-
Thông tin
-
Quiz
Kết cấu của ý thức và các phương pháp rèn luyện, phát triển ý thức | Tiểu luận môn triết học mác - lênin
Kết cấu của ý thức và các phương pháp rèn luyện, phát triển ý thức | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Kết cấu của ý thức và các phương pháp rèn luyện, phát triển ý thức | Tiểu luận môn triết học mác - lênin
Kết cấu của ý thức và các phương pháp rèn luyện, phát triển ý thức | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TOÁN KINH TẾ TIỂU LUẬN
Học phần: Triết học Mác – Lênin
Đề tài: Kết cấu của ý thức và các phương pháp rèn luyện, phát triển ý thức
Họ và tên: Vũ Minh Quyết Lớp: Toán Kinh Tế K64 Năm học: 2022-2023
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Thông LỜI CẢM ƠN 1 lOMoAR cPSD| 23022540
Kính thưa các thầy cô và bạn đọc!
Tôi tên là Vũ Minh Quyết, hiện đang là sinh viên Khoa Toán Kinh Tế, lớp chuyên ngành
Toán Kinh Tế K64 thuộc Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Sau đây là một bài tiểu luận
Triết học mà tôi đã dành thời gian và công sức để hoàn thiện. Bài tiểu luận tuy không dài
nhưng tôi hi vọng sẽ trình bày được đầy đủ kiến thức bổ ích và cần thiết đến với bạn đọc,
đặc biệt là giúp ích được các bạn học sinh, sinh viên. Vì đây là bài tiểu luận đầu tiên của tôi
nên khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2023 2 lOMoAR cPSD| 23022540 MỤC LỤC Trang
Lời cảm ơn……………………………………………………………………………….2
I PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4
II PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 4
1.Kết cấu của ý thức ........................................................................................................... 4
1.1.Các lớp cấu trúc của ý thức (Cấu trúc của ý thức theo chiều ngang) ..................... 4
1.1.1.Tri thức ....................................................................................................................... 4
1.1.2.Cảm xúc ...................................................................................................................... 5
1.1.3.Ý chí ............................................................................................................................ 5
1.2.Những sai lầm thường gặp trong quá trình phát triển ý thức ................................. 6
1.2.1.Tuyệt đối hóa vai trò của tri thức ............................................................................ 6
1.2.2.Tuyệt đối hóa vai trò của cảm xúc ........................................................................... 6
1.2.3.Tuyệt đối hóa vai trò của ý chí ................................................................................. 7
1.3.Các cấp độ của ý thức (Cấu trúc của ý thức theo chiều dọc) ................................... 7
1.3.1.Tự ý thức .................................................................................................................... 8
1.3.2.Tiềm thức ................................................................................................................... 8
1.3.3.Vô thức ....................................................................................................................... 9
1.4. Những sai lầm trong nhận thức của con người liên quan đến các cấp độ của ý ... 9
thức ...................................................................................................................................... 9
2. Vận dụng: Các phương pháp rèn luyện, phát triển ý thức ...................................... 10
2.1. Phát triển các lớp cấu trúc của ý thức ...................................................... 10
2.2. Phát triển các cấp độ của ý
thức……………………………………………………13 ................................................ 13
III PHẦN KẾTLUẬN .................................................................................................. 14
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 15 3 lOMoAR cPSD| 23022540 I. PHẦN MỞ ĐẦU
Kể từ khi loài người xuất hiện trên Trái Đất, ý thức đã là thứ phân biệt chúng ta với
các sinh vật khác. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx – Lenin khẳng định rằng, xét về
nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi dạng
vật chất mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc con người.
Bên cạnh nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội, hay nói cách khác là những hoạt động thực
tiễn và đời sống phong phú của con người, cũng đã góp phần thúc đẩy ý thức hình thành và
không ngừng phát triển. Với ý thức, loài người có thể tự hào nhận mình là “động vật bậc cao”.
Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của ý thức con người
trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống ngày càng được đề cao. Tuy nhiên, không
phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về ý thức và kết cấu của ý thức. Với mục đích đem lại
cho mọi người cái nhìn sâu sắc hơn về ý thức cũng như phương pháp để phát huy tối đa
tiềm năng của ý thức, tôi quyết định lựa chọn đề tài tiểu luận “Kết cấu của ý thức và các
phương pháp rèn luyện, phát triển ý thức”. II. PHẦN NỘI DUNG
1. Kết cấu của ý thức
Trước hết, chúng ta hãy cùng “mổ xẻ” ý thức để khám phá xem các thành phần cấu tạo của nó là gì.
1.1. Các lớp cấu trúc của ý thức (Cấu trúc của ý thức theo chiều ngang) 1.1.1. Tri thức
Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ
trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối
tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay
năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó
có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. Theo Karl Marx, “Phương thức
tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức là tri thức… Cho nên một cái gì đó
nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”. 4 lOMoAR cPSD| 23022540
Tri thức được tách làm hai loại. Tri thức thông thường, là những nhận thức thu nhận
được từ hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài
rời rạc chưa được hệ thống hoá. Tri thức khoa học là những nhận thức đã được đúc kết từ
thực tiễn thành lý luận, kinh nghiệm.
Muốn cải tạo được sự vật, con người phải có sự hiểu biết về sự vật đó. Chính vì vậy,
nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức. Ý thức mà không có tri
thức thì chỉ là sự trừu tượng trống rỗng, vô dụng trong hoạt động thực tiễn. Càng tích lũy
được nhiều tri thức ở các lĩnh vực khác nhau, con người càng trở nên thông thái hơn, hoàn
thiện hơn, có năng lực cải thiện đời sống của chính bản thân và góp phần phát triển xã hội.
Tuy nhiên, không thể đồng nhất ý thức với tri thức bởi vì bên cạnh tri thức còn có những yếu tố khác. 1.1.2. Cảm xúc
Ý thức không phản ánh hiện thực khách quan thụ động mà phản ánh một cách tích
cực, sáng tạo. Trong quá trình phản ánh đó, thái độ của con người với sự vật, hiện tượng đã
nảy sinh. Đó chính là cảm xúc hay tình cảm. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản
ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới
khách quan. Cảm xúc rất đa dạng, phong phú. Khác với tri thức được kiểm chứng và công
nhận rộng rãi, cảm xúc lại không có một thước đo rõ ràng và còn mang tính cá nhân. Đứng
trước cùng một đối tượng, có người thì nảy sinh sự say mê, yêu thích, có người thì lại thấy
chán nản, ghét bỏ. Trong cùng một hoàn cảnh, có người thấy vui vẻ, có người lại buồn bã,
đó là điều hết sức bình thường. Một khi tri thức được gắn với tình cảm thì hoạt động của
con người sẽ được tăng thêm gấp bội lần. 1.1.3. Ý chí
Trên con đường thực hiện mục tiêu của bản thân, ta không thể tránh khỏi việc phải
chạm trán, đối mặt với những gian nan, thử thách. Muốn vượt qua khó khăn, bên cạnh trang
bị những tri thức, tình cảm, chúng ta phải có ý chí, quyết tâm cao. Ý chí chính là những cố
gắng, nỗ lực cùng khả năng huy động tối đa tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động
để có thể vượt qua mọi trở ngại, đạt mục đích đề ra. Ý chí giúp con người xác định được
mục đích cho hành động của bản thân và xa hơn thế nữa, xác định mục đích sống, lý tưởng 5 lOMoAR cPSD| 23022540
sống. Ý chí tạo nên một lập trường vững vàng để giúp ta tránh bị lay động bởi những lời
xúi giục, những lời đàm tiếu qua loa của thiên hạ.
1.2. Những sai lầm thường gặp trong quá trình phát triển ý thức
Những sai lầm thường gặp trong quá trình phát triển ý thức có điểm chung là xuất
phát từ việc tuyệt đối hóa một trong các yếu tố cấu thành ý thức mà coi thường, xem nhẹ
các yếu tố còn lại. Tất cả đều dẫn đến những hậu quả khôn lường trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn của con người.
1.2.1. Tuyệt đối hóa vai trò của tri thức
Trước hết, cần phải khẳng định tri thức là nội dung và phương thức tồn tại cơ bản
của ý thức, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn. Tri thức hay lý trí giúp con
người đưa ra những quyết định sáng suốt, đồng hành cùng nhân loại theo chiều dài lịch sử,
từ những phát minh đơn giản nhất, sơ khai nhất cho đến những tiến bộ về khoa học công
nghệ vĩ đại như ngày nay.
Tuy nhiên tri thức không phải yếu tố duy nhất hình thành nên ý thức. Bên cạnh đó,
cảm xúc cũng là một đặc trưng rất độc đáo của con người, giúp con người kết nối lại với
nhau và tạo nên đời sống tinh thần đa dạng, phong phú. Nếu một người chỉ coi trọng mỗi
lý trí, anh ta sẽ trở nên giáo điều, khô khan, cứng nhắc, khó kết bạn hay giao tiếp với mọi
người xung quanh, cuộc sống sẽ thiếu thốn tình cảm và thậm chí dẫn đến vô cảm, thờ ơ với xã hội.
1.2.2. Tuyệt đối hóa vai trò của cảm xúc
Trái ngược với những người khô khan, cứng nhắc là những người duy cảm, duy tình.
Những người duy cảm thường là các “chuyên gia” về cảm xúc. Họ biết lắng nghe, chia sẻ,
cảm thông với người thân, bạn bè, biết yêu thương con người một cách chân thành. Họ rất
tinh tế và giỏi trong việc hòa giải những bất đồng, mâu thuẫn. Tuy nhiên, việc hành động
chỉ dựa trên tình cảm dễ khiến họ bị “cảm xúc che mờ lý trí”. Ưu tiên những mối quan hệ
với mọi người mà coi thường các nguyên tắc đạo đức chính là nguyên nhân dẫn đến những
tệ nạn xã hội như hối lộ, tham nhũng.
Người châu Á nói chung, đặc biệt là người Việt, làm việc gì cũng cần phải có đủ cả
lý, cả tình. Mà khổ thay có những điều thuận lý thì mất tình, được tình bớt lý nên “thấu tình
đạt lý” là sự không phải lúc nào cũng xuôi. Khi không cân bằng được giữa tình và lý, người 6 lOMoAR cPSD| 23022540
ta sẵn sàng lựa chọn: “Trăm cái lý không bằng tí cái tình”. Hay đúng hơn là chữ “tình”
nhiều khi lấn át cả tính logic, sự công bằng và lẽ phải.
1.2.3. Tuyệt đối hóa vai trò của ý chí
Ý chí vốn là một yếu tố quan trọng, giúp con người kiên định vững bước trên con
đường để đạt được mục tiêu, lý tưởng. Tuy nhiên, lệ thuộc vào ý chí mà bỏ qua các tri thức,
cảm xúc, … thì thực sự là tai hại. Dân gian ta có câu “Nhiệt tình cộng ngu dốt bằng phá
hoại” nhằm chỉ những cá nhân không chịu nghe khuyên ngăn, dạy bảo mà cứ cắm đầu cắm
cổ hành động theo ý mình.
Nghiêm trọng hơn, việc đề cao ý chí quá mức còn là nguyên nhân của căn bệnh chủ
quan duy ý chí. Bệnh chủ quan duy ý chí là căn bệnh có khuynh hướng tuyệt đối hóa vai
trò của nhân tố chủ quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý chí, xa rời hiện thực
khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình cách mạng thay thế cho sự yếu
kém về tri thức khoa học. Đây là lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, chạy theo
nguyện vọng chủ quan; thể hiện rõ trong khi định ra những chủ trương, chính sách và lựa
chọn phương pháp tổ chức họat động thực tiễn theo hướng áp đặt, rơi vào ảo tưởng, chủ
quan. Ví dụ như: mục tiêu đặt ra quá cao, biện pháp không có tính khả thi.v.v. Ngoài ra
bệnh chủ quan duy ý chí còn do nguồn gốc lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của người sản
xuất nhỏ chi phối. Cơ chế quan liêu bao cấp cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của căn bệnh này.
1.3. Các cấp độ của ý thức (Cấu trúc của ý thức theo chiều dọc)
Bên cạnh việc phân chia theo các lớp cấu trúc, ý thức còn được biểu hiện qua các
cấp độ khác nhau như tự ý thức, tiềm thức, và vô thức. Để bạn đọc dễ hình dung, tôi xin
cung cấp mô hình sau đây, với tảng băng tượng trưng cho ý thức: 7 lOMoAR cPSD| 23022540 1.3.1. Tự ý thức
Phần tảng băng nổi lên trên mặt nước mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát đại diện
cho tự ý thức. Tự ý thức có thể được hiểu một cách đơn giản là quá trình ý thức tự phản ánh
bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Đây được nhận xét là thành tố
quan trọng bởi lẽ nó thể hiện trình độ phát triển của ý thức hay nói cách khác, trình độ phát
triển nhân cách cũng như khả năng làm chủ bản thân của mỗi cá nhân. Khi phản ánh thế
giới khách quan, chúng ta cũng tự phân biệt, tách mình với thế giới đó để đưa ra các đánh
giá. Nhờ vậy, chúng ta tự ý thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác,
có suy nghĩ, tư duy, có các quan điểm, tình cảm, tư tưởng, động cơ, địa vị, lợi ích của riêng
mình. Tự ý thức đóng một vai trò thiết yếu, là nền tảng, cơ sở để con người tự điều chỉnh
hành vi của bản thân sao cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. 1.3.2. Tiềm thức
Tiếp đến, được biểu diễn bằng phần tảng băng chìm dưới mặt nước chính là tiềm
thức. Tiềm thức hay còn gọi là ý thức dưới dạng tiềm năng là những hoạt động tâm lý diễn
ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức nhưng lại có liên kết trực tiếp với những hoạt động
tâm lý diễn ra dưới sự kiểm soát của ý thức. Tiềm thức chính là những tri thức mà chủ thể 8 lOMoAR cPSD| 23022540
tích lũy được và đã trở thành bản năng. Tiềm thức có vai trò quan trọng trong đời sống và
tư duy khoa học. Tiềm thức gắn bó rất chặt chẽ với loại hình tư duy chính xác, được lặp lại
nhiều lần. Hoạt động của tiềm thức giống như một nút bấm kích hoạt chế độ tự động, góp
phần giảm nhẹ căng thẳng, áp lực lên ý thức trong lao động thường ngày. 1.3.3. Vô thức
Cuối cùng, phần tảng băng đã nằm sâu dưới đáy đại dương, nơi mà con người khó
có thể quan sát được, là minh họa cho vô thức. Vô thức là những hiện tượng tâm lý không
phải do lý trí điều khiển, diễn ra ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được.
Biểu hiện điển hình của vô thức là những phản xạ không điều kiện, ví dụ như chạm vào vật
nóng thì rụt tay lại. Ngoài ra, vô thức còn biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như
bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, lỡ lời, nói nhịu, ... Mặc dù có những đặc điểm
và vai trò riêng nhưng nhìn chung, tất cả các hiện tượng của vô thức đều thực hiện nhiệm
vụ giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng.
1.4. Những sai lầm trong nhận thức của con người liên quan đến các cấp độ của
ý thức
Một trong những sai lầm phổ biến của con người khi nghiên cứu các cấp độ của ý
thức là nhầm lẫn giữa tiềm thức và vô thức. Để giúp bạn đọc phân biệt hai khái niệm này,
tôi xin trích dẫn trang 109 trong cuốn “Giải mã giấc mơ” của tác giả Cao Minh: “Tôi biết
rất nhiều người không thể hoàn toàn phân biệt vô thức và tiềm thức, đó là bởi rất nhiều tác
phẩm nghệ thuật lẫn lộn hai khái niệm này. Chỉ nói từ ý nghĩa tâm lý học, vô thức là xu
hướng hành vi con người không tự ý thức được, còn tiềm thức là xu hướng hành vi tiềm
tàng trong tâm lý con người. Nếu có người không hiểu câu này, vậy nói đơn giản nhé, vô
thức nghiêng về bản năng hóa, còn tiềm thức là cá tính hóa.”
Một sai lầm khác cần phải đề cập có liên quan trực tiếp đến hoạt động của vô thức:
giấc mơ. Thực ra từ khi con người có chữ viết và ghi chép rõ ràng, thông qua những ghi
chép đó chúng ta được biết con người rất tò mò và mê mẩn các giấc mơ (trên thực tế thời
viễn cổ chưa có chữ viết cũng đã có ghi chép, ví dụ tranh trên đá). Giấc mơ lại phong phú
đa dạng, đồng thời vô số lần cho ta thấy đặc tính kỳ lạ của nó, bởi vậy từ cổ chí kim đã có 9 lOMoAR cPSD| 23022540
vô số suy đoán khác nhau về giấc mơ. Quan điểm chủ lưu của phương Đông và phương
Tây cổ đại về vấn đề “Mơ là gì” khá thống nhất: Mơ là một sự dự báo tương lai.
Quan điểm trên đã bị chủ nghĩa duy tâm, cũng như các tôn giáo lợi dụng, nhằm thần
thánh hóa giấc mơ nói riêng và tiềm thức, vô thức nói chung. Giấc mơ được gắn mác “tiên
tri tương lai”, giúp con người nắm được “thiên cơ”, vô thức trở thành cái gì đó thần bí, được
coi như năng lực siêu nhiên. Chính vì vậy, sự thật về ý thức của con người bị bóp méo, vị
trí, vai trò của các yếu tố như tiềm thức, vô thức không được nhìn nhận một cách đúng đắn.
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học, cánh cửa đến ý thức con người
ngày càng rộng mở, những quan niệm lạc hậu bị bác bỏ. Giấc mơ cũng như các hành vi của
tiềm thức, vô thức không hề thần bí mà đều đã được chứng minh là hoạt động giúp giải tỏa
căng thẳng, ức chế lên hệ thần kinh của con người. Những ham muốn, bản năng của chúng
ta khi bộc phát trong cuộc sống thường nhật có thế vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực
của cộng đồng. Giấc mơ là một thước phim tuyệt vời, nơi mà những ham muốn, bản năng
của chúng ta được bộc lộ một cách tự do hơn, thoải mái hơn.
2. Vận dụng: Các phương pháp rèn luyện, phát triển ý thức
2.1. Phát triển các lớp cấu trúc của ý thức
Như đã phân tích ở trên, chúng ta hiểu được ý thức được cấu thành từ ba yếu tố chính
bao gồm tri thức, cảm xúc và ý chí. Mỗi yếu tố đều có chức năng riêng và đều quan trọng
như nhau. Vì vậy, ta có thể khẳng định: Để phát triển ý thức cần phải tăng cường đồng bộ
cả ba yếu tố. Không thể phát triển ý thức mà bỏ qua một trong ba yếu tố trên.
Bản thân tôi khi còn là học sinh trung học, do chưa hiểu biết đầy đủ nên đã tuyệt đối
hóa vai trò của tri thức, cho rằng con đường duy nhất để phát triển ý thức là tích lũy thật
nhiều tri thức. Tôi đề cao tri thức tiếp thu được qua sách vở, qua trường lớp mà hạ thấp tầm
quan trọng của cảm xúc con người, cực đoan hóa khi cho rằng cảm xúc, đặc biệt là tình cảm
ủy mị chỉ là chướng ngại trên con đường thu nhận tri thức. Kết quả là tôi đạt được những
điểm số cũng như thành tích thuyết phục trong học tập, tuy nhiên thường xuyên gặp khó
khăn trong giao tiếp, ứng xử, trong các mối quan hệ với mọi người. Thông qua việc tìm
hiểu triết học nói chung và ý thức con người nói riêng, tôi nhận ra sai lầm trong quá trình
phát triển của bản thân, từ đó rút ra những định hướng chính xác hơn.
Vậy cần phải làm gì để tăng cường đồng bộ các yếu tố của ý thức? 10 lOMoAR cPSD| 23022540
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn
một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Quả thực, Người chính là tấm gương sáng nhất về rèn
luyện ý thức của bản thân để chúng ta noi theo.
Về rèn luyện tri thức, Người luôn không ngừng học hỏi, tiếp thu những cái hay, cái
mới, những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”,
Lê Anh Trà viết: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương
Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các
nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói
và biết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người đã làm nhiều
nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới,
văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu
văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả
các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu
cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào
nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân
cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng
đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
Không chỉ sở hữu vốn kiến thức sâu rộng mà đời sống tinh thần của Người vô cùng
phong phú, hay nói cách khác, Người cũng rất chú trọng đến cảm xúc. Người ra đi tìm
đường cứu nước với tấm lòng nhiệt thành của một người Việt Nam yêu nước. Tinh thần yêu
nước của Người cũng chính là tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta, được vun đắp
bằng truyền thống chống ngoại xâm với bề dày hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước của cha ông. Về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nhận xét: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” Bên cạnh tình yêu nước đó còn là sự lạc
quan, yêu đời. Dẫu trong chốn lao tù khổ cực, Người vẫn sáng tác thơ, cho ra đời tập “Ngục
trung nhật ký” (Nhật ký trong tù), thể hiện một hồn thơ hướng về thiên nhiên, con người, 11 lOMoAR cPSD| 23022540
một tâm hồn hòa quyện giữa người thi sĩ và người chiến sĩ. Về tác phẩm của Người. nhà
thơ Hoàng Trung Thông có nhận xét:
“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
Ngoài những tri thức, tình cảm, ta không thể không nhắc đến ý chí của Người. Từ
khi rời bến cảng Nhà Rồng với hai bàn tay trắng, Người đã bôn ba qua nhiều nơi, đối mặt
với không ít thử thách, với các thế lực thù địch nhưng Người vẫn quyết tâm và kiên định đi
tìm con đường giải phóng dân tộc. Dù gặp khó khăn, thiếu thốn nhưng tinh thần cách mạng
của Người lúc nào cũng bừng sáng lên:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang” (Tức cảnh Pác Bó)
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã cống hiến hết mình vì nước, vì
dân, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng cao cả, với niềm tin vững chắc về tương lai độc lập,
thống nhất của dân tộc.
Qua tấm gương của Người, chúng ta có thể học hỏi được phương pháp rèn luyện ý
thức của bản thân, đặc biệt đối với các bạn học sinh, sinh viên trong thời đại ngày nay:
- Tăng cường tri thức: Không ngừng học hỏi, bên cạnh học trên trường lớp cần
phải chú trọng tự học. Tích cực đọc sách, báo, theo dõi, cập nhật tin tức. Học
phải đi đôi với hành, kiến thức thu được phải biết ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
- Tăng cường cảm xúc: Biết yêu thương gia đình, người thân, yêu quê hương, yêu
Tổ quốc. Biết cân đối hài hòa giữa lý trí và tình cảm trong hành động.
- Tăng cường ý chí: Kiên trì, bền bỉ, nỗ lực để đạt mục tiêu đề ra, không nản chí
nhưng cần chú ý phải có động cơ, mục đích trong sáng. 12 lOMoAR cPSD| 23022540
Một lần nữa tôi phải nhấn mạnh rằng các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ
vì quá trình phát triển ý thức bao gồm tất cả các yếu tố (tri thức, tình cảm, ý chí), không
được bỏ sót bất kì yếu tố nào.
2.2. Phát triển các cấp độ của ý thức
Cùng với ba yếu tố nêu trên, các cấp độ của ý thức (tự ý thức, tiềm thức, vô thức)
cũng cần nhận được sự quan tâm. Về vấn đề tự ý thức, đó đơn giản là ý thức hướng về bản
thân mình, là cơ sở để con người tự điều chỉnh hành vi của bản thân nên tôi sẽ không phân
tích thêm ở đây. Thay vì vậy, tôi sẽ tập trung đề cập về tiềm thức và vô thức.
Trước hết, chúng ta cần nhắc lại thực trạng hiện nay. Thời đại của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học – công nghệ, kéo theo
khối lượng công việc ngày một lớn cùng áp lực làm việc liên tục gia tăng. Chính vì vậy, vai
trò giải tỏa căng thẳng của tiềm thức và vô thức lại quan trọng hơn bao giờ hết. Những
phương pháp để đảm bảo tiềm thức và vô thức được hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả là vô cùng cấp thiết.
Thứ nhất, để phát huy khả năng của tiềm thức, có không ít con đường đã được các
nhà nghiên cứu chỉ ra nhưng tôi xin gợi ý một vài phương pháp ngắn gọn sau đây:
- Ngồi thiền: Thiền trước hết là một phương pháp nâng cao sức khỏe, cả về cơ thể
lẫn tâm trí. Bên cạnh đó, thiền còn là một kỹ thuật giúp bạn đào sâu vào ý thức
của mình một cách chậm rãi để chạm tới tiềm thức. Thiền còn đem lại cho bạn
nhiều sự hạnh phúc hơn, giúp bạn biết chia sẻ và cảm thông với mọi người. Nhờ
đó, bạn sẽ đạt được trạng thái hòa hợp hay nói cách khác, đạt tới sự cân bằng.
- Tập thói quen suy nghĩ tích cực: Nếu không ưa thích thiền định, bạn có thể thử
cách này. Đây là phương pháp phổ biến hơn, có thể áp dụng với nhiều đối tượng
và trong nhiều tình huống. Thực tế cho thấy rằng để nhìn nhận ra mặt tích cực
trong mọi trường hợp không hề dễ dàng. Khi bạn thấy buồn bã hay chán nản do
gặp biến cố cuộc đời thì hãy cố đừng để bị chôn vùi trong hố sâu của sự trầm
cảm. Bạn đừng sống mãi trong những khoảnh khắc buồn bã của quá khứ mà hãy
hướng về tương lai, cố gắng bước đi từng bước chậm rãi. Dần dần, cảm xúc của
bạn sẽ được cải thiện. Mỗi ngày, bạn hãy thử quan sát những điều tốt đẹp, những 13 lOMoAR cPSD| 23022540
điều tuyệt vời diễn ra xung quanh bạn và hãy biết ơn những gì cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta.
- Giáo dục tiềm thức: Con người dần trưởng thành qua các bài học của cuộc sống.
Dù bạn không nhận ra nhưng tiềm thức lưu trữ lại tất cả những trải nghiệm, kinh
nghiệm của bạn, bao gồm cả những kí ức ở tầng sâu nhất. Nó chứa đựng mọi suy
nghĩ, cảm xúc từ những khát vọng, đam mê, những kỉ niệm vui buồn, thậm chí
cả sự căm ghét, ghen tuông của bạn. Hãy thận trọng vì những cảm giác này có
thể bị bạn kìm nén quá mức Khi bạn bị kích động, chúng có thể bộc phát thành
những hành vi hung hăng, mất kiểm soát. Điều này không những gây sức ép lên
tiềm thức của bạn mà còn ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội của bạn.
Để loại bỏ những cảm xúc này thì bạn không thể tay không chống lại mà chúng
bạn phải giải thích được chúng, giống như từng bước gỡ rối. Nếu bạn không thể
tự giải quyết được sức nặng đè lên tiềm thức thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý.
Thứ hai, việc ổn định hoạt động của vô thức có phần đơn giản hơn. Một trong những
hoạt động chính của vô thức mà tôi đã đề cập ở phần trước là giấc mơ, có chức năng giải
tỏa căng thẳng, áp lực lên hệ thần kinh. Tuy nhiên giấc mơ thường chỉ xuất hiện khi con
người đạt trạng thái ngủ sâu. Vì vậy, ổn định hoạt động của vô thức bao gồm cải thiện chất
lượng giấc ngủ. Hiện nay, có một số lượng người lao động cũng như học sinh, sinh viên
chưa chú trọng đến giấc ngủ nói riêng và sức khỏe tinh thần nói chung, thường xuyên rơi
vào tình trạng thiếu ngủ dẫn đến căng thẳng, lo âu, không đạt được năng suất tối đa trong
công việc. Nên lưu ý rằng quá trình rèn luyện ý thức bao hàm cả những giai đoạn nghỉ ngơi,
thả lỏng để tránh hệ thần kinh bị quá tải. Do đó, chúng ta cần có chế độ sinh hoạt hợp lý,
bên cạnh làm việc cần có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, biết chăm lo cho sức khỏe của bản
thân, góp phần giúp cho phát triển ý thức. III. PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, bài tiểu luận “Kết cấu của ý thức và các phương pháp rèn luyện, phát
triển ý thức” đã cung cấp cho bạn đọc hiểu biết về các khái niệm thuộc kết cấu của ý thức, 14 lOMoAR cPSD| 23022540
nêu lên một vài vấn đề liên quan cùng với cách vận dụng cơ sở lý thuyết để giải quyết các
vấn đề đó thông qua các phương pháp phát triển toàn diện ý thức.
Rèn luyện ý thức là một quá trình lâu dài và gian khổ. Tuy nhiên hãy khắc ghi rằng
chúng ta là con người có ý thức. Chúng ta nắm trong tay khả năng lao động tạo ra các giá
trị vật chất và tinh thần. Thế hệ trẻ hãy tích cực rèn luyện và phát triển ý thức, hãy phát huy
tính năng động sáng tạo của ý thức, trước hết là để làm chủ cuộc đời, làm chủ vận mệnh
của bản thân mình, xa hơn là cống hiến, giúp ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp. IV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình triết học Mác – Lênin (Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự Thật)
- Giải mã giấc mơ (Cao Minh)
- Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
- Bài giảng môn triết học Mác – Lênin (lms.neu.edu.vn)
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri_th%E1%BB%A9c
- https://havip.com.vn/benh-chu-quan-duy-y-chi-bieu-hien-nhu-the-nao/
- https://dangcongsan.vn/tieu-diem/ho-chi-minh--tu-long-yeu-nuoc-den-
conduong-giai-phong-dan-toc-72038.html
- https://kenh14.vn/ban-hieu-gi-ve-tiem-thuc-cua-ban-than-va-cach-ren-luyen-
triluc-de-co-the-dat-duoc-nhung-dieu-bat-kha-thi-20210508145455577.chn 15