-
Thông tin
-
Quiz
Hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
II. HÀNH TRÌNH CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH 1. Pháp (1911) 1.1. Xuất phát
Do ảnh hưởng từ cha của mình là cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà Nho yêu nước cấp tiến và
là người thầy đầu tiên của Bác. Từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã được cha cho đi học tiếng
Pháp tại trường bản xứ ở Vinh.
1907, Người học tại Quốc học Huế. Tại đây, Người biết đến tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền của Pháp - Bản tuyên ngôn đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của Bác: phát
triển ý thức chống phong kiến, phủ nhận uy quyền của nhà vua. Từ đó, Hồ Chí Minh suy
nghĩ muốn tìm hiểu xã hội, con người, đất nước Pháp.
4/1908, Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kì.
Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật Bản chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau", tư tưởng "ỷ Pháp cầu tiến bộ" chẳng qua chỉ là việc “cầu xin Pháp rủ
lòng thương". Nguyễn Ái Quốc đã tự định cho mình một hướng đi mới phải tìm hiểu cho
rõ bản chất những từ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của nước Cộng hòa Pháp, xuất ngoại để
đi xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, Người sẽ trở về giúp đồng bào mình.
LÝ DO HỒ CHÍ MINH QUYẾT ĐỊNH ĐI PHÁP:
Người muốn “xem cho rõ” sự phát triển của những cường quốc mà “các nhà yêu nước
Việt Nam đương thời kì vọng có thể giúp đất nước mình thoát khỏi ách thống trị thực
dân” để rồi “sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là văn bản nền tảng của Cách mạng tư sản Pháp,
mà Pháp lúc bấy giờ lại là chính quốc của Việt Nam.
Người thấy được: “nguồn gốc của những đau khổ vì áp bức dân tộc là ở ngay chính
quốc, ở chính nước đế quốc đang thống trị mình"
1.2. Hoạt động của Hồ Chí Minh ở Pháp -
6/7/1911: Bác đặt chân đến Pháp lần đầu tiên, đến thành phố Mác-xây. Tại đây, Người
đã quan sát và chứng kiến rằng “ở Pháp cũng có người nghèo, cũng có bóc lột” và nhận
ra “tại sao người Pháp không khai hóa đồng bào của họ trước khi khai hỏa chúng ta?"
Người đã xác định đúng bản chất, thủ đoạn, tội ác của chủ nghĩa thực dân và tình
cảnh nhân dân các nước thuộc địa
Hồ Chí Minh tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc. -
12/1920: Hồ Chí Minh cùng những người phái tả trong Đảng Xã hội Pháp tại Đại hội
Tua đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.
Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Hồ Chí Minh, bước ngoặt chủ nghĩa
yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường cách mạng vô sản.
Bác tìm đến Pháp vì muốn học hỏi nhiều hơn những gì người đang có, dân tộc mình
đang có để không chỉ làm giàu tri thức cho mình mà chính là hướng đến giải phóng dân tộc.
HỒ CHÍ MINH ĐÃ TÌM THẤY:
Quá trình nghiên cứu, xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp
(1789) đã giúp Nguyễn Ái Quốc học hỏi được nhiều điều. Tuy vậy, Người vẫn đánh giá
những cuộc cách mạng tư sản là “những cuộc cách mạng không đến nơi".
Người nảy sinh ý thức về sự cần thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh
cho nguyện vọng và quyền lợi chung. Người nhận ra "giải phóng cho dân tộc cho giai
cấp… tất cả vì mục đích chung giải phóng cho con người trên thế giới". 2. Mỹ (1912) 2.1. Xuất phát -
Bác đi Mỹ vì đây là nước đầu tiên thoát khỏi phong kiến thuộc địa - tình cảnh dân ta đang gặp phải lúc bấy giờ. -
Người muốn tìm hiểu cái mà Mỹ gọi là “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc". Nguyễn Tất Thành còn bị ảnh hưởng bởi “Tư tưởng nhà nước pháp quyền”.
2.2. Hoạt động của Chí Minh ở Mỹ -
Người đã sống trên đất Mỹ từ cuối năm 1912 đến giữa năm 1913. -
Thăm tượng thần Tự do - biểu tượng của nước Mỹ, Nguyễn Tất Thành không chỉ khâm
phục kiến trúc - nghệ thuật của những người sáng tạo ra nó, mà còn trăn trở rằng ánh sáng
trên đầu tượng thần Tự do tỏa ra trên bầu trời xanh, còn dưới chân thần Tự do này thì
người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ đang bị chà đạp.
Hành trình trên nước Mỹ đã góp phần quan trọng cho sự trưởng thành về tư tưởng nhận
thức và tâm hồn của của Nguyễn Tất Thành, đồng thời bộc lộ bản chất rõ ràng của xã hội
tư bản cùng chủ nghĩa thực dân tàn bạo mà nó sinh ra.
HỒ CHÍ MINH ĐÃ TÌM THẤY:
Bản chất cường quyền và bành trướng của chính quyền nước Mỹ đã được Nguyễn Tất
Thành phát hiện và khẳng định ngay từ khi Người đặt chân lên đất nước này trong cuộc
hành trình tìm đường cứu nước của mình.
Hành trình trên nước Mỹ đã góp phần quan trọng cho sự trưởng thành về tư tưởng nhận
thức và tâm hồn của nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc. 3. Anh (1913) 3.1. Xuất phát
Năm 1914, thế giới đã bị các nước Đế Quốc chia xong và Anh vẫn là quốc gia có hệ thống
thuộc địa rộng lớn nhất. Đây chính là lý do Nguyễn Ái Quốc đến Anh.
3.2. Hoạt động của Hồ Chí Minh ở Anh -
Bác đã phải làm đủ mọi nghề để sinh sống, để tìm hiểu một thể quốc thực dân có thuộc
địa mênh mông trải khắp các lục địa.
Người muốn hiểu biết sâu sắc hơn bản chất những mắt xích trói buộc nhân dân mình và
nhân dân của các nước thuộc địa khác với các ông chủ đế quốc. 2 -
Tại Anh, Nguyễn Tất Thành đã hăng hái tham dự những cuộc diễn thuyết ngoài trời của
nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những người lao động hải ngoại, ủng hộ
cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Airơlen.
Như vậy, quyết định của Người quay trở về Pháp vào thời điểm mà quyền lực của chủ
nghĩa thực dân đang suy yếu đi do được thôi thúc bởi mong muốn được tận mắt chứng
kiến sự sụp đổ của tham vọng đế quốc, lụn bại bởi chính sự tham lam, tàn sát và ngạo mạn của chúng. 4. Tổng kết -
Nguyễn Tất Thành kết luận: Dù màu da có khác nhau trên đời này cũng chỉ có hai giống
người: giống người bị bóc lột và giống ngôn bóc lột, mà cũng chỉ có tình hữu ái là thật
mà thôi: tình hữu ái vô sản". -
Cuối cùng Bác nhận ra mục tiêu cuối cùng và cao cả nhất của tất cả các cuộc cách trên
thế giới không phải để giải phóng giai cấp vô sản hay giải phóng nô lệ mà là để giải phóng con người. 3