-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Khóa luận tốt nghiệp | Đánh giá của sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài luận tốt nghiệp này tập trung vào việc đánh giá chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu và thu thập ý kiến của sinh viên mới tốt nghiệp để đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng chương trình đào tạo.
Khóa luận tốt nghiệp (KLTN2023) 14 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Khóa luận tốt nghiệp | Đánh giá của sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài luận tốt nghiệp này tập trung vào việc đánh giá chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu và thu thập ý kiến của sinh viên mới tốt nghiệp để đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng chương trình đào tạo.
Môn: Khóa luận tốt nghiệp (KLTN2023) 14 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ HẢI YẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP VỀ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN
TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Hà Nội – 2021
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP
VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN
TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người thực hiện: LÊ HẢI YẾN Mã sinh viên: 622769 Lớp: K62QTKDA Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN HẢI NÚI Hà Nội – 2021 LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kế toán và Quản
trị Kinh Doanh và thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Hải Núi, tôi đã quyết định
thực hiện đề tài “Đánh giá của sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào tạo
ngành Kế toán tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam”.
Để hoàn thành khoá luận này, em xin cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình
hướng dẫn và giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn TS Nguyễn Hải Núi đã rất nhiệt
tình, chu đáo, tỉ mỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tìm hiểu và thu thập số liệu về
chương trình đào tạo của Khoa về ngành Kế toán.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài khoá luận nhưng do đây là
lần đầu làm bài và kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên khó tránh khỏi những
thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài làm của tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, xin chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khoẻ và thành công trong
công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2021 Sinh viên Lê Hải Yến i MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC.......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH............................................................. v
PHẦN I MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến ......................................................................... 3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 4
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình đào tạo ....................................... 4
2.1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 4
2.1.2. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của đánh giá chương trình đào tạo ................ 8
2.1.3. Nội dung đánh giá chương trình đào tạo .................................................... 9
2.1.4. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 13
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 13
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 14
PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 15
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 15
3.1.1. Lịch sử hình thành .................................................................................. 16
3.1.2. Đặc điểm hoạt động của Khoa ................................................................ 18 ii
3.1.3. Tổ chức bộ máy ...................................................................................... 21
3.1.4. Tình hình lao động .................................................................................. 23
3.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 25
3.2.1. Tổng quan chung .................................................................................... 25
3.2.2. Thực trạng về chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam. ................................................................................. 28
3.2.3. Đánh giá của sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào tạo ngành
Kế toán tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam ....................................... 36
3.3. Nhân tố ảnh hưởng và một số giải pháp ..................................................... 81
3.3.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo .......................................................... 81
3.3.2. Đội ngũ giảng viên .................................................................................. 83
3.3.3. Kết quả học tập ....................................................................................... 84
3.3.4. Quản lý và phục vụ tổ chức đào tạo ........................................................ 85
3.3.5. Thư viện, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng ................................................. 85
3.3.6. Dịch vụ và sinh hoạt ............................................................................... 86
PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 87
4.1. Kết luận ..................................................................................................... 87
4.2. Kiến nghị ................................................................................................... 88
4.2.1. Kiến nghị với Khoa ................................................................................. 88
4.2.2. Kiến nghị với nhà trường ........................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 89 iii DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Số lượng cán bộ viên chức trong từng bộ môn ................................... 24
Bảng 3.2 Sĩ số giảng viên trong từng học vị ...................................................... 24
Bảng 3.3 Thống kê số lượng phiếu hợp lệ ......................................................... 25
Bảng 3.4 Thông tin chung của sinh viên ........................................................... 27
Bảng 3.5 Đánh giá mục tiêu chương trình đào tạo (n=56) ................................. 36
Bảng 3.6 Phân tích và đánh giá đội cũ giảng viên (n= 56) ................................. 45
Bảng 3.7 Đánh giá kết quả học tập (n=56) ........................................................ 50
Bảng 3.8 Đánh giá quản lý và phục vụ tổ chức đào tạo (n=56) ......................... 54
Bảng 3.9 Đánh giá thư viện, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng (n=56) ................... 58
Bảng 3.10 Đánh giá dịch vụ và sinh hoạt (n=56) .............................................. 62
Bảng 3.11 Đánh giá chung (n=56) .................................................................... 71
Bảng 3.12 Điểm trung bình của từng tiêu chí .................................................... 74 iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biều đồ biểu thị số sinh viên được khảo sát trong từng chuyên
ngành Kế toán ................................................................................... 25
Biều đổ 3.2: Tỷ lệ số nhóm môn học trong nghành Kế toán .............................. 41
Biều đổ 3.3: Tỷ lệ số nhóm môn học trong nghành Kế toán POHE ................... 42 HÌNH
Hình 3.1 Vị trí Học viện Nông nghiệp Việt Nam .............................................. 15 v
DANH MỤC VIẾT TẮT HVNNVN
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam CTĐT Chương trình đào tạo ĐTB Điểm trung bình TTGT1 Thực tập giáo trình 1 TTGT2 Thực tập giáo trình 2 KLTN Khoá luận tốt nghiệp HL Hài lòng RHL Rất hài lòng NCKH Nghiên cứu khoa học vi PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đánh giá chương trình đào tạo ngành kế toán đóng một vai trò quan trọng
trong toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển chương trình kế toán của học viện
nông nghiệp Việt Nam. Thông qua công tác đánh giá, các nhà giáo dục sẽ đưa ra
những quyết định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình đào tạo.
Việc đánh giá chương trình đào tạo ngành kế toán mang tác dụng không chỉ
về việc nâng cao hệ thống giáo dục của riêng Học viện Nông nghiệp Việt Nam
(HVNNVN) mà còn nâng cao chất lượng đào tạo của toàn ngành giáo dục nói
chung. Thực tế cho thấy chất lượng nhân lực cao sẽ đi kèm với việc chương trình
đào tạo được đánh giá có uy tín và chất lượng. Các quốc gia có chất lượng cao về
nguồn nhân lực họ luôn đề cao công tác đánh giá đào tạo nhằm cải thiện, đổi mới theo kịp thời đại.
Ngoài ra khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trong những năm qua
đã phát sinh nhiều bước tiến mới trong ngành Kế toán. Để phát triển được nguồn
nhân lực kế toán chất lượng phục vụ trong ngành kinh tế đòi hỏi cần đánh giá
chương trình đạo tạo để liên tục bổ sung, cải tiến sao cho phù hợp với bối cảnh toàn cầu.
Mặt khác trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục, mỗi cơ sở đào tạo cần phải
tiến hành đánh giá để giải trình với các cơ quan liên quan, đồng thời kiểm nghiệm
chương trình đào tạo của cơ sở mình và so sánh với các cơ sở đào tạo khác. Thông
qua việc đánh giá lại chương trình đào tạo, cơ sở giáo dục có thể nâng cao được
thứ hạng và thương hiệu của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ góp phần thu hút người
học đến với chương trình đào tạo có chất lượng cao. 1
Từ những lí do trên, việc đánh giá chương trình đào tạo ngành kế toán tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cô cùng cần thiết và cấp thiết. Nó đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao cho thị
trường lao động Việt Nam trước những biến đổi không ngừng của xã hội. Vì vậy,
em quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá của sinh viên mới tốt nghiệp về
chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng của sinh viên mới tốt nghiệp về
chương trình đào tạo ngành Kế toán để thấy được hiệu quả đào tạo và hạn chế cần
thay đổi trong chương trình đào tạo ngành Kế toán. Từ đó để xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVNNVN).
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá của
sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào tạo.
Đánh giá của sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào tạo ngành Kế toán tại HVNNVN.
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao, hoàn thiện chương
trình đào tạo ngành Kế toán tại HVNNVN.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng đánh giá Chương trình đào đạo ngành Kế toán từ các sinh viên
mới tốt nghiệp tháng 9 năm 2019, tháng 12 năm 2019, tháng 3 năm 2020 và tháng 7 năm 2020 tại HVNNVN. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam - Phạm vi thời gian:
⦁ Thời gian nghiên cứu: từ 17/03/2021 đến 26/7/2021
⦁ Số liệu thu thập trong 3 năm (2017-2020)
1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Bản minh chứng khoa học cụ thể, rõ ràng chính xác được cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn của sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào tạo.
Báo cáo đánh giá của sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào tạo
ngành Kế toán tại HVNNVN.
Tìm hiểu được những nhân tố ảnh hưởng trong chương trình đào tạo ngành
Kế toán đối với sinh viên mới tốt nghiệp tại HVNNVN
Thu thập và phân tích số liệu, dựa trên đánh giá của sinh viên mới tốt
nghiệp và cơ sở lý luận khoa học để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn
thiện chương trình đào tạo ngành Kế toán tại HVNNVN . 3 PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình đào tạo
2.1.1. Các khái niệm cơ bản a) Đánh giá
Đánh giá có nghĩa nhận định giá trị. Những từ có nghĩa gần với đánh giá là
phê bình, nhận xét, nhận định, bình luận, xem xét. Đánh giá một đối tượng nào
đó, chẳng hạn một con người, một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm hàng hoá
hay dịch vụ, đội ngũ giáo viên hay đánh giá tác động môi trường và có ý nghĩa
quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, nghệ thuật, thương mại, giáo dục hay môi trường.
b) Khái niệm về “Đào tạo”
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó
lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... một cách có hệ thống để
chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân
công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và
phát triển nền văn minh của loài người.
Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo
dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của
một người còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ra ở việc tự học và tham
gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó
quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo một
cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao. Tuỳ theo tính chất
chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt đào tạo chuyên môn
và đào tạo nghề nghiệp. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau với những nội 4
dung do các đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học,
kĩ thuật và văn hoá của đất nước. Khái niệm giáo dục nhiều khi bao gồm cả các
khái niệm đào tạo. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cấp tốc, đào tạo chuyên sâu,
đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa,...
c) Khái niệm về “Chương trình đào tạo”
Thuật ngữ “Chương trình đào tạo” được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực
giáo dục. Hiện nay có rất nhiều các khái niệm khác nhau về chương trình đào tạo
do các học giả và nhà giáo dục tiếp cận khái niệm này ở nhiều góc độ khác nhau.
Theo Hollis và Campbell (1935) thì chương trình đào tạo bao gồm tất cả những
hiểu biết và kinh nghiệm mà người học có được dưới sự hướng dẫn của nhà
trường. Như vậy, chương trình đào tạo được xem là một chuỗi những kinh nghiệm
được phát triển nhằm giúp người học tăng cường tính kỉ luật, phát triển năng lực
tư duy và hành động. Chương trình đào tạo gồm tất cả những kiến thức mà người
học cần có được nhằm đạt được mục đích và mục tiêu cụ thể.
Theo Wheeler (1976), chương trình đào tạo có nghĩa là những trải nghiệm
đã được lập từ trước và được đưa ra cho người học dưới sự hướng dẫn của cơ sở
giáo dục. Hay Tanner (1975) định nghĩa chương trình đào tạo như những trải
nghiệm học tập được xây dựng từ trước và kết quả học tập được đề ra ngay từ đầu
thông qua việc cung cấp các kiến thức và trải nghiệm một cách có hệ thống nhằm
phát triển người học không ngừng, nâng cao được tri thức, năng lực cá nhân và
năng lực xã hội của người học.
Theo Wentling (1993), chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể
cho một hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khóa đào tạo kéo dài
một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng thể đó cho biết
toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì người học có thể đạt được sau
khi tham gia chương trình. Mặt khác chương trình đào tạo còn phác họa ra qui
trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và cách thức 5
kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.
Theo thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, chương trình đào tạo bao gồm: mục
tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi tốt
nghiệp; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất -
kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn
vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.
Như vậy, khái niệm chương trình đào tạo được tiếp cận ở nhiều góc độ khác
nhau nhưng về cơ bản đều xem chương trình đào tạo chính là bản thiết kế tổng
thể cho một hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo trong một khuôn khổ thời gian.
d) Khái niệm về “Đánh giá chương trình đào tạo”
Theo Goldstein (1993), đánh giá chương trình đào tạo là quá trình thu thập
có hệ thống các thông tin mang tính miêu tả và đánh giá để đưa ra các quyết định
liên quan tới chương trình đào tạo như việc lựa chọn, áp dụng, đem lại giá trị cho
chương trình và thực hiện những thay đổi trong quá trình triển khai chương trình
nhằm đạt được hiệu quả trong triển khai.
Theo tổ chức OECD (2009) thì đánh giá chương trình là đánh giá một cách
có hệ thống và có mục tiêu các chương trình đang diễn ra hoặc đã hoàn thành ở
ba góc độ bao gồm xây dựng chương trình, triển khai chương trình và kết quả đạt
được của chương trình. Mục đích của đánh giá chương trình là để xác định mục
tiêu đạt được mức độ nào, mức độ hiệu quả của chương trình, mức độ ảnh hưởng
và tính bền vững của chương trình.
Theo Sanders và Worthen (2004) việc đánh giá chương trình đào tạo phải
được thực hiện có hệ thống và có mục tiêu nhằm thu thập, phân tích, đánh giá các
thông tin có liên quan tới chương trình đào tạo. Hay Mcnamara (2000) thì cho
rằng đánh giá chương trình đào tạo là việc thu thập, chứng từ hóa các thông tin về 6
một chương trình cụ thể nhằm hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn
đối với từng khía cạnh cụ thể của chương trình đào tạo.
Theo Posavac và Carey (2007) đánh giá chương trình đào tạo là việc chọn
một phương thức đánh giá, kỹ năng để xác định xem liệu chương trình có đáp ứng
được nhu cầu; chương trình có được triển khai như theo kế hoạch và liệu chương
trình đào tạo được đưa ra theo nhu cầu của khách hàng đã được định giá hợp lý chưa.
Theo Scriven (1967) đánh giá chương trình đào tạo có thể ở hai mức độ
khác nhau bao gồm đánh giá ban đầu (Formative) và đánh giá tổng thể
(Summative). Đánh giá chương trình ban đầu là quá trình đánh giá chương trình
trong suốt quá trình từ lúc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo. Đánh giá
tổng thể là đánh giá chương trình đào tạo sau khi chương trình đã được xây dựng và triển khai.
Tóm lại, đánh giá chương trình đào tạo không phải là một hoạt động đơn lẻ
mà phải là quá trình đo lường những tiến bộ đạt được trong mục tiêu của chương
trình, giúp nâng cao hiệu quả triển khai chương trình, là hình thức để giải trình tới
các chủ thể có liên quan và hỗ trợ trong việc lập kế hoạch, ra quyết định liên quan tới chương trình.
e) Quan điểm về “Chương trình đào tạo ngành Kế toán”
Chương trình đào tạo ngành Kế toán là chương trình học tập rèn luyện nhằm
tạo ra các cử nhân kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm
vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh, quy trình
công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Có khả
năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán. Sau khi tốt nghiệp, có thể đảm
đương và làm tốt các công việc kế toán, kiểm toán trong các tổ chức kinh tế, các
loại hình doanh nghiệp,các đơn vị hành chính sự nghiệp; cũng như các bộ phận
chức năng kế toán kiểm toán ở các Bộ, Ngành và các cơ sở giảng dạy nghiên cứu chuyên ngành kế toán. 7
2.1.2. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của đánh giá chương trình đào tạo
Mục đích của việc đánh giá chương trình đào nhằm công khai hóa nhận
định về thái độ và năng lực của giảng viên đối với sinh viên, tạo điều kiện cho
sinh viên bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của sinh viên về giảng viên. Đồng
thời giúp giảng viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu
của mình, để hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học. Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận
định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của giảng viên mà còn đồng
thời tạo điều kiện cho giảng viên hiểu rõ suy nghĩ, mong muốn, thái độ của sinh viên với giảng viên.
Đánh giá giảng dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sinh viên, giảng
viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí: Đối với học sinh, việc đánh giá thường
xuyên cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp sinh viên truyền
đạt mong muốn và suy nghĩ của mình đối với giảng viên; Đối với giảng viên thì
việc này cung cấp cho giảng viên những thông tin giúp người dạy điều chỉnh hoạt
động dạy; Và đối với cán bộ quản lý giáo dục giúp cung cấp cho cán bộ quản lý
giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để
có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ
những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Đánh giá chương trình đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết
trong quá trình xây dựng và phát triển các chương trình dạy và học. Thông qua
công tác đánh giá chương trình đào tạo, các cơ sở giáo dục sẽ biết được chương
trình đã đáp ứng được mục tiêu của người học, mục tiêu của cơ sở giáo dục và
người học đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết sau khi hoàn thành
chương trình hay chưa. Bên cạnh đó, đánh giá chương trình đào tạo giúp cơ sở
giáo dục nhìn nhận xem mục tiêu của chương trình đề ra đã phù hợp với bối cảnh
của xã hội và có thể đạt được hay không với những điều kiện sẵn có của cơ sở 8
giáo dục. Đồng thời đánh giá chương trình đạo tạo có thể triển khai ở nhiều giai
đoạn khác nhau. Công tác đánh giá chương trình ở giai đoạn ban đầu thiết kế sẽ
giúp người đánh giá nhìn nhận lại tính khả thi của chương trình từ đó sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện chương trình. Mặt khác đánh giá chương trình đào tạo trong
quá trình triển khai và hoàn thành chương trình đào tạo sẽ giúp cơ sở giáo dục
nhìn nhận lại những thế mạnh và ưu điểm của chương trình để từ đó phát huy
những ưu thế của chương trình trong những giai đoạn triển khai tiếp theo và khắc
phục những nhược điểm còn tồn tại. Bên cạnh đó, đánh giá chương trình còn giúp
các cơ sở giáo dục biết được chương trình có thỏa mãn nhu cầu của người học hay
không, người học sau khi hoàn thành chương trình đã đạt được những kết quả như
thế nào dựa vào đánh giá thái độ, hiểu biết, kỹ năng của người học.
2.1.3. Nội dung đánh giá chương trình đào tạo
Đề tài này tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
Mục tiêu và chương trình đào tạo gồm 12 tiêu chí: (1) Mục tiêu đào tạo của
ngành học được phổ biến tới người học; (2) Nội dung chương trình phù hợp với
chuẩn đầu ra; (3) Nội dung chương trình phù hợp với chuẩn đầu ra; (4) Cấu trúc
chương trình logic, các học phần có tính liên kết, ít trùng lặp; (5) Khối lượng kiến
thức trong chương trình đào tạo hợp lý; (6) Chương trình đảm bảo tính thực tế và
ứng dụng; (7) Phân bổ số giờ lý thuyết - thực hành - rèn nghề hợp lý; (8) Các học
phần tự chọn đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học; (9) Đảm bảo sự cân
đối giữa kiến thức đại cương, cơ sở và chuyên ngành; (10) Tính cấp nhật, đổi mới
trong nội dung chương trình; (11) Các học phần chú trọng cả kiến thức và kỹ
năng; (12) Nội dung kiểm tra, đánh giá sát với chương trình học.
Đội ngũ giảng viên gồm 6 tiêu chí: (1) Có kiến thức chuyên môn và sự cập
nhật; (2) Phương pháp sư phạm tốt; (3) Nhiệt tình, sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ
người học; (4) Thông báo đầy đủ về tiêu chí đánh giá cho từng môn học; (5) Đảm 9
bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy; (6) Công bằng, khách quan và phản ánh
đúng năng lực của người học trong kiểm tra.
Kết quả học tập gồm 7 tiêu chí: (1) Người học được phát triển kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp; (2) Người học có đủ kiến thức cần thiết, cập
nhật; (3) Người học được phát triển những kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp
(Giao tiếp, trình bày, tổ chức, quản lý, làm việc nhóm); (4) Người học được phát
triển năng lực ngoại ngữ, tin học; (5) Người học tự tin về khả năng đáp ứng các
yêu cầu của công việc; (6). Người học được phát triển kỹ năng tự học, tự nghiên cứu;
(7) Người học được phát triển đạo đức, nhân cách, ý thức kỷ uật.
Quản lý và phục vụ tổ chức đào tạo gồm 6 tiêu chí: (1) Người học được
phát triển đạo đức, nhân cách, ý thức kỷ luật; (2) Quy trình giải quyết những khó
khăn, vướng mắc của người học rõ ràng, kịp thời; (3) Người học được tư vấn, tạo
điều kiện thuận lợi để đăng ký học phần; (4) Kết quả học tập được thông báo đến
người học đúng thời gian quy định; (5) Thái độ phục vụ người học của cán bộ,
nhân viên các phòng ban, khoa; (6) Người học được tham gia đối thoại trực tiếp với
lãnh đạo học viện để đưa ra ý kiến phản hồi về các hoạt động của học viện.
Thư viện, trang bị và cơ sở hạ tầng gồm 4 tiêu chí: (1) Giáo trình, tài liệu
tham khảo tại thư viện; (2) Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; (3) Trang
thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành, thực tập, rèn nghề; (4) Diện tích, ánh sáng,
nhiệt độ, âm thanh và độ thông thoáng của phòng học.
Dịch vụ và sinh hoạt gồm 6 tiêu chí: (1) Đáp ứng nhu cầu ăn, ở của người
học; (2) Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội; (3) Người học được
tạo điều kiện hoạt động Đoàn, Hội, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao; (4) Các
hoạt động Đoàn, Hội có ý nghĩa thiết thực; (5) Các hoạt động Đoàn có ý nghĩa
thiết thực; (6) Người học được tư vấn hướng nghiệp, giao lưu với doanh nghiệp
và tham gia hội chợ việc làm 10
Đánh giá chung gồm 2 tiêu chí: (1) Mức độ hài chung của Anh (Chị) về
chương trình đào tạo; (2) Mức độ hài chung của Anh (Chị) về môi trường sống và
học tập tại Học viện
2.1.4. Cơ sở thực tiễn
Ngành kế toán đại học Thương Mại:
Trong quá trình học tập tại Khoa Kế toán – Kiểm toán, tại Trường Đại học
Thương Mại, sinh viên có thể tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa do Khoa,
do Nhà trường tổ chức như các cuộc thi chuyên môn, Chương trình Chào Tân sinh
viên, Gala văn nghệ, Hiến máu tình nguyện, Tư vấn hướng nghiệp, Giải bóng đá
nam SV, Giải bóng ném nam/nữ SV, Giải cầu lông SV, các hoạt động tình nguyện
Đông Ấm, Mùa hè xanh,…Bên cạnh đó, sinh viên của Khoa kế toán có thể tham
gia 3 CLB của Khoa Kế toán – Kiểm toán, gồm CLB Kế toán – kiểm toán trẻ
(YAC), CLB Phát triển giới trẻ (YDC), CLB tình nguyện Khoa (VAT). Ngoài 3
CLB của Khoa, sinh viên của Khoa Kế toán – Kiểm toán có thể tham gia hơn 20
CLB chuyên môn, sở thích của Nhà trường như CLB Sách, CLB Truyền thông
VE, CLB Nhảy GOD, CLB Nhà quản trị tương lai (FBA), CLB Nhân sự (HRC),….
Sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán nói chung tốt nghiệp ra trường có khả
năng tổ chức, thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính
sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, hoặc giảng dạy tại các Viện, trường, các cơ sở đào
tạo. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp đã đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như: (i)
Chuyên viên phụ trách kế toán tại các tập đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp
nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, các tổ chức kinh tế khác; (ii)
Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên trong các doanh nghiệp kiểm toán, chuyên
viên tư vấn thuế, kiểm toán nội bộ; (iii) Giảng dạy tại các Viện, cơ sở đào tạo, các
trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán…; (iv) Chuyên viên phụ trách
kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài 11
chính; (v) Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên
phòng giao dịch và ngân quỹ.; (vi) Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản
lý tài chính.; (vii) Nghiên cứu viên, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…
Ngoài ra, năm 2020 trường đại học Thương Mại hoàn thành đánh giá ngoài
5 chương trình đào tạo trong đó có ngành kế toán. Báo cáo đã khái quát hóa quá
trình thực hiện nhiệm vụ của Đoàn, nêu lên các cơ sở, nguyên tắc trong quá trình
đánh giá, làm nổi bật những điểm mạnh, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để
Trường đại học Thương Mại có những kế hoạch cải tiến chất lượng đào tạo của
nhà trường trong thời gian tới PGS.TS Nguyễn Hoàng – Phó Hiệu trưởng Trường
đại học Thương mại cho biết, hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng các
chương trình đào tạo là cơ hội để nhà trường xem xét lại toàn bộ hoạt động đào
tạo của mình một cách hệ thống, từ đó điều chỉnh tốt hơn nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo. “ Kết quả này có ý nghĩa rất lớn, giúp nhà trường hiểu thêm về
chính mình và biết mình đang ở đâu để phát huy thế mạnh, khắc phục điểm còn
tồn tại và tìm ra giải pháp thực tiễn nhất để khẳng định vị thế, giá trị của mình với
xã hội” - Phó Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng khẳng định.
Trường đại học Thương Mại cũng rất đề cao những đề tài nghiên cứu khoa
học (NCKH) của sinh viên nên trường luôn có các cuộc thi về NCKH định kỳ
hàng năm. Năm 2018, Khoa Kế toán cũng đã đóng góp rất nhiều đề tài NCKH
như “Nghiên cứu tính độc lập của kiểm toán viên nhằm nâng cao chất lượng kiểm
toán báo cáo tài chính ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Hồng Lam; “Nghiên cứu
vận dụng kết hợp phương pháp Dupont và phương pháp thay thế liên hoàn trong
phân tích tài chính cho HP phân tích kinh tế doanh nghiệp” của ThS. Tô Thị Vân
Anh; “Nghiên cứu vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán tài sản cố định
trong điều kiện hiện nay” của ThS. Nguyễn Hồng Nga;… Có thể thấy Khoa Kế
toán của trường vẫn đang rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng Chương trình
đào tạo ngành Kế toán của trường để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Thông qua tìm hiểu về ngành kế toán tại trường đại học Thương Mại, ngành
kế toán ở trường đại học này đã thể hiện những điểm chung và những điểm phát 12
triển mới. Về điểm chung, trường đều có mục đích là mặt đào tạo sinh viên có
nghiệp vụ về kế toán kiểm toán. Có chương trình đào tạo tương đối tương đồng
với nhau. Bên cạnh đó, trường cũng có những cách thức nhằm nâng cao chất lượng
dạy học và học khác nhau như tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt dộng ngoại khóa,
đặt mục tiêu đầu ra bằng những chứng chỉ quốc tế nhằm mở rộng tìm kiếm cơ hội
việc làm cho sinh viên,…
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu và chương trình đào tạo Nhận xét Đội ngũ giảng viên Kết quả học tập Các yếu tố ảnh
Quản lý và phục vụ tổ chức đào tạo hưởng
Thư viên, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng Dịch vụ và sinh hoạt Đề ra giải pháp Đánh giá chung
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng các dữ liệu đã thống kê, các bài báo của trường và khoa để có được
các dữ liệu theo yêu cầu đề tài. Thu thập các thông tin qua các văn bản, trang web.
Phân tích các tài liệu có liên quan: Xem xét các thông tin có sẵn trong các
tài liệu của khoa để thu thập thông tin ban đầu, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đánh giá. 13
Thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp qua phiếu giấy lấy ý kiến sinh viên mới tốt nghiệp về
Chương trình đào tạo (CTĐT) vào các đợt tốt nghiệp hàng năm, theo lịch phát
bằng của Học viện. Phiếu lấy ý kiến được phát cho sinh viên và thu trực tiếp tại
địa điểm phát bằng. Số phiếu được lấy trong năm 2020 đến khia đạt tối thiểu số
phiếu/ CTĐT thì được phân tích và xử lý
Công cụ là phiếu lấy ý kiến với 43 tiêu chí cho 7 nội dung chính như sau:
Mục tiêu và CTĐT: 12 tiêu chí; Đội ngũ giảng viên: 6 tiêu chí; Kết quả học tập:
7 tiêu chí; Quản lý và phục vụ tổ chức đào tạo: 6 tiêu chí; Thư viện, trang thiết bị
và cơ sở hạ tầng: 4 tiêu chí; Dịch vụ sinh hoạt: 6 tiêu chí; Đánh giá chung về mức
độ hài lòng: 2 tiêu chí.
Thang đo mức độ hài lòng từ 1 đến 5: 1 – Rất không hài lòng; 2 - Không
hài lòng; 3 – Tạm hài lòng; 4 – Hài lòng và 5 – Rất hài lòng
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phiếu phản hồi khi thu về được lọc, kiểm tra và phân loại có giá trị sử dụng
và phiếu không có giá trị sử dụng. Phiếu có giá trị sử dụng là những phiếu ghi rõ
thông tin của sinh viên tốt nghiệp (ngành, chuyên ngành học, hệ đào tạo, chương
trình đào tạo) và phiếu được điền trên 80% số lượng tiêu chí.
Với số lượng phiếu có giá trị lớn hơn 30 phiếu, phiếu được nhập và xử lý
trên Excel. Cách quy đổi điểm cụ thể như sau: 1 – Rất không hài lòng (RKHL); 2
– Không hài lòng (KHL); 3 – Tạm hài lòng (THL); 4 – Hài lòng (HL); 5 – Rất hài
lòng (RHL); 0 – Không có ý kiến.
Mức độ hài lòng chung được dựa trên điểm trung bình với các khoảng như
sau: (1) Rất hài lòng: 4.21 – 5.00; (2) Hài lòng: 3.41 – 4.20; (3) Hài lòng: 3.41 –
4.20; (4) Hài lòng: 3.41 – 4.20; (5) Tạm hài lòng: 2.61 – 3.40; (6) Không hài lòng:
1.81 – 2.60; (7) Rất không hài lòng: 1.00 – 1.80. 14 PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Hình 3.1 Vị trí Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Địa chỉ: Phố Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Khuôn viên: 210 ha Tầm nhìn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành Đại học tự chủ, đa ngành, đa
phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm
xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực,
nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sứ mạng 15
Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là: (i) đào tạo và cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao KHCN, tri
thức mới trong lĩnh vực nông nghiệp & PTNT; (ii) Đóng góp vào sự phát triển
nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Học viện là: (i) Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học,
thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác; (ii) Nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ; (iii) Chuyển giao công nghệ và phục vụ xã hội. Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của Học viện gồm: (i) Đoàn kết (Solidarity): “Đoàn kết chặt
chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi”; (ii) Đạo đức (Morality): trên nền tảng
đạo đức tiến bộ và đậm bản sắc văn hoá Việt Nam; (iii) Đi đầu
(Advancement): phấn đấu đi đầu về đào tạo và khoa học công nghệ; (iv) Đáp ứng
(Response): nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội; (v) Đẳng
cấp (Transcendence): bằng các sản phẩm có đẳng cấp vượt trội.
3.1.1. Lịch sử hình thành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm
được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 53/NĐ-NL của Bộ Nông Lâm,
là 1 trong 3 trường đại học đầu tiên của nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” được
thành lập sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc.
Khi mới thành lập, Trường trực thuộc Bộ Nông Lâm, có 3 khoa với 4
chuyên ngành đào tạo: Khoa Nông học gồm hai ngành: trồng trọt và cơ khí hóa
nông nghiệp; Khoa Chăn nuôi Thú y có ngành Chăn nuôi - Thú y; Khoa Lâm học
có ngành Lâm học. Đội ngũ CBGD của trường lúc đó có 27 người. Thầy Bùi Huy
Đáp được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường cùng 2 thầy Phó Giám đốc là thầy
Nguyễn Đăng và thầy Lương Định Của. 16
Sau 2 năm thành lập, tháng 12/1958, Chính phủ ra Quyết định sáp nhập
Viện Khảo cứu trồng trọt, Viện Khảo cứu chăn nuôi, Phòng Nghiên cứu gỗ, Phòng
Nghiên cứu Lâm sinh với Trường Đại học Nông Lâm thành Học viện Nông
Lâm nhằm tập trung sức lực, trí tuệ của cán bộ và khả năng sử dụng hiệu quả trang
thiết bị, đồng thời gắn liền hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất.
Từ năm học 1959-1960, Học viện Nông Lâm được chuyển về cơ sở mới ở
xã Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (tỉnh Bắc Ninh). Ngày 24/12/1960 Học viện đã tổ
chức lễ tốt nghiệp cho sinh viên khóa I và vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng về dự.
Đến năm 1963, trước đòi hỏi mới của đất nước, Học viện Nông Lâm được
tách ra thành Trường Đại học Nông nghiệp và Viện Khoa học Nông nghiệp. Đầu
năm 1963, Trường Đại học Nông nghiệp đã có 5 khoa với 10 chuyên ngành đào
tạo. Số lượng sinh viên đã lên tới trên 3000.
Ngày 14/8/1967, Chính phủ ra quyết định đổi tên Trường Đại học Nông
nghiệp thành Trường Đại học Nông nghiệp I, đồng thời với việc san sẻ một phần
lực lượng cán bộ và cơ sở vật chất của Trường để thành lập Trường Đại học Nông
nghiệp II (đóng tại Hà Bắc).
Năm 1969, Trường lại một lần nữa san sẻ lực lượng góp phần xây dựng
Trường Đại học Nông nghiệp III (đóng tại Bắc Thái).
Năm 1977, Trường được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo Phó tiến sĩ, mở
đầu cho việc đào tạo sau đại học của Trường.
Đầu năm 1982, Trường Đại học Nông nghiệp I được mang tên người anh
hùng dân tộc Cu Ba Hôxê Mácti như một sự ghi nhận của Nhà nước ta đối với sự
ủng hộ và giúp đỡ chí tình chí nghĩa của Chính phủ và nhân dân Cu Ba đối với sự
nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 17
Năm 1984, Trường Đại học Nông nghiệp I chuyển từ Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý.
Ngày 6/9/2004, Trường Đại học Nông nghiệp I được Chính phủ công nhận
là một trong 14 trường trọng điểm Quốc gia.
Ngày 24/03/2008 Thủ tướng CP ra QĐ (283/QĐ-TTg) đổi tên Trường Đại
học Nông nghiệp I thànhTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Ngày 28/3/2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội theo Quyết định 441/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 17/6/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 873/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Học viện
Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017 với mục tiêu chung là Học viện
chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng
cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành Đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh
vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đồng thời bảo đảm các đối tượng chính
sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện.
3.1.2. Đặc điểm hoạt động của Khoa
Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh là một trong những khoa lớn của Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, có bề dày kinh nghiệm trên 60 năm trong thực hiện
các nhiệm vụ: (i) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao trong
lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh doanh nông nghiệp và kế toán doanh nghiệp
bao gồm trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu của
xã hội; (ii) Tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về Quản trị
kinh doanh, Marketing, Quản trị tài chính, Kinh doanh nông nghiệp, Kế toán
doanh nghiệp, Kế toán kiểm toán, phục vụ công tác đào tạo và nâng cao năng lực
cán bộ giảng dạy; (3) Cung cấp các dịch vụ tư vấn, chuyển giao khoa học và công 18
nghệ trong lĩnh vực kinh doanh, quản trị, quản trị kinh doanh, kế toán doanh
nghiệp và phát triển theo yêu cầu của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các
tổ chức quốc tế, các địa phương và mọi thành phần kinh tế.
Để thực hiện thành công các nhiệm vụ trên, đội ngũ cán bộ giảng dạy và
nghiên cứu trong Khoa có kiến thức tiên tiến, kỹ năng giỏi và đạo đức nghề nghiệp
tốt, tổng số 66 cán bộ đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó 05 Phó giáo sư,
21 Tiến sĩ, 16 nghiên cứu sinh đang học tập nước ngoài. Hầu hết, các giảng viên
trong Khoa được đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển như Úc, Mỹ, CHLB Đức, Anh, Nhật, Bỉ, Philipine, Thái Lan.
Khoa có 5 bộ môn chuyên môn: Quản trị kinh doanh; Tài chính; Kế toán
tài chính; Kế toán quản trị và Kiểm toán; Marketing. Bộ phận phục vụ và tư vấn
cho công tác của Khoa bao gồm Tổ Văn phòng, Chi hội Kế toán - Kiểm toán và Tổ công tác sinh viên.
Hàng năm Khoa tiếp nhận từ 600 tới 1000 người học cho các chương trình
đào tạo chính thức của Khoa ở cả 3 bậc học Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ:
Bậc Đại học có 04 ngành chính là: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh
doanh nông nghiệp và Kế toán theo định hướng nghề nghiệp với 09 chuyên ngành
đào tạo là: Kinh doanh nông nghiệp; Quản trị doanh nghiệp; Quản trị tài chính;
Quản trị Marketing; Kế toán doanh nghiệp; Kế toán kiểm toán; Kế toán doanh
nghiệp theo định hướng nghề nghiệp; Kế toán kiểm toán theo định hướng nghề
nghiệp; Quản lý và Phát triển du lịch.
Một Chương trình đại học Quản trị kinh doanh Nông nghiệp tiến tiến giảng
dạy bằng tiếng Anh liên kết với Đại học Wisconsin, Mỹ; đạt chuẩn chất lượng châu Á (AUN-QA).
Bậc Thạc sỹ có 05 chuyên ngành là: Quản trị kinh doanh theo định hướng
nghiên cứu, Kế toán theo định hướng nghiên cứu, Quản trị kinh doanh theo định 19
hướng nghề nghiệp và Kế toán theo định hướng nghề nghiệp; Quản lý du lịch bền vững.
Bậc Tiến sỹ có ngành Quản trị kinh doanh.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về đào tạo và nghiên cứu
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tận dụng ưu thế công nghệ thông tin 4.0, Khoa
xây dựng Tầm nhìn, Sứ mạng, Giá trị cốt lỗi và Chiến lược là: Tầm nhìn:
Đến năm 2025, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh trở thành đơn vị đào
tạo và NCKH hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực, cung cấp nguồn nhân
lực xuất sắc góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Sứ mạng:
(1) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực
Quản trị kinh doanh, Kinh doanh nông nghiệp và Kế toán doanh nghiệp; (2) Tổ
chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về Quản trị kinh doanh,
Marketing, Quản trị tài chính, Kinh doanh nông nghiệp, Kế toán doanh nghiệp,
Kế toán kiểm toán; hợp tác với các nhà khoa học quốc gia, khu vực và quốc tế
thực hiện các NCKH chuyên sâu về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;
(3) Cung cấp các dịch vụ tư vấn, huấn luyện, chuyển giao tri thức và công nghệ
trong lĩnh vực Kinh doanh, Quản trị, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kiểm toán
theo yêu cầu của xã hội. Giá trị cốt lõi:
Tiên tiến - Thân thiện - Hợp tác - Chia sẻ - Chấp hành. Trong đó: Giá trị
cho người học, người sử dụng dịch vụ tư vấn: Tiên tiến và chia sẻ; Giá trị cho
giảng viên và nhân viên: “Hợp tác và Chia sẻ”; Giá trị cho sự hợp tác với các đơn
vị trong và ngoài Học viện: “Chia sẻ và cùng có lợi”; Giá trị trong quan hệ với
BGH và Hội đồng Học viện: “Chấp hành”; Giá trị mang lại cho các bên liên quann
và môi trường sống “Thân thiện”. 20
Chiến lược phát triển đến năm 2020:
Vận dụng sáng tạo và linh hoạt chiến lược phát triển chung của Học viện,
phát huy thế mạnh của khoa, tranh thủ sự giúp đỡ của Học viện, sự phối hợp và
tư vấn của các đơn vị trong và ngoài Học viện, tạo ra sự khác biệt trong đào tạo
và nghiên cứu hướng tới chuẩn quốc gia và khu vực, đáp ứng nhu cầu của người
học, tổ chức dụng lao động và kết quả NCKH; nâng cao năng lực chuyên môn
và đời sống vật, chất tinh thần của CBVC trong khoa.
3.1.3. Tổ chức bộ máy
Sơ đồ tổ chức bộ máy HVNNVN Đảng uỷ Hội đồng học viện Ban giám đốc Đoàn thể Các hội đồng tư vấn Các ban tư vấn Viện, trung tâm, công ty Đơn vị chức năng Khoa
Các Tổ chức sản xuất, Các tổ chức công tác Bộ môn dịch vụ
Nguồn: Từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam 21
Đứng đầu Học viện chính là Đảng uỷ thực hiện công việc lãnh đạo. Đảng
bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiền thân là Đảng bộ Trường Đại học Nông
Lâm có sứ mạng to lớn lãnh đạo một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao và cũng là trung tâm khoa học công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển
nông nghiệp, nông thôn và nông dân của cả nước, một đơn vị “Anh hùng thời kỳ
đổi mới” và “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, trường trọng điểm quốc
gia. Đảng bộ HVNNVN được hình thành từ một chi bộ đầu tiên cùng với việc
thành lập trường. Hiện nay, Đảng bộ Học viện trực thuộc Đảng bộ Khối các trường
đại học và cao đẳng Hà Nội. Đảng uỷ gồm có 6 ban: (i) Ban Tổ chức Đảng uỷ,
(ii) Ban chuyên môn Đảng uỷ, (iii) Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ, (iv) Ban Tuyên giáo
và công tác đoàn thể. (v) Ban công tác đảng, (vi) Văn phòng Đảng uỷ. Mỗi ban
đều có những chức năng và nhiệm vụ rõ ràng nhằm quản lý, xây dựng Học viện
trở thành một trường trọng điểm Quốc gia.
Tiếp đến là Hội đồng học viện có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại
Luật Giáo dục đại học hiện hành như: Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát
triển, kế hoạch hàng năm của Học viện, chủ trương sát nhập, liên kết với sở giáo
dục đại học khác; Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy
chế dân chủ cơ sở của Học viện; Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành
đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, chính
sách đảm bảo chất lượng giáo dục đại học giữa Học viện với doanh nghiệp, đơn
vị sử dụng lao động;… Kế tiếp là Ban giám đốc, người có trách nhiệm lãnh đạo
và quản lý chung các hoạt động của Học viện, chỉ đạo chiến lược phát triển và kế
hoạch chung của Học viện, công tác tổ chức cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ, tài
chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất, quyết định giao và thu hồi quyền
sử dụng đất đai của Học viện, hợp tác quốc tế, đối ngoại, công tác vì sự tiến bộ
của phụ nữ. Đoàn thể là Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao có chức năng
tham mưu và giúp Giám đốc Học viện trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý
kiến, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo giáo dục thể chất, nghiên cứu khoa 22
học, cấp phát chứng chỉ Giáo dục thể chất và các hoạt động có liên quan đến giáo
dục thể thao của Học viện.
Dưới Ban giám đốc là các hội đồng tư vấn và các ban tư vấn có chức năng
tham mưu và giúp Ban giám đốc Học viện quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ
chức thực hiện công tác tổ chức và cán bộ theo quy định của luật và của Học viện.
Họ có nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng như: (i) Đề xuất các phương án quy hoạch,
xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và
mối quan hệ giữa các đơn vị trong Học viện. Tham mưu xây dựng vị trí việc làm
trong toàn Học viện; (ii) Soạn thảo các văn bản về tổ chức nhân sự trình Giám
đốc Học viện; (iii) Lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng viên chức, phương án phân
phối chỉ tiêu cho các đơn vị và tổ chức thực hiện tiếp nhận, tuyển dụng viên chức;
(iv) Chủ trì và phối hợp với các các đơn vị trong công tác quy hoạch, đào tạo và
bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động;…
Ban giám đốc là nơi trực tiếp quản lý các đơn vị/ tổ chức là các Khoa (như
Thú y, Chăn nuôi, Công nghệ thực phẩm, Kế toán và Quản trị kinh doanh,..) đây
cũng là nơi trực tiếp quản lý Bộ môn; Các Đơn vị chức năng (như Ban Tổ chức
cán bộ, Ban Tài chính và Kế toán, Ban Quản lý cơ sở vật chất, Ban Quản lý đầu
tư, Ban Hợp tác quốc tế,…) trực tiếp quản lý các Tổ công tác; Các Viện, trung
tâm, công ty (như Bệnh viện Cây trồng, Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong
nhiệt đới, Trung tâm/Viện Đổi mới sáng tạo nông nghiệp,…) trực tiếp quản lý các
Tổ sản xuất, dịch vụ. Nhìn chung, bộ máy tổ chức của Học viện vô cùng chặt chẽ
và rõ ràng từng cấp từng bậc với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng giúp
điều hành, quản lý và đào tạo tốt.
3.1.4. Tình hình lao động
Hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Học viên có 1368 cán bộ
giảng viên đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ tại 15 khoa, 19 đơn
vị chức năng, 25 viện, trung tâm nghiên cứu, công ty: trong đó trên 700 cán bộ 23
giảng dạy, gần 120 nghiên cứu viên, 113 giáo sư, phó giáo sư, gần 40% cán bộ
giảng dạy có học vị Tiễn sĩ, trên 40% cán bọ giảng dạy có học vị Thạc sĩ, hầu hết
số tiến sĩ và thạc sĩ đều được đào tạo từ các nước có nền giáo dục và khoa học tiên tiến.
Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh hiện có 5 bộ môn lần lượt là Kế toán
tài chính, Kế toán Quản trị và Kiểm toán, Marketing, Tài chính, Quản trị kinh
doanh và Văn phòng Khoa giải quyết sự vụ với 4 cán bộ. Tổng số sinh viên đang
theo học tại Khoa là 3412 sinh viên, trong đó có 1309 sinh viên Khóa 65, 794 sinh
viên khoá 64, khoá 63 là 782 sinh viên, khoá 62 là 429 sinh viên và còn lại là sinh
viên khoá cũ. Có 64 giảng viên có học vị phó giáo sư tiến sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, nghiên
cứu sinh, cử nhân. Có những giảng viên còn giữ các chức danh vụ trọng trong hệ
thống tổ chức bộ máy Học viện.
Bảng 3.1 Số lượng cán bộ viên chức trong từng bộ môn STT Bộ môn
Số thành viên (người) 1
Kế toán Quản trị và Kiểm toán 9 2 Kế toán Tài Chính 12 3 Marketing 15 4 QTKD 14 5 Tài Chính 10 6 Văn phòng Khoa 4
Nguồn: Khoa Kế toán và QTKD
Bảng 3.2 Sĩ số giảng viên trong từng học vị STT Học vị
Số thành viên (người) 1 Tiến sĩ 25 2 Thạc sĩ 21 3 Phó giáo sư tiến sĩ 3 4 Nghiên cứu sinh 14 5 Cử nhân 1
Nguồn: Khoa Kế toán và QTKD 24
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.1. Tổng quan chung
a) Thông tin chung của sinh viên
Bảng 3.3 Thống kê số lượng phiếu hợp lệ STT Ngành học Phiếu hợp lệ Tên viết tắt 1 Kế toán doanh nghiệp 37 KE 2 Kế toán kiểm toán 4 3 Kế toán PoHe 15 KEP Tổng 56
Nguồn: Từ số liệu điều tra
Tỷ lệ sinh viên trong từng chuyên ngành Kế toán 26% 65% 9% Kế toán doanh nghiệp Kế toán kiểm toán Kế toán POHE
Biểu đồ 3.1: Biều đồ biểu thị số sinh viên được khảo sát trong từng chuyên ngành Kế toán
Nguồn: Từ số liệu điều tra 25
Biểu đồ này không chứng tỏ việc sinh viên học Kế toán đều chọn chuyên
ngành Kế toán doanh nghiệp, nó chỉ chứng tỏ rằng trong tổng số 56 phiếu khảo
sát thì sinh viên học chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có 37 phiếu (chiếm
65%), sinh viên học chuyên ngành Kế toán kiểm toán có 4 phiếu (chiếm 9%) và
sinh viên học chuyên ngành Kế toán POHE có 15 phiếu (chiếm 26%). 26
Bảng 3.4 Thông tin chung của sinh viên
Kế toán doanh nghiệp
Kế toán kiểm toán Kế toán POHE Tính chung Chỉ tiêu SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)
Tổng số sinh viên được điều tra 37 100 4 100 15 100 56 100
1. Loại tốt nghiệp - Xuất sắc 1 2,70 0 0 1 6,6 2 3,57 - Giỏi 11 29,73 0 0 7 46,67 18 32,15 - Khá 20 54,06 3 75 7 46,67 30 53,57 - Trung bình 5 13,51 1 25 0 0 6 10,71 2. Khoá đào tạo - Khoá 59 2 5,41 1 25 0 0 3 5,36 - Khoá 60 9 34,32 1 25 2 13,33 12 21,43 - Khoá 61 26 70,27 2 50 13 86,67 41 73,21
3. Đợt tốt nghiệp - T9/2019 0 0 0 0 2 13,33 2 3,57 - T12/2019 5 13,51 0 0 0 0 5 8,93 - T3/2020 1 2,70 2 50 0 0 3 5,36 - T7/2020 31 83,79 2 50 13 86,67 46 82,14
Nguồn: Từ số liệu điều tra 27
Từ số liệu điều tra, ta có thể thấy trong tổng số 56 phiếu số viên mới tốt
nghiệp ra trường đa số là tốt nghiệp loại khá, gấp hơn 1,5 lần so với loại giỏi, sinh
viên tốt nghiệp loại xuất sắc còn quá ít và vẫn còn tồn đọng sinh viên tốt nghiệp
bằng trung bình. Điều này chứng tỏ chương trình quá trình đào tạo còn có những
nhiều thiếu sót cần được bổ sung, sửa đổi để sinh viên có thể tốt nghiệp với bằng
xuất sắc và giỏi nhiều hơn nữa và không để sinh viên nào tốt nghiệp với bằng trung bình.
Năm học 2020 là năm tốt nghiệp của khoá 61 nhưng vẫn tồn đọng sinh viên
của khoá 60 và 59 giờ mới tốt nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng sinh viên ra trường
không đúng hạn, Học viện nên có những biện pháp hợp lý để thúc đẩy sinh viên
ra trường đúng hạn đảm bảo chất lượng giảng dạy, cũng như thực hiện thành công
mục tiêu đào tạo được đề ra ngay từ ban đầu của Học viện. Sinh viên ra trường
đúng hạn với bằng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc càng nhiều thì càng chứng tỏ chất
lượng giảng dạy của Học viện càng tốt sẽ thu hút nhiều sinh viên nhập học và
nâng cao vị thế của chuyên ngành trong Học viện.
3.2.2. Thực trạng về chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam.
a) Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp
Mục tiêu chương trình đào tạo
Mục tiêu chung: Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về
lĩnh vực kế toán, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn của các nhà tuyển dụng và yêu
cầu về đạo đức nghề nghiệp của xã hội.
Mục tiêu cụ thể: Người học sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán sẽ có được
(i) Phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp tốt, năng động và sáng tạo; (ii)
Vận dụng được kiến thức trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, quản trị,
kinh tế và khoa học xã hội khác vào thực tiễn; (iii) Có khả năng tự học tập suốt
đời, tham gia học tập ở bậc học cao hơn và thực hiện các nghiên cứu khoa học 28
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; (iv) Có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế để hành
nghề kế toán, kiểm toán; trở thành doanh nhân, nhà quản lý trong các loại hình tổ chức, doanh nghiệp. Kết quả học tập
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng,
năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
Về kiến thức chung: (i) Có kiến thức về an ninh quốc phòng: Hiểu biết cơ
bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng an ninh; truyền thông chống giặc
ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt
Nam; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang
nhân dân; có kiến thức cơ bản cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự, sẵn
sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. (ii) Lý luận chính trị: Hiểu, phân
tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Nguyên ý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và
pháp luật của Nhà nước. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn
đời sống; (iii) Kiến thức chung (đại cương): Áp dụng được các kiến thức nền tảng
về nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội liên quan đến chuyên ngành
Kế toán để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn sản xuất kinhd oanh để phát
triển kiến thức mới và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
Về kiến thức chuyên môn: (i) Vận dụng được kiến thức cơ sở về quản trị
doanh nghiệp, marketing, tài chính và kế toán để giải quyết một số vấn đề trong
thực tiễn sản xuất kinh doanh; (ii) Phân tích và tổng hợp được các nghiệp vụ kinh
té cơ bản phát sinh trong doanh nghiệp trên cơ sở áp dụng các nguyên lý kế toán;
(iii) Áp dụng được kiến thức kế toán quản trị vào việc ra quyết định sản xuất –
kinh doanh cho một số tình huống cơ bản; (iv) Vận dụng kiến thức chuyên ngành
trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, điều hành thực hiện 29
sản xuất kinh doanh, kiểm tra, giám sát một số hoạt động của doanh nghiệp; (v)
Vận dụng các hình thức tổ chức kế toán, nguyên tắc,chuẩn mực kế toán, phương
pháp hạch toán để thực hiện và tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong
doanh nghiệp và tổ chức; (vi) Áp dụng đươc nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán
vào kiểm toan tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm soát nội bộ mốt ố nghiệp vụ
cơ bản trong doanh nghiệp; (vii) Phân tích được tình hình tài chính và sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp; (viii) Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc,
phương pháp kế toán trong phân tích và đánh giá một số vấn đề cơ bản trong thực
tiễn; (ix) Vận dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Kế toán để xác định
hướng nghiên cứu, thu thập, xử lý và phân tích số liệu, đánh giá vấn đề nghiên
cứu và đề xuất giải pháp liên quan đến chủ đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kế toán;
(x) Hiểu và vận dụng được kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và
bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực kế toán, quản lý doanh nghiệp. Áp dụng
các kiến thức về môi trường để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản
xuất nhằm bảo vệ môi trường và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên tránh ô nhiễm môi trường.
Về kỹ năng: (i) Lập chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán và kiểm
tra sai sót cơ bản của kế toán. (ii) Phân tích được vấn đề cơ bản phát sinh trong
thực tiễn để đề xuất cách thức tổ chức công tác kế toán, quản lí, điều hành hoạt
động sản xuất - kinh doanh và quản lý tài chính trong các loại hình doanh nghiệp.
(iii) Kỹ năng cập nhật các thay đổi về cách thức tổ chức – quản lý doanh nghiệp,
thị trường tài chính – tiền tệ, quản lý tài chính, chính sách thuế, marketing, chuẩn
mực kế toán – kiểm toán trên thế giới và Việt Nam để giải quyết các bấn đề thuộc
chuyên môn kế toán. (iv) Ứng dụng được phần mềm kế toán máy đề hạch toán
các nghiệp vụ kế toán và phần mềm SPSS để xử lý số liệu thống kê. (v)Tổng hợp
lý kiến tập thể đề giải quyết những vấn đề thực tế trong lĩnh vực kế toán. (vi)
Trình bày mạch lạc quan điểm về một vấn đề chuyên môn Kế toán. (vii) Kết hợp
được các kiến thức chuyên môn để đề xuất kế hoạch và tổ chức giải quyết các vấn 30
đề thực tế trong hoạt động kế toán tại địa phương và vùng miền. (viii) Hiểu và
vận dụng được những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, các ván đề về an
ninh toàn lao động, bảo vệ môi trường trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông (CNTT-TT), và một số phần mềm xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu ở
mức cơ bản. (ix) Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt A2 theo khung tham chiếu châu
Âu hoặc tương đương. Chuẩn tiếng anh chuyên ngành: Hiểu được các ý chính của
một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan
đến ngành được đào tạo; diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông
thường; viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: (i) Dẫn dắt về chuyên môn nghiệp vụ;
có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có năng lực đánh giá
và cải tiến các hoạt động của nghề nghiệp kế toán. (ii) Trách nhiệm trong công
việc, tuân thủ các quy tắc và đạo đức nghề nghiệp kế toán. (iii) Tự định hướng và
thích nghi với môi trường làm việc khác nhau. (iv) Tự học tập, tích luỹ kiến thức,
kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán.
Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp ngành kế toán có thể công tác trong các lĩnh
vực và vị trí liên quan đến: (i) Lĩnh vực nghề nghiệp - Kế toán, Kiểm toán, Tài
chính, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Đào tạo và nghiên cứu. (ii) Vị trí công
tác - Kế toán viên, kiểm toán viên, kế toán tổng hợp, nhân viên các công ty hành
nghề kế toán, kiểm toán, kểm soát viên, thanh tra viên, tư vấn viên tài chính, kế
toán, thuế, nhân viên thuế, phân tích kinh doanh, kiểm soát nội bộ, quản trị kinh
doanh, cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học và giảng viên trong lĩnh vực liên quan.
(iii) Cơ quan công tác - Cơ quan kiểm toán nhà nước, tài chính, ngân hàng, kho
bạc, thuế, các công ty kiểm toán độc lập, công ty cung cấp dịch vụ kế toán, tư 31
vấn thuế, các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong
và ngoài nước, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực kế toán kiểm toán.
Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Kế toán có khả năng
tiếp tục học tập và nghiên cứu khoa học ở bậc sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) và các
khóa học nâng cao khác ở trong và ngoài nước về các chuyên ngành: Kế toán; Kế
toán kiểm toán; Tài chính; Quản trị kinh doanh; Chứng chỉ nghề nghiệp Kế toán,
kiểm toán, thuế…Đủ điều kiện học văn bằng 2.
b) Ngành Kế toán Kiểm toán Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung: Chương trình Kế toán Kiểm toán đào tạo sinh viên có
phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn sâu, có kỹ năng trong
lĩnh vực kế toán kiểm toán.
Mục tiêu cụ thể: Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán Kiểm
toán sẽ có được (i) Phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực và
yêu nghề, năng động, sáng tạo; (ii) Vận dụng được kiến thức trong lĩnh vực kinh
tế, tài chính kế toán, kiểm toán và áp dụng những phương pháp, công nghệ trong
nghiên cứu khoa học; (iii) Có khả năng tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học
cao hơn; (iv) Có thể tích luỹ kinh nghiệm thực tế sau khi ra trường để trở thành
doanh nhân, nhà quản lý, kiểm toán viên, kế toán trong các loại hình tổ chức, doanh nghiệp. Kết quả học tập
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng
lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp sau:
Về kiến thức: Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học
về: Nguyên ý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ 32
trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ứng dụng được các tri
thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống. Áp dụng được kiến thức cơ bản, toán
kinh tế, nguyên lý thống kê kinh tế, quản trị học, tâm lý trong quản lý, hợp tác
kinh tế để giải quyết một số vấn đề chung trong thực tiễn sản xuất kính doanh.
Vận dụng được kiến thức cơ sở quản trị doanh nghiệp, marketing, tài chính, kế
toán để giải quyết mốt ố vấn đề trong thực tiễn sản xuất doanh nghiệp. Sử dụng
kiến thức lý thuyết và thực tiễn đã được trong bị để phân tích và giải quyết một
số tình huống cụ thể về kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, để nâng cao hiệu
quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổ chức kinh tế. Vận dụng được
các hình thức tổ chức kế toán, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành và
phương pháp hạch toán để phân tích và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
cơ bản trong doanh nghiệp và các tổ chức. Hiểu được các kiến thức chuyên môn
về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế; vận dụng được nguyên tắc, phương pháp
hạch toán kế toán, chuẩn mực kế toán kiểm toán và các phương pháp kiểm toán
phù hợp với từng đối tượng kiểm toán; có thể tham gia lập kế hoạch thực hiện một
cuộc kiểm toán. Áp dụng các kiến thức về quản lý và kiểm toán môi trường để
giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất nhằm bảo vệ môi trường
và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên tránh ô nhiễm môi trường.
Có khả năng thiết lập hệ thống xác định chi phí sản xuất trong các loại hình doanh
nghiệp để kiểm soát và quản lý tốt chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm;
phân tích và đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống báo cáo kế toán
quản trị, báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục
vụ cho việc ra các quyết định quản lý. Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành và
chuyên ngành kế toán kiểm toán xác định một số chủ đề nghiên cứu thực tế; thu
thập, xử lý và phân tích số liệu; đánh giá, phân tích vấn đề nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp hoàn thiện.
Về kỹ năng: Cập nhật và vận dụng sự thay đổi về các chế độ tài chính, kế
toán trong công tác kế toán kiểm toán; Phát hiện và giải quyết được một số vấn 33
đề trong lĩnh vực kế toán kiểm toán; phân tích được báo cáo tài chính, báo cáo
thuế, báo cáo kiểm toán theo chế độ và chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam
hiện hành. Nhận diện và phân loại được hệ thống xác định chi phí sản xuất trong
các loại hình doanh nghiệp; thiết lập và phân tích được các bài báo cáo kế toán
quản trị phục vụ cho việc ra quyết định. Phát hiện một số vấn đề phát sinh trong
thực tiễn sản xuất kinh doanh, đánh giá và đề xuất được phương án cải tiến quản
lý, điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh, hoạt động tài chính trong doanh
nghiệp có hiệu quả. Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (Word,
Excel, Powerpoint) trong các công việc chuyên môn, có khả năng tìm kiếm thông
tin trên Internet phục vụ cho việc tự học và tự nâng cao chuyên môn. Trình dộ
tiếng Anh tối thiểu đạt A2 theo khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương.
Làm việc độc lập, làm việc nhóm trong các vấn đề chuyên môn.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Lập kế hoạch thực hiện, đánh giá và cải
tiến một số hoạt động trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Trách nhiệm đối với công
việc, có đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Phẩm chất chính trị
vững vàng, tuân thủ pháp luật của nhà nước và có trách nhiệm vì xã hội. Chủ động
học hỏi, tích luỹ kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kề toán kiểm toán có thể đảm
nhận những vị trí công việc sau: Kiểm toán viên độc lập, Kiểm toán viên Nhà
nước, Nhân viên kiểm toán nội bộ; Nhân viên kế toán tài chính trong doanh nghiệp
và các tổ chức; Nhân viên kế toán quản trị, Nhân viên phân tích kinh doanh, Nhân
viên kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp và các tổ chức; Tư vấn viên về kế toán,
kiểm toán, quản trị kinh doanh.
Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành Kế toán
Kiểm toán có khả năng tiếp tục học tập và nghiê cứu khoa học ở bậc sau đại học 34
(thạc sĩ, tiến sĩ) về các chuyên ngành: Kế toán, Kế toán kiểm toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh. c) Kế toán POHE Mục tiêu đào tạo
Đào tạo sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp chuyên
ngành Kế toán, nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng trong
bối cảnh kinh tế thị trường biến động và hội nhập quốc tế. Kết quả học tập
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học sẽ có những kiến thức và kỹ
năng sau: Hiểu kiến thức lĩnh vực kế toán và kiến thức khác có liên quan (kinh tế,
xã hội, quản trị, thị trường, kinh doanh và kiểm toán); Có khả năng áp dụng kiến
thức kế toán để phân tích, phản ánh, tổng hợp các nghiệp vụ kế toán tài chính và
kế toán quản trị phát sinh trong các loạt hình doanh nghiệp nhằm phục vụ cho
công tác quản lý Có khả năg áp dụng kiến thức kinh tế, tài chínhm quản trị, thị
trường và kiểm toán để lập kế hoạch, phân tích và lý giải một số tình huống phát
sinh trong thực tiễn; Có khả năng áp dụng quy định của pháp luật liên quan đến
nghề nghiệp và tuân thủ nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp kế toán; Có
khả năng thuyết trình chuyên môn, trao đổi kiến thức liên quan đến nghề nghiệp
kế toán, giao tiếp bằng tiếng Anh, giải quyết vấn đề theo nhóm hoặc giải quyết
vấn đề một cách độc lập; Có khả năng phát hiện vấn đề về chuyên môn và đề xuất phương án giải quyết.
Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp ngành kế toán theo định hướng nghề nghiệp
có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ,
Công ty kiểm toán, cơ quan Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, các đơn vị hành chính sự
nghiệp và các Viện nghiên cứu; Cử nhân có thể học tiếp chương trình cao học Kế
toán, cao học Quản trị kình doanh, cao học Tài chính – Ngân hàng,... 35
3.2.3. Đánh giá của sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
3.2.3.1. Mục tiêu chương trình đào tạo
Bảng 3.5 Đánh giá mục tiêu chương trình đào tạo (n=56) Rất Không Tạm Rất không Hài Độ Chỉ hài hài hài Trung tiêu hài lòng lệch Kết luận lòng lòng lòng bình lòng (%) chuẩn (%) (%) (%) (%)
1. Mục tiêu đào tạo của ngành học được phổ biến tới người 0 0 3,57 51,79 44,64 4,33 0,56 Rất hài lòng học
2. Nội dung chương trình phù hợp với chuẩn đầu ra 0 0 5,36 51,79 42,86 4,37 0,59 Rất hài lòng
3. Cấu trúc chương trình mềm dẻo, thuận lợi cho người học lựa chọn 0 0 12,50 46,43 41,07 4,28 0,68 Rất hài lòng
4. Cấu trúc chương trình logic, các học phần có tính liên kết, ít trùng lặp 0 1,79 12,50 42,86 42,86 4,26 0,75 Rất hài lòng
5. Khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo hợp lý 0 0 10,71 48,21 41,07 4,30 0,66 Rất hài lòng
6. Chương trình đảm bảo tính thực tế và ứng dụng 0 1,79 7,14 51,79 39,29 4,28 0,68 Rất hài lòng
7. Phân bổ số giờ lý thuyết - thực hành - rèn nghề hợp lý 0 1,79 12,50 44,64 41,07 4,25 0,74 Rất hài lòng
8. Các học phần tự chọn đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học 0 0 5,36 51,79 42,86 4,37 0,59 Rất hài lòng
9. Đảm bảo sự cân đối giữa kiến thức đại cương, cơ sở và 0 1,79 8,93 44,64 44,64 4,32 0,72 Rất hài lòng chuyên ngành
10. Tính cấp nhật, đổi mới trong nội dung chương trình 0 1,79 8,93 51,79 37,50 4,45 0,69 Rất hài lòng
11. Các học phần chú trọng cả kiến thức và kỹ năng 0 1,79 5,36 51,79 41,07 4,32 0,66 Rất hài lòng
12. Nội dung kiểm tra, đánh giá sát với chương trình học 0 0 5,36 50,00 44,64 4,39 0,59 Rất hài lòng
Nguồn: Từ số liệu khảo sát 36
(1) Mục tiêu đào tạo của ngành học được phổ biến tới người học
Mục tiêu đào tạo của ngành Kế toán đã được đề cập ngay từ ban đầu khi
mới bắt đầu học để sinh viên có thể hiểu rõ mục tiêu giảng dạy ngay từ ban đầu
không chỉ là những mục tiêu về mặt kiến thức chuyên môn mà còn mục tiêu về
mặt phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp để từ đó giúp cho sinh viên có những
bài học, kinh nghiệm quý báu khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của các nhà
tuyển dụng. Vậy nên mục tiêu đào tạo của ngành đã được các sinh viên đánh giá
rất cao ngay từ ban đầu, hơn 96% sinh viên đều hài lòng và rất hài lòng về mục
tiêu đào tạo của ngành Kế toán. Có thể thấy mục tiêu của chương chình đào tạo
được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của trường, phù hợp với
mục tiêu giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp.
(2) Nội dung chương trình phù hợp với chuẩn đầu ra
Nội dung đào tạo là tập hợp có hệ thống tri thức văn hoá - xã hội, khoa học
- công nghệ ,các kỹ năng lao động nghề nghiệp chung và chuyên biệt cùng những
yêu cầu, chuẩn mực về ý thức, thái độ nghề nghiệp nhằm hình thành và phát triển
nhân cách nghề nghiệp. Đúng như vậy, ngay khi bắt đầu ngành học sinh viên đã
được học để hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,
đường lối của Đảng; Nhà nước và pháp luật làm tiền đề tri thức, hiểu biết để tiếp
tục phục vụ cho các môn học sau này đi từ cơ bản đến nâng cao phân bố môn học
theo các kỳ học hợp lý và không quên rèn luyện sức khoẻ sinh viên qua 9 môn thể
dục tự chọn (cầu lông, điền kinh, đá bóng,..). Ngoài ra chương trình cũng chú
trọng việc tạo điều kiện cho sinh viên theo học những lớp kỹ năng mềm như kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,… giúp sinh viên có những kỹ năng, kinh
nghiệm, trải nghiệm để phục vụ cho việc giao tiếp, kiếm việc làm sau này. Ngoài
kỹ năng, nhà trường cũng chú trọng trình độ ngoại ngữ và tin học từ cơ bản đến
chuyên môn đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường trình độ tiếng anh B1 37
trở lên và có chứng chỉ tin học đầu ra. Vì vậy gần 95% sinh viên theo học đều hài
lòng đến rất hài lòng, không có ai không hài lòng về chương trình giàng dạy.
Nhìn chung, nội dung chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn
đầu ra. Mỗi môn học hoặc học phần của trương trình dạy học đều có đóng góp rõ
ràng trong việc đạt chuẩn đầu ra. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic,
nội dung cập nhật và có tính tích hợp.
(3) Cấu trúc chương trình mềm dẻo, thuận lợi cho người học lựa chọn
HVNNVN là cơ sở đào tạo theo phương thức tín chỉ; điều này giúp cho
sinh viên có thời gian học tập linh hoạt, được lựa chọn môn học, giảng viên đứng
lớp, có thể sắp xếp lịch học để thực hiện đồng thời các công việc khác. Điều này
đặc biệt hữu ích với sinh viên xa nhà có nhu cầu làm thêm, tuỳ vào mong muốn
của bản thân mà lựa chọn phù hợp. Với cách học này sẽ tạo sự linh hoạt trong các
môn học, bao gồm các kiến thức chung, khối kiến thức chuyên ngành. Các sinh
viên có thể tham khảo ý kiến của thầy cô hoặc cố vấn học tập để chọn các môn
học phù hợp, đáp ứng yêu cầu bằng cấp và phục vụ cho tương lai bởi khối kiến
thức có số lượng môn học hoặc số tín chỉ cần thiết.
Khác với phương thức đào tạo truyền thống, đúng hạn mới được ra trường,
nhưng với đào tạo tín chỉ thì tuỳ vào số tín chỉ mà sinh viên đăng ký để quyết định
thời gian ra trường. Tích luỹ càng nhiều tín chỉ thì đồng nghĩa với việc sinh viên
ra trường càng sớm. Điều này phụ thuộc vào mong muốn, nhu cầu và chính bản
thân sinh viên có thể ra trường sau 3 năm rưỡi, 4 năm hoặc 5 năm. Từ đây có thể
thấy sự linh hoạt về thời gian tốt nghiệp của sinh viên. Không những thế với
phương thức đào tạo này sẽ tiết kiệm được chi phí bởi sinh viên sẽ chỉ trả học phí
dựa theo tín chỉ mà mình đã đăng ký, chứ không phải theo năm học. Do đó việc
hỏng hoặc bỏ lỡ một vài học phần cũng không phải là điều khá quan trọng , sinh
viên vẫn có thể tiếp tục quá trình học của mình mà không phải quay lại học từ đầu,
sinh viên cũng có thể đăng kí học lại để cải thiện điểm cho mình. 38
Với cấu trúc chương trình mềm dẻo, thuận lợi như trên thì sinh viên cũng
có đánh giá cao 46% được đánh giá mức độ hài lòng là 41% là rất hài lòng và
không ai không hài lòng điều này mang đến một sự khả quan để phương thức đào
tạo này sẽ cùng đồng với sinh viên trên đoạn con đường đại học.
(4) Cấu trúc chương trình logic, các học phần có tính liên kết, ít trùng lặp
Nội dung cấu trúc chương trình đào tạo ngành Kế toán hợp lý, logic từ các
học phần tổng quan về đào tạo như Chính trị, Pháp luật đại cương,…đem đến một
cái nhìn sơ bộ cho sinh viên. Tiếp đó là các học phần cơ sở đến chuyên ngành,
các kĩ năng cơ bản đến kĩ năng nâng cao,…giúp sinh viên tiếp cận vấn đề một
cách logic, không bị trồng chéo, quá tải, việc tiếp thu tri thức hiệu quả hơn rất
nhiều. Cấu trúc này như một lộ trình đào tạo điển hình trong lĩnh vực giáo dục,
giúp sinh viên có một nền móng vững chăc. Điều này được thể hiện qua sự đánh
giá của sinh viên với gần 86% hài lòng và rất hài lòng.
(5) Khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo hợp lý
Với khối lượng 130 tín chỉ trong đó 118 tin chỉ bắt buộc và 12 tín chỉ tự
chọn tối thiểu giúp sinh viên sau khi hoàn thành chương trình, sẽ có được một
lượng kiến thức nhất định từ cơ bản đến nâng cao. Trung bình mỗi kì sinh viên sẽ
phải hoàn thành 20 tín chỉ, đây là con số không quá lớn, lượng kiến thức vừa đủ
cho sinh viên có thể tiếp thu từ từ, không bị ngợp hay quá tải về mặt tri thưc. Điều này
được minh chứng rõ qua con số gần 90% sinh viên hài lòng và rất hài lòng.
(6) Chương trình đảm bảo tính thực tế và ứng dụng
Chương trình đào tạo xen kẽ lý thuyết và thực hành thể hiện rất rõ qua các
môn kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý và làm việc nhóm, kỹ năng giao tìm kiếm
việc làm,…, Thực tập giáo trình và Khoá luận tốt nghiệp. Trang bị cho sinh viên
rất nhiều các kỹ năng mềm cần thiết để làm việc, qua đó sinh viên dễ tiếp cận với
các tình huống thực tế, kiến thức tiếp thu trong trường thể hiện tính ứng dụng cao.
Ví dụ như kỳ thực tập giáo trình 1, sinh viên có cơ hội đến các công ty,
doanh nghiệp thực tập, được cọ sát thực tế với chuyên ngành đang học từ đó có 39
thể học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm
việc nhóm,… với một sinh viên học ngành kế toán sẽ được tiếp xúc với các loại
báo cáo như báo cáo thuế, báo cáo tài chính,… Điều này sẽ giúp sinh viên có thêm
kinh nghiệm thực tế quý báu, khi tốt nghiệp ra trường có phần nào đó tự tin để tìm kiếm việc làm.
Đối với một vài sinh viên không tập trung hoặc không đầu tư thời gian vào
các kỳ thực tập nên không thấy rõ tính ứng dụng của các hoạt động cũng như kinh
nghiệm thực tế mà các hoạt động này mang lại, chính vì thế có một bộ phận nhỏ
phần trăm là không hài lòng. Tuy nhiên thì đây là con số rất nhỏ, chưa đến 2%
nên có thể nói chương trình vẫn mang tính ứng dụng rất cao.
(7) Phân bổ số giờ lý thuyết - thực hành - rèn nghề hợp lý
Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và thực hiện sứ mạng của nhà trường là
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn giỏi, có khả
năng ứng dụng tiện bộ khoa học công nghệ, sáng tạo trong công việc thì chương
trình đào tạo luôn thực hiện phương châm đào tạo gắn lý thuyết với thực hành,
gắn rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp với kỹ năng sống cho sinh viên để sau khi ra
trường sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất
một cách thành thục, tạo ra các sản phẩm, mang giá trị, hiệu quả kinh tế…
(8) Các học phần tự chọn đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học
Bên cạnh việc tiếp cận với những môn học mang tính thực tiễn cao thuộc
đúng chuyên ngành thì sinh viên còn được tự do lựa chọn những môn học mà sinh
viên mong muốn chứ không hề bị bó buộc trong một ngành . Hiện nay sinh viên
tại học viện được đăng ký tối thiểu 12 tín cho các môn tự chọn, những môn tự
chọn được đề cập sẵn trong chương trình đào tạo đều được thiết kế phù hợp với
nhu cầu học tập theo đúng chuyên ngành của sinh viên. Điều này giúp sinh viên
khi không đạt môn tự chọn đã học thì có thể đăng ký học lại chính môn học đó
hoặc chọn một môn tự chọn khác để đảm bảo tích luỹ đủ số tín chỉ. Sinh viên
không nhất thiết phải học lại môn tự chọn chưa đạt điều này giúp sinh viên không 40
bị mất thêm 1,5 lần chi phí để học lại điều này được đánh giá rất cao nên 94%
sinh viên đều đánh giá hài lòng và rất hài lòng.
(9) Đảm bảo sự cân đối giữa kiến thức đại cương, cơ sở và chuyên ngành
Sinh viên theo học ngành Kế toán phải bắt buộc hoàn thành tổng số tín chỉ
chương trình đào tạo là 131 tín, trong đó: 42 tín đại cương, 21 tín cơ sở, 68 tín chuyên ngành.
Tỷ lệ nhóm môn học trong CTĐT ngành Kế toán 32% 52% Đại cương Cơ sở ngành 16% Chuyên ngành
Biều đổ 3.2: Tỷ lệ số nhóm môn học trong nghành Kế toán
Nguồn: Chương trình đào tạo đại học HVNNVN
Đối với sinh viên theo chuyên ngành Kế toán POHE, tổng số tín chỉ của
chương trình đào tạo là 121 tín, trong đó: 43 tín đại cương, 16 tín cơ sở, 62 tín chuyên ngành. 41
Tỷ lệ nhóm môn học trong CTĐT chuyên ngành Kế toán POHE 36% 51% Đại cương Cơ sở ngành 13% Chuyên ngành
Biều đổ 3.3: Tỷ lệ số nhóm môn học trong nghành Kế toán POHE
Nguồn: Chương trình đào tạo đại học HVNNVN
Chương trình đào tạo ngành Kế toán nói chung luôn có sự cân đối tốt giữa
kiến thức đại cương, cơ sở và chuyên ngành, cấu trúc chương trình được thiết kế
với nội dung các học phần có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau giúp sinh viên có
thể tiếp thu được đầy đủ những kiến thức cần thiết đi từ cơ bản đến nâng cao từng
bước từng bước đưa sinh viên đến đích cuối cùng. Mặc dù vẫn có những ý kiến
cho rằng tỷ lệ lượng kiến thức vẫn chưa phù hợp chiếm chưa đến 2% xong bên
cạnh đó vẫn có rất nhiều sinh viên hài lòng và rất hài lòng với chương trình học
hiện. Bên cạnh đó ban đào tạo luôn ghi nhận những ý kiến tích cực từ sinh viên
để cải thiện và hoàn thiện chương trình đào tạo.
(10) Tính cấp nhật, đổi mới trong nội dung chương trình
Cùng với phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn và nhu cầu xã hội,
trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng tới công tác tổ chức hoạt động dạy
học theo hướng hiện đại, phát huy sáng tạo, tự chủ của giảng viên và sinh viên,
đặc biệt là vai trò tự chủ của người học. Với phương thức đào tạo theo hệ thống 42
tín chỉ đang được thực hiện đội với tất cả loại hình, hệ đào tạo, các đơn vị giảng
dạy của Học viện đã tích cực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tăng cường phối
hợp với các đơn vị nghiệp vụ tổ chức các buổi kiến tập, các giờ báo cáo thực tế
giúp cho học viên có được những kiến thức thực tế sinh động minh họa cho bài
học. Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng hiện đại hóa;
đáp ứng các yêu cầu trong tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ như: Tài liệu học
tập phong phú, học viên chủ động, tích cực trong học tập, giảng viên phải theo
dõi được tiến độ học tập; quá trình học tập phải được thực hiện ở bất kỳ đâu, bất
kỳ thời gian nào. Điều này được thể hiện rõ khi đất nước khủng khoảng vì dịch
Covid-19 phải cách ly toàn xã hội, Học viện đã đưa vào sử dụng Hệ thống đào tạo
trực tuyến bằng tài khoản MS Team giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức đầy đủ
trong thời kỳ Covid. Với một lượng sinh viên rất lớn nhập học qua các năm nên
việc chấp nhận những đổi mới trong quá trình học với sinh viên vẫn còn những
bỡ ngỡ khó khăn nên vẫn có một số sinh viên đánh giá không hài lòng về chất
lượng, nhưng với một niềm tin tưởng vào học viện vẫn có rất nhiều sinh viên cảm
thấy hài lòng và rất hài lòng với những đổi mới trong phương thức và nội dung giảng dạy.
(11) Các học phần chú trọng cả kiến thức và kỹ năng
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên có rất nhiều
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước chúng ta, từ đây cũng cho chúng ta thấy
những doanh nghiệp trong và ngoài nước cần gì ở những nguồn nhân lực mới,
kiến thức chỉ là một phần quan trọng nhất vẫn là kỹ năng. Nhận thức được điều
này chương trình giảng dạy của Học viện luôn phối hợp hài hoà giữa kiến thức và
kỹ năng cần thiết như kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ bản
thân,…); kỹ năng tài chính (các chương trình khởi nghiệp luôn được Học viện chú
trọng và nhận được sự hưởng ứng của sinh viên); kỹ năng sáng tạo (Học viên luôn
coi trọng, ghi nhận những thành tựu, phát minh, sáng tạo ở mọi lĩnh vực đặc biệt
là lĩnh vực nông nghiệp). Khi có đầy đủ những cả kiến thức và kỹ năng, sinh viên 43
khi ra trường sẽ có đủ tự tin phỏng vấn kiếm được công việc phù hợp với năng
lực và đam mê của mình. Rất nhiều sinh viên đều hài lòng và rất hài lòng về việc
chú trọng cả kiến thức lẫn kỹ năng của chương trình đào tạo, cho thấy sự phát
triển của đất nước trong tương lai.
(12) Nội dung kiểm tra, đánh giá sát với chương trình học
Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động
giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu
nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu giảng dạy về kiến thức, kĩ năng, thái
độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học
tập của sinh viên. Nên trong quá trình học giảng viên luôn kết hợp giữa dạy lý
thuyết, thiết kế những trải nghiệm thực tế, thúc đẩy thảo luận và hướng dẫn phân
tích các tình huống. Các bài thảo luận, tiểu luận chiếm khoảng 20%, bài tập 10%,
thi giữa kỹ 20% và thi hết môn 50% số điểm để hoàn thành môn học.
Những bài kiểm tra, đánh giá luôn sát với chương trình học như những bài
kiểm tra giữa kỳ luôn sát với ba chương đầu của môn học và bài thi cuối kỳ là tập
hợp tất cả kiến thức đã học trong thời gian học môn học đó; các bài tập tình huống
đi sát giữa bài học và thực tế tạo cơ hội cho sinh viên được giải quyết vấn đề trong
tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó sinh viên vừa phải vận dụng những kiến
thức, kỹ năng đã được học, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu
được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội)
để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành nội dung
kiểm tra, đánh giá giảng viên có thể đồng thời đánh giá được cả khả năng nhận
thức và kỹ năng của sinh viên.
Tổng kết lại, mục tiêu chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán được
sinh viên đánh giá rất hài lòng cho thấy hiệu quả của mục tiêu đề ra đáp ứng đúng
nhu cầu của sinh viên, điều này sẽ giúp sinh viên đi đúng đường, đúng hướng để
đi tới bằng tốt nghiệp đại học. 44
3.2.3.2. Đội ngũ giảng viên
Bảng 3.6 Phân tích và đánh giá đội cũ giảng viên (n= 56) Rất Không Tạm Rất không Hài Độ hài hài hài Trung Chỉ tiêu hài lòng lệch Kết luận lòng lòng lòng bình lòng (%) chuẩn (%) (%) (%) (%)
13. Có kiến thức chuyên môn và sự cập nhật 0 0 5,36 48,21 46,43 4,41 0,60 Rất hài lòng
14. Phương pháp sư phạm tốt 0 0 1,79 51,79 46,43 4,44 0,54 Rất hài lòng
15. Nhiệt tình, sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ người học 0 0 3,57 44,64 51,79 4,48 0,57 Rất hài lòng
16. Thông báo đầy đủ về tiêu chí đánh giá cho từng môn 0 0 1,79 46,43 51,79 4,50 0,54 Rất hài lòng học
17. Đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 0 0 1,79 48,21 50,00 4,48 0,54 Rất hài lòng
18. Công bằng, khách quan và phản ánh đúng năng lực 0 0 1,79 48,21 50,00 4,48 0,54 Rất hài lòng
của người học trong kiểm tra
Nguồn: Từ số liệu khảo sát 45
(13) Có kiến thức chuyên môn và sự cập nhật
Quá trình hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những
thay đổi sâu rộng cho nền giáo dục và môi trường học, phương thức giảng dạy và
vai trò của giảng viên. Những yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi
giảng viên cần được nâng cao trình độ, năng lực bằng những biện pháp tập huấn
sử dụng công nghệ phục vụ cho dạy học, bên cạnh việc ứng dụng hình thức tiên
tiến và mô hình trực tuyến vào công tác bồi dưỡng giảng viên theo hướng nghiên
cứu và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Vì vậy giảng viên trong khoa đều có bằng
cấp thạc sĩ đến tiến sĩ, Phó giáo sư tiến sĩ và còn có rất nhiều nghiên cứu sinh
được theo học ở các nước tiên tiến, phát triển. Qua các học vị được công khai
minh bạch trên trang web của Học viện, sinh viên đánh giá rất cao năng lực chuyên
môn cũng như sự cập nhật thông tin của giảng viên nên sinh viên đều hài lòng và
rất hài lòng với tiêu chí này.
(14) Phương pháp sư phạm tốt
Mỗi giảng viên đều có phương pháp giảng dạy của riêng họ nhưng phương
pháp giảng dạy truyền thống và tồn tại rất lâu trong nền giáo dục Việt Nam đó là
phương pháp thuyết trình. Phương pháp này giúp sinh viên tiếp nhận, xử lý và ghi
nhớ thông tin, kiến thức,.. thông qua khả năng nghe và nhìn. Các thầy cô khi đứng
trên giảng đường luôn truyền đạt những kiến thức theo cách riêng của mình, có
người thì hài hước, có người thì nhẹ nhàng, có người thì nghiêm khắc,…nhưng
đều có một mục đích chung là trao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân cho sinh
viên của mình. Nhận biết được công sức giảng dạy của giảng viên sinh viên đánh
giá rất cao kỹ năng sư phạm của giảng viên có đến 98% sinh viên đều hài lòng và rất
hài lòng với trình độ sư phạm của giảng viên.
(15) Nhiệt tình, sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ người học
Với lượng sinh viên khá lớn trong mỗi một năm học, mỗi giảng viên cũng
phải tiếp nhận rất nhiều lớp để giảng dạy, có những lớp sĩ số sinh viên có thể từ
60 đến 120 sinh viên nhưng giảng viên vẫn luôn nhiệt tình và sẵn sản hướng dẫn 46
khi sinh viên không hiểu và thắc mắc. HVNNVN không chỉ có những sinh viên
người Việt mà còn có những sinh viên người nước ngoài, với trình độ Tiếng Việt
có hạn đôi khi không hiểu giảng viên đang nói gì, những sinh viên người nước
ngoài này luôn nhận được sự chăm sóc đặc biệt của giảng viên. Như bản thân em
đã từng chứng kiến rất nhiều lần giáo viên khi giảng đến vấn đề khó hiểu xong
đều hỏi các sinh viên là “Cô/Thầy dạy có nhanh quá không?”, “Em có hiểu gì
không?”, “Nếu không hiểu chỗ nào thì có thể hỏi trực tiếp cô/thầy có thể giải đáp
nên các em đừng ngại”,… Chỉ như vậy thôi cũng có thể cảm nhận được sự nhiệt
tình, tâm huyết với các sinh viên với bài giảng của giảng viên. Không những thế
ngay trong thời kỳ Covid đang diễn ra căng thẳng, Ban chủ nhiệm khoa và thầy
cô trong Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh đã chung tay góp một phần quà
nhỏ để gửi đến các em sinh viên đang học tại Khoa thuộc diện F0 và F1. Điều này
phần nào đó đã sưởi ấm trái tim của những sinh viên không may mắn khi mắc
bệnh cũng đồng thời để sinh viên thấy được sự quan tâm, yêu thương của giảng
viên đối với sinh viên nên các sinh viên không một ai không hài lòng với sự nhiệt
tình, yêu thương, giúp đỡ này của giảng viên trong khoa.
(16) Thông báo đầy đủ về tiêu chí đánh giá cho từng môn học
Ngay từ khi bắt đầu môn học, tiết đầu tiên giảng viên sẽ giới thiệu qua về
môn học để sinh viên có thể mường tượng và chuẩn bị sẵn sàng trước khi bước
vào nội dung chính. Qua đó sinh viên sẽ biết được môn học có bao nhiêu tiết lý
thuyết, thực hành, tiểu luận, kiểm tra giữa kỳ, học kỳ như thế nào, cách tính điểm
ra sao,… Hiện nay, điểm chuyên cần chiếm 10%, điểm thi giữa kỳ chiếm 40% và
điểm thi cuối kỳ chiếm 50% tổng số điểm của cả học phần, với cách chia như thế
này thì sinh viên học không được tốt chỉ cần đi học đầy đủ, bài thi giữa kỳ và cuối
kỳ cố gắng một chút sẽ dễ dàng không bị điểm liệt và giúp những sinh viên có ý
thức học tập dễ dàng được điểm B+, A. Việc thông báo đầy đủ về tiêu chí đánh
giá môn học thật sự cần thiết để sinh viên có động lực học tập ngay từ ban đầu để 47
đạt được số điểm mong muốn nên tiếu chí này được sinh viên đánh giá rất cao,
98% sinh viên đều đánh giá hài lòng và rất hài lòng.
(17) Đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy
Được ghi nhận là trường có khuôn viên rộng nhất trong số những trường
tại Hà Nội, Học viện cũng có rất nhiều giảng đường đã và đang sửa chữa và xây
dựng thêm nhiều giảng đường khác để sinh viên có nơi học khang trang, sạch đẹp.
Giảng viên và sinh viên sau khi kết thúc tiết học này có thể phải di chuyển qua
giảng đường khác để dạy và học môn tiếp theo nhiều người sẽ cảm thấy thật vất
vả trong quá trình đi lại. Nhưng không, nhà trường đã sắp xếp thời gian học và
nghỉ giữa các tiết rất hợp lý, giảng viên và sinh viên có 15 phút để di chuyển giữa
các giảng đường đảm bảo giờ lên lớp không bị chậm trễ.
Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19, để đảm bảo thực hiện
Kế hoạch đào tạo của Học viện, Học viện đã kịp thời triển khai giảng dạy – học
tập trực tuyến qua MS Team đã đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo đảm chất lượng dạy
học. Giảng viên thực hiện việc điểm danh sinh viên trên lớp; giao bài tập, vài kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên; hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên trong
quá trình học tập. Điều này giúp sinh viên vẫn có đầy đủ lượng kiến thức cần thiết
và theo kịp được chương trình đào tạo mặc dù chất lượng sẽ không được như học
trực tiếp trên giảng đường nhưng cũng được 98% sinh viên đánh giá cao về mức
độ hài lòng và rất hài lòng về sự đáp ứng nhanh chóng, kịp thời kế hoạch giảng dạy.
(18) Công bằng, khách quan và phản ánh đúng năng lực của người học trong kiểm tra.
Một giảng viên đại học phải có tác phong, thái độ nghề nghiệp đúng mực.
Tác phong, thái độ của giảng viên có thể được xem xét trên các khía cạnh trong
mối quan hệ với đồng nghiệp, học viên và trong hoạt động giảng dạy. Tính chuyên
nghiệp của giảng viên đại học thể hiện ở sự công bằng, khách quan, không thiên
vị ai và phản ảnh đúng năng lực của sinh viên. Khi phản ánh đúng năng lực của 48
sinh viên thì sinh viên sẽ biết họ đang đứng ở đâu, họ có những gì, thiếu những
gì, có ưu nhược điểm gì cần phát huy và cần khắc phục để cải tiến bản thân. Qua
đánh giá của sinh viên cho thấy hầu hết sinh viên hài lòng, rất hài lòng về sự
chuyên nghiệp của giảng viên giúp cho sinh viên có thêm sự tự tin, động lực để
phát huy tài năng của mình.
Tổng quát lại, ta thấy, ngoài kiến thức chuyên môn thì thái độ của giảng
viên đối với sinh viên quyết định phần lớn hiệu quả công việc và kết quả học tập
của sinh viên. Cả giảng viên và sinh viên nên có những cử chỉ và thái độ tích cực
cùng nhau cố gắng phát triển bản thân góp phần xây dựng danh tiếng cũng như uy tín của Học viện. 49
3.2.3.3. Kết quả học tập
Bảng 3.7 Đánh giá kết quả học tập (n=56) Rất Không Tạm Rất không Hài Độ Chỉ hài hài hài Trung lệch tiêu hài lòng Kết luận lòng lòng lòng bình chuẩn lòng (%) (%) (%) (%) (%)
19. Người học được phát triển kỹ năng chuyên Rất hài 0 0 8,93 48,21 42,86 4,33 0,64
môn, nghiệp vụ nghề nghiệp lòng
20. Người học có đủ kiến thức cần thiết, cập Rất hài nhật 0 0 5,36 55,36 39,29 4,33 0,58 lòng
21. Người học được phát triển những kỹ năng mềm Rất hài
cần thiết cho nghề nghiệp (Giao tiếp, trình 0 0 10,71 48,21 41,07 4,30 0,66 bày, tổ lòng
chức, quản lý, làm việc nhóm
22. Người học được phát triển năng lực ngoại ngữ, tin học 1,79 1,79 7,14 53,57 35,71 4,19 0,80 Hài lòng
23.Người học tự tin về khả năng đáp ứng các Rất hài yêu cầu của công việc 0 0 10,71 48,21 41,08 4,30 0,66 lòng
24. Người học được phát triển kỹ năng tự học, Rất hài tự nghiên cứu 0 0 12,50 44,64 42,86 4,30 0,69 lòng
25. Người học được phát triển đạo đức, nhân Rất hài cách, ý thức kỷ luật 0 0 3,57 53,57 42,86 4,39 0,56 lòng
Nguồn: Từ số liệu khảo sát 50
(19) Người học được phát triển kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp
Từ biểu đồ 3.2 và 3.3 có thể thấy kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chiếm
51- 52% trong chương trình đào tạo ngành Kế toán, cho thấy nhà trường đánh giá
cao tầm quan trọng những kỹ năng chuyên tới sinh viên. Vì rất quan trọng nên
sinh viên cũng phải cố gắng nỗ lực hết mình, không phải sinh viên nào cũng có
thể vượt qua khó khăn này. Nhưng nếu có thể vượt qua, sinh viên sẽ có đủ sự tự
tin về năng lực nghiệp vụ đến khi ra trường có thể thực hiện ước mơ của mình nên
91% sinh viên đều đánh giá cao về sự phát triển kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ này.
(20) Người học có đủ kiến thức cần thiết, cập nhật
Trong quá trình học, người học sẽ được học những kiến thức từ cơ bản đến
cơ sở rồi đến chuyên môn. Với cách học từ cơ bản đến nâng cao như này giúp
sinh viên có đủ kiến thức cần thiết để bước lên từng bậc một. Có những môn tiên
quyết điều kiện học môn này là bắt buộc phải học môn kia trước ví dụ như muốn
học môn “Kế toán tài chính” thì bắt buộc phải học môn “Nguyên lý kế toán”
trước,.. điều này bắt buộc Chương trình đào tạo phải có sự sắp xếp học phần một
cách hợp lý, khoa học để sinh viên có đầy đủ những kiến thức cần thiết phục vụ
cho tất cả các môn học. Sinh viên có đủ kiến thức cần thiết nên đa số rất hài lòng với tiêu chí này.
(21) Người học được phát triển những kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp
(Giao tiếp, trình bày, tổ chức, quản lý, làm việc nhóm)
Rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên là quá trình phát triển cho sinh viên
các kỹ năng mềm cần thiết để đảm bảo thực hiện yêu cầu của nghề nghiệp hiệu
quả, hướng đến sự thích ứng công việc, duy trì các mối quan hệ giao tiếp - quan
hệ xã hội tích cực. Nói cách khác, rèn luyện kỹ năng mềm là luyện tập thường
xuyên các kỹ năng ngoài kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ bằng các cách thức đa
dạng, phong phú nhưng gắn với thực tế, để duy trì quan hệ tích cực với người
khác; thích ứng với các quan hệ xã hội hướng đến việc thực hiện yêu cầu của công 51
việc hiệu quả. Nhận biết được tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhà trường cho
phép sinh viên tự do đăng ký kỹ năng mềm theo sở thích và mong muốn của mình.
Điều kiện tốt nghiệp là sinh viên học tối thiểu 2 môn kỹ năng mềm nhưng bên
cạnh đó sinh viên cũng có thể đăng ký học những môn kỹ năng mình yêu thích
không giới hạn số lượng. 90% sinh viên đều hài lòng và rất hài lòng về những
môn kỹ năng mềm vì khi được học những môn này sinh viên có thể phần nào đó
trải nghiệm sự thực tế của môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp Đại học.
(22) Người học được phát triển năng lực ngoại ngữ, tin học
Trong xã hội tiên tiến với sự phát triển của khoa học công nghệ thì ngoại
ngữ và tin học rất được quan tâm. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông, khi biết tiếng
Anh sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Ngoại ngữ giúp chúng ta tự tin
hơn trong công việc, đặc biệt là khi làm việc với người nước ngoài, sinh viên có
thể đọc các báo cáo tài chính, tài liệu kế toán bằng tiếng Anh qua đó nâng cao
trình độ thông qua việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài. Không những vây, tiếng
Anh còn giúp sinh viên có cơ hội đi du học ngành Kế toán khẳng định vị thế và
thăng tiến trong nghề. Không chỉ ngoại ngữ, trình độ tin học cũng được đánh giá
cao, thời đại khoa học công nghệ phát triển gần như tất cả mọi thứ đều làm trên
máy tính nhất là với ngành Kế toán sử dụng máy tính rất là nhiều. Thông thạo các
chương trình máy tính như Word, Power Point đặc biệt là Excel sẽ giúp người
theo ngành Kế toán giảm thiểu tối đa thời gian và tăng năng suất công việc. Sinh
viên muốn ra được trường thì phải có chứng chỉ B1 tiếng Anh và bằng tốt nghiệp
tin học. 96% sinh viên đều hài lòng khi được phát triển ngoại ngữ và tin học,
những do hai môn học này cũng gặp khá nhiều khó khăn để nhận được chứng chỉ
nên vẫn có gần 4% sinh viên đánh giá không hài lòng con số nhỏ nhưng cũng cho
thấy việc dạy và học hai môn học này cần được quan tâm và cải thiện nhiều hơn
vì nó thật sự cần thiết cho tất cả sinh viên sau này.
(23) Người học tự tin về khả năng đáp ứng các yêu cầu của công việc
Gần 90% đều hài lòng và rất hài lòng về tiêu chí này, vì sinh viên đều tự tin
về khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc khi rời xa ghế nhà trường khi đã được 52
trạng bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm và qua quá trình
làm TTGT1, TTGT2 và KLTN sinh viên đã được tiếp xúc và cọ sát thực tế có cho
mình kinh nghiệm làm các báo cáo đơn giản.
(24) Người học được phát triển kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
Là một ngôi trường đi theo phương thức học tín chỉ, việc này nói lên phần
nào ý thức phải tự giác tìm tòi, học hỏi của sinh viên không được quá phụ thuộc
vào giảng viên. Học viện luôn khuyến khích sinh viên tự sáng tạo, tự tìm ra
phương pháp học hiệu quả vì không phải sinh viên nào học giảng viên cũng hiểu
hết, thời gian học có hạn kiến thức lại bao la nên sinh viên phải ý thức được kỹ
năng tự học, tự nghiên cứu của mình. Điều này tạo cho sinh viên tính tự lập, tính
sáng tạo đó là biểu hiện của một người trưởng thành và có tương lai sáng lạn .
Đây cũng là một đức tính tốt, đáng được noi theo nên sinh viên đánh ra rất cao về
phương thức học theo tín chỉ như này.
(25). Người học được phát triển đạo đức, nhân cách, ý thức kỷ luật
Ngoài học những kiến thức chuyên môn trên giảng đường, sinh viên cũng
được học những khoá học ngoài giờ để nâng cao đạo đức, nhân cách và ý thức kỷ
luật. Năm nào cũng có những buổi học tập thể về Chính trị; Văn hoá học đường;
Bồi dưỡng nhận thức về Đảng và Nhà nước;… và đảm bảo 100% sinh viên tham
gia đầy đủ, đúng giờ và nghiêm túc. 97% sinh viên đánh giá hài lòng và rất hài
lòng về những khoá học ngoài giờ như thế này vì những khoá học như này sẽ bồi
dưỡng ý thức tốt như đúng giờ, văn hoá xếp hàng, bảo vệ môi trường, giúp đỡ mọi
người xung quanh, không chê bài kỳ thị người khác…; cho sinh viên biết cái gì
đúng cái gì sai, điều gì nên làm điều gì không nên làm để từ đó khi ra xã hội sinh
viên sẽ được mọi người nói chung và các công ty, doanh nghiệp nói riêng đánh
giá cao về phẩm chất con người.
Nhìn chung ta có thể thấy sình viên đều rất hài lòng với các tiêu chí đánh
giá kết quả học tập, việc này cho ta thấy hiệu quả của của chương trình đào tạo đã
đi đúng hướng và đạt được kết quả tốt. 53
3.2.3.4. Quản lý và phục vụ tổ chức đào tạo
Bảng 3.8 Đánh giá quản lý và phục vụ tổ chức đào tạo (n=56) Rất Không Tạm Rất không Hài Độ hài hài hài Trung Kết Chỉ tiêu hài lòng lệch lòng lòng lòng bình luận lòng (%) chuẩn (%) (%) (%) (%) Rất hài
26. Thông báo rõ kế hoạch giảng dạy từng môn học 0 0 0 50 50 4,50 0,50 lòng
27. Quy trình giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Rất hài 0 0 7,14 51,79 41,07 4,33 0,61
người học rõ ràng, kịp thời lòng
28. Người học được tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi để đăng Rất hài 0 1,79 3,57 53,57 41,07 4,33 0,64 ký học phần lòng
29. Kết quả học tập được thông báo đến người học đúng Rất hài 0 0 10,71 48,21 41,07 4,30 0,66 thời gian quy định lòng
30. Thái độ phục vụ người học của cán bộ, nhân viên các Rất hài 0 0 7,14 50,00 42,86 4,35 0,62 phòng ban, kho lòng
Người học được tham gia đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Rất hài
học viện để đưa ra ý kiến phản hồi về các hoạt động của 0 0 5,36 53,57 41,07 4,35 0,59 lòng học viện
Nguồn: Từ số liệu khảo sát 54
(26) Thông báo rõ kế hoạch giảng dạy từng môn học
Phòng Đào tạo là một đơn vị chức năng tham mưu giúp việc cho Đảng ủy,
Ban giám hiệu Nhà trường trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại
học, cao đẳng thuộc các loại hình đào tạo cấp bằng theo quy định của luật giáo
dục (chính quy, vừa làm vừa học, liên thông...). Trong đó có nhiệm vụ xây dựng
kế hoạch giảng dạy học tập tổng thể theo từng năm học, học kỳ và thông báo rõ
ràng kế hoạch giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên như lập lịch học,
lịch thi học kỳ, thi tốt nghiệp tập trung; phối hợp tổ chức các cuộc thi, hội thi cấp
Trường có tính học thuật liên quan (Olympic, chuẩn đầu ra…). Về vấn đề này thì
phòng đào tạo làm rất tốt sinh viên luôn nhận được thông báo chính xác và kịp
thời nên tất cả đều hài lòng và rất hài lòng.
(27) Quy trình giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người học rõ ràng, kịp thời
Trong quá trình 4 năm học sinh viên không khỏi tránh được những khó
khăn và vướng mắc trong quá trình học tập như khó khăn về tài chính (miễn, giảm
học phí; hỗ chợ chi phí học tập; học bổng khuyến khích học tập; trợ cấp xã hội,
trợ cấp ưu đão giáo dục và đào tạo; giải quyết các thủ tục hành chính cho sinh
viên;…), ngay cả những vấn đề cá nhân nhưng liên quan đến việc học cũng có thể
lên phòng đào tạo nhờ giúp đỡ như khi sinh viên bị mất tài khoản đăng ký học cá
nhân cũng có thể lên phòng đào tạo xin cấp lại; sinh viên muốn bảo lưu kết quả
học tập; xin nghỉ tạm thời vì lý do sức khoẻ;… Ban đào tạo cũng có mở một trang
tham vấn online trên Facebook để hỗ trợ những thắc mắc cả sinh viên mặc dù vẫn có
những lúc còn sai sót nhưng vẫn có những thông tin chính xác và kịp thời giải quyết
vấn đề của sinh viên nên 93% sinh đánh ra cao về tiêu chí này.
(28) Người học được tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký học phần
Đa phần sinh viên sẽ chọn cách tư vấn, tham vấn, hỏi đáp online trên mạng
xã hội và cũng nhận được rất nhiều lời khuyên, kinh nghiệm để đăng ký được học 55
phần cho kỳ kế tiếp. Phương pháp học theo tín chỉ cũng có một số nhược điểm vì
sinh viên quá đông nên không thể đăng ký tín chỉ thuận lợi người kỳ tới phải học
môn này thì không đăng ký được, sinh viên khoá trước thì học vài lần không qua
được môn phải đăng ký học lại khiến cho lớp học hết chỗ sinh viên mới không
thể đăng ký. Nhận biết được điều bất cấp này ban quản lý đã kịp thời sửa đổi quy
chế đăng ký tín chỉ mở ra những lớp có tên lớp riêng để ưu tiên cho sinh viên của
lớp đó tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên đăng ký học phần. Quá trình làm việc
không khỏi gặp bất cập nên vẫn có khoảng 2% sinh viên đánh giá không hài lòng,
4% tạm hài lòng những vẫn còn 94% sinh viên đánh giá hài lòng và rất hài lòng
đây cũng có thể cho là một tín hiệu tốt cho tiêu chí này.
(29) Kết quả học tập được thông báo đến người học đúng thời gian quy định
Kết quả học tập là mức độ thành tích mà sinh viên đã đạt được, mất rất
nhiều công sức và thời gian. Nên sau chuồi ngày tháng học tập cực khổ thì kết
quả học tập là vấn đề sinh viên rất quan tâm luôn trong trạng thái háo hức chờ đợi
công bố điểm để biết được rằng thành tích của mình có như mong đợi không, điểm
cao hay điểm thấp, tốt hay dở, yếu hay kém, qua môn hay trượt môn,… Nhận biết
được sự mong chờ của sinh viên nên ban đào tạo luôn công bố, thông báo kết quả
học tập đúng thời gian quy định để thoả mãn sự háo hức của sinh viên nên tiêu
chí này được sinh viên đánh giá về độ hài lòng rất cao.
(30) Thái độ phục vụ người học của cán bộ, nhân viên các phòng ban, khoa
Quy tắc ứng xử hay thái độ của cán bộ, nhân viên các phòng ban, khoa đều
được sinh viên rất quan tâm, vì khi các thầy cô có thái độ niềm nở, tích cực thì
sinh viên mới có thể thoải mái đề cập đến những khó khăn của mình để được giúp
đỡ. Hầu hết các giảng viên đều rất niềm nở, thân thiện với sinh viên nhưng vẫn
có những cán bộ ở phòng đào tạo có thái độ khó chịu với sinh viên khi sinh viên
đến cần sự giúp đỡ điều này khiến sinh viên cũng có cái nhìn không tốt đến thái
độ phục vụ, cảm thấy bản thân không được tôn trọng nên có đến gần 8% sinh viên
đánh giá thái độ phục vụ không được hài lòng lắm. Nhưng nói đi cũng phải nói 56
lại nơi nào cũng có người lọ người kia không thể để con sâu làm giàu nồi canh
nên vẫn có 92% có cái nhìn khách quan đánh giá hài lòng và rất hài lòng đối với
thái độ của cán bộ, nhân viên các phòng ban, khoa.
(31) Người học được tham gia đối thoại trực tiếp với lãnh đạo học viện để đưa ra
ý kiến phản hồi về các hoạt động của học viện
Cũng giống như Nhà nước có chuyên mục “dân hỏi cán bộ trả lời” thể hiện
tính tự do, dân chủ, tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì sinh viên cũng có thể
tham gia những buổi như Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên,… sinh viên có thể
đối thoại trực tiếp những vấn đề trong các hoạt động của sinh viên và sẽ được lãnh
đạo trường trả lời trực tiếp để gỡ bỏ những khuất mắc, những vấn đề còn thắc mắc
từ đó có thể hiểu sâu hơn được ý nghĩa đằng sau những hoạt động mà nhà trường
tổ chức và cũng có thể để nhà trường biết được suy nghĩ, ý kiến của sinh viên về
các hoạt động thường niên đó. Qua đó sinh viên sẽ cảm nhận được sự tôn trọng
của Nhà trường đối với mình vì vậy sinh viên rất hài lòng với tiêu chí này.
Tóm lại, tổ chức đào tạo có quản lý và phục vụ tốt thì chất lượng giảng dạy
mới tốt được, sự qua lại hỗ trợ lẫn nhau của sinh viên và cán bộ công nhân viên
chức sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc góp phần nâng cao chất lượng, bộ mặt của Học viện. 57
3.2.3.5. Thư viện, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Bảng 3.9 Đánh giá thư viện, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng (n=56) Rất Không Tạm Rất không Hài Độ hài hài hài Trung Chỉ tiêu hài lòng lệch Kết luận lòng lòng lòng bình lòng (%) chuẩn (%) (%) (%) (%)
32. Giáo trình, tài liệu tham khảo tại thư viện 0 0 7,14 53,57 39,29 4,32 0,61 Rất hài lòng
33. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 23,21 0 7,14 0,36 39,29 3,62 1,57 Hài lòng
34 Trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành, 23,21 0 7,14 28,57 41,07 3,64 1,58 Hài lòng thực tập, rèn nghề
35. Diện tích, ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh và độ 23,21 0 3,57 26,79 46,43 3,73 1,60 Hài lòng
thông thoáng của phòng học
Nguồn: Từ số liệu khảo sát 58
Là một Học viện với hàng nghìn sinh viên nhập học mỗi năm, và mỗi năm
cũng có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường để phục vụ sự tìm tòi, học hỏi của
sinh viên mới và cũ Học viện không thể thiếu thư viện. Và thư viện Lương Định
Của sinh ra để làm điều đó, đây là nơi chứa đựng và tri thức giúp cho sinh viên
có thể tìm được nguồn tài nguyên thông tin, kiến thức phục vụ quá trình học tập
và cũng là nơi ôn tập bài vở lý tưởng của biết bao thế hệ sinh viên.
Thư viện Lương Định Của luôn mang cho mình sứ mệnh là: (i) Thu thập,
xử lý, tạo dựng các cơ sở dữ liệu, nguồn lực thông tin chuyên ngành phù hợp, chất
lượng cao đáp ứng các chương trình đào tạo của Học viện; (ii) Tổ chức phục vụ
hiệu quả các hoạt động thông tin – Thư viện đáp ứng các nhu cầu thông tin tư liệu
của người dùng tin trong Học viện; (iii) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng
khai thác, sử dụng thông tin của người dùng tin và trình độ, năng lực phục vụ tin
của đội ngũ cán bộ Thư viện; (iv)Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ mới vào hoạt động chuyên môn, quản lý Thông tin - Thư viện; (v)
Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, từng bước nâng cấp, hiện đại hoá
Trung tâm Thông tin - Thư viện; (vi) Không ngừng mở rộng quan hệ trao đổi,
hợp tácliên kết chia sẻ tài nguyên với các đối tác trong và ngoài nước.
(32) Giáo trình, tài liệu tham khảo tại thư viện
Như trong xứ mệnh ở trên, thư viện Lương Định Của luôn thu thập, xử lý
và lưu trữ các giáo trình và tài liệu tham khảo của rất nhiều môn, ngành học và có
rất nhiều máy tính có thể cho sinh viên tra cứu tài liệu. Nên sinh viên đa số đều
hài lòng và rất hài lòng về chỉ tiêu này.
Các nguồn tin hiện có của Thư viện có thể kết nối trên trang tra cứu như:
Cơ sở dữ liệu Thư mục: 30,000 tên/270,000 bản tài liệu in gồm giáo trình, sách
tham khảo (tiếng Anh và tiếng Việt), sách tra cứu (từ điển, bách khoa toàn thư...),
báo, tạp chí chuyên ngành; Bộ sưu tập số: 11,000 dữ liệu toàn văn về sách, giáo
trình, kết quả nghiên cứu, luận văn luận án..; CSDL sách, tạp chí điện tử, CD-
ROM đã được mua bản quyền/chia sẻ; Hàng nghìn nguồn tin Mở khác. 59
(33) Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập
Sinh viên theo học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ được học tập
trong môi trường thuận lợi, năng động với hệ thống cơ sở vật chất khang trang,
hiện đại cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, được đào
tạo từ trường đại học của các nước có nền khoa học tiên tiến trên thế giới. Hiện
tại, Học viện có 167 phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ
học tập như máy tính, projector, 184 phòng thí nghiệm có các thiết bị công nghệ
cao, tiên tiến giúp sinh viên được học tập trong môi trường tốt nhất, hiện đại nhất.
Học viện có thư viện hiện, 100% máy tính được kết nối Internet, trên 30.000
đầu sách, hơn 100 đầu báo, tạp chí các loại, 15 cơ sở dữ liệu trực tuyến sách, tạp
chí điện tử, truy cập thông qua phần mềm quản lý thư viện điện tử.
Ngoài ra, thư viện Học viện còn kết nối với thư viện các trường đại học,
trung tâm thông tin trong và ngoài nước để gia tăng nguồn học liệu, đáp ứng nhu
cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên.
Hệ thống thể dục thể thao cơ bản như sân vận động, phòng tập gym, sân tập
thể dục, nhà thi đấu đa năng… đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng mọi
nhu cầu sinh hoạt thể chất của sinh viên cũng như việc tổ chức các hoạt động thể
dục thể thao chất mang tầm cỡ khu vực.
Nhìn qua có thể thấy trang thiết bị của Học viện đã rất đầy đủ và hiện đại
so với nhiều trường ở Hà Nội nhưng quá trình khảo sát vẫn có 23% sinh viên cảm
thấy rất không hài lòng về tiêu chí này, Học viện nên có cuộc điều tra khảo sát lấy
ý kiến của sinh để có thể nâng cao cơ sở hạ tầng giúp sinh viên có thể học trong
một môi trường an toàn, lành mạnh.
Năm 2020, Học viện bắt đầu sửa chữa, bảo trì các giảng đường và tiến hành
xây dưng thêm các khoa, các phòng nghiên cứu thuận tiện cho việc học và nghiên
cứu tăng chất lượng giảng dạy, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sinh viên. 60
(34) Trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành, thực tập, rèn nghề
Đối với ngành Kế toán thì gần như không phải vào những phòng thí nghiệm
nhưng đối với những ngành chuyên về Nông nghiệp như chăn nuôi, thú y, môi
trường, công nghệ thực phẩm,… thì rất cần những phòng thí nghiệm để nghiên
cứu. Hiện nay, Học viện có khoảng 184 phòng thí nghiệm và rất nhiều phòng thực
hành được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại phục vụ cho việc học và nghiên cứu.
Dù nhiều là vậy những vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên nên vẫn có
23% sinh viên đánh giá rất không hài lòng về trang thiết bị phục vụ thí nghiệm,
thực hành, thực tập, rèn nghề. Nhưng vẫn còn 77% sinh viên đều đánh giá hài
lòng và rất hài lòng cũng cho thấy sự tích cực trong việc chuẩn bị trang thiết bị phục vụ học tập.
(35) Diện tích, ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh và độ thông thoáng của phòng học
Được mệnh danh là Học viện lớn nhất miền Bắc, có rất nhiều giảng đường
và phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp, 100% phòng học đều có đầy đủ điều
hoà, quạt, điện sáng, mic dạy học để phục vụ cho việc học của sinh viên đạt hiệu
quả cao nhất. Nhưng trong thời gian học quá lâu nên một số đồ dùng trong lớp có
thể bị hỏng và chưa kịp sửa chữa nên vẫn bị sinh viên đánh giá rất không hài lòng
hoặc có thể vì những nguyên do khác. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều sinh viên đánh
giá cao chất lượng phòng học của các giảng đường. Học viện nên đề cao vấn đề
bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị định kỳ để thuận lợi cho việc dạy và học.
Nói chung, thư viện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đều nhận được sự hài lòng
của sinh viên, đây là những thứ không thể thiếu để sinh viên có thể vững bước
hoàn thành chương trình đào tạo của mình một cách hiệu quả, tốt nhất. 61
3.2.3.6. Dịch vụ và sinh hoạt
Bảng 3.10 Đánh giá dịch vụ và sinh hoạt (n=56) Rất Không Tạm Rất Hài Độ không hài hài hài Trung Chỉ tiêu lòng lệch Kết luận hài lòng lòng lòng lòng bình (%) chuẩn (%) (%) (%) (%)
36. Đáp ứng nhu cầu ăn, ở của người học 0 0 5,36 55,36 39,29 4,33 0,58 Rất hài lòng
37. Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã 0 0 8,93 50,00 41,07 4,32 0,64 Rất hài lòng hội
38. Người học được chăm lo, khám sức khỏe theo 0 0 16,07 42,86 41,07 4,25 0,72 Rất hài lòng
quy định y tế học đường
39. Người học được tạo điều kiện hoạt động Đoàn, 0 0 7,14 55,36 37,50 4,30 0,60 Rất hài lòng
Hội, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao
40. Các hoạt động Đoàn, Hội có ý nghĩa thiết thực 0 0 5,36 50,00 44,64 4,39 0,59 Rất hài lòng
41. Người học được tư vấn hướng nghiệp, giao lưu 0 1,79 7,14 50,00 41,07 4,30 0,69 Rất hài lòng
với doanh nghiệp và tham gia hội chợ việc làm
Nguồn: Từ số liệu khảo sát 62
(36) Đáp ứng nhu cầu ăn, ở của người học
Học viện có rất nhiều sinh viên ở xa đến học từ Nam ra Bắc, từ vùng xâu
vùng xa đến sinh viên nước ngoài du học nên việc đáp ứng nhu cầu ăn ở của sinh
viên rất được quan tâm. Nhận biết được tầm quan trọng nhà trường xây dựng lên
rất nhiều khu ký túc dành cho sinh viên học xa nhà.
Ký túc xá sinh viên Học viện Nông Nghiệp Việt Nam nằm sâu trong khuôn
viên Học viện, gồm 7 dãy nhà khang trang, tiện nghi ( 3 tòa 3 tầng nhà B4, A2,
B3; 3 tòa nhà 7 tầng C3,C4,C5; 1 tòa nhà 5 tầng C2)
Khu KTX C3, C4, C5 có hệ thống phòng máy tính, phòng tự học. Các khu
khác đều được trang bị hệ thống đèn điện, quạt trần, bàn học, tủ quần áo... cho đủ 6-
8 người/ phòng. Điện và nước tính theo số, có hóa đơn thanh toán hằng tháng.
Bên cạnh khu ký túc cũng có đến 4 căng tin và nhà ăn phục vụ việc ăn uống
cho mọi người với đầy đủ dưỡng chất mà lại vừa túi tiền. Và đặc biệt ký túc xá có
Trung tâm Thư viện Lương Định Của - nơi học tập, nghiên cứu và đọc sách; Trạm
Y tế HVNNVN - có đội ngũ y, bác sỹ chăm sóc vấn đề sức khoẻ; Dưới mỗi khu
ký túc xá đều có sân chơi thể dục thể thao.
Nối liền Học viện hay khu KTX còn có một chợ sinh viên Nông nghiệp,
nơi đây được gọi là thiên đường ẩm thực và mua sắm của sinh viên. Khỏi phải nói
chắc chắn đã là sinh viên đã ít nhất một lần bước chân vào khu chợ này và say mê
với quần áo, dày dép, mỹ phẩm và đặc biệt là đồ ăn nơi đây.
Nhưng ký túc xá cũng có những quy định khắt khe như nam nữ không được
ở chung, có giờ giới nghiêm, không được nấu đồ ăn trong phòng,… nên có hơn
5% sinh viên chỉ đánh giá là tạm hài lòng còn lại thì sinh viên đều đánh giá là hài
lòng và rất hài lòng có thể vì sự tiện nghi của nó và vì nó tiết kiệm được nhiều chi phí thuê phòng.
(37) Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội
Những chính sách xã hội luôn được Học viện quan tâm và thực hiện đầy đủ thường niên: 63
Đối tượng được miễn, giảm học phí Mức miễn/ STT Đối tượng Ký hiệu Giảm học phí (%)
Anh hùng LLVT nhân dân; thương binh; bệnh binh; người hưởng chế độ chính sách như 1 AH; TB; BB 100 thương binh
Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động 2 CCBCM 100
cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/08/1945
3 Con của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. CAH 100
4 Con của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến CAH 100 5 Con của liệt sỹ CLS 100 6 Con của thương binh CTB 100 7 Con của bệnh binh CBB 100
8 Con của người hưởng chính sách như thương binh CNTB 100
9 Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học CĐHH 100
10 SV mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa MOCOI 100
Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó 11 khăn DT-09 100 và đặc biệt khó khăn
12 Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo TTKT-HN 100
13 Sinh viên hệ cử tuyển CT 100
14 Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo DT-HN 100
Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có 15 điều DT-ĐBKK 70
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc 16 TNLĐ mắc 50
bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Nguồn: Chính sách hỗ trợ HVNNVN 64 Trợ cấp xã hội
Đối tượng trợ cấp xã hội
Danh mục hồ sơ cần nộp theo đối tượng Mức hưởng
Đối tượng 1: Sinh viên là người dân tộc ít
- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội (theo mẫu);
người ở vùng cao (có hộ khẩu thường trú tại
- Bản sao công chứng hộ khẩu; 840.000 đồng/kỳ
địa phương từ 03 năm trở lên)
- Bản sao công chứng giấy khai sinh.
- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội (theo mẫu);
- Giấy chứng tử của cha và mẹ (bản sao có công chứng)
Đối tượng 2: Sinh viên là người mồ côi cả cha hoặc giấy xác nhận mồ côi cả cha lẫn mẹ của chính quyền 600.000 đồng/kỳ
lẫn mẹ không nơi nương tựa
địa phương. (Trường hợp sinh viên không có giấy chứng tử của cha và mẹ).
- Bản sao công chứng giấy khai sinh.
Đối tượng 3: sinh viên là người tàn tật, khuyết - Đơn đề nghị trợ cấp xã hội (theo mẫu);
tật gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động - Bản sao công chứng Biên bản giám định y khoa. 600.000 đồng/kỳ
bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật, được
- Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về hoàn
Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định cảnh kinh tế khó khăn.
- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội (theo mẫu);
Đối tượng 4: Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt - Bản sao công chứng giấy chứng nhận hộ nghèo; hộ cận
khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập là
nghèo hoặc giấy xác nhận hộ nghèo; hộ cận nghèo của 600.000 đồng/kỳ
những người mà gia đình của họ thuộc diện hộ chính quyền địa phương; nghèo
- Có kết quả học tập >=2.0.
Nguồn: Chính sách hỗ trợ HVNNVN 65
Hỗ trợ chi phí học tập ĐỐI TƯỢNG
DANH MỤC HỒ SƠ CẦN NỘP MỨC HƯỞNG
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (Phụ lục I ban hành
kèm theo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết
định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013).
Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60%
Sinh viên là người dân tộc
mức lương cơ sở và được hưởng không
- Bản sao công chứng hộ khẩu thường trú của gia đình.
thiểu số thuộc hộ nghèo
quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm hoặc hộ cận nghèo
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.
được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo
thời gian đào tạo chính thức
Bản sao công chứng giấy chứng nhận hộ nghèo; hộ cận
nghèo hoặc giấy xác nhận hộ nghèo; hộ cận nghèo của chính quyền địa phương.
Nguồn: Chính sách hỗ trợ HVNNVN 66
Hỗ trợ học tập dân tộc thiểu số, ít người Đối tượng
Danh mục hồ sơ cần nộp Mức hưởng
- Đơn đề nghị hỗ trợ học tập (theo mẫu 1 ban hành
Sinh viên thuộc 16 dân tộc dân tộc kèm theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 09/5/2017
- Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng thiểu
quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học
số rất ít người (có số dân dưới
100% mức lương cơ sở và được
10.000 người): Cống, Mảng, Pu
tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc hưởng 12 tháng/năm học/sinh viên;
Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, thiểu số rất ít người);
- Số năm được hưởng hỗ trợ chi phí
Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, - Bản sao công chứng hộ khẩu thường trú của gia
học tập theo thời gian đào tạo chính
Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ đình. thức
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.
Nguồn: Chính sách hỗ trợ HVNNVN 67
Tất cả sinh viên đều hài lòng về những trợ cấp xã hội mà nhà trường đem
lại, điều này giúp sưởi ấm trái tim của những sinh viên nghèo khó nhưng có ý chí
quyết tâm học hành giúp các bạn có thể trang trải cuộc sống và tiếp tục học tập.
(38) Người học được chăm lo, khám sức khỏe theo quy định y tế học đường
Sức khoẻ của mỗi con người đều rất quan trọng, như Bác Hồ đã nói “Có
sức khoẻ là có tất cả” thực hiện đúng lời Bác đã dạy, Học viện rất quan tâm đến
sức khoẻ của sinh viên nên hàng năm Học viện luôn đề ra kế hoạch kiểm tra sức
khoẻ hàng tháng cho cả sinh viên và giảng viên với một số nội dung chính sau:
Khám bệnh, chữa bệnh cho CBVC, người lao động và người học; Trực cấp cứu
24/24h; Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở KD dịch vụ ăn uống trong
khu vực Học viện; Chốt số liệu KCB BHYT định kỳ, nộp báo cáo cho cơ quan
BHXH Gia Lâm; Hoàn thành hồ sơ mua sắm và thanh quyết toán các khoản kinh
phí của đơn vị theo quy định; Kiểm kê hiện diện kho thuốc và cơ số thuốc cấp cứu
phòng trực, phòng tiêm - tiểu phẫu;… Trước sự chăm lo của Học viên, sinh viên
rất biết ơn và cảm thấy hài lòng về tiêu chí này.
(39) Người học được tạo điều kiện hoạt động Đoàn, Hội, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao
Các hoạt động Đoàn, Hội, văn nghệ, thể dục thể thao cũng được nhà trường
và khoa quan tâm, năm nào khoa cũng tổ chức các giải bóng đá nam, nữ thúc đẩy
tinh thần thể dục thể thao cho sinh viên tạo cơ hội cho sinh viên gần gũi và hiểu
nhau hơn nâng cao tình thần đoàn kết của mọi người. Hay đề ra các cuộc thi về
văn nghệ như ca hát, nhảy múa; hay những cuộc thi bình chọn ra hoa khôi của
trường;… và hiện nay, Khoa đang phát động Cuộc thi ảnh “Sinh viên khoa Kế
toán và Quản trị kinh doanh đồng hàng cùng cuộc chiến chống Covid -19 ở địa
phương” nhận được rất nhiều sự quan tâm và có rất nhiều sinh viên đã tham gia
hoạt động tập thể này. Từ những hoạt động tập thể như này sinh viên có thể kết
bạn, giao lưu, có cơ hội thể hiện bản thân góp phần tăng sự tự tin nên sinh viên
đều đánh giá hài lòng và rất hài lòng về các hoạt động này. 68
(40) Các hoạt động Đoàn, Hội có ý nghĩa thiết thực
Đoàn kết, tập hợp đông đảo đoàn viên thanh niên vào tổ chức là yêu cầu
quan trọng và thường xuyên đối với các cơ sở Đoàn, Hội. Sinh thời, Bác Hồ muôn
vàn kính yêu đã đặt kỳ vọng rất lớn vào thanh niên, Người từng dạy: "Thanh niên
là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một
phần là do thanh niên". Thế hệ trẻ ngày nay đang tiếp tục phát huy truyền thống
tốt đẹp của các thế hệ cha anh, thích ứng nhanh với tình hình và nhiệm vụ mới.
Thái độ và ý thức chính trị - xã hội, tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
của thanh niên ngày càng tốt hơn. Thanh niên quan tâm và có trách nhiệm hơn đối
với những vấn đề của quê hương, đất nước; đã và đang có mặt ở những nơi khó,
những lĩnh vực có nhiều thử thách đòi hỏi trí tuệ, sức sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Trong bối cảnh hội nhập, có nhiều sinh viên là những thanh niên có những
lối sống ích kỷ, không tích cực, không quan tâm đến cộng đồng, chỉ thích hưởng
thụ nên sa vào tệ nạn. Trong bối cảnh đó, Ðoàn Thanh niên phải luôn trở thành
người bạn thân thiết, đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập
nghiệp, góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích chính đáng của
thanh niên trong học tập, việc làm, nâng cao thu nhập, chăm sóc sức khỏe và vui
chơi giải trí, nhằm tạo môi trường, điều kiện cho tuổi trẻ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
Bởi vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động công tác Đoàn và phong trào
thanh niên, các cơ sở Đoàn, Hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao
nhận thức của đoàn viên thanh niên, hội viên về vai trò của tổ chức Đoàn, Hội đối
với bản thân mỗi bạn trẻ; ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động phong trào
nhằm khơi dậy sức trẻ của mỗi người, giúp cho mỗi đoàn viên thanh niên trưởng
thành, năng động hơn, phát huy được năng lực của bản thân và có cơ hội được trải
nghiệm qua những khó khăn, thử thách. Đây là một ý nghĩa vô cùng thiết thực
nên đã được sinh viên đánh ra rất hài lòng. 69
(41) Người học được tư vấn hướng nghiệp, giao lưu với doanh nghiệp và tham gia hội chợ việc làm
Trong quá trình học chắc chắn sinh viên đã được học những lớp học tư vấn
hướng nghiệp tại trường học rất nhiều lần, phần nào cũng giúp sinh viên định
hướng được công việc trong tương lai. Qua đó sinh viên dần dần biết tìm hiểu và
giao lưu với các công ty, doanh nghiệp, tham gia hội chợ việc làm để học hỏi rồi
đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Thể hiện tính tự chủ, chủ động của sinh viên
tạo nên nhân cách con người tạo cơ hội cho các công ty, doanh nghiệp đánh giá
cao năng lực trong công việc. 70 3.2.3.7. Đánh giá chung
Bảng 3.11 Đánh giá chung (n=56) Rất Không Hài Rất hài Độ không Tạm hài Trung Chỉ tiêu hài lòng lòng lòng lệch Kết luận hài lòng lòng (%) bình (%) (%) (%) chuẩn (%)
42. Mức độ hài lòng chung của Anh 0 0 5,36 51,79 42,86 4,37 0,59 Rất hài lòng
(Chị) về chương trình đào tạo
43. Mức độ hài lòng chung của Anh
(Chị) về môi trường sống và học tập 0 0 3,57 53,57 42,86 4,39 0,56 Rất hài lòng tại Học viện
Nguồn: Từ số liệu khảo sát 71
(42) Mức độ hài chung của Anh (Chị) về chương trình đào tạo
Nhìn chung, chương trình đào tạo tại học viện đều đáp ứng đươc các nhu
cầu cần thiết cho học viên. Học viện đã rất mềm dẻo và khéo léo trong việc đề ra
chỉ tiêu và phương pháp dạy học. Hầu hết các nội dung được giảng dạy trong
chương trình đều đảm bảo tính logic, liên kết chặc chẽ với nhau và không gặp các
vấn đề trùng lập về nội dung. Khối lượng kiến thức phân bố cho một buổi học
cũng rất hợp lý, không quá nặng hay quá nhẹ, đây đồng thời là điểm thời khá tốt
để tất cả học viên đều đảm bảo tiếp thu được lượng kiến thức như nhau.
Thời lượng dành cho các buổi lý thuyết cũng như thực hành được phân bố
đồng đều đảm bảo tốt việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn cho học viên. Chương
trình học cũng được nhà trường thường xuyên cập nhật mới nhằm đảm bảo trang
bị cho học viên một hành trang tốt nhất có thể. Bên cạnh đó các bài kiểm tra cũng
chứa nội dung bám sát với những kiến thức mà học viên đã được học. Ngoài ra
thì các phần học tự chọn cũng được tổ chức một cách đa dạng cho học viên dễ
dàng lựa chọn. Tóm lại, từ những dẫn chứng trên thì không có gì đáng ngạc nhiên
khi mà kết quả khảo sát thực tế trên tổng số 56 học viên đều nhận được kết quả là
rất hài lòng. Mong rằng nhà trường sẽ có những cải thiện mới hơn nữa trong
phương pháp giảng dạy để mang lại cho học viên nhiều sự trải nghiệm thú vị hơn nữa.
(43) Mức độ hài lòng chung của Anh (Chị) về môi trường sống và học tập tại Học viện,
Môi trường học tập và sinh hoạt cũng được nhà trường đáp ứng một cách
đầy đủ và tiện nghi cho học viên. Tất cả các phòng học đều có diện tích lớn, ánh
sáng và độ thông thoáng tốt. Trang thiết bị phục vụ cho học tập của học viên cũng
được chuẩn bị đầy đủ khi xảy ra hư hại sẽ được thay thế. Nhà trường cũng có khu
nhà ăn đáp ứng nhu cầu ăn uống của học viên nhằm giúp học viên có một tinh
thần tốt nhất để phục vụ cho việc học tập. Trong năm học nhà trường cũng cố
gắng tổ chức các đợt thăm khám sức khỏe cho học viên nhằm đảm bảo sức khỏe 72
học viên ở điều kiện tốt nhất. Song song đó nhà trường cũng chú trọng việc tổ
chức các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội hoặc các buổi luyện tập văn nghệ, các hoạt
động thể thao,.. giúp cho học viên có thời gian vui chơi giải trí sau những giờ học
tập căng thẳng. Đặc biệt, nhà trường cũng thường tổ chức các buổi hướng nghiệp
cho học viên giao lưu với các doanh nghiệp. Tại đây học viên sẽ được giải đáp
thắc mắc cho các vấn đề liên quan đến công việc và có định hướng rõ ràng hơn về
mục tiêu công việc bản thân đang theo đuổi. Nhìn chung, môi trường ở đây khá
tốt. Vừa đáp ứng tối việc giảng dạy, vừa đảm bảo tính tiện nghi và giải trí cho học
viên. Lại một lần nữa, không có gì bất ngờ nằm ngoài dự kiến trường ta lại đạt kết
quả khảo sát ở mức độ rất hài lòng đến từ 56 đại diện của cựu học viên. 73 3.2.3.8 Điểm trung bình
Bảng 3.12 Điểm trung bình của từng tiêu chí Kế toán Kế toán kiểm Kế toán Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp toán POHE ĐTB KL ĐTB KL ĐTB KL
A MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1 Mục tiêu đào tạo của ngành học được phổ biến tới người học 4,41 RHL 4,50 RHL 4,50 RHL
2 Nội dung chương trình phù hợp với chuẩn đầu ra 4,35 RHL 4,44 RHL 4,44 RHL
3 Cấu trúc chương trình mềm dẻo, thuận lợi cho người học lựa chọn 4,24 RHL 4,35 RHL 4,35 RHL
4 Cấu trúc chương trình logic, các học phần có tính liên kết, ít trùng lặp 4,24 RHL 4,29 RHL 4,29 RHL
5 Khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo hợp lý 4,27 RHL 4,32 RHL 4,32 RHL
6 Chương trình đảm bảo tính thực tế và ứng dụng 4,27 RHL 4,29 RHL 4,29 RHL
7 Phân bố số giờ lý thuyết, thực hành, rèn nghề hợp lý 4,30 RHL 4,32 RHL 4,32 RHL
8 Các học phần tự chọn đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học 4,43 RHL 4,44 RHL 4,44 RHL
9 Sự cân đối giữa kiến thức đại cương, cơ sở và chuyên ngành 4,35 RHL 4,35 RHL 4,35 RHL
10 Tính cập nhật, đổi mới trong nội dung chương trình 4,27 RHL 4,32 RHL 4,32 RHL
11 Các học phần chú trọng cả kiến thức và kỹ năng 4,32 RHL 4,32 RHL 4,32 RHL
12 Nội dung kiểm tra, đánh giá sát với chương trình học 4,38 RHL 4,44 RHL 4,44 RHL Trung bình 4,32 RHL 4,36 RHL 4,36 RHL 74
Kế toán doanh nghiệp
Kế toán kiểm toán Kế toán POHE Tiêu chí đánh giá ĐTB KL ĐTB KL ĐTB KL
B ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
13 Kiến thức chuyên môn và sự cập nhật 4,43 RHL 4,44 RHL 4,44 RHL 14 Phương pháp sư phạm 4,46 RHL 4,50 RHL 4,50 RHL
Nhiệt tình, sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ 15 4,49 RHL 4,56 RHL 4,56 RHL người học
Thông báo đầy đủ về tiêu chí đánh giá cho 16 4,49 RHL 4,56 RHL 4,56 RHL từng môn học
17 Đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 4,49 RHL 4,56 RHL 4,56 RHL
Công bằng, khách quan và phản ánh đúng
18 năng lực của sinh viên trong kiểm tra, đánh 4,49 RHL 4,53 RHL 4,53 RHL giá Trung bình 4,47 RHL 4.52 RHL 4.52 RHL 75 Kế toán doanh
Kế toán kiểm toán Kế toán POHE Tiêu chí đánh giá nghiệp ĐTB KL ĐTB KL ĐTB KL
C KẾT QUẢ HỌC TẬP
Người học được phát triển kỹ năng chuyên 19 4,35 RHL 4,41 RHL 4,41 RHL
môn, nghiệp vụ nghề nghiệp
20 Người học có đủ kiến thức cần thiết, cập nhật 4,35 RHL 4,41 RHL 4,41 RHL
Người học được phát triển những kỹ năng mềm
21 cần thiết cho nghề nghiệp (giao tiếp, trình bày, 4,30 RHL 4,35 RHL 4,35 RHL
tổ chức, quản lý, làm việc nhóm…)
Người học được phát triển năng lực ngoại ngữ, 22 4,14 HL 4,24 RHL 4,24 RHL tin học
Người học tự tin về khả năng đáp ứng các yêu 23 4,32 RHL 4,38 RHL 4,38 RHL cầu của công việc
Người học được phát triển kỹ năng tự học, tự 24 4,30 RHL 4,38 RHL 4,38 RHL nghiên cứu
Người học được phát triển đạo đức, nhân cách, 25 4,41 RHL 4,50 RHL 4,50 RHL ý thức kỷ luật Trung bình 4,33 RHL 4,38 RHL 4,38 RHL 76 Kế toán doanh
Kế toán kiểm toán Kế toán POHE Tiêu chí đánh giá nghiệp ĐTB KL ĐTB KL ĐTB KL
D QUẢN LÝ VÀ PHỤC VỤ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
26 Thông báo rõ kế hoạch giảng dạy từng môn học 4,51 RHL 4,53 RHL 4,53 RHL
Quy trình giải quyết những khó khăn, thăc mắc 27 4,38 RHL 4,41 RHL 4,41 RHL
của người học rõ ràng, kịp thời
Người học được tư vấn tạo điều kiện để đăng 28 4,35 RHL 4,41 RHL 4,41 RHL ký học phần
Kết quả học tập được thông báo đến người học 29 4,32 RHL 4,38 RHL 4,38 RHL
đúng thời gian quy định
Thái độ phục vụ người học của cán bộ, nhân 30 4,41 RHL 4,47 RHL 4,47 RHL viên các phòng ban, khoa
Người học được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo
31 Học viện để đưa ra ý kiến phản hồi về các hoạt 4,41 RHL 4,44 RHL 4,44 RHL động của Học viện Trung bình 4,39 RHL 4,44 RHL 4,44 RHL 77 Kế toán doanh
Kế toán kiểm toán Kế toán POHE Tiêu chí đánh giá nghiệp ĐTB KL ĐTB KL ĐTB KL
E THƯ VIỆN, TRANG THIẾT BỊ VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
32 Giáo trình, tài liệu tham khảo tại thư viện 4,32 RHL 4,35 RHL 4,35 RHL
33 Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 3,70 HL 3,76 HL 3,76 HL
Trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành, 34 3,76 HL 3,76 HL 3,76 HL thực tập, rèn nghề
Diện tích, ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh và độ 35 3,81 HL 3,79 HL 3,79 HL
thông thoáng của phòng học Trung bình 3,89 HL 3,91 HL 3,91 HL
F DỊCH VỤ SINH HOẠT
36 Đáp ứng nhu cầu ăn, ở của người học 4,35 RHL 4,38 RHL 4,38 RHL
Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã 37 4,32 RHL 4,32 RHL 4,32 RHL hội
Người học được chăm lo khám sức khỏe theo 38 4,24 RHL 4,32 RHL 4,32 RHL
quy định y tế học đường 78
Kế toán doanh nghiệp
Kế toán kiểm toán Kế toán POHE Tiêu chí đánh giá ĐTB KL ĐTB KL ĐTB KL
Người học được tạo điều kiện hoạt động
39 Đoàn, Hội, tập luyện văn nghệ, thể dục thể 4,32 RHL 4,35 RHL 4,35 RHL thao
Các hoạt động Đoàn, Hội bổ ích và có ý 40 4,38 RHL 4,44 RHL 4,44 RHL nghĩa thiết thực
Người học được tư vấn hướng nghiệp, giao
41 lưu với doanh nghiệp và tham gia hội chợ 4,30 RHL 4,35 RHL 4,35 RHL việc làm Trung bình 4,31 RHL 4,36 RHL 4,36 RHL G ĐÁNH GIÁ CHUNG
Mức độ hài lòng chung của Anh (Chị) về 42 4,38 RHL 4,41 RHL 4,41 RHL chương trình đào tạo
Mức độ hài lòng chung của Anh (Chị) về 43 4,41 RHL 4,44 RHL 4,44 RHL
môi trường sống và học tập tại Trường Trung bình 4,39 RHL 4,42 RHL 4,42 RHL
Nguồn: Từ số liệu khảo sát 79
Với việc khảo sát 56 người trên tổng số sinh viên đang theo học chuyên
ngành Kế toán tại Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh thì vẫn không thể đánh
giá chính xác 100% về chương trình đào tạo, nhưng cũng phần nào cho ta thấy
mức độ hài lòng của sinh viên về các chỉ tiêu trên. Với tiêu chí đầu là về “chương
trình đào tạo” dù điểm trung bình độ hài lòng đạt ở mức rất hài lòng nhưng vẫn
có tiêu chí bị đánh giá là không hài lòng như chỉ tiêu (3) Cấu trúc chương trình
mềm dẻo, thuận lợi cho người học lựa chọn, chỉ tiêu (6) Chương trình đảm bảo
tính thực tế và ứng dụng, chỉ tiêu (7) Phân bổ số giờ lý thuyết - thực hành - rèn
nghề hợp lý, chỉ tiêu (9) Đảm bảo sự cân đối giữa kiến thức đại cương, cơ sở và
chuyên ngành; chỉ tiêu (10) Tính cấp nhật, đổi mới trong nội dung chương trình,
chỉ tiêu (11) Các học phần chú trọng cả kiến thức và kỹ năng Dù những chỉ tiêu
này bị đánh giá không hài lòng ở mức thấp ( gần 2% ) nhưng Học viện cũng nên
xem xét lại trong chương trình học này sinh viên còn vướng mắc điều gì để cùng
nhau giải quyết giúp chất lượng đào tạo được nâng cao hơn. Qua quá trình học tập
sinh viên cũng đã thấy được kiến thức chuyên môn, sự tận tâm, chu đáo, thái độ
của các thầy cô nên tiêu chí thứ hai là về “đội ngũ giảng viên” thì không có sinh
viên nào không hài lòng về các chỉ tiêu đã đề ra cũng cho thấy sự chuyên nghiệp
của các giảng viên trong khoa. Về tiêu chí “kết quả học tập” dù được đánh giá
chung là rất hài lòng nhưng chỉ tiêu (22) người học được phát triển kỹ năng ngoại
ngữ, tin học” vẫn bị đánh giá rất không hài lòng (gần 2%) và không hài lòng (gần
2%) cho thấy trình độ ngoại ngữ và tin học của sinh viên đang có những khuất
mắc, vấn đề. Từ trường Đại học Nông nghiệp nay đã được đổi tên thành Học viện
Nông nghiệp cũng có thể thấy đội ngũ quản lý của Học viện có thể thấy đội ngũ
cản bộ quản lý và phục vụ đào đạo đã được nâng cao sự chuyên môn, nghiệp vụ
để trường có được thành tựu như ngày hôm nay. Nhìn chung sinh viên đều rất hài
lòng với tiêu chí thứ tư là “quản lý và phục vụ tổ chức đào tạo” nhưng vẫn còn
một số sinh viên khó khăn trong việc đăng ký học phần nên vẫn bị sinh viên đánh
giá không hài lòng, Học viện nên xem xét lại vấn đề đăng ký học phần của sinh 80
viên các khoá tạo điều kiện thuận lợi giúp sinh viên ra trường đúng hạn. Tiêu chí
thứ năm là “thư viện, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng” chỉ được đánh giá ở mức độ
hài lòng khác biệt nhất trong bảy tiêu chí vì trong bốn chỉ tiêu có đến ba chỉ tiêu
bị đánh giá là rất không hài lòng (chiếm tới 23%) cho từng chỉ tiêu là (33) Trang
hiết bị phục vụ giảng dạy và học tập”, (34) Trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực
hành, thực tập, rèn nghề” và (35) Diện tích, ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh và độ
thông thoáng của phòng học. Cho thấy cơ sở hạ tầng của Học viện đang cần được
sửa chữa và bảo trì để vụ cho giảng dạy và học tập. Tiêu chí thứ sáu là “Dịch vụ
và sinh hoạt” có thể thấy sinh viên rất hài lòng những dịch vụ và lợi ích xã hội mà
nhà trường mang lại như vấn đề ăn, ở, sức khoẻ, sinh hoạt. Những vẫn cần phải
lưu ý đến chỉ tiêu (41) Người học được tư vấn hướng nghiệp, giao lưu với doanh
nghiệp và tham gia hội chợ việc làm. Chỉ tiêu này cho thấy sinh viên rất cần được
dẫn dẵn, được tư vấn về vấn đề khởi nghiệp vì dường như rất nhiều sinh viên còn
đang mơ hồ về công việc sau khi tốt nghiệp.
3.3. Nhân tố ảnh hưởng và một số giải pháp
3.3.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo Kế toán của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cung
cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế và chuyên sâu về loại hình
kế toán. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kỹ năng thiết lập, thu thập, tổng
hợp và xử lý chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán chi tiết; ghi sổ kế toán tổng hợp; lập
các báo cáo kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp và các
đơn vị hành chính sự nghiệp; kỹ năng thực hành các phần mềm kế toán; kỹ năng
tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp về kế toán và tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị.
Nhân tố ảnh hướng tới mục tiêu chung chính là cấu trúc của chương trình
giảng dạy và thời gian giảng dạy. Vì vậy, hai nhân tố này phải đảm bảo được 81
các tiêu chí: (1) Sự cân bằng giữa nội dung chuyên môn, kiến thức tổng quát,
và các kỹ năng cần thiết của chương trình đào tạo. Chương trình phải được thiết
kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. (2) Chương trình đào tạo có
tính đến và phản ảnh được tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà
trường. Tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường. (3) Chương
trình đào tạo thể hiện được năng lực của sinh viên tốt nghiệp, đảm bảo tính thực
tế, ứng dụng. (4) Cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế sao cho nội dung
các học phần có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau giữa lý thuyết và thực hành.
(5) Cấu trúc chương trình đào tạo phải được xây dựng nhằm thể hiện được về
chiều rộng, chiều sâu, tính chặt chẽ và tính có tổ chức của các học phần. (6)
Cấu trúc chương trình thể hiện rõ các học phần cơ bản, các học phần cơ sở
ngành, học phần chuyên ngành và tiểu luận hoặc luận văn tốt nghiệp. (7) Sự
mềm dẻo, thuận lợi cho người học về thời gian và lịch học. Tránh việc sắp xếp
học phần thiếu logic, liên kết không chặt chẽ và bị trùng lặp, cần đảm bảo tính
thực tế và ứng dụng cao vì công nghệ ngày càng tiên tiến. Thời gian học thực
hành cần tăng thêm và những kỹ năng mềm cần được quan tâm nhiều hơn vì
hiện nay các doanh nghiệp, công ty, tổ chức luôn đánh giá cao những người có
kinh nghiệm và kỹ năng mềm tốt như cách ứng xử, giao tiếp,…. Phân bố thời
gian học hợp lý để sinh viên có cơ hội vừa học vừa làm tiếp thu kinh nghiệm
ngoài thực tế, nâng cao kiến thức lẫn kỹ năng đã học. Chương trình đào tạo của
nhà trường về lĩnh vực kế toán cần được đổi mới theo hướng trang bị những
kiến thức và kỹ năng cho học viên vừa phù hợp với thực trạng Việt Nam và
chuẩn bị cho những bước tiền đề hội tụ với kế toán quốc tế. Hệ thống chương
trình cũng như tài liệu giảng dạy nên được thiết kế lại phù hợp và có cập nhật
thường xuyên các chuẩn mực kế toán ban hành. Gia tăng liên kết để nghiên cứu
chương đạt chuẩn: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành như Bộ Tài
chính, Hội nghề nghiệp trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán
mới, qua đó giúp nhà trường đẩy nhanh việc đổi mới giáo trình một cách toàn 82
diện và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tham khảo chương trình đào tạo theo
hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, IFRS. Mạnh dạn phối hợp
và tăng cường hợp tác với ACCA, CPA Úc, CIMA... để đổi mới giáo trình đào
tạo (như trường Đại học Thương Mại đã hợp tác với ACCA). Tăng cường giảng
dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên có thể chuyển đổi sang
bằng cấp quốc tế (ACCA, CPA Úc, CIMA...) dễ dàng hơn.
3.3.2. Đội ngũ giảng viên
Cụ thể, khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2020 nêu rõ, giảng viên phải có bằng
thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III.
Trong khi hiện nay theo Thông tư liên tịch 36/2014, về trình độ đào tạo, bồi
dưỡng, giảng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc
làm, chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
giảng viên; có trình độ ngoại ngữ bậc 02 và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Như vậy, có thể thấy, theo Thông tư 40/2020 này, giảng viên đại học công
lập phải có: Bằng thạc sĩ trở lên thay vì chỉ cần bằng đại học trở lên như quy định
tại Thông tư liên tịch số 36/2014; Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh
giảng viên hạng III thay vì chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng
viên; Không còn bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ bậc 02 (A2) và trình độ tin
học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản nhưng phải có khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các
nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).
Trong hoạt động quản lý, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định giảng
viên phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Theo đó, phẩm chất của giảng viên
Học viện nông nghiệp Việt Nam luôn theo đuổi tư tưởng phẩm chất được đề ra:
Đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp “Tác 83
phong làm việc nghiêm túc; tuân thủ kỷ luật; luôn nỗ lực cố gắng, đoàn kết, nhất
trí, hỗ trợ lẫn nhau, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ”; Đội ngũ giảng
viên có năng lực giảng dạy đạt yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy được giao.
Vì vậy nhân tố ảnh hưởng chính của tiêu chí này chính là trình độ của giảng
viên và thái độ, đạo đức trong nghề nghiệp. Là một giảng viên chuyên nghiệp thì
điều đầu tiên cần có chính là chuyên môn nghiệp vụ cao, giảng viên cần nâng cao
học vị của bản thân để nâng cao trình độ sư phạm như đi du học nước ngoài (các
nước phát triền như Hàn, Nhật, Mỹ,...), từ thạc sĩ lên tiến sĩ, tiến sĩ lên phó giáo
sư tiến sĩ,... Nâng cao trình độ chuyên môn quang trọng những muốn gắn kết chặt
chẽ với sinh viên, giảng viên cần có một đạo đức nghề nghiệp tốt, phải công bằng,
liêm minh, thái độ nhiệt tình, chu đáo, luôn đúng giờ tạo cho sinh viên ý thức tự
giác và phản ánh đúng được năng lực của từng sinh viên từ đó sẽ có những phương
pháp dạy đúng đắn giúp sinh viên hoàn thành được chương trình học của mình
một cách tốt nhất. Cần thêm cán bộ hỗ trợ để nâng cao chất lượng dạy học và chất
lượng học tập, giúp sinh viên dễ dàng kết nối với giảng viên hoặc giải quyết các
vấn đề trong học tập. Giảng viên cần nhiệt tình chỉ bảo với sinh viên hơn; Cần có
thay đổi phương thức giảng dạy liên tục để sinh viên dễ hiểu và không bị nhàm
chán; Cần kiểm tra, đánh giá đúng năng lực học tập của sinh viên thường xuyên
và cần thường xuyên khích lệ sinh viên nhiều hơn trong quá trình học tập.
3.3.3. Kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên là cả quá trình học tập từ lúc bắt đầu học đến
kết thúc là bài thi cuối học kỳ của sinh viên. Được thể hiện qua năng lực, ý thức
và thái độ trong quá trình học tập của sinh viên. Đại đa số sinh viên trong quá
trình học tập còn lơ là, ham chơi, thiếu tính tự giác, tính chủ động trong sán tạo
học tập và nghiên cứu sinh. Nhìn chung là hiệu quả chưa cao, thiếu tư duy khoa
học, đại đa số học thụ động, học theo phong trào, học cho qua “học theo hội chứng
bằng cấp”, do vậy khi tốt nghiệp chưa đủ kiến thức để đáp ứng được yêu cầu của 84
thực tế. Vậy biện pháp để giải quyết vấn đề này chính là cần thay đổi suy nghĩ của
sinh viên là xác định việc học là lấy kiến thức, trưởng thành trong suy nghĩ và kỹ
năng sống là cơ sở sau này đi làm chứ không phải học để có tấm bằng. Phát huy
tính chủ động sáng tạo trong học tập, bỏ kiểu học theo hướng thụ động nghe chép
và đọc chép, tìm hiểu phương pháp học có hiệu quả, nâng cao nghiên cứu khoa
học và học tập gắn liền với thực hành để cọ sát với thực tế, thực tiễn. Ngoài ra,
giảng viên cũng cần liêm chính, nghiêm minh kiểm tra, đánh giá, theo dõi sát sao
trong quá trình học tập, thi cử để thúc đẩy sinh viên cố gắng phấn đấu trong học
tập. Học viện cần tăng thêm học bổng để khuyến khích, khích lệ, làm động lực cho sinh viên.
3.3.4. Quản lý và phục vụ tổ chức đào tạo
Trong suốt quá trình đào tạo, sinh viên sẽ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết
và ý kiến nên rất cần sự giúp đỡ đến từ ban quản lý đào tạo cũng như ban quản lý
đào tạo cũng có rất nhiều thông báo cần truyền đạt tới sinh viên. Vì vậy ban quản
lý và phục vụ cần có những trang web chính thống để truyền thông tin một cách
nhanh chóng, kịp thời, chính xác để sinh viên nắm bắt được tình hình, ví dụ như
thông báo đăng ký học phần, thông báo đóng học phí, thông báo những sinh viên
không đủ điều kiện tốt nghiệp, thông báo học online, thông báo nghỉ học, thông
báo điểm học kỳ,... Sinh viên khi có thắc mắc sẽ hỏi ban quản lý đào tạo và những
ban tư vấn tham vấn của Học viện, vậy nên ban quản lý và ban tư vấn tham vấn
cần có thái độ tích cực và có những thông tin chính xác để giải đáp những thắc
mắc của sinh viên. Học viện cần tạo điều kiện các sinh viên năm cuối đăng ký học
phần để nhanh chóng tốt nghiệp lấy bằng đại học để đi làm. Học viện nên có
những buổi gặp mặt thường niên giữa sinh viên và ban quan lý để lấy ý kiến phản
hồi về các hoạt động của Học viện trong suốt quá trình đào tạo.
3.3.5. Thư viện, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là thứ mà sinh viên luôn đem ra để so sánh các trường với
nhau. Học viện Nông nghiệp nổi tiếng là ngôi trường rộng nhất miền Bắc, nơi có 85
nhiều cây xanh, nhiều giảng đường cao đẹp, phương tiện đi lại thuận tiện có thể
đi được cả xe máy, ô tô và xe bus vào trong khuôn viên của trường nên có rất
nhiều sinh viên đă đăng ký theo học đại học tại Học viện. Hằng năm, Học viện có
hàng nghìn người đăng ký học tại trường số sinh viên cứ tăng lên theo sự phát
triển của xã hội từ đó nhu cầu trang thiết bị phục vụ học tập càng nhiều. Để nâng
cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội về nhân lực ngành Kế toán,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam cần không ngừng xây dựng cơ sở vật chất (giảng
đường, phòng thực hành kế toán máy…), tạo mọi điều kiện để giảng viên học tập,
nâng cao trình độ chuyên môn. Học viện cần liên tục bảo trì, bảo dưỡng, cung cấp
thêm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, kịp thời nắm bắt sự phát triển của khoa
học công nghệ, xây dựng thêm các khu nghiên cứu để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu của các nghiên cứu sinh và giảng viên. Thư viện cần được mở rộng,
cập nhập thêm nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo của các trường có trong nước
và ngoài nước để sinh viên có thể tìm hiểu, tiếp nhận thêm nhiều kiến thức của
các trường khác nhau từ trong nước đến nước ngoài.
3.3.6. Dịch vụ và sinh hoạt
Là một ngôi trường lớn thu hút các sinh viên ở các miền tổ quốc và cả du
học sinh nước ngoài nên những dịch vụ và sinh hoạt ở Học viện cũng giống như
phúc lợi khi sinh viên theo học tại ngôi trường này. Nhà trường cần đề cao vấn đề
sức khoẻ của sinh viên bằng cách có những hoạt động kiểm tra sức khoẻ theo
thường niên, tuyên truyền, cổ vũ, thúc đẩy sinh viên thường xuyên tập thể dục
nâng cao sức khoẻ. Đảm bảo những chính sách xã hội như bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội,... Thường xuyên tổ chức các hoạt động Đoàn, Hội có ý nghĩa thiết
thực như bảo vệ môi trường, hiếm máu nhân đạo, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh
(dịch Covid-19),... Đảm bảo đầy đủ ký túc xá của sinh viên phải khang trang, sạch
đẹp, an toàn cho sinh viên học xa nhà, đồ ăn của các căng tin cần kiểm tra chất
lượng trước khi bán cho sinh viên. Và phải đảm bảo các chính sách xã hội, chung
tay góp sức ủng hộ cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo động lực cho
các em vững bước trên con đường học tập. 86 PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Nhìn chung sự đánh giá của sinh viên mới tốt nghiệp về chương trình đào
tạo cũng khá là tốt mặc dù vẫn còn nhiều chỉ tiêu bị đánh giá chưa hài lòng ở mức
cao. Tuy nhiên sau nhiều năm cải tiến cùng với sự phát triển khoa học công nghệ,
cách mạng công nghiệp 4.0 thì chương trình đào tạo ngành Kế toán cũng đã gặt
hái được nhiều thành quả cùng đội ngũ giảng viên với chuyên môn nghiệp vụ cao
tạo ra kết quả học tập cũng hiệu quả. Cách quản lý và phục vụ của Học viện cũng
rất khoa học và hiện quả, kết hợp với cơ sở hạ tầng ngày một tiên tiến, dịch vụ
sinh hoạt ngày một được nâng cao tất cho thấy sự thành công trong xây dựng
chương trình đào tạo Kế toán đã đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra từ ban đầu là
đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng về lĩnh vực kế toán, đáo ứng yêu
cầu về chuyên môn của các nhà tuyển dụng và yêu cầu về đạo đức xã hội; Sinh
viên phần nào đó đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và chuyên môn kết
hợp hài hoà với kỹ năng mềm giúp sinh viên có đáp ứng đủ tiêu chi về năng lực
đối với các nhà tuyển dụng mặc dù khả năng ngoại ngữ và tin học còn hạn chế.
Nhưng bên cạnh đó, sinh viên đã tạo cho mình ý thức kỷ luật, năng lực tự chủ và
trách nhiệm với bản thân, với công việc để công việc đạt hiệu quả cao.
Các giải pháp đề xuất của đề tài là cơ sở tốt để Học viện cải thiện những
nhược điểm còn mắc phải, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán
nói chung và toàn trường nói riêng. Trong thời gian tới, sinh viên có thể được học
tập trong môi trường tốt hơn khi Học viện đã và đang tu sửa các giảng đường và
xây dựng thêm các khoa, các khu nghiên cứu để có thể khai thác hiệu quả những
sáng tạo, sáng kiến, nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên. 87 4.2. Kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị với Khoa
- Cần có thêm những chương trình hỗ trợ mang tính tổng hợp, gắn kết chặt
chẽ giữa sinh viên và giảng viên.
- Cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với các loại hình doanh nghiệp
sớm hơn (từ cuối năm thứ hai).
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên
- Thử định hướng chương trình đào tạo theo hướng chuẩn mục với kế toán quốc tế ISA, IFRS.
- Tăng cường hợp tác với các đơn vị đào tạo kế toán hàng đầu như ACCA, CPA Úc, CIMA,...
- Cần bổ sung thêm các lớp học Tiếng Anh, kỹ năng mềm và tin học.
4.2.2. Kiến nghị với nhà trường
- Cần tăng số lượng học bổng cho sinh viên.
- Thường xuyên, liên tục bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, xây dựng thêm cơ
sở hạ tầng như nhà để xe, giảng đường,…
- Liên kết, hợp tác thêm với các trung tâm ngoại ngữ, các doanh nghiệp, công ty.
- Có thêm nhiều chính sách kinh tế xã hội nhằm hỗ trợ các sinh viên khó khăn.
- Đảm bảo an ninh, sinh hoạt cho sinh viên đăng ký ở ký túc xá. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Liên Hà, Nguyễn Phương Chi , “Nghiên cứu một số mô hình đánh giá
chương trình đào tạo”
2. Chương II Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 23/3/2020) quy
định 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo 89