Khảo sát lực ma sát bằng lực kế | Bài chuẩn bị thí nghiệm tuần 7 nhóm 3 môn thí nghiệm vật lý 1 Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
1. Nêu cơ chế xuất hiện của ma sát nghỉ, ma sát trượt và ma sát lăn. Tác dụng lực F lên vật, vật chưa chuyển động. Lực cản trở do mặt phẳng tác dụng lên vật là lực Ma Sát Nghỉ, công thức độ lớn lực cản này là: F(ma sát nghỉ) = μs×N; Tăng lực F lên, vật bắt đầu chuyển động. Lực cản trở do mặt phẳng tác dụng lên vật tại thời điểm này là lực Ma Sát Nghỉ Cực Đại, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thí nghiệm vật lý 1 (PHYS111202)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI 1: KHẢO SÁT LỰC MA SÁT BẰNG LỰC KẾ
1. Nêu cơ chế xuất hiện của ma sát nghỉ, ma sát trượt và ma sát lăn
Tác dụng lực F lên vật, vật chưa chuyển động. Lực cản trở do mặt phẳng tác dụng lên vật là
lực Ma Sát Nghỉ,công thức độ lớn lực cản này là: F(ma sát nghỉ) = μs×N
Tăng lực F lên, vật bắt đầu chuyển động. Lực cản trở do mặt phẳng tác dụng lên vật tại thời
điểm này là lực Ma Sát Nghỉ Cực Đại, công thức lực cản này là: F(ma sát nghỉ cực đại) = μs(cực đại)×N
Tác dụng lực F lên vật, vật chuyển động, khi vật trượt, lực cản trở do mặt phẳng tác dụng lên
vật tại thời điểm này là lực Ma Sát Trượt, công thức lực cản này là: F(ma sát trượt = μk×N
Tác dụng lực F lên vật, vật chuyển động, khi vật lăn, lực cản trở do mặt phẳng tác dụng lên
vật tại thời điểm này là lực Ma Sát Lăn, công thức lực cản này là: F(ma sát lăn) = μ(lăn)×N
2. Lực ma sát phụ thuộc vào những yếu tố nào
Trọng Lực: Lực ma sát thường phụ thuộc vào lực phản kháng của mặt phẳng tiếp xúc, mà
thường là trọng lực của vật thể.
Hệ số ma sát: μ hoặc μs, μk, μ(lăn) tùy thuộc vào loại ma sát, và đặc tính của các vật liệu tiếp xúc.
Tính chất của bề mặt: Bề mặt có thể làm thay đổi hệ số ma sát, ví dụ như một bề mặt nhám
có thể có hệ số ma sát lớn hơn so với bề mặt mịn.
3. Trong 3 lực: lực ma sát nghỉ cực đại, lực ma sát trượt và lực ma sát lăn, lực nào nhỏ nhất và lực nào lớn nhất
Lực Ma Sát nghỉ cực đại là lực ma sát lớn nhất và Lực Ma Sát lăn là lực ma sát nhỏ nhất.
4. Tác dụng một lực F =10N tác dụng lên vật khối lượng 1 kg, vẽ và tính phản lực N
5. Trình bày sơ lược các bước tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Dùng cân đo khối lượng của vật (khối gỗ hình hộp chữ nhật)
Bước 2: Gắn lực kế vào vật (với trường hợp đo lực ma sát lăn thì để vật trên các thanh trụ kim loại)
Bước 3: Kéo lực kế từ từ cho đến khi vật chuyển động. Khi vật vừa chuyển động thì số chỉ
trên lực kế chính là lực ma sát nghỉ cực đại
Bước 4: Tiếp tục kéo cho vật chuyển động thẳng đều. Lúc này số chỉ trên lực kế chính là
lực ma sát động (cụ thể là ma sát trượt/ lăn)
6. Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của lực ma sát vào lực kéo F khi kéo vật dọc theo mặt phẳng ngang