Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ BÀI: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về Hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
Họ và tên : Đậu Thị Thanh An MSV : 11210204
Lớp học phần : KTCTMLN(221)_21 Hà Nội – 4/2022 1 MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………….3
I. Lý luận của CN Mác – Lênin về hội nhập kinh tế quốc tế………….4
1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế…………………………4
2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế………..4
3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế ……………………………...6
II. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam…………………………………………8
1. Lịch sử hội nhập kinh tế quốc tế………………………………...8
2. Những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối
với sự phát triển của Việt Nam…………………………………..8
3. Những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối
với sự phát triển của Việt Nam………………………………….12
Kết luận…………………………………………………………………….14
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………15
. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế
khách quan, không thể tách rời đối với sự phát triển của một quốc gia. Hội nhập
kinh tế đã tạo ra cơ hội để những quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu
ngày càng gia tăng, tận dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp, thúc
đẩy phát triển toàn diện. Nhưng nếu không có một định hướng rõ ràng hay chính
sách đúng đắn, hội nhập kinh tế quốc tế có thể trở thành con dao hai lưỡi, đem
lại những khó khăn, thách thức cho các quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế trên
toàn thế giới và ở Việt Nam đang ngày càng sâu sắc nhờ quá trình toàn cầu
hóa.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …… . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hòa vào xu hướng chung của thế giới, Việt Nam đã và đang chủ động tham
gia quá trình toàn cầu hóa một cách toàn diện. Đối với một nền kinh tế mới và
đang phát triển như Việt Nam thì hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan để rút
dần khoảng cách đối với các quốc gia tiên tiến trên toàn cầu. Để thực hiện được
điều đó, vấn đề được đề ra là phải nhận thức được những cơ hội và thách thức,
đề ra được những chính sách và cách thức tối ưu nhằm phát triển đất nước một
cách bền vững, nhanh chóng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời
kỳ hội nhập và phát triển.
Là một sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là một sinh
viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế, em cảm thấy rất quan tâm tới đề tài “Trình
bày lý luận của CN Mác – Lênin về hội nhập kinh tế quốc tế và liên hệ thực tiễn
ở Việt Nam”. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết còn hạn
chế nên em chỉ xin đóng góp một ý kiến, quan điểm riêng của bản thân về vấn
đề hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu bài viết có sai sót hay có điểm chưa tốt, kính
mong cô sẽ giúp đỡ em hoàn thiện bài viết tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CỦA CN MÁC – LÊNIN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi
ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,… trên quy mô toàn cầu.
Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện như kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội v.v… trong đó, toàn cầu hóa kinh tế được xem là xu thế chủ đạo vừa
là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. Toàn cầu
hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên
giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong
sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất
yếu khách quan: Toàn cầu hóa đã đưa tất cả các nước vào hệ thống phân công
lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng
tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận và không thể
tách rời của nền kinh tế toàn cầu. Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất
được lưu thông trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, nếu không hội nhập kinh tế 4
quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo các yếu tố cần thiết cho sản xuất trong
nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết các vấn
đề toàn cầu cấp bách bằng cách tận dụng các thành tựu của cách mạng công
nghiệp, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của
các nước, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là con
đường tắt để tiếp cận và nâng cấp các nguồn lực bên ngoài mà nước đó chưa thể
tự sản xuất như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho sự
phát triển của quốc gia. Chỉ bằng cách mở cửa nền kinh tế thì các quốc gia kém
và đang phát triển mới có thể tiếp cận và học hỏi được những tiềm lực bên ngoài
từ những quốc gia tiên tiến, từ đó có thể thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là cách có thể giúp cho các nước đang phát triển
có thể tận dụng được những cơ hội để phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách với
các nước phát triển trên thế giới, giảm thiểu nguy cơ tụt hậu.
. . . . . . . . . . . . . . . .
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở rộng thị trường, thu hút vốn và công
nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và
tăng mức thu nhập của các tầng lớp dân cư.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tuy nhiên, điều các quốc gia đang phát triển cần chú ý là với ưu thế về vốn
và công nghệ, các nước phát triển đang thực hiện ý đồ áp đặt quá trình toàn cầu
hóa theo hướng tư bản chủ nghĩa. Điều này tạo cho các nước đang phát tiển
không ít thách thức, rủi ro, đó là: sự gia tăng nợ nước ngoài, tình trạng bất bình
đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa các nước đang phát triển và tiên
tiến. Vì vậy, các quốc gia đang và kém phát triển cần phải có chính sách tối ưu,
tìm kiếm lộ trình phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa khó khăn và
thách thức. . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, chuẩn bị các yếu tố cần thiết để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công.
Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan, tuy nhiên, đối với Việt
Nam, không phải bằng mọi giá để hội nhập. Quá trình hội nhập cần phải được
xem xét kỹ lưỡng với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi hỏi phải có
sự chuẩn bị kĩ càng, chu đáo đồng thời điều kiện trong nội bộ nền kinh tế và các
mối quan hệ quốc tế phù hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .
Các điều kiện như sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn
thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự hiểu biết về môi trường quốc
tế; năng lực sản xuất của nền kinh tế… là những yếu tố để thực hiện hội nhập thành công.
Thứ hai, thực hiện một cách đa dạng các mức độ, hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều cấp độ. Tiến trình hội
nhập kinh tế được chia thành năm mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận
thương mại ưu đãi (PTA), Khu mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan
(CU), Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ.
Thỏa thuận Thương mại ưu đãi (Preferential Trade Agreement – PTA): Các
bên tham gia thỏa thuận hạ thấp một phần hàng rào thương mại hàng hóa cho
nhau và duy trì hàng rào đó với các bên thứ ba không tham gia thỏa thuận. Ví dụ
như Hiệp định về Thỏa thuận Thương mại ưu đãi ASEAN được ký kết tại
Manila, Phillipines năm 1977 và được sửa đổi năm 1995.
Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade Area – FTA): Các bên tham gia
thỏa thuận xóa bỏ hầu hết hàng rào thương mại, thuế quan và phi thuế quan cho
nhau nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước 6
ngoài FTA. Ví dụ như Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (hiệp định được ký kết vào năm 1992).
Liên minh Thuế quan (Custom Union – CU): Các bên tham gia hình thành
FTA và có chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên minh.
Thị trường chung (Common Market – CM): Các nước tham gia hình thành
Liên minh Thuế quan đồng thời cho phép sự dịch chuyển tự do của các nhân tố
sản xuất là vốn và lao động. Khối ASEAN cũng đã thỏa thuận thực hiện được
mục tiêu một thị tường chung và một cơ sở sản xuất thống nhất trong toàn khối
trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Liên minh Kinh tế (Economic Union – EU): Các bên tham gia hình thành
thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung toàn liên minh
bằng cách hài hòa hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia.
Về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối
ngoại của một nước bao gồm nhiều hình thức đa dạng như ngoại thương, hợp tác
về sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, …
Ngoại thương hay thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa
các quốc gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Nội dung của ngoại thương
bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu.
Hợp tác về sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ: Hợp tác trong lĩnh
vực sản xuất bao gồm gia công, xây dựng xí nghiệp chung, chuyên môn hóa và
hợp tác hóa sản xuất quốc tế,… Hợp tác khoa học công nghệ được thực hiện
dưới nhiều hình thức như trao đổi tài liệu – kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy
phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu khoa
học – kỹ thuật, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân. 7
Đầu tư quốc tế (xuất khẩu tư bản) là quá trình đầu tư vốn ra nước ngoài
nhàm thực hiện mục đích sinh lợi. Có hai loại hình thức đầu tư quốc tế là đầu tư
trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). II.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
1. Lịch sử hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN, sự kiện này đã đánh một dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập
khu vực và thế giới của Việt Nam.
Năm 1996, Việt Nam tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA),
đánh dấu những bước đi đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược đối ngoại trên
cơ sở đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ với đối tác, trong đó hợp
tác kinh tế là nền tảng quan trọng.
Năm 1996 cũng là năm Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á –
Âu (ASEM), có ý nghĩa quan trọng, tạo ra một bước ngoặt, thay đổi tính chất
quan hệ giữa các nước châu Á và châu Âu.
Năm 1998, Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC), đánh dấu bước đi quan trọng trong tiến trình hộp nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại lớn nhất thế giới WTO, mở ra một giai đoạn mới nền kinh tế nước ta
hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.
2. Những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát
triển của Việt Nam
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã mở rộng thị trường, thúc đẩy thương
mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất nội địa, phục vụ cho mục tiêu phát 8
triển, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế còn
tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu những thành tựu khoa học – công nghệ, vốn
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Đến năm 2020, Việt Nam đã có 30 đối tác và đối tác chiến lược toàn diện,
trong đó có tất cả các quốc gia phát triển, 17/20 thành viên G20, toàn bộ các
nước ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia,
có quan hệ kinh tế với 160 quốc gia và 70 vùng lãnh thổ.
Với 17 hiệp định thương mại
tự do (FTA) đã và đang đàm phán,
trong đó có 15 hiệp định đã ký kết
và 2 hiệp định đang đàm phán, đã
tạo cơ hội mở rộng và phát triển
thương mại của Việt Nam. Đặc
biệt, trong bối cảnh dịch COVID-
19 gây khó khăn không nhỏ cho
thương mại quốc tế, các hiệp định
thương mại như EVFTA, CPTPP,
UKVFTA đã tiếp sức giúp Việt
Nam có thể phục hồi nền kinh tế
sau đại dịch. Cụ thể, với thị trường
EU, trong 3 quý đầu của năm 2020,
xuất khẩu sang thị trường này chỉ
đạt 29,44 tỷ USD, giảm 4,7% so
với cùng kỳ năm 2019. Chỉ sau 3
tháng Hiệp định EVFTA được thực
thi, xuất khẩu sang thị trường EU
đạt khoảng 11,08 tỷ USD, tăng 5%
so với cùng kỳ năm 2019. 9
Sau 15 năm trở thành thành
viên chính thức của WTO, Việt
Nam đã có mặt trong top 20 nền
thương mại hàng hóa lớn nhất
thế giới. Theo Tổng cục Thống
kê, tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước vào năm 2006 chỉ ở mức
84,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu
39,8 tỷ USD, thì đến năm 2021,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa đạt tới 668,5 tỷ USD,
tăng 22,6% so với năm 2020 và
tăng gấp 7 lần so với năm 2006.
Từ 2016 đến nay, cán cân
thương mại luôn đạt thặng dư
với mức xuất siêu tăng dần qua
các năm, từ 1,77 tỷ USD vào năm 2016 lên 19 tỷ USD vào năm 2020, và năm
2021, dù Việt Nam phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID – 19, Việt
Nam vẫn đạt mức xuất siêu gần 4 tỷ USD.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp mở rộng thị trường nước ta, thu
hút vốn và công nghệ từ nước ngoài. Từ năm 1988, tính đến 8/2020, Việt Nam
đã thu hút được 32,539 dự án đầu từ nước ngoài từ 137 quốc gia và vùng lãnh
thổ, đóng góp trực tiếp vào GDP và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở
rộng thị trường xuất khẩu, thực hiện chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát
triển. Nếu như vào năm 1991, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 2,07 tỷ
USD, trong đó số vốn thực hiện là 428,5 triệu USD, chỉ đạt trên 20% số vốn
đăng ký. Thì ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, 10
số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ 21,35 tỷ USD năm 2007 lên đến 71,73 tỷ
USD chỉ riêng năm 2008, cho thấy một kỳ vọng rất lớn.
Không những thế, sau 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt
Nam đã có chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ
thể, kinh tế Việt Nam có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện
đại, giảm dần khu vực 1 gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; tăng phân bổ
nguồn lực cho khu vực 2 bao gồm công nghiệp, khai khoáng, xây dựng và khu
vực 3 gồm dịch vụ. KV1 có tỉ lệ đóng góp vào GDP có xu hướng giảm dần qua
các năm: từ 18,17% GDP vào năm 2015 giảm còn 15,34% vào năm 2020. KV2
có tỷ trọng tăng đều với biên độ lớn từ 38,58% GDP vào năm 2015 đến 41,15%
GDP vào năm 2020. KV3 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP, thấp nhất
là 43,25% vào năm 2015 và cao nhất là 43,81% vào năm 2017. Như vậy, quá
trình hội nhập quốc tế là một yếu tố giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào giải quyết
việc làm, nâng cao chất lượng trình độ, kỹ năng của lao động.
Sự gia tăng lượng vốn FDI vào Việt Nam đã tạo ra tiền đề để mở rộng quy
mô nền kinh tế và gia tăng cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng công
nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh. Từ đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động, việc làm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được thúc đẩy
nhanh hơn. Tỷ trọng lao động làm việc trong KV1 đã giảm từ 62,2% năm 2000
xuống còn 40,3% vào năm 2017; ngược lại tỷ trọng lao động làm việc trong
KV2 và KV3 đã tăng từ 13,0% và 24,8% vào năm 2000 lên 25,7% và 34,0% vào
năm 2017. Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo một môi trường thuận lợi cho khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển sản xuất kinh doanh. Khu vực
kinh tế này có đóng góp rất lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động. Tính
đến năm 2017, có khoảng hơn 14,600 doanh nghiệp FDI, sử dụng hơn 3,6 triệu
lao động, chiếm 6,5% tổng việc làm của nền kinh tế. 11
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có ảnh hưởng tới năng suất lao động thông
qua việc tận dụng các thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật, ứng dụng
công nghệ mới và thúc đẩy nhanh hơn quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động từ
khu vực có năng suất thấp (KV1) tới khu vực có năng suất cao hơn (KV2). Giai
đoạn 2006-2017, trung bình năng suất lao động KV2 cao gấp 5 lần và KV3 cao
gấp 4 lần so với năng suất lao động của KV1. Năng suất lao động Việt Nam đạt
mức tăng trung bình 4,7%/năm, trở thành một trong những nước thành viên có
tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. 3.
Những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự
phát triển của Việt Nam
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp trên thị trường nội địa và thị trường thế giới.
Sự hiểu biết của các doanh nghiệp trong Việt Nam về các hiệp định FTA
còn khá chênh lệch. Qua khảo sát với 225 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có tới
49% doanh nghiệp trả lời là không hiểu hoặc hiểu rất ít về các hiệp định FTA thế
hệ mới. Chỉ có 20 doanh nghiệp hiểu rõ về các FTA, còn chủ yếu là hiểu biết
còn ít (103 doanh nghiệp) hoặc ở mức trung bình (88 doanh nghiệp). Về vấn đề
vận dụng các FTA vào hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, trong 200
doanh nghiệp biết về FTA thế hệ mới chỉ có 124 doanh nghiệp vận dụng các
FTA này, chiếm 62%. Như vậy, do sự hiểu biết còn chênh lệch về các hiệp định
thương mại FTA nên dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên
thị trường nội địa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 95% trong cộng đồng doanh nghiệp
Việt Nam. Do quy mô nhỏ nên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
trong việc cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn với
các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn
cầu hóa, thị trường toàn cầu do các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia chi
phối, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh không hề 12
nhỏ. Có nhiều yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam,
nhưng chủ yếu là do trình độ, năng lực tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế trong việc
quản trị còn kém, chiến lược kinh doanh, chiến lược phân phối, truyền thông,
xúc tiến thương mại còn nhiều lỗ hổng, hoạt động giản đơn, không có hiệu quả
thiết thực. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực cho việc quản trị doanh
nghiệp còn thiếu nhiều kiến thức quản trị và kỹ năng quản lý.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền
kinh tế vào thị trường bên ngoài.
Bên cạnh những lợi ích mà Việt Nam có được từ quá trình hội nhập quốc tế
ngày càng toàn diện, vẫn còn tồn tại nhiều hậu quả của việc Việt Nam quá phụ
thuộc vào thị trường nước ngoài, hay vào việc xuất khẩu và FDI. Các công ty có
vốn đầu tư nước ngoài dù chỉ chiếm 20,3% GDP Việt Nam, nhưng đã đóng góp
tới 67,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Một ví dụ cụ thể ở đây là
Samsung, là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam tính đến tháng
3/2020. Doanh thu của Samsung tại Việt Nam năm 2019 là 68,3 tỷ USD, chiếm
26% GDP Việt Nam và công ty cũng xuất khẩu các sản phẩm có tổng giá trị là
51,3 tỷ USD, chiếm 19,4% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 2019. Việc
một công ty nước ngoài đóng góp tới 19,4% kim ngạch xuất khẩu cho thấy nếu
Samsung quyết định thu hẹp hoặc ngừng quy mô sản xuất tại Việt Nam, nền
kinh tế Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng nặng nề.
Qua ví dụ trên, ta thấy được sự phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường bên
ngoài vẫn đang còn khá nhiều. Điều này có thể khiến cho nền kinh tế Việt Nam
dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài hay trước khủng hoảng toàn cầu. 13 KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan của thời kì toàn cầu hóa.
Hội nhập có những tác động tích cực đối với sự phát triển về mọi mặt, đặc biệt
là lĩnh vực kinh tế của một quốc gia. Các nước đang và kém phát triển cần tích
cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác những lợi ích của hội nhập và
tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật để phát triển, từng
bước rút ngắn khoảng cách với các quốc gia tiên tiến.
Trong bài tiểu luận của mình, em đã đề cập và phân tích tác động tích cực
và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển của Việt Nam. Việc hội
nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan, không thể tách rời với sự phát
triển bền vững của nước nhà. Với xu hướng chung của việc toàn cầu hóa, Việt
Nam cần phải tích cực và chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tìm ra
chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp, đúng đắn, khai thác những lợi thế của
hội nhập để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng cần ngăn chặn, đẩy lùi các
nguy cơ, các tác động tiêu cực mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa, (2021) Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác –
Lênin (Dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị). Hà Nội: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2. Bảo Lâm (2020). Khoa học công nghệ đóng góp ngày càng lớn vào sự phát
triển kinh tế đất nước, VietQ.vn, https://vietq.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-
dong-gop-ngay-cang-lon-vao-su-phat-trien-kinh-te-dat-nuoc-d182034.html
3. ThS. Đỗ Thị Thu (2021). Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Tài chính,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM205169
4. TS. Nguyễn Văn Tuyên, ThS. Trần Hoàng Tuấn (2021). Chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra, Tạp chí tài chính,
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chuyen-dich-co-cau-nganh-kinh-
te-o-viet-nam-va-nhung-van-de-dat-ra-338320.html
5. Nguyễn Minh Phong (2022). Dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và
hội nhập quốc tế của Việt Nam, Báo Chính phủ,
https://baochinhphu.vn/dau-an-tich-cuc-tren-hanh-trinh-doi-moi-va-hoi-
nhap-quoc-te-cua-viet-nam-102220110083625022.htm
6. Uyên Hương (2021). 15 năm gia nhập WTO – Việt Nam khẳng định vị thế
trên đại lộ hội nhập, Vietnamplus, https://www.vietnamplus.vn/15-nam-
gia-nhap-wto-viet-nam-khang-dinh-vi-the-tren-dai-lo-hoi-nhap/752537.vnp
7. ThS. Bùi Thị Huyền (2018). Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến
lĩnh vực lao động, việc làm ở Việt Nam, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ,
http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-ly-luan-mac-lenin-tu-tuong-
ho-chi-minh/tac-dong-cua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-den-linh-vuc-lao- dong-viec-lam-o-viet-nam.html 15 8.
Thời báo kinh doanh. Cảnh báo doanh nghiệp chậm hiểu FTA thế hệ mới,
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang, http://abavn.com/news/index.php?
option=com_content&view=article&id=10391:canh-bao-doanh-nghiep-
cham-hieu-fta-the-he-moi&catid=64&Itemid=167 9.
Vân Anh (2020). Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam, Tạp chí tài chính, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-
chinh-doanh-nghiep/thuc-trang-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep- viet-nam-324447.html
10. Lê Hồng Diệp (2020). Sự phụ thuộc quá mức của Việt Nam vào xuất
khẩu và FDI, Nghiên cứu quốc tế,
https://nghiencuuquocte.org/2020/09/08/su-phu-thuoc-qua-muc-cua-viet- nam-vao-xuat-khau-va-fdi/ 16