Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực,tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam? | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin

Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực,tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam? | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 23022540
0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực,
Họ và tên SV: Đinh Như Nguyệt
Lớp tín chỉ: 08
Mã SV: 11193915
GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU
HÀ NỘI, NĂM 2020
lOMoARcPSD| 23022540
1
MỤC LỤC
A.Đặt vấn đề…………………………………………………………………………….. 2
B.Nội dung
I. Hội nhập kinh tế quốc tế
1.Khái niệm………………………………………………………………………………..3
2.Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế………………………………………………..3
3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế……………………………………………………...5
4.Các hình thức hội nhập kinh tế………………………………………………………….6
II.Tác động của hội nhập kinh tế đến phát triển của Việt Nam
1.Tác động tích cực………………………………………………………………………..8
2.Tác động tiêu cực……………………………………………………………………....11
C.Kết luận……………………………………………………………………………….13
D.Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………14
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản
suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu
dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụtập trung tư bản dẫn tới
hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động
mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói
chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như
WTO, EU, AFTA...và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại.
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà làvấn đề
mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi
lOMoARcPSD| 23022540
2
một nứoc mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập,
sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trưng quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang
phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt...thì việc chủ động hội nhập kinh tế
với khu vực và thế giới thì lại càng cầnthiết hơn bao giờ hết. Trong quá trình hội nhập,
với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt Nam
sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu
được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát
triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao
giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều
thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Nhưng theo chủ
trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “, chúng ta sẽ khắc phục
những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh. Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan
đối với Việt Nam.
Em xin chọn đề tài: "Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực, tiêu cực của hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?".Đây là đềt tài rất sâu rộng, mang tính thời sự. Đã
có rất nhiều nhà kinh tế đề cập đến vấn đề này.
B.NỘI DUNG
I.Hội nhập kinh tế quốc tế
1.Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền
kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích cộng đồng thời tuân
thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
2.Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế
a) Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một hệ thống tài
chính tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phân công lao động quốc tế theo
chiều sâu, là sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học – công nghệ giữa các nước trên quy
mô toàn cầu, là việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội có tính chất toàn cầu như vấn
lOMoARcPSD| 23022540
3
đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái… Trong khi đó, khu vực
hoá kinh tế chỉ diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dưới nhiều hình thức n
khu vực mậu dịch tự do, đồng minh( liên minh ) thuế quan, đồng minh tiền tệ, thị trường
chung, đồng minh kinh tế …nhằm mục đích hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển,
từng bước xoá bỏ những cản trở trong việc di chuyển tư bản, lực lượng lao động, hàng
hoá dịch vụ… tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành
viên trong khu vực.
Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển ( hay còn gọi là các quốc gia công
nghiệp phát triển ) thì xu hướng tham gia vào hội nhập vào nền kinh tế các nước trong
khu vực và bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng. Việc tham gia mạnh mẽ và rộng rãi vào
các khối liên kết kinh tế trong khu vực, từng bước tiến tới sự nhất thể hoá cao thông qua
các văn bản, hiệp định đã kỹ kết đã đưa lạicho các quốc gia trong liên minh sự ổn định,
hợp tác cùng phát triển, các thành viên được hưởng ưu đãi về kinh tế, chính trị… Tình
hình này trong quá khứ, hiện tại và tương lai đang đặt ra cho các quốc gia đang phát triển
trên thế giới nói chung và các quốc gia Đông nam á nói riêng những cơ hội và những
thách thức mới. Cho đến nay đã hình thành hàng chục khối liên kết kinh tế quốc tế giữa
các nước đang phát triển ở châu Mỹ Latinh, châu Phi, châu á.
Sự liên kết giữa các quốc gia đang phát triển, ngoài mục đích hợp tác hỗ trợ nhau phát
triển còn nhằm mục tiêu chống lại các chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước công
nghiệp phát triển. Việc hình thành các khu vực liên kết và sự hội nhập của từng quốc gia
vào nền kinh tế các nước trong khu vực với những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng
khu vực liên kết và hình thức liên kết. Cụ thể là các liên kết sau :
-Khu vực mậu dịch tự do hay khu buôn bán tự do.
-Liên minh thuế quan.
-Thị trường chung.
-Liên minh tiền tệ -
Liên minh kinh tế
lOMoARcPSD| 23022540
4
b) Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương tiện phát triển phổ biến của các nước, nhất
là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay .
Đối với nước đang và kém phát triển tì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử
dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của
các nước cho phát triển của mình. Khi mà các nước tư bản giàu có nhất, các công ty
xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hungf mạnh
nhất để tác động lên toàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các
nước đang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được nhưng năng lực này cho phát triển
của mình.
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển
có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến,
khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc mở cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy công nghiệp hóa mà còn tang tích
lũy, cải thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin cho c chương trình hỗ trợ quốc tế trong
cải cách kinh tế và mở cửa. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều cơ hội việc
làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.
Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và công
nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hóa thành quá trình
tự do kinh tế hóa và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Diều này khiến cho
các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức; đó là gia
tang sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch-
thương mại giữa các nước đang phát triển và phát triển. Bởi vậy, các nước đang và kém
phát triển phát triển cần phải có chiến lược hợp lí,tìm kiếm các đối sách thích hợp để
thích ứng với quá trình toàn cầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lí.
3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
a) Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công.
lOMoARcPSD| 23022540
5
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá
trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc
tế thích hợp.
b) Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Théo đó, hội nhập kinh tế
quốc tế có thể coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham giá của một nước vào các quan hệ
kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế và khu vực. Theo đó, tiến trình hội nhập dduwwocj
chia thành các mức độ cơ bản từ cao đến thấp là : Thỏa thuận thương mại ưu đãi( PTA),
Khu vực mậu dịch tự do (FTA), liên minh thuế quan (CU), thị trường chung, Liên minh
kinh tế- tiền tệ.
Xét về hính thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoath động kinh tế đối ngoại của
một nước bao gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác
quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ,…
c) Nội dung hội nhập WTO
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi
hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư:
-Về thương mại hàng hoá: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như QUOTA,
giấy phép xuất khẩu..., biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch
trình thoả thuận...
-Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn phương thức:
cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện
-Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa
hoá,cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ, khuyến khích tự do hoá
đầu tư...
4. Các hình thức hội nhập kinh tế
lOMoARcPSD| 23022540
6
Với sự phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp của các quan hệ kinh tế thì cũng thể hiện
ngày càng nhiều các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. Ở đây chỉ nêu lên ba hình thức cơ
bản, chủ yếu hiện nay.
a)Các hiệp nghị kinh tế thương mại song phương.
Đây là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế phổ biến nhất và quan trọng nhất không chỉ đối
với các nước phát triển mà còn các nước đang phát triển. Mỹ là nước có nền kinh tế phát
triển nhất, hội nhập kinh tế quốc tế với vai trò chi phối song chủ yếu và trước hết vẫn đưa
vào các hiệp nghị kinh tế thương mại hai bên: Mỹ- Nhật, Mỹ-Châu- Âu… Nhật Bản hay
các nước NIESS cũng vậy. Các quốc gia này, tay không tham gia vào các khối kinh tế
song các quan hệ hai bên của họ cũng đủ sức tạo ra cạnh tranh những lợi thế so sánh có
lợi cho họ trong cạnh tranh quốc tế. Ví dụ, các quốc gia kí hiệp định kinh tế, thương mại
với Mỹ, dù chỉ là quan hệ giữa hai nước nhưng tổng lượng thị trường hàng hóa dịch vụ
đầu tư đã không thua kém bất kì một khối kinh tế nào. Mặc dù vậy, các hiệp định kinh tế
dù có rộng lớn đến đâu vẫn có những hạn chế, đó là khi phải đối diện với các vấn đề
mang tính toàn cầu, nững khối kinh tế hung mạnh.
b) Các khối kinh tế khu vực
Hiện nay, trên thế giới có thể kể đến hang chục khối kinh tế khu vực khác nhau, nưng hoạt
động nổi bật hơn cả là EU( lien minh Châu Âu ) ,NAFTA( khối Kinh tế Bắc Mỹ), AFTA (
khu vực mậu dịch tự do ASEAN) APEC( diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương)…
Tuy nhiên mức độ hợp tác của các khối kinh tế này khác nhau. Có khi chỉ dừng lại ở mức
độ thỏa thuận buôn bán, có khối đã thỏa thuận xóa bỏ hoàn toàn hang rào thuế quan và
phí thuế quan trong khối, có khối đã lập ra lien minh thuế quan, tạo lập ra cả một thị
trường chung cho phép tự do thương mại hàng hóa, dịch vụ vốn, lao động. Nấc thang phát
triển cao nhất hiện nay của các khối kinh tế là liên minh kinh tế. Liên minh kinh tế Châu
Âu(EU) bắt đầu hoạt động từ năm 1992 với các chính sách: tiền tệ, tài chính, thương mại
công nghệ, an ninh chung, quốc hội, tòa án, đồng tiền chung,…
Việc ra đời các khối kinh tế có tác động quan trọng, thúc đẩy tự do hóa thương mại đầu
ra, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập ra những khu vực thị trường
rộng lớn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa tiên tiến…
lOMoARcPSD| 23022540
7
c) Những tổ chức kinh tế toàn cầu
Thứ nhất là các tổ chức kinh tế có tác dụng điều chỉnh các quan hệ kinh tế toàn caauf hiện
có: Tổ chức thương mại thế giới ( WTO); Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hang thế
giới(WB), một số tổ chức kinh tế của Liên hiệp quốc, VNDP, G8(G7 Nga),… Hoạt động
nổi bật nhất hiện nay vẫn là WTO,IMF,WB. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có nhuwgx
cam kết quốc tế về thương mại hang hóa là tương đối còn hiệu lực, còn các lĩnh vực chính
sách tiền tệ, đầu tư chu chuyển vốn bảo vệ tiêu chuẩn về lao động và di chuyển lao động
quốc tế, chống tham nhũng… vẫn cần có luật lệ toàn cầu hữu hiệu hơn. Ngay cả hoạt
động ủa IMF và WB cũng chỉ kiểm oats một phần dòng vốn, tiền tệ chính thức của Nhà
nước, còn việc buôn bán, và dòng vốn tư nhân vẫn vận động ngoài vòng kiểm soát. Do
đó, việc cải tổ thích hợp những tổ chức này là điều cần thiết trong thời gian tới.
Thứ hai là các tổ chức kinh doanh toàn cầu: các công ty xuyên quốc gia với các con số
đáng kể:60.000 Công ty xuyên quốc gia với 500.000 chi nhánh, nắm 25% sản xuất thế
giới ,50% mậu dịch quốc tế, 90% đầu tư trực tiếp, trên 80% bản quyền kĩ thuật và công
nghệ mới. Các đặc trưng mới hiện nay của các công ty xuyên quốc gia:
-Làn sóng sát nhập gia tang, chứng tỏ sức cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh, đòi hỏi
vốn, công nghệ mạng lưới phân phối cao.
- Các công ty nhỏ và vừa cũng giá tang hoạt động cuyên quốc gia, đặc biệt trong dịch vụ
- Các nước đang phát triển xuất hiện các công ty xuyên quốc gia của mình họa động ở
nhiều nước
- Các công ty xuyên quốc gia ở các nước phát triển
Nếu không có các cty xuyên quốc gia thì sự hội nhập chỉ dừng lại hoạt động xuất nhập
khẩu, thu hút nc ngoài vào nc mình. Do đó có thể dự báo: các Công ty xuyên quốc gia sẽ
là hình thức doanh nghiệp cơ bản trong tương lai.
II.Tác động của hội nhập kinh tế đến phát triển của Việt Nam
1.Tác động tích cực
lOMoARcPSD| 23022540
8
Trong gần 30 năm qua,hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được các kết quả quan trọng với
các điểm ưu sau:
(1) Từ một nước bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với tất cả
cácnước và các tổ chức quốc tế, tiến đến thiết lập quan hệ và ký kết các hiệp định, thỏa
thuận hợp tác và hội nhập kinh tế ở tất cả các cấp độ song phương, khu vực và đa
phương.
Sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991,Việt Nam đã tham
gia tất cả các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực chủ chốt như WTO, ASEM,APEC,
ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng
quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng
lãnh thổ[1], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác
về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.[2] Với việc thực hiện chủ
trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất
nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. Ta đã có 3 đối tác chiến lược toàn diện, 15 đối tác
chiến lược và 12 đối tác toàn diện – hầu hết đều được thiết lập trong giai đoạn
20072017.Tiếng nói và vị thế của ta được coi trọng, ghi nhận ở không ít tổ chức, diễn đàn
quốc tế như Liên hợp quốc, UNESCO, APEC, v.v.
(2) Trên cơ sở các cam kết hội nhập,hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện,
hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo động lực thúc đẩy đổi mới thể chế kinh tế theo hướng
ngày gần với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Cùng với quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có bước
tiến lớn trong việc ban hành và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với thông lệ quốc
tế nhằm làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu
phát triển; đó là điều kiện bắt buộc và cũng là yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới
đường lối và chính sách đối ngoại, tham gia ngày càng sâu và rộng vào sân chơi quốc tế.
Việc thu hút và sử dụng ĐTNN trong những năm qua còn góp phần tích cực hoàn thiện
thể kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường;
lOMoARcPSD| 23022540
9
nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình cải cách doanh
nghiệp nhà nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là thành tựu quan trọng và
nổi bật của việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại đổi mới, được cộng đồng
doanh nghiệp thừa nhận. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, khi thể chế trong nước được
đổi mới càng sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế thì càng trở thành động lực thúc đẩy
kinh tế phát triển.
(3) Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm,của các
doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.
Nếu như trong giai đoạn 1986-1990, trước khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, hội
nhập toàn diện, tăng trưởng GDP bình quân chỉ đạt 4,4%/năm thì thời kỳ từ 1991-2011
tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 6 - 8%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy vai trò của khu vực
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, trình
độ công nghệ sản xuất được nâng lên. Kết quả là nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
xã hội và ra khỏi danh sách các nước kém phát triển sau 30 năm đổi mới.
(4) Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện
cán cân thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng tạo điệu kiện thuận lợi cho Việt Nam mở
rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu, đưa xuất khẩu đã trở thành một động lực chính
cho tăng trưởng kinh tế. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn: tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 208,6%, điều này chứng tỏ Việt Nam
khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế
giới.
(5) Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp
ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn và công nghệ của đất nước trong giai đoạn đầu
CNH, HĐH
lOMoARcPSD| 23022540
10
Bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng vai trò như
một “cú hích”, tạo sự đột phá, vừa bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển,
vừa khơi dậy các nguồn lực trong nước, để khai thác, tận dụng các tiềm năng, lợi thế, đưa
đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng.
Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN ngày càng phát triển, đã trở thành một trong những khu
vực năng động nhất của nền kinh tế. góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ
lực của nền kinh tế, phát triển nhiều ngành dịch vụ chất lượng cao, tạo ra phương thức
mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, góp phần kích thích hoạt động thương mại nội
địa; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu; hình
thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; góp phần cải
thiện hệ thống cảng biển của Việt Nam; góp quan trọng cho thúc đẩy và mở rộng thị
trường xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước đưa Việt Nam
tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực ĐTNN cũng đã thực hiện
chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực và có tác động lan tỏa công nghệ nhất
định tới khu vực doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ...
(6) Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm,
nâng cao trình độ , kỹ năng của lực lượng lao động, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã
hội và phát triển bền vững.
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế mà còn là kênh quan trọng góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội để tiếp cận các xu thế mới, tri thức
mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để
phát triển giáo dục.Nhờ tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã
thêm những nguồn lực, cơ hội mới giúp bảo vệ và phát huy có chất lượng, hiệu quả hơn
di sản văn hóa Việt Nam. Với việc tham gia các Công ước và nỗ lực từ Trung ương tới địa
phương, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ta đã được UNESCO công nhận,
góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội. Mở cửa, đổi mới tạo điều kiện cho
sự giao lưu của các luồng văn hóa, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc phổ biến di sản
văn hóa của nước ta ra nước ngoài.
lOMoARcPSD| 23022540
11
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra sự đan xen về lợi ích giữa Việt Nam và các nước, các
trung tâm quyền lực, tạo thế và lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; thúc đẩy xu
thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm
cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng lên là điều kiện quan trọng để
tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, góp phần nâng cao vị thế của đất
nước trong khu vực và trên thế giới.
2.Tác động tiêu cực
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó còn đặt ra nhiều rủi
ro:
(1)Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia stawng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh
nghiệp và ngành kinh tes nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá ản,gây
nhiều hậu quả bất lợi về kinh tế- chính trị.
(2)Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến
nền kinh tế dễ bị tổn thương trước biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị
trường quốc tế.
(3)Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro
cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội dẫn đến bất bình đẳng xã hội
(4)Trong quá trình hội nhập các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy
cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tựu nhiên bất lợi,do thiên huwowngstaapj trung vào các
ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tang thấp.
vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu.
(5)Hội nhập quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, ch
quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định
trật tự, an toàn xã hội.
(6)Hội nhập có thể làm gia tang nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống của
Việt Nam bị xói mòn trước sự xâm lăng của văn hóa nước ngoài.
(7)Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tang của tình trạng khủng bố quôc stees, buôn
lậu,tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh , nhập cư bất hợp pháp.
lOMoARcPSD| 23022540
12
(8)Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra cơ hội thuận lợi ch
sự phát triển kinh tế vừa có khả năng tạo ra những nguy cơ to lớn mà hậu quả của chúng
rất khó lường. Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua các thách tức trong hội nhập kinh tế là
vấn đề cần phải dặc biệt coi trọng
C.KẾT LUẬN
Qua những đề cập trên ta thấy vấ đề hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề mang tính xã
hội, vì vậy Việt Nam cần phải có những kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn để giúp
thúc đẩy mạnh qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế. Để thực hiện những mục tiêu này, nhà nước và chính phủ cần giữ vững và tiếp tục phát
huy vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô với những đường lối chính sách hợp lí, cùng với đó là
sự phối hợp của các thành phần kinh tế để tạo nên một nền kinh tế đa dạng, vững chắc, đủ
sức tham gia vào nền kinh tế toàn cầu đang ngày một phát triển.Qua đây ta cũng thấy vai
trò quan trọng của sự kết hợp giữa các cơ quan nhà nước,chính phủ với các doanh nghiệp,
các thành phần kinh tế và toàn thể nhân dân trong việc tạo ra những bước đi vững chắc và
hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam trong thời kì mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc giá.
Hiện tại với vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng em cần tích cực học tập tích
lũy tri thức, tu dưỡng đạo đức để góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế có hiệu quả và tạo nên một nền kinh tế phát triển năng động, có sức cạnh tranh
cao.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Leenin( dành cho bậc đại học- không chuyên lí luận
chính trị)
2.TS Vũ Tuấn Anh: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong xu thế hội
nhập. Tạp chí phát triển kinh tế
3.Diễn đàn kinh tế Việt Nam www.vef.vn
4. Cổng thông tin điện tử chính phủ www.chinhphu.vn
5. Một số web google
| 1/13

Preview text:

lOMoAR cPSD| 23022540
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực,
tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
Họ và tên SV: Đinh Như Nguyệt Lớp tín chỉ: 08 Mã SV: 11193915
GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU HÀ NỘI, NĂM 2020 0 lOMoAR cPSD| 23022540 MỤC LỤC
A.Đặt vấn đề…………………………………………………………………………….. 2 B.Nội dung
I. Hội nhập kinh tế quốc tế
1.Khái niệm………………………………………………………………………………..3
2.Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế………………………………………………..3
3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế……………………………………………………...5
4.Các hình thức hội nhập kinh tế………………………………………………………….6
II.Tác động của hội nhập kinh tế đến phát triển của Việt Nam
1.Tác động tích cực………………………………………………………………………..8
2.Tác động tiêu cực……………………………………………………………………....11
C.Kết luận……………………………………………………………………………….13
D.Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………14 A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản
suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu
dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụtập trung tư bản dẫn tới
hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động
mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói
chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như
WTO, EU, AFTA...và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại.
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà làvấn đề
mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi 1 lOMoAR cPSD| 23022540
một nứoc mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập,
sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trưng quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang
phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt...thì việc chủ động hội nhập kinh tế
với khu vực và thế giới thì lại càng cầnthiết hơn bao giờ hết. Trong quá trình hội nhập,
với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt Nam
sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu
được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát
triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao
giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều
thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Nhưng theo chủ
trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “, chúng ta sẽ khắc phục
những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh. Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam.
Em xin chọn đề tài: "Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực, tiêu cực của hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?".Đây là đềt tài rất sâu rộng, mang tính thời sự. Đã
có rất nhiều nhà kinh tế đề cập đến vấn đề này. B.NỘI DUNG
I.Hội nhập kinh tế quốc tế 1.Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền
kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích cộng đồng thời tuân
thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
2.Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế
a) Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một hệ thống tài
chính tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phân công lao động quốc tế theo
chiều sâu, là sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học – công nghệ giữa các nước trên quy
mô toàn cầu, là việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội có tính chất toàn cầu như vấn 2 lOMoAR cPSD| 23022540
đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái… Trong khi đó, khu vực
hoá kinh tế chỉ diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dưới nhiều hình thức như
khu vực mậu dịch tự do, đồng minh( liên minh ) thuế quan, đồng minh tiền tệ, thị trường
chung, đồng minh kinh tế …nhằm mục đích hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển,
từng bước xoá bỏ những cản trở trong việc di chuyển tư bản, lực lượng lao động, hàng
hoá dịch vụ… tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu vực.
Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển ( hay còn gọi là các quốc gia công
nghiệp phát triển ) thì xu hướng tham gia vào hội nhập vào nền kinh tế các nước trong
khu vực và bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng. Việc tham gia mạnh mẽ và rộng rãi vào
các khối liên kết kinh tế trong khu vực, từng bước tiến tới sự nhất thể hoá cao thông qua
các văn bản, hiệp định đã kỹ kết đã đưa lạicho các quốc gia trong liên minh sự ổn định,
hợp tác cùng phát triển, các thành viên được hưởng ưu đãi về kinh tế, chính trị… Tình
hình này trong quá khứ, hiện tại và tương lai đang đặt ra cho các quốc gia đang phát triển
trên thế giới nói chung và các quốc gia Đông nam á nói riêng những cơ hội và những
thách thức mới. Cho đến nay đã hình thành hàng chục khối liên kết kinh tế quốc tế giữa
các nước đang phát triển ở châu Mỹ Latinh, châu Phi, châu á.
Sự liên kết giữa các quốc gia đang phát triển, ngoài mục đích hợp tác hỗ trợ nhau phát
triển còn nhằm mục tiêu chống lại các chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước công
nghiệp phát triển. Việc hình thành các khu vực liên kết và sự hội nhập của từng quốc gia
vào nền kinh tế các nước trong khu vực với những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng
khu vực liên kết và hình thức liên kết. Cụ thể là các liên kết sau :
-Khu vực mậu dịch tự do hay khu buôn bán tự do. -Liên minh thuế quan. -Thị trường chung. -Liên minh tiền tệ - Liên minh kinh tế 3 lOMoAR cPSD| 23022540
b) Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương tiện phát triển phổ biến của các nước, nhất
là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay .
Đối với nước đang và kém phát triển tì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử
dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của
các nước cho phát triển của mình. Khi mà các nước tư bản giàu có nhất, các công ty
xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hungf mạnh
nhất để tác động lên toàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các
nước đang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được nhưng năng lực này cho phát triển của mình.
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển
có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến,
khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc mở cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy công nghiệp hóa mà còn tang tích
lũy, cải thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế trong
cải cách kinh tế và mở cửa. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều cơ hội việc
làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.
Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và công
nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hóa thành quá trình
tự do kinh tế hóa và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Diều này khiến cho
các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức; đó là gia
tang sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch-
thương mại giữa các nước đang phát triển và phát triển. Bởi vậy, các nước đang và kém
phát triển phát triển cần phải có chiến lược hợp lí,tìm kiếm các đối sách thích hợp để
thích ứng với quá trình toàn cầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lí.
3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
a) Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công. 4 lOMoAR cPSD| 23022540
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá
trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.
b) Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Théo đó, hội nhập kinh tế
quốc tế có thể coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham giá của một nước vào các quan hệ
kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế và khu vực. Theo đó, tiến trình hội nhập dduwwocj
chia thành các mức độ cơ bản từ cao đến thấp là : Thỏa thuận thương mại ưu đãi( PTA),
Khu vực mậu dịch tự do (FTA), liên minh thuế quan (CU), thị trường chung, Liên minh kinh tế- tiền tệ.
Xét về hính thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoath động kinh tế đối ngoại của
một nước bao gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác
quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ,…
c) Nội dung hội nhập WTO
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi
hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư:
-Về thương mại hàng hoá: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như QUOTA,
giấy phép xuất khẩu..., biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận...
-Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn phương thức:
cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện
-Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa
hoá,cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ, khuyến khích tự do hoá đầu tư...
4. Các hình thức hội nhập kinh tế 5 lOMoAR cPSD| 23022540
Với sự phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp của các quan hệ kinh tế thì cũng thể hiện
ngày càng nhiều các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. Ở đây chỉ nêu lên ba hình thức cơ
bản, chủ yếu hiện nay.
a)Các hiệp nghị kinh tế thương mại song phương.
Đây là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế phổ biến nhất và quan trọng nhất không chỉ đối
với các nước phát triển mà còn các nước đang phát triển. Mỹ là nước có nền kinh tế phát
triển nhất, hội nhập kinh tế quốc tế với vai trò chi phối song chủ yếu và trước hết vẫn đưa
vào các hiệp nghị kinh tế thương mại hai bên: Mỹ- Nhật, Mỹ-Châu- Âu… Nhật Bản hay
các nước NIESS cũng vậy. Các quốc gia này, tay không tham gia vào các khối kinh tế
song các quan hệ hai bên của họ cũng đủ sức tạo ra cạnh tranh những lợi thế so sánh có
lợi cho họ trong cạnh tranh quốc tế. Ví dụ, các quốc gia kí hiệp định kinh tế, thương mại
với Mỹ, dù chỉ là quan hệ giữa hai nước nhưng tổng lượng thị trường hàng hóa dịch vụ
đầu tư đã không thua kém bất kì một khối kinh tế nào. Mặc dù vậy, các hiệp định kinh tế
dù có rộng lớn đến đâu vẫn có những hạn chế, đó là khi phải đối diện với các vấn đề
mang tính toàn cầu, nững khối kinh tế hung mạnh.
b) Các khối kinh tế khu vực
Hiện nay, trên thế giới có thể kể đến hang chục khối kinh tế khu vực khác nhau, nưng hoạt
động nổi bật hơn cả là EU( lien minh Châu Âu ) ,NAFTA( khối Kinh tế Bắc Mỹ), AFTA (
khu vực mậu dịch tự do ASEAN) APEC( diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương)…
Tuy nhiên mức độ hợp tác của các khối kinh tế này khác nhau. Có khi chỉ dừng lại ở mức
độ thỏa thuận buôn bán, có khối đã thỏa thuận xóa bỏ hoàn toàn hang rào thuế quan và
phí thuế quan trong khối, có khối đã lập ra lien minh thuế quan, tạo lập ra cả một thị
trường chung cho phép tự do thương mại hàng hóa, dịch vụ vốn, lao động. Nấc thang phát
triển cao nhất hiện nay của các khối kinh tế là liên minh kinh tế. Liên minh kinh tế Châu
Âu(EU) bắt đầu hoạt động từ năm 1992 với các chính sách: tiền tệ, tài chính, thương mại
công nghệ, an ninh chung, quốc hội, tòa án, đồng tiền chung,…
Việc ra đời các khối kinh tế có tác động quan trọng, thúc đẩy tự do hóa thương mại đầu
ra, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập ra những khu vực thị trường
rộng lớn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa tiên tiến… 6 lOMoAR cPSD| 23022540
c) Những tổ chức kinh tế toàn cầu
Thứ nhất là các tổ chức kinh tế có tác dụng điều chỉnh các quan hệ kinh tế toàn caauf hiện
có: Tổ chức thương mại thế giới ( WTO); Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hang thế
giới(WB), một số tổ chức kinh tế của Liên hiệp quốc, VNDP, G8(G7 Nga),… Hoạt động
nổi bật nhất hiện nay vẫn là WTO,IMF,WB. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có nhuwgx
cam kết quốc tế về thương mại hang hóa là tương đối còn hiệu lực, còn các lĩnh vực chính
sách tiền tệ, đầu tư chu chuyển vốn bảo vệ tiêu chuẩn về lao động và di chuyển lao động
quốc tế, chống tham nhũng… vẫn cần có luật lệ toàn cầu hữu hiệu hơn. Ngay cả hoạt
động ủa IMF và WB cũng chỉ kiểm oats một phần dòng vốn, tiền tệ chính thức của Nhà
nước, còn việc buôn bán, và dòng vốn tư nhân vẫn vận động ngoài vòng kiểm soát. Do
đó, việc cải tổ thích hợp những tổ chức này là điều cần thiết trong thời gian tới.
Thứ hai là các tổ chức kinh doanh toàn cầu: các công ty xuyên quốc gia với các con số
đáng kể:60.000 Công ty xuyên quốc gia với 500.000 chi nhánh, nắm 25% sản xuất thế
giới ,50% mậu dịch quốc tế, 90% đầu tư trực tiếp, trên 80% bản quyền kĩ thuật và công
nghệ mới. Các đặc trưng mới hiện nay của các công ty xuyên quốc gia:
-Làn sóng sát nhập gia tang, chứng tỏ sức cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh, đòi hỏi
vốn, công nghệ mạng lưới phân phối cao.
- Các công ty nhỏ và vừa cũng giá tang hoạt động cuyên quốc gia, đặc biệt trong dịch vụ
- Các nước đang phát triển xuất hiện các công ty xuyên quốc gia của mình họa động ở nhiều nước
- Các công ty xuyên quốc gia ở các nước phát triển
Nếu không có các cty xuyên quốc gia thì sự hội nhập chỉ dừng lại hoạt động xuất nhập
khẩu, thu hút nc ngoài vào nc mình. Do đó có thể dự báo: các Công ty xuyên quốc gia sẽ
là hình thức doanh nghiệp cơ bản trong tương lai.
II.Tác động của hội nhập kinh tế đến phát triển của Việt Nam
1.Tác động tích cực 7 lOMoAR cPSD| 23022540
Trong gần 30 năm qua,hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được các kết quả quan trọng với các điểm ưu sau: (1)
Từ một nước bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với tất cả
cácnước và các tổ chức quốc tế, tiến đến thiết lập quan hệ và ký kết các hiệp định, thỏa
thuận hợp tác và hội nhập kinh tế ở tất cả các cấp độ song phương, khu vực và đa phương.
Sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991,Việt Nam đã tham
gia tất cả các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực chủ chốt như WTO, ASEM,APEC,
ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng
quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng
lãnh thổ[1], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác
về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.[2] Với việc thực hiện chủ
trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất
nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. Ta đã có 3 đối tác chiến lược toàn diện, 15 đối tác
chiến lược và 12 đối tác toàn diện – hầu hết đều được thiết lập trong giai đoạn
20072017.Tiếng nói và vị thế của ta được coi trọng, ghi nhận ở không ít tổ chức, diễn đàn
quốc tế như Liên hợp quốc, UNESCO, APEC, v.v. (2)
Trên cơ sở các cam kết hội nhập,hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện,
hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo động lực thúc đẩy đổi mới thể chế kinh tế theo hướng
ngày gần với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Cùng với quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có bước
tiến lớn trong việc ban hành và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với thông lệ quốc
tế nhằm làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư
phát triển; đó là điều kiện bắt buộc và cũng là yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới
đường lối và chính sách đối ngoại, tham gia ngày càng sâu và rộng vào sân chơi quốc tế.
Việc thu hút và sử dụng ĐTNN trong những năm qua còn góp phần tích cực hoàn thiện
thể kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường; 8 lOMoAR cPSD| 23022540
nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình cải cách doanh
nghiệp nhà nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là thành tựu quan trọng và
nổi bật của việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại đổi mới, được cộng đồng
doanh nghiệp thừa nhận. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, khi thể chế trong nước được
đổi mới càng sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế thì càng trở thành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. (3)
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm,của các
doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.
Nếu như trong giai đoạn 1986-1990, trước khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, hội
nhập toàn diện, tăng trưởng GDP bình quân chỉ đạt 4,4%/năm thì thời kỳ từ 1991-2011
tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 6 - 8%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy vai trò của khu vực
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, trình
độ công nghệ sản xuất được nâng lên. Kết quả là nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
xã hội và ra khỏi danh sách các nước kém phát triển sau 30 năm đổi mới. (4)
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện
cán cân thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng tạo điệu kiện thuận lợi cho Việt Nam mở
rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu, đưa xuất khẩu đã trở thành một động lực chính
cho tăng trưởng kinh tế. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn: tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 208,6%, điều này chứng tỏ Việt Nam
khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới. (5)
Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp
ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn và công nghệ của đất nước trong giai đoạn đầu CNH, HĐH 9 lOMoAR cPSD| 23022540
Bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng vai trò như
một “cú hích”, tạo sự đột phá, vừa bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển,
vừa khơi dậy các nguồn lực trong nước, để khai thác, tận dụng các tiềm năng, lợi thế, đưa
đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng.
Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN ngày càng phát triển, đã trở thành một trong những khu
vực năng động nhất của nền kinh tế. góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ
lực của nền kinh tế, phát triển nhiều ngành dịch vụ chất lượng cao, tạo ra phương thức
mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, góp phần kích thích hoạt động thương mại nội
địa; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu; hình
thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; góp phần cải
thiện hệ thống cảng biển của Việt Nam; góp quan trọng cho thúc đẩy và mở rộng thị
trường xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước đưa Việt Nam
tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực ĐTNN cũng đã thực hiện
chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực và có tác động lan tỏa công nghệ nhất
định tới khu vực doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ... (6)
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm,
nâng cao trình độ , kỹ năng của lực lượng lao động, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã
hội và phát triển bền vững.
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế mà còn là kênh quan trọng góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội để tiếp cận các xu thế mới, tri thức
mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để
phát triển giáo dục.Nhờ tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã có
thêm những nguồn lực, cơ hội mới giúp bảo vệ và phát huy có chất lượng, hiệu quả hơn
di sản văn hóa Việt Nam. Với việc tham gia các Công ước và nỗ lực từ Trung ương tới địa
phương, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ta đã được UNESCO công nhận,
góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội. Mở cửa, đổi mới tạo điều kiện cho
sự giao lưu của các luồng văn hóa, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc phổ biến di sản
văn hóa của nước ta ra nước ngoài. 10 lOMoAR cPSD| 23022540
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra sự đan xen về lợi ích giữa Việt Nam và các nước, các
trung tâm quyền lực, tạo thế và lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; thúc đẩy xu
thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm
cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng lên là điều kiện quan trọng để
tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, góp phần nâng cao vị thế của đất
nước trong khu vực và trên thế giới.
2.Tác động tiêu cực
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó còn đặt ra nhiều rủi ro:
(1)Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia stawng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh
nghiệp và ngành kinh tes nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá ản,gây
nhiều hậu quả bất lợi về kinh tế- chính trị.
(2)Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến
nền kinh tế dễ bị tổn thương trước biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.
(3)Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro
cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội dẫn đến bất bình đẳng xã hội
(4)Trong quá trình hội nhập các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy
cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tựu nhiên bất lợi,do thiên huwowngstaapj trung vào các
ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tang thấp. Có
vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu.
(5)Hội nhập quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ
quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định
trật tự, an toàn xã hội.
(6)Hội nhập có thể làm gia tang nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống của
Việt Nam bị xói mòn trước sự xâm lăng của văn hóa nước ngoài.
(7)Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tang của tình trạng khủng bố quôc stees, buôn
lậu,tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh , nhập cư bất hợp pháp. 11 lOMoAR cPSD| 23022540
(8)Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra cơ hội thuận lợi ch
sự phát triển kinh tế vừa có khả năng tạo ra những nguy cơ to lớn mà hậu quả của chúng
rất khó lường. Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua các thách tức trong hội nhập kinh tế là
vấn đề cần phải dặc biệt coi trọng C.KẾT LUẬN
Qua những đề cập trên ta thấy vấ đề hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề mang tính xã
hội, vì vậy Việt Nam cần phải có những kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn để giúp
thúc đẩy mạnh qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế. Để thực hiện những mục tiêu này, nhà nước và chính phủ cần giữ vững và tiếp tục phát
huy vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô với những đường lối chính sách hợp lí, cùng với đó là
sự phối hợp của các thành phần kinh tế để tạo nên một nền kinh tế đa dạng, vững chắc, đủ
sức tham gia vào nền kinh tế toàn cầu đang ngày một phát triển.Qua đây ta cũng thấy vai
trò quan trọng của sự kết hợp giữa các cơ quan nhà nước,chính phủ với các doanh nghiệp,
các thành phần kinh tế và toàn thể nhân dân trong việc tạo ra những bước đi vững chắc và
hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam trong thời kì mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc giá.
Hiện tại với vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng em cần tích cực học tập tích
lũy tri thức, tu dưỡng đạo đức để góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế có hiệu quả và tạo nên một nền kinh tế phát triển năng động, có sức cạnh tranh cao.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Leenin( dành cho bậc đại học- không chuyên lí luận chính trị)
2.TS Vũ Tuấn Anh: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong xu thế hội
nhập. Tạp chí phát triển kinh tế
3.Diễn đàn kinh tế Việt Nam www.vef.vn
4. Cổng thông tin điện tử chính phủ www.chinhphu.vn 5. Một số web google 12