Kiến trúc và sử thi tây nguyên | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên là địa bàn sinh sống lâu đời của gần 20 tộc người bản địa, thuộc về hai dòng ngôn ngữ Môn Khơme và Maylayô – Pôlynêxia. Lúc xưa, chỉ có các tộc người này là chủ nhân của xứ sở rừng núi và cao nguyên rộng lớn. Ngày nay, ở nhiều nơi, họ trở thành cư dân thiểu số, bởi những người từ nơi khác di cư tới, đa phần là người Kinh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

 

Thông tin:
5 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Kiến trúc và sử thi tây nguyên | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên là địa bàn sinh sống lâu đời của gần 20 tộc người bản địa, thuộc về hai dòng ngôn ngữ Môn Khơme và Maylayô – Pôlynêxia. Lúc xưa, chỉ có các tộc người này là chủ nhân của xứ sở rừng núi và cao nguyên rộng lớn. Ngày nay, ở nhiều nơi, họ trở thành cư dân thiểu số, bởi những người từ nơi khác di cư tới, đa phần là người Kinh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

 

102 51 lượt tải Tải xuống
KIẾN TRÚC VÀ SỬ THI TÂY NGUYÊN
A. KIẾN TRÚC
Vùng Trường Sơn Tây Nguyên địa bàn sinh sống lâu đời của gần 20 tộc người bản địa,
thuộc về hai dòng ngôn ngữ Môn Khơme và Maylayô – Pôlynêxia. Lúc xưa, chỉ có các tộc người
này là chủ nhân của xứ sở rừng núi và cao nguyên rộng lớn. Ngày nay, ở nhiều nơi, họ trở thành
dân thiểu số, bởi những người từ nơi khác di tới, đa phần người Kinh. dân bản địa
nơi đây sở hữu nền văn hóa đặc sắc, phong phú, vừa có tính tương đồng trong cả vùng, vừa có sự
đa dạng giữa các địa phương, các tộc người… Chính vì vậy, các nhà văn hóa học đã phân định
đây một vùng văn hóa của Việt Nam với những đặc trưng cấu trúc không gian sinh sống hết
sức khác biệt.
Kiến trúc nhà nhà mồ chính nét đặc trưng bản nhất của văn hóa vật thể các dân tộc
thiểu số ở Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung. (chèn hình)
I. Đặc trưng chung của kiến trúc Tây Nguyên
1. Nhà ở
Tất cả các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên đều ở nhà sàn. Có loại nhà sàn tạm bợ tranh tre, nứa
lá của đa số nhóm Môn — Khơmer (do tập quán du cư). Nhưng cũng có nhà sàn kiên cố như nhà
Rông của người Bâhnar, Xơ Đăng, nhà dài của người Êđê, Jrai. Gầm sàn họ làm cao để thế
làm nơi nhốt trâu bò, tránh thú dữ nhảy lên vì cư trú giữa rừng (chèn hình). Vì tập quán chọn nơi
cư trú gần các bến sông lớn nên chân cột nhà sàn của người Jrai thường cao hơn so với những tộc
người cùng làm nhà sàn kiên cố khác.
Nhà thường được dựng trên bãi đất rộng theo hướng Bắc – Nam, rất mát mẻ vào mùa khô, ấm áp
vào mùa mưa, đồng thời tránh được cái nắng nóng gay gắt của cao nguyên từ hướng Tây.
Các nhóm tộc người Môn Khơmer (trừ người Bâhnar & Đăng) hầu hết đều làm nhà sàn
dạng mu rùa: hơi khum khum và chân thấp. (chèn hình)
Mang nặng đặc tính mẫu hệ, nên mỗi khi có một cô con gái lấy chồng, thêm một cặp vợ chồng
trẻ, nhà sàn lại được nối thêm một ngăn. Càng nhiều con, nhà càng dài.
2. Nhà mồ
Nhà mồ không chỉ là một công trình kiến trúc mang tính tín ngưỡng lâu đời mà còn là một công
trình nghệ thuật tổng hợp, gồm nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc và trang trí mỹ thuật độc
đáo. Người y Nguyên có quan niệm vòng luân hồi 7 kiếp, nên việc dựng nhàchia của cho
người chết rất được coi trọng. Khi lập buôn, bao giờ chủ làng hoặc các thầy cúng cũng dành phía
Tây làng (phía mặt trời lặn) để làm khu nhà mồ. Căn nhà mồ (dù là nhà mồ tạm khi người chết
vừa nằm xuống chưa được bỏ mả) phải được dựng giống như căn nhà ở thu nhỏ lại. Chỉ khác
bao giờ cũng dựng theo hướng Đông - Tây, thé đón trọn ánh nắng mặt trời cả ngày, còn
giảm bớt mùi hôi thối (nếu có) do tập quán chôn chung nhiêu người trong một ngôi mộ của
người Jrai. nồi Trước xung quanh mộ khắc hình những chiếc đồng, gùi, ché, tượng trai
gái… bằng gỗ, vừa như hình thức của cải của người đã khuất, vừa như thêm bầu bạn thế
giới bên kia.
Trên đầu mộ của người Êđê, Jrai thường dựng một căn nhà sàn nhỏ đặt trên một cây cột, dùng
làm nhà cúng cơm. Khi làm lễ bó mả, phải phá bỏ nhà mồ cũ, dựng nhà mới, đẹp hơn, chắc hơn,
khác tượng mới, để chia tay vĩnh viễn với những điều đã qua.
Sự hiện diện của các vật dụng trong Nhà mồ, đối với mọi tộc người, dù là tượng gỗ hay đồ dùng
sinh hoạt đập vỡ đi hay làm thu nhỏ lại, ngoài ý nghĩa chia của còn để người chết thứ để
bầu bạn và vẫn giữ được đầy đủ lối sống như trên mặt đất.
II. Đặc điểm riêng của kiến trúc Tây Nguyên
- Điểm đặc biệt thứ nhất: Vật liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh, những loại cây cỏ hiện diện
trong rừng. Không bất cứ một vật dụng nào bằng sắt thép hay những chất kết dính. Phương
tiện dùng để dựng nên căn nhà cũng rất đơn giản, chỉ dùng những chiếc rìu để chặt cây làm nhà.
- Điểm đặc biệt thứ hai: Các cột nhà nhà sàn hay nhà Rông chỉ được đặt chồng lên nhau,
hoặc ghép vào nhau rất trùng khít, khó thế tìm thấy điểm nối không hề đóng đinh, cũng
hiếm khi phải dùng dây buộc. Nếu cần dùng đến mây, sự chằng chéo sẽ tạo nên những đường nét
tương tự một loại hình trang trí cho cột kèo thêm đẹp.
- Điểm đặc biệt thứ ba: Trên thân cột gian ngoài cùng, hoặc trên toàn bộ các hệ thống cột chính,
họa sĩ Jrai, Sê Đăng hay Bâhnar... sẽ vẽ hoặc khắc chạm lên đó những đường ký quen thuộc,
thường xuất hiện trên thổ cẩm. Còn trên xà ngang ngay cửa ra vào, hoặc cột ở gian khách, khắc
nổi hình những con vật quen thuộc đối với cư dân rừng núi, như chim, rùa, kỳ đà, hoặc các hình
sao, hình dấu nhân…
B. SỬ THI TÂY NGUYÊN
- Có lẽ trong văn học dân gian thế giới, sử thi Tây Nguyên được xếp vào loại có dung lượng lớn
nhất. Nhưng điều quan trọng hơn đó là, sử thi Tây Nguyên là một bức tranh toàn cảnh của cả một
thời đại, phản ánh một cách trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt cộng đồng, cuộc đấu tranh
vì những lý tưởng nhân văn cao cả… Có nhiều giả thiết về thời gian ra đời, nhưng có một điều
không ai có thể phủ nhận, đó là sử thi Tây Nguyên là một kho tàng văn học dân gian khổng lồ,
thậm chí có thể so sánh với thần thoại Hy Lạp. Nét khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với các tác
phẩm sử thi cổ điển khác trên thế giới như Ô-đi-xê, Kalevala… là đến nay, sử thi Tây Nguyên
vẫn được lưu truyền nguyên bản trong nhân dân, vẫn được trình diễn trong các buổi sinh hoạt
cộng đồng. Nhờ vậy, sử thi Tây Nguyên vẫn “sống” trong đời sống cộng đồng, thay vì chỉ tồn tại
trên sách vở.
- Từ góc độ vùng lãnh thổ và tộc người, có thể phân chia vùng sử thi Tây Nguyên thành 4 tiểu
vùng, mà mỗi tiểu vùng như vậy chứa đựng các sắc thái riêng:
+ Tiểu vùng sử thi Ba Na - Xơ đăng ở bắc Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Kon Tum, và
Gia Lai. Các tộc người này nói ngôn ngữ Môn- Khơ me. Đây là tiểu vùng có số lượng sử thi khá
lớn, chiếm khoảng 30% tống số tác phẩm sưu tầm. Sử thi ở đây phần nhiều thuộc loại sử thi liên
hoàn (sử thi phả hệ) nói đến hai nhân vật anh hùng huyền thoại là Duông và Giông. Quy mô của
mỗi tác phẩm không lớn nhưng khi xâu chuỗi các tác phẩm này lại với nhau, thông qua các hành
động nhân vật Duông và Giông thì lại tạo nên chuỗi tác phẩm liên hoàn khá đồ sộ. Khi diễn
xướng nghệ nhân có thể ngồi hay nằm, đặc biệt người Ba Na thích diễn xướng sử thi vào ban
đêm, trong bóng tối.
+ Tiểu vùng sử thi Êđê - Gia rai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai
và Đắc Lắc. Sử thi ở đây được người Pháp phát hiện vào các thập niên 20 thế kỷ XX. Các tác
phẩm sử thi thuộc tiểu vùng này thường có độ dài vừa phải (khoảng 150-200 trang, thời gian
diễn khoảng trên dưới 15 giờ). Nội dung sử thi đề cập đến chiến tranh và các nhân vật anh hùng,
hình thức sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện. Các nhà nghiên cứu thường xếp sử thi Khan Êđê là
sử thi anh hùng (sử thi thiết chế xã hội) để phân biệt với sử thi Mnông là sử thi thần thoại (sử thi
sáng thế) của người Êđê, như Đăm Xăn. Tổng số tác phẩm của người Êđê sưu tầm được vừa qua
lên tới trên 60 tác phẩm.
+ Tiểu vùng sử thi Mnông - Xtiêng ở Nam Tây Nguyên, trên địa bàn các tỉnh Đắc Nông,
Lâm đồng, Bình Phước. Đây là các tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me. Từ xa xưa hai tộc Mnông
và Xtiêng cùng một gốc, sau này mới phân hoá thành hai dân tộc như ngày nay. Số lượng các tác
phẩm sử thi sưu tầm được chiếm số lượng lớn nhất, lên đến 281 tác phẩm, thường là từ 700 đến
trên 1000 trang (diễn xướng 30-40 giờ). Đặc biệt, phần lớn các tác phẩm sử thi này dưới dạng
liên hoàn (phổ hệ), tạo nên tác phẩm đồ sộ và dài nhất ở nước ta và trên thế giới.
+ Tiểu vùng sử thi Raglai, Chăm trên địa bàn Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình Thuận. Đây
là địa bàn chưa điều tra và sưu tầm kỹ, nên số lượng tác phẩm thu được chưa nhiều, khoảng trên
30 tác phẩm, nhưng nếu kể các tác phẩm thu được thì có độ dài rất lớn, diễn xướng trong nhiều
giờ (từ 50-60 giờ), tiêu biểu như các tác phẩm: Che Tili, Dăm Chi Lăng... Sử thi của người
Raglai phản ánh những nội dung lịch sử và xã hội liên quan nhiều đến người Chăm, quốc gia
Chămpa và xa hơn là với Ấn Độ. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được từ mối quan hệ
nguồn gốc và lịch sử giữa người Chăm và Raglai trong quá khứ.
- Sử thi Tây Nguyên truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng, nó được
lưu giữ trong trí nhớ của người dân. Mỗi khi gia đình hay bộ tộc có lễ lạt như: cưới xin, mừng
nhà mới, mừng trẻ nhỏ đầy tháng thì sử thi lại được cất lên.
- Sử thi Tây Nguyên có những bộ chỉ kể trong 1-2 đêm là xong, nhưng có những tác phẩm phải
kéo dài đến cả tuần. Và điều đặc biệt ở sử thi Tây Nguyên chính là cách kể độc đáo. Sử thi bao
giờ cũng được trình bày dưới dạng hát ngâm bằng làn điệu dân tộc, cộng với ngữ điệu, sắc thái,
cường độ, tốc độ với cách đổi giọng từ giọng thật sang giọng giả hay thay đổi tầm cỡ âm thanh
của người nghệ nhân. Những yếu tố này mang đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc và vượt khỏi
phạm vi biểu cảm của ngôn ngữ nói.
- Tuy nhiên, sử thi là một trong những loại hình dễ bị mai một và có nguy cơ bị thất truyền rất
cao bởi vì những nghệ nhân lớn tuổi, am hiểu, thuộc nhiều sử thi đã qua đời. Nghệ nhân trẻ chưa
có được nhiều người sẵn sàng và có đủ khả năng để đón nhận, tích góp những vốn liếng của
người đi trước trao truyền lại. Trước tình hình đó, các địa phương đã tạo điều kiện cho các nghệ
nhân thực hành diễn xướng, truyền dạy, giúp đỡ các nghệ nhân trẻ người dân tộc tham gia sưu
tầm, dịch thuật sử thi. Nhiều nghệ nhân sử thi Tây Nguyên cũng đã được Nhà nước phong tặng
Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân. Điều phấn khởi nhất đó chính là vào năm 2014, sử thi
Tây Nguyên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể
Quốc gia.
- Tên một số tác phẩm sử thi Tây Nguyên đã được xuất bản
1. Cướp chiêng cổ bon Tiăng: Sử thi Mơ Nông.
2. Lêng nghịch đá thần của Yang: Sử thi Mơ Nông.
3. Udai - Ujà: Sử thi Rag Lai.
4. Bắt con lươn ở suối Dak Huck: Sử thi Mơ Nông
5. Binh con Mănh xin làm vợ Yang: Sử thi Mơ Nông
6. Chi Bri - Chi Brít: Sử thi Chăm.
7. Con đỉa nuốt bon Tiăng: Sử thi Mơ Nông.
8. Cướp chăn lêng của Jrêng, Lêng con Ôt: Sử thi Mơ Nông.
9. Giông, Giơ mồ côi từ nhỏ: Sử thi Ba na.
10. Giông làm nhà mồ: Sử thi Ba Na.
11. Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông: Sử thi Mơ Nông.
12. Lấy hoa bạc, hoa đồng: Sử thi Mơ Nông.
13. Lêng, Kong, Mbong lấy ché vôi trắng: Sử thi Mơ Nông
14. Tiăng lấy ché rlung chim phượng hoàng ở bon Kla: Sử thi Mơ Nông.
15. Thuốc cá ở hồ Bầu Trời, Mặt Trăng: Sử thi Mơ Nông.
16. Yơng, Yang lấy ống bạc tượng người: Sử thi Mơ Nông.
| 1/5

Preview text:

KIẾN TRÚC VÀ SỬ THI TÂY NGUYÊN A. KIẾN TRÚC
Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên là địa bàn sinh sống lâu đời của gần 20 tộc người bản địa,
thuộc về hai dòng ngôn ngữ Môn Khơme và Maylayô – Pôlynêxia. Lúc xưa, chỉ có các tộc người
này là chủ nhân của xứ sở rừng núi và cao nguyên rộng lớn. Ngày nay, ở nhiều nơi, họ trở thành
cư dân thiểu số, bởi những người từ nơi khác di cư tới, đa phần là người Kinh. Cư dân bản địa
nơi đây sở hữu nền văn hóa đặc sắc, phong phú, vừa có tính tương đồng trong cả vùng, vừa có sự
đa dạng giữa các địa phương, các tộc người… Chính vì vậy, các nhà văn hóa học đã phân định
đây là một vùng văn hóa của Việt Nam với những đặc trưng cấu trúc không gian sinh sống hết sức khác biệt.
Kiến trúc nhà ở và nhà mồ chính là nét đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa vật thể các dân tộc
thiểu số ở Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung. (chèn hình)
I. Đặc trưng chung của kiến trúc Tây Nguyên 1. Nhà ở
Tất cả các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên đều ở nhà sàn. Có loại nhà sàn tạm bợ tranh tre, nứa
lá của đa số nhóm Môn — Khơmer (do tập quán du cư). Nhưng cũng có nhà sàn kiên cố như nhà
Rông của người Bâhnar, Xơ Đăng, nhà dài của người Êđê, Jrai. Gầm sàn họ làm cao để có thế
làm nơi nhốt trâu bò, tránh thú dữ nhảy lên vì cư trú giữa rừng (chèn hình). Vì tập quán chọn nơi
cư trú gần các bến sông lớn nên chân cột nhà sàn của người Jrai thường cao hơn so với những tộc
người cùng làm nhà sàn kiên cố khác.
Nhà thường được dựng trên bãi đất rộng theo hướng Bắc – Nam, rất mát mẻ vào mùa khô, ấm áp
vào mùa mưa, đồng thời tránh được cái nắng nóng gay gắt của cao nguyên từ hướng Tây.
Các nhóm tộc người Môn — Khơmer (trừ người Bâhnar & Sê Đăng) hầu hết đều làm nhà sàn
dạng mu rùa: hơi khum khum và chân thấp. (chèn hình)
Mang nặng đặc tính mẫu hệ, nên mỗi khi có một cô con gái lấy chồng, thêm một cặp vợ chồng
trẻ, nhà sàn lại được nối thêm một ngăn. Càng nhiều con, nhà càng dài. 2. Nhà mồ
Nhà mồ không chỉ là một công trình kiến trúc mang tính tín ngưỡng lâu đời mà còn là một công
trình nghệ thuật tổng hợp, gồm nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc và trang trí mỹ thuật độc
đáo. Người Tây Nguyên có quan niệm vòng luân hồi 7 kiếp, nên việc dựng nhà và chia của cho
người chết rất được coi trọng. Khi lập buôn, bao giờ chủ làng hoặc các thầy cúng cũng dành phía
Tây làng (phía mặt trời lặn) để làm khu nhà mồ. Căn nhà mồ (dù là nhà mồ tạm khi người chết
vừa nằm xuống chưa được bỏ mả) phải được dựng giống như căn nhà ở thu nhỏ lại. Chỉ khác là
bao giờ cũng dựng theo hướng Đông - Tây, có thé đón trọn ánh nắng mặt trời cả ngày, mà còn
giảm bớt mùi hôi thối (nếu có) do tập quán chôn chung nhiêu người trong một ngôi mộ của
người Jrai. nồi Trước và xung quanh mộ có khắc hình những chiếc đồng, gùi, ché, tượng trai
gái… bằng gỗ, vừa như hình thức của cải của người đã khuất, vừa như có thêm bầu bạn ở thế giới bên kia.
Trên đầu mộ của người Êđê, Jrai thường dựng một căn nhà sàn nhỏ đặt trên một cây cột, dùng
làm nhà cúng cơm. Khi làm lễ bó mả, phải phá bỏ nhà mồ cũ, dựng nhà mới, đẹp hơn, chắc hơn,
khác tượng mới, để chia tay vĩnh viễn với những điều đã qua.
Sự hiện diện của các vật dụng trong Nhà mồ, đối với mọi tộc người, dù là tượng gỗ hay đồ dùng
sinh hoạt đập vỡ đi hay làm thu nhỏ lại, ngoài ý nghĩa chia của còn là để người chết có thứ để
bầu bạn và vẫn giữ được đầy đủ lối sống như trên mặt đất.
II. Đặc điểm riêng của kiến trúc Tây Nguyên
- Điểm đặc biệt thứ nhất: Vật liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh, những loại cây cỏ hiện diện
trong rừng. Không có bất cứ một vật dụng nào bằng sắt thép hay những chất kết dính. Phương
tiện dùng để dựng nên căn nhà cũng rất đơn giản, chỉ dùng những chiếc rìu để chặt cây làm nhà.
- Điểm đặc biệt thứ hai: Các cột và xà nhà nhà sàn hay nhà Rông chỉ được đặt chồng lên nhau,
hoặc ghép vào nhau rất trùng khít, khó có thế tìm thấy điểm nối và không hề đóng đinh, cũng
hiếm khi phải dùng dây buộc. Nếu cần dùng đến mây, sự chằng chéo sẽ tạo nên những đường nét
tương tự một loại hình trang trí cho cột kèo thêm đẹp.
- Điểm đặc biệt thứ ba: Trên thân cột gian ngoài cùng, hoặc trên toàn bộ các hệ thống cột chính,
họa sĩ Jrai, Sê Đăng hay Bâhnar... sẽ vẽ hoặc khắc chạm lên đó những đường ký hà quen thuộc,
thường xuất hiện trên thổ cẩm. Còn trên xà ngang ngay cửa ra vào, hoặc cột ở gian khách, khắc
nổi hình những con vật quen thuộc đối với cư dân rừng núi, như chim, rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân…
B. SỬ THI TÂY NGUYÊN
- Có lẽ trong văn học dân gian thế giới, sử thi Tây Nguyên được xếp vào loại có dung lượng lớn
nhất. Nhưng điều quan trọng hơn đó là, sử thi Tây Nguyên là một bức tranh toàn cảnh của cả một
thời đại, phản ánh một cách trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt cộng đồng, cuộc đấu tranh
vì những lý tưởng nhân văn cao cả… Có nhiều giả thiết về thời gian ra đời, nhưng có một điều
không ai có thể phủ nhận, đó là sử thi Tây Nguyên là một kho tàng văn học dân gian khổng lồ,
thậm chí có thể so sánh với thần thoại Hy Lạp. Nét khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với các tác
phẩm sử thi cổ điển khác trên thế giới như Ô-đi-xê, Kalevala… là đến nay, sử thi Tây Nguyên
vẫn được lưu truyền nguyên bản trong nhân dân, vẫn được trình diễn trong các buổi sinh hoạt
cộng đồng. Nhờ vậy, sử thi Tây Nguyên vẫn “sống” trong đời sống cộng đồng, thay vì chỉ tồn tại trên sách vở.
- Từ góc độ vùng lãnh thổ và tộc người, có thể phân chia vùng sử thi Tây Nguyên thành 4 tiểu
vùng, mà mỗi tiểu vùng như vậy chứa đựng các sắc thái riêng:
+ Tiểu vùng sử thi Ba Na - Xơ đăng ở bắc Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Kon Tum, và
Gia Lai. Các tộc người này nói ngôn ngữ Môn- Khơ me. Đây là tiểu vùng có số lượng sử thi khá
lớn, chiếm khoảng 30% tống số tác phẩm sưu tầm. Sử thi ở đây phần nhiều thuộc loại sử thi liên
hoàn (sử thi phả hệ) nói đến hai nhân vật anh hùng huyền thoại là Duông và Giông. Quy mô của
mỗi tác phẩm không lớn nhưng khi xâu chuỗi các tác phẩm này lại với nhau, thông qua các hành
động nhân vật Duông và Giông thì lại tạo nên chuỗi tác phẩm liên hoàn khá đồ sộ. Khi diễn
xướng nghệ nhân có thể ngồi hay nằm, đặc biệt người Ba Na thích diễn xướng sử thi vào ban đêm, trong bóng tối.
+ Tiểu vùng sử thi Êđê - Gia rai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai
và Đắc Lắc. Sử thi ở đây được người Pháp phát hiện vào các thập niên 20 thế kỷ XX. Các tác
phẩm sử thi thuộc tiểu vùng này thường có độ dài vừa phải (khoảng 150-200 trang, thời gian
diễn khoảng trên dưới 15 giờ). Nội dung sử thi đề cập đến chiến tranh và các nhân vật anh hùng,
hình thức sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện. Các nhà nghiên cứu thường xếp sử thi Khan Êđê là
sử thi anh hùng (sử thi thiết chế xã hội) để phân biệt với sử thi Mnông là sử thi thần thoại (sử thi
sáng thế) của người Êđê, như Đăm Xăn. Tổng số tác phẩm của người Êđê sưu tầm được vừa qua
lên tới trên 60 tác phẩm.
+ Tiểu vùng sử thi Mnông - Xtiêng ở Nam Tây Nguyên, trên địa bàn các tỉnh Đắc Nông,
Lâm đồng, Bình Phước. Đây là các tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me. Từ xa xưa hai tộc Mnông
và Xtiêng cùng một gốc, sau này mới phân hoá thành hai dân tộc như ngày nay. Số lượng các tác
phẩm sử thi sưu tầm được chiếm số lượng lớn nhất, lên đến 281 tác phẩm, thường là từ 700 đến
trên 1000 trang (diễn xướng 30-40 giờ). Đặc biệt, phần lớn các tác phẩm sử thi này dưới dạng
liên hoàn (phổ hệ), tạo nên tác phẩm đồ sộ và dài nhất ở nước ta và trên thế giới.
+ Tiểu vùng sử thi Raglai, Chăm trên địa bàn Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình Thuận. Đây
là địa bàn chưa điều tra và sưu tầm kỹ, nên số lượng tác phẩm thu được chưa nhiều, khoảng trên
30 tác phẩm, nhưng nếu kể các tác phẩm thu được thì có độ dài rất lớn, diễn xướng trong nhiều
giờ (từ 50-60 giờ), tiêu biểu như các tác phẩm: Che Tili, Dăm Chi Lăng... Sử thi của người
Raglai phản ánh những nội dung lịch sử và xã hội liên quan nhiều đến người Chăm, quốc gia
Chămpa và xa hơn là với Ấn Độ. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được từ mối quan hệ
nguồn gốc và lịch sử giữa người Chăm và Raglai trong quá khứ.
- Sử thi Tây Nguyên truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng, nó được
lưu giữ trong trí nhớ của người dân. Mỗi khi gia đình hay bộ tộc có lễ lạt như: cưới xin, mừng
nhà mới, mừng trẻ nhỏ đầy tháng thì sử thi lại được cất lên.
- Sử thi Tây Nguyên có những bộ chỉ kể trong 1-2 đêm là xong, nhưng có những tác phẩm phải
kéo dài đến cả tuần. Và điều đặc biệt ở sử thi Tây Nguyên chính là cách kể độc đáo. Sử thi bao
giờ cũng được trình bày dưới dạng hát ngâm bằng làn điệu dân tộc, cộng với ngữ điệu, sắc thái,
cường độ, tốc độ với cách đổi giọng từ giọng thật sang giọng giả hay thay đổi tầm cỡ âm thanh
của người nghệ nhân. Những yếu tố này mang đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc và vượt khỏi
phạm vi biểu cảm của ngôn ngữ nói.
- Tuy nhiên, sử thi là một trong những loại hình dễ bị mai một và có nguy cơ bị thất truyền rất
cao bởi vì những nghệ nhân lớn tuổi, am hiểu, thuộc nhiều sử thi đã qua đời. Nghệ nhân trẻ chưa
có được nhiều người sẵn sàng và có đủ khả năng để đón nhận, tích góp những vốn liếng của
người đi trước trao truyền lại. Trước tình hình đó, các địa phương đã tạo điều kiện cho các nghệ
nhân thực hành diễn xướng, truyền dạy, giúp đỡ các nghệ nhân trẻ người dân tộc tham gia sưu
tầm, dịch thuật sử thi. Nhiều nghệ nhân sử thi Tây Nguyên cũng đã được Nhà nước phong tặng
Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân. Điều phấn khởi nhất đó chính là vào năm 2014, sử thi
Tây Nguyên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
- Tên một số tác phẩm sử thi Tây Nguyên đã được xuất bản
1. Cướp chiêng cổ bon Tiăng: Sử thi Mơ Nông.
2. Lêng nghịch đá thần của Yang: Sử thi Mơ Nông.
3. Udai - Ujà: Sử thi Rag Lai.
4. Bắt con lươn ở suối Dak Huck: Sử thi Mơ Nông
5. Binh con Mănh xin làm vợ Yang: Sử thi Mơ Nông
6. Chi Bri - Chi Brít: Sử thi Chăm.
7. Con đỉa nuốt bon Tiăng: Sử thi Mơ Nông.
8. Cướp chăn lêng của Jrêng, Lêng con Ôt: Sử thi Mơ Nông.
9. Giông, Giơ mồ côi từ nhỏ: Sử thi Ba na.
10. Giông làm nhà mồ: Sử thi Ba Na.
11. Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông: Sử thi Mơ Nông.
12. Lấy hoa bạc, hoa đồng: Sử thi Mơ Nông.
13. Lêng, Kong, Mbong lấy ché vôi trắng: Sử thi Mơ Nông
14. Tiăng lấy ché rlung chim phượng hoàng ở bon Kla: Sử thi Mơ Nông.
15. Thuốc cá ở hồ Bầu Trời, Mặt Trăng: Sử thi Mơ Nông.
16. Yơng, Yang lấy ống bạc tượng người: Sử thi Mơ Nông.