Giới thiệu Lịch sử Dinh độc lập | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, để thiết lập và củng cố bộ máy cai trị của mình, Thực dân Pháp đã cho xây dựng một dinh thự nguy nga tráng lệ để làm nơi ở và làm việc cho Thống đốc Nam Kỳ, gọi là Dinh Norodom. Dinh Norodom được thực dân Pháp khởi công xây dựng vào ngày 23/12/1868 và hoàn thành vào năm 1871. Dinh Norodom qua nhiều năm đã là nơi sinh sống và làm việc của nhiều đời Thống đốc Nam Kỳ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giới thiệu Lịch sử Dinh độc lập | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, để thiết lập và củng cố bộ máy cai trị của mình, Thực dân Pháp đã cho xây dựng một dinh thự nguy nga tráng lệ để làm nơi ở và làm việc cho Thống đốc Nam Kỳ, gọi là Dinh Norodom. Dinh Norodom được thực dân Pháp khởi công xây dựng vào ngày 23/12/1868 và hoàn thành vào năm 1871. Dinh Norodom qua nhiều năm đã là nơi sinh sống và làm việc của nhiều đời Thống đốc Nam Kỳ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

79 40 lượt tải Tải xuống
Dinh Độc Lập:
Lịch Sử:
Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc xâm lược nước
ta. Đến năm 1867, Thực dân Pháp đã hoàn toàn chiếm Nam Kỳ Lục Tỉnh, bao gồm Biên Hoà, Gia
Định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên.
Ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, để thiết lập và củng cố bộ máy cai trị của mình, Thực dân Pháp đã
cho xây dựng một dinh thự nguy nga tráng lệ để làm nơi ở và làm việc cho Thống đốc Nam Kỳ, gọi là
Dinh Norodom. Dinh Norodom được thực dân Pháp khởi công xây dựng vào ngày 23/12/1868 và
hoàn thành vào năm 1871. Dinh Norodom qua nhiều năm đã là nơi sinh sống và làm việc của nhiều
đời Thống đốc Nam Kỳ.
Năm 1954, sau thất bại nặng nề trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lãy năm châu Việt Minh, thực
dân Pháp đã buộc phải ký hiệp định Geneva và rút chạy khỏi Việt Nam. Thay chân thực dân Pháp, Đế
quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam và lập nên chính phủ bù nhìn hồng biến nước ta thành thuộc
địa kiểu mởi. Năm 1955, Ngô Đình Diệm truất ngôi Bảo Đại và lên làm tổng thống, từ đó Dinh
Norodom trở thành nơi sống và làm việc của Tổng thống chính quyền ngụy Sài Gòn. Trong thời gian
làm tổng thống, Ngô Đình DIệm đã thi hành nhiều chính sách độc tài dã man làm nảy lên lòng phẫn
uất trong nhân dân cũng như bất bình trong nội các chính quyền Sài Gòn. Năm 1962, trong một lần
đảo chính, Dinh Norodom đã bị ném bom và hư hỏng nặng không thể sửa chữa. Ngô Đình Diệm cho
san bằng Dinh Norodom và xây lên một Dinh mới. Dinh Độc Lập mới này được thiết kế bởi kiến trúc
sư Ngô Viết Thụ - người Việt Nam đầu tiên đạt giải khôi nguyên La Mã. Dinh này được khởi công
Ngày 1/7/1962 bởi Ngô Đình Diệm và khánh thành vào ngày 31/10/1966 bởi Nguyễn Văn Thiệu. Kể
từ ngày khánh thành đến ngày thống nhất đất nước, Dinh Độc Lập tiếp tục là nơi ở và làm quyền của
các đời tổng thống ngụy quyền.
Vào lúc 11h30p Ngày 30/4/1975 lịch sử, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh
dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến 21 năm chống Đế quốc Mỹ xâm lược nhằm thống nhất đất
nước của dân tộc ta.
Sau năm 1975, vào ngày 25/6/1976, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Ngày 12 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một
trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước.
Kiến trúc:
Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng với 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng
hầm và 1 sân thượng với bãi đỗ trực thăng. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong
cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội
các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại
yến,...
Kiến trúc của Dinh Ðộc Lập được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế mang một ý nghĩa văn hóa thể
hiện từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài tất cả đều là kết hợp hài hòa và độc đáo giữa
nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông và cá tính dân tộc. Toàn thể
bình diện của Dinh để nhìn giống nhiều chữ Hán Việt nhằm đại diệnc cho những mong ước tốt đẹp
của người thiết kế cho Dinh.
Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây xanh. Phía trước và phía sau Dinh là
đều 2 công viên cây xanh. Dinh Độc Lập và các cây xanh, công viên xung quanh có thể được ví như lá
phổi xanh giữa lòng Quận 1 xa hoa tráng lệ. Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa
không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm với hầm trú bom có thể chịu
được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc
phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam.
Các phòng của Dinh được trang trí bởi nhiều tác phẩm sơn hà cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu,
hàng thủ công mỹ nghệ.
Trải qua hàng thập kỷ, Dinh Độc Lập đến nay với kiến trúc độc đáo cùng vai trò là chứng nhân của
lích sử vẫn là một trong những di tích lịch sử có số lượng khách tham quan đến thăm nhiều bậc nhất
ở TP.HCM và ở nước ta, thu hút vô số khách du lịch từ mọi miền đất nước cũng như bạn bè quốc tế
đến tham quan hằng năm.
Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM:
Lịch sử:
Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tiền thân là tư dinh của Hứa Bổn Hòa, một thương nhân gốc Hoa nổi
tiếng ở Sài Gòn xưa. Hứa Bổn Hòa là một thương nhân rất giàu có, sở hữu hàng loạt các công trình
nổi tiếng như Khách sạn Majestic hay Bệnh viện Từ Dũ.
Tư dinh là tiền thân của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM được Hứa Bổn Hòa cho khởi công vào năm 1929
và hoàn thành vào năm 1934 với sự thiết của kiến trúc sư người pháp Rivera. Thiết kế tráng lệ của
Dinh là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Baroque của Pháp và kiến trúc Phương Đông mà cụ thể là
Trung Quốc. Đặc trưng kiến trúc phương Đông của tòa nhà được thể hiện trong trang trí bên ngoài,
mái ngói, cột ốp gốm và các trang trí bằng gốm trên mái nhà … Trong các toà nhà này đã từng tồn tại
nhiều đồ vật có giá trị mỹ thuật bằng nhiều chất liệu và có giá trị thẩm mỹ; từ đồ gỗ cẩn ốc xà cừ, đồ
gỗ chạm tinh xảo, đồ gốm …
Năm 1975, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi đến hồi kết, Hứa Bổn Hòa
gia đình đã sang Pháp để định cư. Dinh sau đó được quân giải phóng tiếp quản.
Năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đến năm 1989
mới đi vào hoạt động và phục vụ khách tham.
Hiện nay, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đang là nơi bảo quản và trưng bày của hơn 22.000 hiện vật
được chia thành nhiều bộ sưu tập khác nhau. Các hiện vật của Bảo tàng chia thành 02 thể loại chính:
mỹ thuật cổ - cận đại và mỹ thuật hiện đại với những sưu tập các tác phẩm các nhiều họa sĩ nổi tiếng,
những hiện vật này đã phản ánh những nét đặc trưng tiêu biểu của mỹ thuật Sài Gòn xưa, TP. Hồ Chí
Minh hiện nay cũng như của khu vực miền Nam Việt Nam.
Bảo tàng gồm 3 tòa nhà chính. Trong khi Tòa nhà 1 là nơi bảo quản trưng bày các tác phẩm mỹ thuật
hiện đại tiêu biểu thì Tòa nhà 2 là nơi Bảo tàng thường xuyên tổ chức triển lãm của các đơn vị, tổ
chức, cá nhân trong cũng như là ngoài nước đến từ khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu, châu
Mỹ,...Tòa nhà 3 của Bảo tàng lại là nơi trưng bày và lưu trữ các hiện vật mỹ thuật cổ - cận đại, gồm
các hiện vật tạo nên từ nhiều chất liệu như đồng, gỗ, gốm hay đá. Đối với mỹ thuật cổ chất liệu gốm,
Bảo tàng trưng bày các dòng gốm đặc trưng Nam bộ như gốm Lái Thiêu, gốm Sài Gòn, gốm Biên Hòa
và gốm cổ tìm thấy ở sông Đồng Nai. Đối với mỹ thuật chất liệu đá thì có các bộ sưu tập điêu khắc
Chăm Pa, Óc Eo. Đối với hiện vật chất liệu gỗ: trưng bày sưu tập hiện vật phục vụ nhu cầu tôn giáo,
tín ngưỡng, sưu tập hiện vật gỗ gia dụng.
Đến nay, sau hàng chục năm thì Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã trở thành một trung tâm mỹ thuật
lớn của Việt Nam, lưu trữ rất nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc và cổ vật mỹ thuật tiêu biểu, có giá
trị văn hóa cao của lịch sử đất nước và nhân loại. Bảo tàng mỗi năm thu hút một số lượng lớn khách
tham quan trong và ngoài nước, những người đam mê mỹ thuật cũng như giới trẻ và các đoàn làm
phim đến tham quan và làm việc.
Bảo tàng lịch sử TP.HCM:
Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật giá trị. Lúc đó, Hội
Nghiên cứu Đông Dương đã vận động mua lại các cổ vật trên và cam kết tặng lại nhà nước sau khi
mua xong.
Sau khi hoàn tất mua lại các cổ vật, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số di vật của Holbé vừa mua được,
cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có, Hội Nghiên cứu Đông Dương đã đề nghị với chính quyền
Nam Kỳ xây dựng Bảo tàng. Chấp nhận yêu cầu đó, thống đốc Nam Kỳ đương thời là Blanchard de la
Brosse đã ký quyết định thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse vào ngày 28 tháng 11 năm 1927.
Sau đó vào 1/1/1929, Bảo tàng đã được chính quyền Nam Kỳ long trọng khánh thành. Thời bấy giờ,
đây là bảo tàng đầu tiên ở miền Nam Việt Nam.
Đến ngày 14 tháng 6 năm 1954, Bảo tàng được chính quyền Sài Gòn tiếp thu trọn vẹn và sau đó đổi
tên Bảo tàng là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam vào ngày 16 tháng 5 năm 1956. Trong thời gian này,
Bảo tàng là nơi trưng bày về mỹ thuật cổ của một số nước châu Á.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bảo tàng được Chính quyền Cách mạng tiếp thu nguyên vẹn. Sau đó,
vào ngày 26 tháng 8 năm 1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ
Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh và năm 2013 đổi lại
tên Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh như quyết định thành lập ban đầu.
Về kiến trúc, bảo tàng gồm 2 tòa nhà: Tòa nhà trước xây năm 1927 và tòa nhà sau xây năm 1970.
Tòa nhà xây năm 1927 trước vốn là Bảo tàng Blanchard de la Brosse xưa, do kiến trúc sư Auguste
Delaval thiết kế mang nét kiến trúc cổ kính. Nhìn chung, kiến trúc của tòa nhà này mang phong cách
Đông Dương rất rõ nét. Các hoa văn trang trí tòa nhà được làm từ nhiều chất liệu, có các chi tiết và
mang ý nghĩa khác nhau. Các hoa văn ấy cũng đã cho thấy sự giao lưu văn hóa Việt – Pháp, góp phần
làm cho công trình kiến trúc bảo tàng mang nét Á Đông nhưng cũng rất Tây phương.
Tòa nhà xây sau năm 1970 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế được xây nối tiếp vào tòa nhà
trước. Tòa nhà mới này được xây dựng và trang trí với các họa tiết hoa văn tương tự tòa nhà trước,
tọa nên một sự hài hòa và thống nhất cho cảnh quan kiến trúc của Bảo tàng.
Năm 2012, tòa nhà Bảo tàng đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Một
kiến trúc mang đậm nét phương Đông kết hợp với phương Tây tạo nên một kết cấu công trình vững
chải, hài hòa, cân xứng với cảnh quan xung quanh.
Bảo tàng gồm 3 khu vực trưng bày chính: Lịch sử Việt Nam từ thời phong thủy đến thời Nguyễn; Văn
hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam và một số nước châu Á; Khu vực ngoài trời với súng thần công.
Ngoài 3 Khu vực trưng bày thường xuyên kể trên, Bảo tàng cũng thường xuyên có các chuyên đề
trưng bày ngắn hạn để phục vụ khách tham quan.
Trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển, hiện nay Bảo tàng sở hữu hơn 40.000 hiện vật với
nhiều sưu tập độc đáo, quý giá có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, dân tộc; chất liệu, loại hình vô cùng
đa dạng, phong phú. Các bộ sưu tập giới thiệu về lịch sử, văn hóa Việt Nam từ thời nguyên thủy đến
năm 1945 và giới thiệu về những nét văn hóa độc đáo ở các tỉnh phía Nam và một số nước trong khu
vực châu Á.
Bảo tàng cũng là nơi làm việc của nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội
Việt Nam, các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới cùng đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh
nghiệm.
Trong xu thế phát triển hiện nay, để có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức những giá trị văn hóa
trong đời sống tinh thần của công chúng, Bảo tàng luôn phải tự đổi mới các hoạt động với mục đích
hướng đến Bảo tàng vì cộng đồng.
| 1/4

Preview text:

Dinh Độc Lập: Lịch Sử:
Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc xâm lược nước
ta. Đến năm 1867, Thực dân Pháp đã hoàn toàn chiếm Nam Kỳ Lục Tỉnh, bao gồm Biên Hoà, Gia
Định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên.
Ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, để thiết lập và củng cố bộ máy cai trị của mình, Thực dân Pháp đã
cho xây dựng một dinh thự nguy nga tráng lệ để làm nơi ở và làm việc cho Thống đốc Nam Kỳ, gọi là
Dinh Norodom. Dinh Norodom được thực dân Pháp khởi công xây dựng vào ngày 23/12/1868 và
hoàn thành vào năm 1871. Dinh Norodom qua nhiều năm đã là nơi sinh sống và làm việc của nhiều
đời Thống đốc Nam Kỳ.
Năm 1954, sau thất bại nặng nề trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lãy năm châu Việt Minh, thực
dân Pháp đã buộc phải ký hiệp định Geneva và rút chạy khỏi Việt Nam. Thay chân thực dân Pháp, Đế
quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam và lập nên chính phủ bù nhìn hồng biến nước ta thành thuộc
địa kiểu mởi. Năm 1955, Ngô Đình Diệm truất ngôi Bảo Đại và lên làm tổng thống, từ đó Dinh
Norodom trở thành nơi sống và làm việc của Tổng thống chính quyền ngụy Sài Gòn. Trong thời gian
làm tổng thống, Ngô Đình DIệm đã thi hành nhiều chính sách độc tài dã man làm nảy lên lòng phẫn
uất trong nhân dân cũng như bất bình trong nội các chính quyền Sài Gòn. Năm 1962, trong một lần
đảo chính, Dinh Norodom đã bị ném bom và hư hỏng nặng không thể sửa chữa. Ngô Đình Diệm cho
san bằng Dinh Norodom và xây lên một Dinh mới. Dinh Độc Lập mới này được thiết kế bởi kiến trúc
sư Ngô Viết Thụ - người Việt Nam đầu tiên đạt giải khôi nguyên La Mã. Dinh này được khởi công
Ngày 1/7/1962 bởi Ngô Đình Diệm và khánh thành vào ngày 31/10/1966 bởi Nguyễn Văn Thiệu. Kể
từ ngày khánh thành đến ngày thống nhất đất nước, Dinh Độc Lập tiếp tục là nơi ở và làm quyền của
các đời tổng thống ngụy quyền.
Vào lúc 11h30p Ngày 30/4/1975 lịch sử, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh
dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến 21 năm chống Đế quốc Mỹ xâm lược nhằm thống nhất đất nước của dân tộc ta.
Sau năm 1975, vào ngày 25/6/1976, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Ngày 12 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một
trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước. Kiến trúc:
Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng với 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng
hầm và 1 sân thượng với bãi đỗ trực thăng. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong
cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội
các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,...
Kiến trúc của Dinh Ðộc Lập được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế mang một ý nghĩa văn hóa thể
hiện từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài tất cả đều là kết hợp hài hòa và độc đáo giữa
nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông và cá tính dân tộc. Toàn thể
bình diện của Dinh để nhìn giống nhiều chữ Hán Việt nhằm đại diệnc cho những mong ước tốt đẹp
của người thiết kế cho Dinh.
Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây xanh. Phía trước và phía sau Dinh là
đều 2 công viên cây xanh. Dinh Độc Lập và các cây xanh, công viên xung quanh có thể được ví như lá
phổi xanh giữa lòng Quận 1 xa hoa tráng lệ. Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa
không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm với hầm trú bom có thể chịu
được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc
phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam.
Các phòng của Dinh được trang trí bởi nhiều tác phẩm sơn hà cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu,
hàng thủ công mỹ nghệ.
Trải qua hàng thập kỷ, Dinh Độc Lập đến nay với kiến trúc độc đáo cùng vai trò là chứng nhân của
lích sử vẫn là một trong những di tích lịch sử có số lượng khách tham quan đến thăm nhiều bậc nhất
ở TP.HCM và ở nước ta, thu hút vô số khách du lịch từ mọi miền đất nước cũng như bạn bè quốc tế đến tham quan hằng năm.
Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM: Lịch sử:
Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tiền thân là tư dinh của Hứa Bổn Hòa, một thương nhân gốc Hoa nổi
tiếng ở Sài Gòn xưa. Hứa Bổn Hòa là một thương nhân rất giàu có, sở hữu hàng loạt các công trình
nổi tiếng như Khách sạn Majestic hay Bệnh viện Từ Dũ.
Tư dinh là tiền thân của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM được Hứa Bổn Hòa cho khởi công vào năm 1929
và hoàn thành vào năm 1934 với sự thiết của kiến trúc sư người pháp Rivera. Thiết kế tráng lệ của
Dinh là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Baroque của Pháp và kiến trúc Phương Đông mà cụ thể là
Trung Quốc. Đặc trưng kiến trúc phương Đông của tòa nhà được thể hiện trong trang trí bên ngoài,
mái ngói, cột ốp gốm và các trang trí bằng gốm trên mái nhà … Trong các toà nhà này đã từng tồn tại
nhiều đồ vật có giá trị mỹ thuật bằng nhiều chất liệu và có giá trị thẩm mỹ; từ đồ gỗ cẩn ốc xà cừ, đồ
gỗ chạm tinh xảo, đồ gốm …
Năm 1975, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi đến hồi kết, Hứa Bổn Hòa và
gia đình đã sang Pháp để định cư. Dinh sau đó được quân giải phóng tiếp quản.
Năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đến năm 1989
mới đi vào hoạt động và phục vụ khách tham.
Hiện nay, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đang là nơi bảo quản và trưng bày của hơn 22.000 hiện vật
được chia thành nhiều bộ sưu tập khác nhau. Các hiện vật của Bảo tàng chia thành 02 thể loại chính:
mỹ thuật cổ - cận đại và mỹ thuật hiện đại với những sưu tập các tác phẩm các nhiều họa sĩ nổi tiếng,
những hiện vật này đã phản ánh những nét đặc trưng tiêu biểu của mỹ thuật Sài Gòn xưa, TP. Hồ Chí
Minh hiện nay cũng như của khu vực miền Nam Việt Nam.
Bảo tàng gồm 3 tòa nhà chính. Trong khi Tòa nhà 1 là nơi bảo quản trưng bày các tác phẩm mỹ thuật
hiện đại tiêu biểu thì Tòa nhà 2 là nơi Bảo tàng thường xuyên tổ chức triển lãm của các đơn vị, tổ
chức, cá nhân trong cũng như là ngoài nước đến từ khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu, châu
Mỹ,...Tòa nhà 3 của Bảo tàng lại là nơi trưng bày và lưu trữ các hiện vật mỹ thuật cổ - cận đại, gồm
các hiện vật tạo nên từ nhiều chất liệu như đồng, gỗ, gốm hay đá. Đối với mỹ thuật cổ chất liệu gốm,
Bảo tàng trưng bày các dòng gốm đặc trưng Nam bộ như gốm Lái Thiêu, gốm Sài Gòn, gốm Biên Hòa
và gốm cổ tìm thấy ở sông Đồng Nai. Đối với mỹ thuật chất liệu đá thì có các bộ sưu tập điêu khắc
Chăm Pa, Óc Eo. Đối với hiện vật chất liệu gỗ: trưng bày sưu tập hiện vật phục vụ nhu cầu tôn giáo,
tín ngưỡng, sưu tập hiện vật gỗ gia dụng.
Đến nay, sau hàng chục năm thì Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã trở thành một trung tâm mỹ thuật
lớn của Việt Nam, lưu trữ rất nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc và cổ vật mỹ thuật tiêu biểu, có giá
trị văn hóa cao của lịch sử đất nước và nhân loại. Bảo tàng mỗi năm thu hút một số lượng lớn khách
tham quan trong và ngoài nước, những người đam mê mỹ thuật cũng như giới trẻ và các đoàn làm
phim đến tham quan và làm việc.
Bảo tàng lịch sử TP.HCM:
Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật giá trị. Lúc đó, Hội
Nghiên cứu Đông Dương đã vận động mua lại các cổ vật trên và cam kết tặng lại nhà nước sau khi mua xong.
Sau khi hoàn tất mua lại các cổ vật, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số di vật của Holbé vừa mua được,
cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có, Hội Nghiên cứu Đông Dương đã đề nghị với chính quyền
Nam Kỳ xây dựng Bảo tàng. Chấp nhận yêu cầu đó, thống đốc Nam Kỳ đương thời là Blanchard de la
Brosse đã ký quyết định thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse vào ngày 28 tháng 11 năm 1927.
Sau đó vào 1/1/1929, Bảo tàng đã được chính quyền Nam Kỳ long trọng khánh thành. Thời bấy giờ,
đây là bảo tàng đầu tiên ở miền Nam Việt Nam.
Đến ngày 14 tháng 6 năm 1954, Bảo tàng được chính quyền Sài Gòn tiếp thu trọn vẹn và sau đó đổi
tên Bảo tàng là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam vào ngày 16 tháng 5 năm 1956. Trong thời gian này,
Bảo tàng là nơi trưng bày về mỹ thuật cổ của một số nước châu Á.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bảo tàng được Chính quyền Cách mạng tiếp thu nguyên vẹn. Sau đó,
vào ngày 26 tháng 8 năm 1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ
Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh và năm 2013 đổi lại
tên Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh như quyết định thành lập ban đầu.
Về kiến trúc, bảo tàng gồm 2 tòa nhà: Tòa nhà trước xây năm 1927 và tòa nhà sau xây năm 1970.
Tòa nhà xây năm 1927 trước vốn là Bảo tàng Blanchard de la Brosse xưa, do kiến trúc sư Auguste
Delaval thiết kế mang nét kiến trúc cổ kính. Nhìn chung, kiến trúc của tòa nhà này mang phong cách
Đông Dương rất rõ nét. Các hoa văn trang trí tòa nhà được làm từ nhiều chất liệu, có các chi tiết và
mang ý nghĩa khác nhau. Các hoa văn ấy cũng đã cho thấy sự giao lưu văn hóa Việt – Pháp, góp phần
làm cho công trình kiến trúc bảo tàng mang nét Á Đông nhưng cũng rất Tây phương.
Tòa nhà xây sau năm 1970 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế được xây nối tiếp vào tòa nhà
trước. Tòa nhà mới này được xây dựng và trang trí với các họa tiết hoa văn tương tự tòa nhà trước,
tọa nên một sự hài hòa và thống nhất cho cảnh quan kiến trúc của Bảo tàng.
Năm 2012, tòa nhà Bảo tàng đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Một
kiến trúc mang đậm nét phương Đông kết hợp với phương Tây tạo nên một kết cấu công trình vững
chải, hài hòa, cân xứng với cảnh quan xung quanh.
Bảo tàng gồm 3 khu vực trưng bày chính: Lịch sử Việt Nam từ thời phong thủy đến thời Nguyễn; Văn
hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam và một số nước châu Á; Khu vực ngoài trời với súng thần công.
Ngoài 3 Khu vực trưng bày thường xuyên kể trên, Bảo tàng cũng thường xuyên có các chuyên đề
trưng bày ngắn hạn để phục vụ khách tham quan.
Trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển, hiện nay Bảo tàng sở hữu hơn 40.000 hiện vật với
nhiều sưu tập độc đáo, quý giá có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, dân tộc; chất liệu, loại hình vô cùng
đa dạng, phong phú. Các bộ sưu tập giới thiệu về lịch sử, văn hóa Việt Nam từ thời nguyên thủy đến
năm 1945 và giới thiệu về những nét văn hóa độc đáo ở các tỉnh phía Nam và một số nước trong khu vực châu Á.
Bảo tàng cũng là nơi làm việc của nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội
Việt Nam, các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới cùng đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm.
Trong xu thế phát triển hiện nay, để có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức những giá trị văn hóa
trong đời sống tinh thần của công chúng, Bảo tàng luôn phải tự đổi mới các hoạt động với mục đích
hướng đến Bảo tàng vì cộng đồng.