-
Thông tin
-
Quiz
Giải quyết bài toán bán lược cho sư dưới góc độ triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Giải quyết bài toán bán lược cho sư dưới góc độ triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Đề bài: Giải quyết bài toán bán lược cho sư dưới góc độ triết học.
Bán lược cho sư là một bài toán kinh điển mà mọi nhà kinh tế đều từng nghe
đến. Bài toán được nhắc đến nhiều cùng với nghệ thuật marketing, nhưng nếu nhìn
dưới góc độ triết học, ta có thể thấy bài toán là một ví dụ tiêu biểu cho mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức. Như những gì đã phân tích ở trên, vật chất quyết định ý
thức. Nếu muốn tác động đến ý thức muốn mua lược của nhà sư, ta phải giải quyêt
đực vấn đề vật chất quyết định đến ý thức đó. Thông thường, người ta chỉ muốn
mua lược khi họ có tóc để chải; vậy nên, tóc là thứ vật chất quyết định đến nhu cầu
mua lược, chỉ cần giải quyết được vấn đề tóc ở đâu thì bài toán sẽ được giải quyết.
Nhưng trong bài toán này, ta lại thiếu đi nguyên tố quan trọng nhất đó bởi nhà sư
không có tóc. Vậy tóc ở đâu? Làm thế nào để xuất hiện tóc để tạo nên nhu cầu mua
lược? Đây chính là những điều triết học nói chung và mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức nói riêng giúp ta giải quyết. Từ đó ta sẽ có định hướng để tìm được câu trả
lời cho vấn đề mình gặp phải. Ở trường hợp này, dù sư không có tóc nhưng những
người đến dâng hương lại có, ta có thể dùng điều này làm vật chất để quyết định
đến ý định mua. Có thể là mua để tặng những tín đồ Phật giáo hay chỉ đơn giản là
để họ chải đầu, chỉnh trang sau quãng đường dài đế đến được nơi cửa Phật.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đấy, ta chỉ bán được một hai lần với số lượng ít.
Với tư cách là một nhà kinh doanh, ai cũng muốn bán được nhiều lần với số lượng
lớn, mở rộng kinh doanh. Bán được lược chỉ là vấn đề đầu tiên. Muốn bán được, ta
giải quyết vấn đề về vật chất, muốn bán được nhiều, ta phải phải quyết vấn đề về ý
thức. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ hai chiều, ý thức có thể
tác động trở lại cái vật chất trong một giới hạn nhất định. Vậy ý thức mà ta cần tìm
ở đây là gì? Nhà kinh doanh muốn nhiều người mua sản phẩm của mình, giáo viên
muốn nhiều người đi học hơn, nhà sư muốn thêm nhiều người đến với nơi chùa
chiền hơn. Đánh vào tâm lý đó, người kinh doanh có thể nói với nhà sư về lợi ích
nếu mua nhiều lược của mình: nhà sư có thể dùng lược như những tặng phẩm để
cảm ơn những người thành tâm và khuyến khích họ đến với nơi cửa Phật. Ở đây,
ta đã sử dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học chủ nghĩa Mác –
Lênin để giải quyết bài toán tưởng chừng như không có lời giải. Vật chất là tóc của
những người đi chùa đã tác động đến ý thức muốn mua lược của nhà sư; mong
muốn có nhiều người đi chùa hơn của nhà sư đã tác động ngược lại đến số lượng
hàng hóa được mua vào. Có thể nói, những lý luận trong triết học Mác – Lênin
nói chung và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nói riêng có sức bao quát lớn trên
nhiều mặt của cuộc sống. Ta cần bám sát lấy triết học để có thể giúp vấn đề được
giải quyết dễ dàng hơn.