm (theo Triết học)
dùng để chỉ mọi sự biến đổi trong tự nhiên và xã hội o
Hình thức vận động cơ bản Tự nhiên
Quá trình vận động cơ giới → đối tượng nghiên cứu of cơ học → ứng dụng kĩ thuật cơ khí
Quá trình vật động vật lý → đối tượng nghiên cứu của ngành vật lý học hiện đại → ứng
dụng nghiên cứu các hạt, sóng,…
Quá trình vận động hoá, sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ
Quá trình vận động sinh vật → đối tượng nghiên cứu của ngành sinh vật học → tìm ra sự
biến đổi cấu trúc vật thể sống → đi tới công nghệ sinh học Xã hội
Quá trình kinh tế, chính trị, văn hoá → đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã
hội → ứng dụng trong mô hình quản lý, quản trị trong các lĩnh vực o
Mối quan hệ giữa vận động và đứng yên
Vận động là tuyệt đối, đứng yên là tương đối - là vận động trong trạng thái cân bằng
Ví dụ: nói “tôi đang ngồi yên tại đây” - xét trong hệ quy chiếu tạm thời tại lớp học vào thời điểm
nói, nhưng tôi vẫn đang chuyển động nếu xét trong hệ quy chiếu là trái đất o
Vận động là thuộc tính vốn có của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất Giải thích:
với cách nhìn duy vật, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất → cái dẫn đến sự vận động
chính là bản thân vật chất ⇒ vật chất tự thân vận động ⇒ vận động là thuộc tính vốn có của vật chất
Phương thức - hình thức biểu hiện → nhận ra sự vận động
Phương thức - cách thức vận động → nhờ vật chất vận động → nhận ra được
Vận dụng vào kinh tế: Hàng hoá được tạo nên từ những yếu tố vật chất nào?
2. Phạm trù “ý thức” Khái niệm
Với tư cách là phạm trù triết học, ý thức dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của con người, được hình thàn nên từ
thực tại khách quan, bao gồm nhiều yếu tố như: tri thức, tình cảm, khát vọng, niềm tin, mơ ước,.. nhưng trong đó có 2
yếu tố cơ bản: tri thức và tình cảm o
Đơn giản hoá ý thức là:
Đời sống tinh thần con người
Phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người
Thuộc tính, bản chất của ý thức o
Tính phụ thuộc vào thực tại khách quan
phụ thuộc vào khách quan → có giá trị o Tính chủ quan (ảo)
Xuất hiện ngay ở từ “cảm giác”. Ví dụ:
cùng một màu sắc nhưng có người thích có người ghét → tính chủ quan
cùng một sự việc nhưng mỗi người có quan điểm khác nhau → tính chủ quan
⇒ tính chủ quan là thuộc tính của ý thức, là nguyên nhân gây ra xung đột o Tính sáng tạo
Sáng tạo → tạo ra cái mới, vốn không có trong thực tại khách quan
Ví dụ: thiết kế ra một công trình kiến trúc không có sẵn trong thực tại → sáng tạo → năng lực của ý thức.
Do đâu mà ý thức có khả năng sáng tạo?
trên cơ sở phản ánh khách quan (tính hiện thực)
có thuộc tính chủ quan (tính ảo)
→ muốn có sáng tạo, phải phản ánh đúng khách quan và phát triển dựa trên tính chủ quan
� Theo C.Marx, ý thức chẳng qua chỉ là cái vật chất được chuyển vào bộ óc con người theo hình thức là các dòng thông
tin và được cải biến đi ở trong đó
� Theo C.Marx, sự khác nhau căn bản giữa một con ong khéo léo nhất với một người kiến trúc sư kém nhất ở chỗ: con
ong xây tổ theo bản năng của loài, người kiến trúc sư trước khi xây ngôi nhà trong hiện thực, anh ta đã xây nó trong đời sống ý thức của mình o Tính xã hội
→ ý thức là phản ánh sự năng động, sáng tạo của con người về thế giới khách quan.
BTVN: Tự nghiên cứu lý luận vật chất và ý thức và phương pháp luận của nó và phát biểu bằng 2 câu. Tập vận dụng ý
nghĩa phương pháp luận để trả lời những phát biểu sau có đúng với phương pháp luận ở trên hay không? nếu sai or chưa đủ, hãy sửa lại
3. MQH giữa vật chất và ý thức
Theo quan niệm duy vật biện chứng, giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau thông qua hoạt động thực tiễn
của con người, trong đó suy đến cùng vật chất giữ vai trò quyết định. Mối quan hệ : o tác động qua lại o thông qua thực tiễn o
vật chất giữ vai trò quyết định
Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ vật chất- ý thức như trên cho thấy: Để nhận thức đúng và giải quyết
thành công, có hiệu quả mọi vấn đề về đời sống nhận thức và thực tiễn, cần phải: o
Xuất phát từ thực tế khách quan o
Đồng thời, phát huy các nhân tố chủ quan trong phạm vi tính khách quan ấy
⇒ sáng tạo ra giải pháp (lời giải) cho các vấn đề thực tiễn
II. Phép biện chứng
1) 2 nguyên lý cơ bản
a) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Tất thảy các sự vật hiện tượng & các quá trình trong thế giới đều phát sinh và tồn tại trong mối liên hệ với nhau; các mối liên hệ
ấy có tính khách quan, tính phổ biến và biểu hiện trong tính phong phú đa dạng của chúng ⇒ thế giới quan
Vì vậy, trong việc giải quyết các vấn đề của nhận thức & thực tiễn cần có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thế ⇒ phương pháp
luận bổ sung đầy đủ cho phương pháp luận của mục I trên.
Khái niệm “MLH” và “mối liên hệ phổ biến: Mối liên hệ
Trong phép biện chứng nói chung, khái niệm “mối liên hệ” được dùng để chỉ sự quy định lẫn nhau, tác động (ảnh
hưởng) lẫn nhau, dẫn đến tạo ra các biến đổi của chúng (”chúng” là giữa 2 đối tượng với nhau) o
Vận dụng: Con gà có trước hay quả trứng có trước?
chúng cùng xuất hiện và quy định lẫn nhau Mối liên hệ phổ biến
MLH tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng (phân biệt với MLH đặc thù), có tính phổ biến của các mối liện hệ với nhiều
phạm vi (cấp độ khái quát), trong đó có những mối liên hệ có tính phổ biến nhất → do triết học nghiên cứu và trình bày trong phép biện chứng o Thí dụ:
Sự hình thành của các mặt đối lập: không gian (hình thành giữa nhiều chiều khác nhau), thời gian (hình thành
giữa các mặt đối lập như quá khứ, hiện tại, vị lai (tương lai nhưng theo tiếng hán))
Tính chất chung của mối liên hệ o
Tính khách quan và tính phổ biến: 1.
Tính khách quan: MLH là cái vốn có của sự vật, tồn tại độc lập - không phụ thuộc vào ý thức của
con người ⇒ tính vật chất 2.
Tính phổ biến: Mọi sự vật,hiện tượng đều phát sinh và tồn tại trong sự quy định lẫn nhau, tác động
và làm biến đổi lẫn nhau (Tức là: không có cái gì là đồng nhất - phi cấu trúc; không có gì tồn tại
biệt lập tuyệt đối với cái khác)
==> Tính phổ biến cho thấy: Sự vật là gì? câu trả lời phụ thuộc vào việc ta xét nó trong mối liên hệ nào o Tính phong phú, đa dạng
Mỗi sự vật hiện tượng có nhiều loại mối liên hệ khác nhau; mối loại mối liên hệ ấy có vị trí và
Ý nghĩa phương pháp luận o
Cần có quan điểm toàn diện trong nhận thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn 1.
Xem xét & giải quyết các vấn đề trên nhiều mặt, nhiều MLH 2.
Chống, tránh: phiến diện, siêu hình o
Cần có quan điểm lịch sử, cụ thể trong quá trình nhận thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn 1.
Xem xét & giải quyết các vấn đề phải đặt trong điều kiện lịch sử, cụ thể xác định 2.
Chống, tránh: Chiết trung, nguỵ biện
BTVN: tìm hiểu nguyên lý thứ 2 và tóm tắt nội dung
b) Nguyên lý về sự phát triển Tóm tắt
Tất thảy các sự vật, hiện tượng trong thế giới đều trong tiến trình không ngừng biến đổi & phát triển theo các quy luật
khách quan và tiến trình đó được biểu hiện trong tính phong phú, đa dạng của chúng; vì vậy, trong việc giải quyết các
vấn đề nhận thức và thực tiễn cần có quan điểm phát triển & lịch sử cụ thể.
Khái niệm “phát triển” o Định nghĩa
Khuynh hướng vận động của sự vật theo chiều hướng biến đổi về chất ở trình độ ngày càng cao
hơn; được biểu hiện ra trong thực tế là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái biến đổi của các sự vật
Thí dụ: Quá trình phát triển của các loài:
Phát hiện ra quy luật tiến hoá lần đầu tiên (1859)_Đác-uyn;
Phát triển về sự đi lại của con người (dịch chuyển vị trí trong không gian)_sự đi tạo bởi 3
yếu tố: chủ thể đi (không đổi), đoạn đường đi (không đổi) và hành động đi… o Phân biệt khái niệm Phát triển // biến đổi
Phát triển // tăng trưởng
(Tiến bộ & tiến hoá) // phát triển
Tính chất chung của sự phát triển o
Tính khách quan: Vốn có, độc lập với ý thức; theo quy luật khách quan o
Tính phổ biến, thể hiện:
Trong mọi lĩnh vực: TN, XH, nhận thức - tư duy
Mỗi sự vật đều bao hàm sự phát triển của nó
Mọi sự vật đều chịu sự chi phối của các khuynh hướng phát triển
Mọi sự biến đổi đã bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời cái mới o Tính phong phú, đa dạng
Có nhiều kiểu (loại, dạng) phát triển khác nhau phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể
Cùng một kiểu (loại, dạng) phát triển nhưng được biểu hiện phong phú khác nhau trong những điều
kiện lịch sử, cụ thể khác nhau
Con đường của mỗi sự phát triển thường không phải là con đường thẳng (do sự tác động của những
nhân tố & khuynh hướng vận động, phát triển khác nhau)
⇒ Sự phát triển còn bao hàm những sự thụt lùi tạm thời
Ý nghĩa phương pháp luận
Cần đứng trên quan điểm phát triển trong việc nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn, cụ thể: o
Nhận thức sự vật theo khuynh hướng phát triển của nó o
Giải quyết các vấn đề thực tiễn theo khuynh hướng phát triển của đời sống hiện thực o
Chống, tránh quan điểm siêu hình
Cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể trong việc nhận thức và giải quyết mỗi quá trình phát triển cụ thể
Phân tích mỗi quá trình phát triển qua các giai đoạn (hình thái) lịch sử, cụ thể của nó
Xem xét mỗi quá trình phát triển trong sự tác động của nhiều nhân tố và tương tác của các khuynh hướng khác nhau
2) 3 cặp phạm trù cơ bản
a) Cái chung & cái riêng (& đơn nhất) Định nghĩa o
Cái riêng: Dùng để chỉ mỗi một cái gì đó (mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình,..) tồn tại tương đối độc lập so với
cái khác; trong đó có sự thống nhất giữa cái chung và cái đơn nhất o
Cái chung: Dùng để chỉ tất cả những gì (thuộc tính, tính chất,.. ) tồn tại phổ biến ở nhiều cái riêng o
Cái đơn nhất: Dùng để chỉ tất cả những gì (thuộc tính, tính chất,..) chỉ tồn tại ở một cái riêng (cái riêng này so với cái riêng khác) o
Cái đặc thù: Là kết quả giữa mối liên hệ giữa cái chung và cái đơn nhất
Mối liên hệ và ý nghĩa phương pháp luận
Cái chung tồn tại trong cái riêng. Vì vậy, muốn tìm cái chung phải nghiên cứu từ nhiều cái riêng. Đây chính là cơ sở
nhận thức của phương pháp quy nạp ((⇒ Chung - những cái riêng = phương pháp quy nạp)) o
Trả lời câu hỏi BTVN: Tại sao con người có thể tích luỹ kinh nghiệm?
Kinh nghiệm: Là những tri thức về cái chung, được nghiên cứu và khái quát nên từ nhiều tình
huống (cái riêng) mà mỗi cá nhân or cộng động người đã từng trải nghiệm
Theo lý luận biện chứng, cái chung nằm trong cái riêng ⇒ con người qua nhiều tình huống có thể rút ra cái chung
Cái riêng phong phú hơn cái chung; cái chung (bản chất, quy luật) sâu sắc hơn cái riêng - quyết định cái riêng. Vì vậy,
muốn giải quyết một cái riêng thì trước hết cần phải nắm được cái chung; khi vận dụng cái chung vào mỗi trường hợp
riêng, cần phải có sự năng động, sáng tạo o
Trả lời cho câu hỏi Tại sao con người cần phải tích luỹ kinh nghiệm?
để nắm được cái chung → vận dụng cái chung vào mỗi trường hợp thực tế trong cuộc sống
Sự chuyển hoá giữa cái chung và cái đơn nhất: Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau. Vì vậy,
tuỳ theo mục đích trong các lĩnh vực nhất định, ngta có thể tìm ra các phương pháp để chuyển hoá cái chung và cái đơn nhất cho nhau
b) Bản chất & hiện tượng Định nghĩa o
Bản chất: Là khái niệm dùng để chỉ tất cả những thuộc tính khách quan, cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật o
Hiện tượng: Sự biểu hiện của bản chất trong các điều kiện nhất định o
Thí dụ: Ánh sáng (đối tượng nghiên cứu của Vật lý học)
Bản chất: Tính thống nhất giữa sóng và hạt Hiện tượng: Giao thoa,…
Mối quan hệ, ý nghĩa phương pháp luận
Sự thống nhất giữa bản chất & hiện tượng o
Bản chất biểu hiện thông qua hiện tượng, bản chất nào - hiện tượng đó o
Không có hiện tượng thuần tuý - phi bản chất; ngược lại, không có bản chất tồn tại thuần tuý o
Trả lời câu hỏi: Từ một hiện tượng bất kì có thể kết luận chính xác bản chất của sự vật hay không?
Chủ quan: Có thể hay không tuỳ trình độ nhận thức của người nghiên cứu. Giống như một bài
toán (khách quan: có thể giải ra được; chủ quan: mức độ thông hiểu và vận dụng định lý của mỗi
người khác nhau) ⇒ giải pháp_nâng trình độ nhận thức Khách quan: Có thể
Sự đối lập (mẫu thuẫn) giữa bản chất & hiện tượng o
Một bản chất được thể hiện qua nhiều hiện tượng o
Bản chất là cái ổn định; hiện tượng thường xuyên thay đổi o
Hiện tượng có thể biểu hiện không phù hợp với bản chất
� Mặc dù hiện tượng có thể biểu hiện không phù hợp với bản chất nhưng nó vẫn bộc lộ bản chất, chỉ là trong trường hợp đặc biệt
BTVN: Đọc phần III và trả lời: Có phải mọi thay đổi về lượng đều dẫn đến thay đổi về chất của sự vật hay không
c) Tất nhiên và ngẫu nhiên Định nghĩa o
Tất nhiên (tất yếu): Cái xuất phát từ bản chất, quy luật nguyên nhân bên trong sự vật; có tính tất định o
Ngẫu nhiên: Cái xuất phát từ sự tác động của nguyên nhân bên ngoài, từ điều kiện môi trường đến sự vật; do
đó, nó có tính đa khả năng o
Thí dụ: Hiện tượng vật rơi tự do
Xu hướng rơi: nhất định vào trái đất (hướng vào tâm trái đất dưới tác dụng của trọng lực)—>(tất nhiên)
Đường rơi: có thể có nhiều khả năng (hướng gió, lực đẩy của một thứ gì đó phía dưới,…) →(Ngẫu nhiên) o
Khi xây dựng một dự báo cho thực tiễn thì cần phải
Phải căn cứ cả vào cái tất nhiên và ngẫu nhiên, nhưng trước hết và cơ bản nhất phải căn cứ vào cái tất nhiên, vì:
Mọi quá trình vận động phát triển đều chịu sự chi phối của tất nhiên và ngẫu nhiên
Vì cái tất nhiên quyết định quá trình vận động của sự vật → để đảm bảo sự chính xác của dự báo → tất nhiên
Mọi dự báo đều là dự báo về xu hướng (ví dụ dự báo bão dự báo xu hướng đường đi của
bão trước tiên) → từ dự báo xu hướng → cụ thể hoá thành dự báo trung hạn, dự báo ngắn
hạn (ví dụ từ dự báo hướng đi của bão cùng điều kiện môi trường nơi bão đi qua →
khoanh hẹp vùng đường đi bão bằng các toạ độ kinh vĩ tuyến xác định) → vận động →
căn cứ vào cả tất nhiên và ngẫu nhiên
Mối quan hệ, ý nghĩa phương pháp luận
3) 3 quy luật cơ bản
a) Những thay đổi về lượng dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại (Mối quan hệ giữa lượng và chất) Vị trí
Phương thức của sự vận động, phát triển Tóm tắt
Mọi sự vật đều có 2 mặt chất và lượng tồn tại trong sự thống nhất với nhau trong phạm vi “độ”; những biến đổi của
lượng đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn tới những thay đổi về chất; ngược lại, chất mới lại tác động tạo ra những biến đổi mới về lượng;… Khái niệm o Lượng
Tính quy định của sự vật về mặt số lượng yếu tố cấu thành, quy mô tồn tại, tốc độ & nhịp điệu vận động, phát triển o Chất
Tính quy định của sự vật về phương diện các thuộc tính kết quả, vốn có của nó; tồn tại trong mối quan hệ
thống nhất với nhau tạo nên sự vật là nó o Độ
Khoảng giới hạn thống nhất giữa chất & lượng o Điểm nút
Giới hạn - tại đó có sự biến đổi về chất o Bước nhảy
Quá trình biến đổi về chất diễn ra tại điểm nút Quy luật lượng/chất Mối quan hệ o
Chất & lượng tồn tại trong mối quan hệ quy định lẫn nhau;
⇒ Những thay đổi về lượng tất yếu dẫn tới nhưng thay đổi về chất; và, ngược lại… o
Trả lời câu hỏi BTVN: Có phải mọi thay đổi về lượng đều dẫn tới thay đổi về chất hay không?
Để giải quyết câu hỏi → giải quyết = cách kết hợp 2 lý luận: mối QH giữa khả năng & hiện thực và mối QH giữa lượng và chất
Xét về mặt khả năng: Mọi thay đổi về lượng đều dẫn đến thay đổi về chất vì lượng và chất đều tồn
tại và liên quan lẫn nhau trong sự thống nhất tất yếu
Xét từ khả năng → hiện thực: Quá trình đó cần điều kiện tương ứng của nó, cụ thể
Đến giới hạn điểm nút (ví dụ: nước muốn sôi phải đến điểm nút là 100 độ C)
Diễn ra sự thay đổi kết cấu của lượng; thậm chí lượng k đổi, chỉ thay đổi cấu trúc lượng → thay đổi về chất
Tương ứng với sự thay đổi loại lượng nào tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất do loại lượng đó quy định
b) Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Quy luật mâu thuẫn o Vị trí
Nguồn gốc và động lực của vẫn động, phát triển (là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập) o Khái niệm
Là MLH thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập Mâu thuẫn
MLH thống nhất, đấu tranh & chuyển hoá của các mặt đối lập Mặt đối lập
Tính chất, xu hướng vận động trái ngược nhau Thống nhất
quy định, tương đồng, tác dụng cân bằng Đấu tranh
tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập Chuyển hoá
sự biến đổi của chúng (chuyển đổi vị trí, thủ tiêu lẫn nhau , cải tạo lẫn nhau và cùng phát triển,…) o
BTVN: có phải mọi mâu thuẫn đều đóng vài trò là nguồn gốc và động lực của phát triển hay không
c) Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định o Vị trí
Quy luật về khuynh hướng và hình thức o Khái niệm
Phủ định: thay thế lẫn nhau trong quá trình vận động Phủ định biện chứng Định nghĩa 2 đặc trưng Tính khách quan Tính kế thừa o
BTVN: có phải mọi sự phủ định đều dẫn tới sự phát triển hay không o
BTVN: nghiên cứu mục III trả lời câu hỏi
III. Lý luận nhận thức
Khái niệm “nhận thức” o Định nghĩa
Là quá trình con người sáng tạo ra tri thức trên cơ sở phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo đối với thế giới
khách quan vào trong bộ óc con người o
Các yếu tố hợp thành hoạt động nhận thức Khách thể nhận thức Chủ thể nhận thức Hệ công cụ nhận thức
Công cụ vật chất tự nhiên của con người: não, 5 giác quan
Vật chất nhân tạo: các thiết bị hỗ trợ cho công cụ vật chất tự nhiên của con người. (giác
quan kéo dài của con người)
Thí dụ: ống nhòm, kính thiên văn, máy trợ thính,… Tư duy (suy nghĩ) Khái niệm Phán đoán Suy luận o
Các trình độ nhận thức
Vai trò của thực tiễn với nhận thức o 4 vai trò Cơ sở của nhận thức
Mục đích của nhận thức
Động lực của nhận thức:
Tiêu chuẩn của chân lý (kiểm tra, chứng minh tính chân lý trong quá trình nhận thứ): Marx không
phủ nhận tiêu chuẩn nhận thức trong tư duy, nhma là tiêu chuẩn cuối cùng. o Ý nghĩa
Để phát triển nhận thức cần phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích, động lực và kiểm tra tính
chân lý của nó bằng thực tiễn o
Tóm lại: Qua 4 vai trò cho thấy thực tiễn đóng vai trò là trung tâm của nhận thức
Con đường biện chứng của sự nhận thức o Con đường
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
Nhận thức cảm tính Những thưc lý tính Thực tiễn thực tiễn mới o Nhận thức cảm tính:
Trực tiếp với khách thể o Nhận thức lý tính o
Tại sao quá trình nhận thức phải đi từ nhận thức cảm tính (TQSĐ) đến nhận thức lý tính (TDTT)>
Tại sao nhận thức lại phải bắt đầu từ nhận thức cảm tính (TQSD)
Thuộc tính riêng lẻ → k phải
Việc xây dựng lý thuyết → điều đầu tiền phải xác định 1 tiên đề
Rep: Theo quan niệm duy vật, bản chất của nhận thức là quá trình con người phản ánh thực tại
khách quan, và sự phản ánh ấy bắt nguồn từ phản ánh thông tin mà con người cần phải dùng đến
các giác quan để tiếp nhận thông tin → nhận thức cảm tính
Tại sao phải từ đó mà tiến tới nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)?
sự loé sáng của một năng lực trí tuyệ → siêu nghiệm
Tiên đề phải là csi đơn gỉan nhất Có tính hiển nhiên đúng
Hegels: có khả năng triển khai thành 1 hệ thống lý thuyết nhất định
Rep: Mục tiêu của nhận thức là tạo ra tri thức chân lý về thực tại khách quan. Nhận thức cảm tính
chưa phản ánh đúng thực tại khách quan. Mục đích cuối cùng của nhạn thức để tạo ra tri thức cải
tạo xã hội. Để đạt được điều ấy, con người cần phải có hiểu biết về hiện tại, bản chất sự vật và quy luật khách quan. Chân lí o Định nghĩa
Chân lí là những điều phù hợp với thực tại khách quan và đã được kiểm tra, chứng minh bằng thực tế o Phân biệt
Chân lí // sai lầm: những điều phù hợp với thực tại khách quan, được kiểm tra, chứng minh bằng thực
nghiệm // những điều sai khác với thực tại khách quan
Chân lí // giả thuyết: những điều phù hợp với thực tại khách quan, được kiểm tra, chứng minh bằng thực
nghiệm // những điều chưa được kiểm tra, chứng minh bằng thực nghiệm o Tính chất
Tính khách quan: tính chất cơ bản của chân lý, được đưa vào ngay trong định nghĩa
Tính cụ thể: A’ phản ánh đúng A, A’ nằm trong một số điều kiện xác định
Tính tương đối & tuyệt đối: Trong điều kiện nhất định, chân lý là tuyệt đối đúng nhưng điều kiện
thay đổi thì có thể kh đúng ⇒ vừa có tính tương đối vừa có tính tuyệt đối; mặt khác một tri thức
chân lý được coi là đúng nhưng có thể đúng như chưa tuyệt đối o Chân lí và thực tiễn o
Một tư tưởng khi chưa được thực tiễn chứng minh nó là chân lý thì có thể kết luận tư tưởng đó là sai hay không?
Rep: chưa thể kết luận nó là đúng hay sai (vấn đề bỏ ngỏ)
Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
I. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
1) Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
Vị trí: là quan hệ cơ bản nhất của sự phát triển xã hội Tóm tắt o
Lực lượng sản xuất & quan hệ sản xuất là 2 mặt thống nhất của mỗi phương thức sản xuất o
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất theo
hướng tích cực hoặc tiêu cực o
Với mỗi hình thực phù hợp của quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển; đến một giai
đoạn nhất định sẽ tạo ra mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện tại, tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất cũ
bằng quan hệ sản xuất mới
Khái niệm “Lực lượng sản xuất” Định nghĩa
Toàn bộ các yếu tố vật chất và kỹ thuật khi kết hợp với nhau tạo thành sức mạnh thực tiễn để cải biến giới tự nhiên →
những sản phẩm hữu ích cho con người