Hoạch định nguồn nhân lực ERP - Thực hành các hoạt động quản lí: mua hàng, bán hàng, sản xuất và kho bãi về mặt hàng quần áo | Bài tập môn Kinh tế học
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) hay còn được gọi bằng tên phổ biến là phần mềm quản trị (nguồn lực) doanh nghiệp, chính là quá trình quản lý tích hợp các chu trình kinh doanh cốt lõi, thường là theo thời gian, được thực hiện với sự trợ giúp trung gian của công nghệ, và phần mềm. Các chu trình kinh doanh cốt lõi thường bao gồm: Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC ERP Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Danh sách thành viên:
1. Trần Diệu Huyền Linh 20124277 2. Lê Thị Ái My 20124012
3. Trần Nguyễn Diễm My 20124281
4. Võ Ngọc Bích Ngân 20124289 5. Phan Hoài Nam 20124283
Thực hành các hoạt động quản lí: mua hàng, bán hàng, sản xuất và kho bãi của Nhóm 4 về
mặt hàng quần áo
Phần 1. Lý thuyết
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) hay còn được
gọi bằng tên phổ biến là phần mềm quản trị (nguồn lực) doanh nghiệp, chính là quá trình
quản lý tích hợp các chu trình kinh doanh cốt lõi, thường là theo thời gian thực, được thực
hiện với sự trợ giúp trung gian của công nghệ và phần mềm. Các chu trình kinh doanh cốt lõi thường bao gồm:
- Lập kế hoạch mua hàng - Kế hoạch sản xuất - Tiếp thị và bán hàng - Quản lý hàng tồn kho 1) Quản lý mua hàng
Quản lý mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt
động mua hàng của doanh nghiệp để tiến hành phân tích, quyết định những mặt hàng cần
thiết phục vụ doanh vụ doanh nghiệp đi cùng với giá cả được thống kê đầy đủ. Nhu cầu
mua hàng thường bắt nguồn từ kế hoạch sản xuất hoặc nhu cầu riêng lẻ tại các phòng ban
về dụng cụ, tài sản phục vụ công việc.
Những dữ liệu nền trong mua hàng: a) Thông tin chung
Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại -
Email, Người liên hệ, Số tài khoản -
Người đại diện hợp lý - b) Thông tin mua hàng
Sản phẩm, Giá sản phẩm, loại tiền tệ -
Thời gian gia hàng, chính sách giao, chí phí giao hàng. - Địa chỉ giao hàng. - Người liên hệ - Khuyến mãi - Chính sách giá - c) Thông tin kế toán Tài khoản phải trả - Thời gian trả - Tài khoản ứng dụng -
Cần phải lựa chọn Nhà cung cấp vì:
Ngày nay, việc mua được nguyên vật liệu với giá cả chấp nhận được từ nhà
cung ứng ngày càng trở nên khó khăn đồng chủ doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi
đưa ra quyết định chọn nhà cung cấp dựa trên những yếu tố như chất lượng, giá cả,
uy tín, thời gian giao hàng… Từ đó chọn nơi mua hàng phù hợp nhất và tốt nhất là
nên chọn nhiều nhà cung cấp để tránh trường hợp phụ thuộc nguồn hàng. 2) Quy trình bán hàng
Là quá trình xây dựng, giám sát và phát triển lực lượng bán hàng. Hoạt động
quản lý bán hàng gồm việc phối hợp nhiều hoạt động và kỹ thuật bán để đạt được
các mục tiêu doanh số của doanh nghiệp đề ra.
Dữ liệu nền của quản lý bán hàng: a) Thông tin chung Tên khách hàng - Số điện thoại - Địa chỉ giao hàng - Email -
Thông tin người liên hệ - b) Thông tin bán hàng Chính sách giá - Thời gian giao hàng - Địa điểm giao hàng - Người liên hệ - c) Thông tin kế toán Tài khoản phải thu - Chi tiết hóa đơn - Hạn mức tín dụng -
Quy trình bán hàng gồm 4 giai đoạn: hoạt động tiền bán hàng, xử lý đơn hàng,
xử lí giao hàng, xử lí hóa đơn 3) Quản lý sản xuất
Là chuỗi các hoạt động tổ chức phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm chuyển
hóa thành kết quả đầu ra là sản phẩm. Quản lý sản xuất là quá trình thiết kế, hoạch
định, tổ chức điều hành và kiểm tra hệ thống sản xuất thông qua quá trình chuyển
hóa hay biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của
khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Gồm 2 loại: sản xuất rời rạc và sản xuất liên tục.
Quy trình sản xuất gồm:
Yêu cầu cung ứng: thể hiện nhu cầu về hàng hóa phát sinh trong quá trình -
kinh doanh ( nhu cầu sản xuất, nhu cầu di chuyển hàng hóa, nhu cầu phục vụ sản xuất ) Phát lệnh sản xuất - Picking list -
Kết xuất lệnh sản xuất -
Xác thực lệnh sản xuất - Nhập kho -
Trong sản xuất có các dạng:
MTO (Make To Order) là sản xuất theo đơn đặt hàng. Khi nào có người đặt -
hàng thì mới làm đơn, tiến hành sản xuất sản phẩm. Đa số các sản phẩm
MTO đều mang giá trị cao, thời gian làm ra sản phẩm dài hơn và các sản
phẩm có thể bị lỗi theo thời gian.
MTS (Make To Stock) có nghĩa là sản xuất để tồn kho hàng với mục đích là -
dự trữ hàng hóa cho các dịp đặc biệt hoặc nhu cầu tăng đột biến sản phẩm
tiêu dùng ở thời điểm vụ mùa cao.
ATO (Assemble To Order) có nghĩa là lắp ráp theo đơn hàng. Có nghĩa là -
sản xuất phụ kiện trước đến khi có đơn đặt hàng mới tiến hành lắp ráp để đỡ
tốn diện tích, vận chuyển dễ dàng không cồng kềnh. Khách hàng được yêu
cầu về linh kiện, cấu hình, sản xuất ra sản phẩm theo ý mình.
ETO (Engineer To Order) hiểu đơn giản là thiết kế theo đơn đặt hàng. Là -
mô hình sản xuất mà ở đó các sản phẩm được hoàn chỉnh về thiết kế, chế tạo.
Sau khi có đơn đặt hàng theo yêu cầu của từng khách riêng biệt. Khách hàng
sẽ có những yêu cầu riêng cho sản phẩm và được nêu trong hợp đồng cụ thể.
4) Quản lí kho bãi, vật tư a) Quản lí vật tư
Các loại dịch chuyển hàng hóa
Nhập kho: Ghi nhận đưa hàng hóa vào trong nhà kho của công ty, hoạt động xuất -
phát từ mua hàng, quy trình sản xuất .
Xuất kho: Ghi nhập hoạt động đưa hàng ra khỏi nhà kho của công ty, hoạt động -
xuất phát từ quy trình bán hàng, quy trình sản xuất.
Chuyển kho:là hoạt động dịch chuyển vật lý trong cùng một nhà kho hoặc khác nhà - kho.
Drop shipping: Đây là hình thức kinh doanh mà hàng hóa không lưu trữ sẵn ở công -
ty, khi khách đặt hàng thì công ty mới liên hệ với nhà cung cấp để cung ứng và vận
chuyển trực tiếp từ nhà kho cung cấp đến nhà kho của khách hàng.
Cross docking:Hàng hóa dạng cross docking sẽ được mua từ nhà cung cấp và đưa -
đến kho công ty, tuy nhiên hàng sẽ không được chất trong kho lưu trữ mà được
chuyển trực tiếp đến khu vực xuất hàng b) Kiểm kê
Đây là hoạt động diễn ra định kỳ theo mỗi tháng, quý hoặc 6 tháng.Mục đích
của hoạt động này là kiểm, đếm để cập nhật số lượng thực tế.Sự chênh lệch giữa
thực tế và sổ sách có thề là do quá trình nhập xuất hoặc mất mát, hư hao.
Chiến lược logistics tồn kho là cách thức quyết định độ ưu tiên khi xuất kho.Có 3 loại chiến
lược chính hay sử dụng là:
FIFO: Nhập trước xuất trước, hàng hóa được đưa vào trước khi xuất sẽ được chọn - trước.
FEFO: Vào sau xuất trước, hàng hóa nào nhập sau sẽ được ưu tiên xuất bán trước. -
LIFO: Lô nào sớm hết hạn trước thì sẽ ưu tiên xuất trước. - Định giá sản phẩm
Bình quân gia quyền: một phương pháp tính giá xuất kho mà giá trị xuất kho của -
hàng hóa được tính bằng trung bình đầu kỳ và giá trị nhập hoặc sản xuất trong kỳ.
Đích giá: được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng -
thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc
mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Giá cố định: dùng để chỉ dòng tiền cố định, hoặc theo lãi suất cố định, của một hợp -
đồng hoán đổi. Ngoài ra, giá cố định còn dùng để chỉ một mức giá đã thỏa thuận và
không thể thay đổi trong các trường hợp thông thường.
Phần 2 Thực hành phần mềm Odoo
Thực hành hoạch định mua hàng, bán hàng, tồn kho, sản xuất qua ví dụ một công ty may quần áo
Lưu ý: các số liệu về giá và thời gian là số liệu mang tính tượng trựn g
Bước 1: Mua nguyên vật liệu Lựa chọn nhà cung cấp -
Yêu cầu báo giá các nguyên vật liệu - Đơn mua hàng - Hoạt động nhận hàng - Phiếu nhận hàng -
Nhập kho nguyên vật liệu -
Bước 2: Quản lí ả s n xuất Lệnh sản xuất -
Báo cáo chi phí sản xuất - Lệnh tháo dỡ -
Phế liệu sau khi sản xuất - Nhập kho sau sản xuất -
Bước 3: quản lí bán hàng
Thông tin khách hàng đặt hàng - Báo giá sản phẩm -