Kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN I.
Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác Lênin
● Thời kì cổ, trung đại (XV về trước): trình độ phát triển của các nền sản xuất còn
lạc hậu, chưa có những tiền đề cần thiết cho sự hình thành các lý luận chuyên về kinh tế.
● TK XV: Phương thức sản xuất TBCN ra đời + thay thế PTSX phong kiến. Trình độ
mới của nền SX hàng hóa đã trở thành tiền đề cho sự
phát triển lý luận kinh tế chính trị ● Giữa TK XV đến giữa TK XVII:
○ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
■ Tư bản thương nghiệp có vai trò thống trị nền kinh tế
■ Trọng tâm nghiên cứu: lĩnh vực lưu thông
■ Cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận là từ thương nghiệp
■ Đại biểu tiêu biểu: Starfod, Thomas Mun, A.Montchretien
(người đưa ra định nghĩa về kinh tế chính trị (1615))
○ CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG
■ Đặt trọng tâm nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất
■ Chỉ NÔNG NGHIỆP mới là SẢN XUẤT
■ Đại biểu tiêu biểu: Quesnay (người đứng đầu trường phái trọng nông), Turgo, Boisguillebert
● Cuối TK XVIII - đầu TK XIX: Kinh tế chính trị cổ điển Anh
○ Nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất
○ Trình bày có hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị (phân công lao động,
hàng hóa, giá trị, tiền tệ, tiền lượng, lợi nhuận, địa tô,...) => rút ra các quy luật kinh tế
○ Gía trị do HAO PHÍ LAO ĐỘNG tạo ra, khác xa so với của cải
○ Đại điện: W. Petty, Adam Smith (“Bàn tay vô hình”), D.Ricardo
=> Kinh tế chính trị là môn khoa học kinh tế
● Nghiên cứu các quan hệ kinh tế lOMoAR cPSD| 44820939
● Tìm ra quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động
kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển của nền sản xuất XH
- Sau Adam Smith, lý luận kinh tế chính trị chia thành 2 dòng chính
- Dòng lý thuyết kinh tế: dựa trên quan sát mang tính tâm lý, hành vi =>
xây dựng các lý thuyết kinh tế mới, là các lý thuyết kinh tế về hành vi
người tiêu dùng, người sản xuất hoặc các đại lượng lớn của nền kinh tế
- Dòng lý thuyết kế thừa những giá trị khoa học của Adam
Smith (D. Ricardo => C.Mác)
- Lý thuyết KTCT của Mác và Ăngghen được thể hiện tập trung trong bộ “Tư bản”
- C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa => tiền đề cho việc luận giải một cách khoa học về lý luận giá trị thặng dư
- C.Mác + Ăngghen qua đời => V.Lênin tiếp tục kế thừa, bổ sung, phát triển
lý luận KTCT theo phương pháp luận của C.Mác và có nhiều đóng góp khoa học lớn
=> Dòng lý thuyết KTCT này mang tên KTCT Mác-Lênin
=> KTCT Mác-Lênin được hình thành, xây dựng bởi C.Mác Ph.Ăngghen và V.I.
Lênin dựa trên cơ sở kế thừa những giá trị trước đó, trực tiếp là giá trị khoa học của KTCT TSCĐ Anh. II.
Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin
1. Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác - Lênin
- Chủ nghĩa trọng thương : lĩnh vực lưu thông
- Chủ nghĩa trọng nông: lĩnh vực nông nghiệp
- KTCT cổ điển Anh: nền sản xuất
- Các Mác và Ph. Ăngghen: quan hệ của sản xuất và trao đổi trong phương
thức sản xuất mà quan hệ đó hình thành và phát triển
=> Theo nghĩa hẹp: KTCT nghiên cứu QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ TRAO
ĐỔI theo một PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT nhất định
Theo nghĩa rộng: KTCT là khoa học về những quy luật chi phối sự SẢN XUẤT VẬT
CHẤT VÀ TRAO ĐỔI những tư liệu sở hữu vật chất trong xã hội loài người. Nó
nghiên cứu trước hết là những quy luật đặc thù => rút ra những quy luật có tính
chung của sản xuất và trao đổi. lOMoAR cPSD| 44820939
- V.I. Lênin nhấn mạnh: “KTCT không nghiên cứu sự sản xuất mà nghiên cứu
những quan hệ xã hội giữa người với người trong sản xuất, nghiên cứu
chế độ xã hội của sản xuất”.
Khái quát: Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác Lê-nin là các QUAN HỆ XÃ HỘI của SẢN
XUẤT và TRAO ĐỔI mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình
độ phát triển của LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT và KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG tương ứng của
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT nhất định.
2. Mục đích nghiên cứu của KTCT Mác - Lênin
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Phát hiện ra các quy luật chi phối quan hệ giữa người với người
trong sản xuất và trao đổi
- Tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát
triển kinh tế xã hội của một quốc gia phù hợp với những giai đoạn phát triển nhất định
2.2. Quy luật kinh tế
- Là những mối liên hệ phản ánh bản chất khách quan, lặp đi lặp lại
của các hiện tượng + quá trình kinh tế trong nền sản xuất xã hội tương
ứng với những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất XH ấy. -
Quy luật kinh tế KHÁC chính sách kinh tế.
3. Phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác - Lênin
- Phép biện chứng duy vật
- Trừu tượng hóa khoa học: nhận ra và gạt bỏ những yếu tố ngẫu
nhiên, tạm thời, gián tiếp => tách ra những dấu hiệu điển hình, bền
vững, ổn định => hiểu bản chất + phát triển được tính quy luật chi
phối sự vận động của đối tượng nghiên cứu
- Logic kết hợp với lịch sử
- Thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp III.
Chức năng của KTCT Mác - Lênin
- Chức năng nhận thức
- Chức năng thực tiễn
- Chức năng tư tưởng
- Chức năng phương pháp luận lOMoAR cPSD| 44820939
CHƯƠNG 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG I.
Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa
1. Sản xuất hàng hóa
● Khái niệm: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó,
những người sản xuất ra sản ph m không nhằm mục đích nhu cầu
tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán
● Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
○ ĐK1: Phân công lao động xã hội (ĐK cần của sản xuất hàng hóa)
→ Là sự phân chia LĐXH vào trong các ngành sản xuất khác nhau
○ ĐK2: Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất
■ Do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quyết định
● => Sự tồn tại điều kiện này làm cho những người
sản xuất độc lập với nhau, sản xuất cái gì/với
khối lượng bao nhiêu => Việc riêng của mỗi nhà tư bản
■ Trong điều kiện ấy => người này muốn sử dụng sản ph
m của người kia cần có sự trao đổi dưới hình thái trao
đổi hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá trị 2. Hàng hóa ● Là sản ph
m của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi, mua bán
● Hai thuộc tính của hàng hóa ○ Gía trị sử dụng
■ Là công dụng của sản ph
m thỏa mãn nhu cầu con người
■ Là một phạm trù vĩnh viễn
■ Trong nền kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng cũng đồng thời là
vật mang giá trị trao đổi ○ Gía trị
■ Là lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa
■ Gía trị biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội lOMoAR cPSD| 44820939
■ Là một phạm trù lịch sử, gắn liền với kinh tế hàng hóa
=> Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị => Một vật chỉ có
thể trở thành hàng hóa khi nó vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị
● Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng
đến lượng giá trị của hàng hóa
○ Lượng giá trị của hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó
■ Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản
xuất ra một hàng hóa nào đó trong điều kiện sản xuất trung
bình của xã hội (tức là với trình độ khéo léo trung bình, cường
độ lao động trung bình và trong ĐK kĩ thuật trung bình của XH)
○ Lượng giá trị của hàng hóa bao hàm hao phí lao động quá khứ và hao
phí lao động sống
○ Hai nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là năng suất
lao động và tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
■ Năng suất lao động là hiệu quả có ích của quá trình lao động
sản xuất, nó được xác định bằng ● số lượng sản ph
m sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc
● lượng thời gian cần thiết để sản xuất một đơn vị sản ph m
■ Ngoài ra C.Mác còn xem xét thêm về mối quan hệ giữa tăng
cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
● Lượng giá trị của một hàng hóa
○ Tỉ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh trong hàng hóa
○ Tỉ lệ nghịch với năng suất lao động
■ Tính chất phức tạp của lao động
● Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia
thành lao động giản đơn và lao động phức tạp
○ Lao động giản đơn: lao động không đòi hỏi quá
trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu
về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được lOMoAR cPSD| 44820939
○ Lao động phức tạp: lao động yêu cầu phải trải
qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
● Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau,
lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao
động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản
đơn được nhân bội lên.
● Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa ○ Lao động cụ thể
■ Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định
■ Mỗi lao động cụ thể có mục đích lao động riêng, đối tượng
lao động riêng, công cụ lao động riêng, phương pháp lao
động riêng và kết quả riêng.
■ Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
■ Là một phạm trù vĩnh viễn
○ Lao động trừu tượng
■ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến
hình thức cụ thể của nó
■ Là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói
chung về cơ bắp, thần kinh, trí óc
■ Tạo ra giá trị hàng hóa ■ Là
một phạm trù lịch sử ○ Kết luận:
■ Xét lao động cụ thể là xem lao động đó tiến hành như thế
nào, sản xuất ra cái gì
■ Xét lao động trừu tượng là xem lao động đó tốn bao nhiêu
sức lực, hao phí bao nhiêu thời gian lao động
■ Chất của lao động hàng hóa là lao động trừu tượng vì nó tạo ra giá trị hàng hóa 3. Tiền
3.1. Nguồn gốc và bản chất của tiền● Các hình thái giá trị:
○ Hình thái giá trị giản đơn/ngẫu nhiên: trao đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác lOMoAR cPSD| 44820939
■ VD: 1 mét vải = 10 kg thóc
● Gía trị của vải được thể hiện bằng giá trị sử
dụng của thóc => Hình thái tương đối của giá trị
● Gía trị sử dụng của thóc được sử dụng làm
phương tiện đo lường giá trị của vải => Hình thái vật ngang giá
○ Hình thái giá trị đầy đủ/mở rộng
■ Gía trị của một hàng hóa được biểu hiện bởi giá trị sử
dụng của nhiều hàng hóa ■ VD: 1 mét vải = 10 kg thóc
hoặc 1 cái rìu hoặc 1 con cừu hoặc ….
■ Hạn chế của hình thái này: vẫn chỉ là trao đổi trực tiếp
với những tỷ lệ chưa cố định
○ Hình thái chung của giá trị
■ Vật ngang giá chung được cố định
■ VD: 10 kg thóc/1 cái rìu/1 con cừu = 1 mét vải (hàng hóa trung gian)
=> Gía trị của nhiều hàng hóa được đo lường/biểu
hiện bởi một hàng hóa đóng vai trò của vật ngang giá
■ Hạn chế: những vùng lãnh thổ khác nhau trong cùng
một quốc gia có thể có quy ước khác nhau về loại hàng hóa làm vật ngang giá chung ○ Hình thái tiền
■ 10 kg thóc/1 cái rìu/1 con cừu = 2 phân vàng (hàng hóa tiền tệ) ● Kết luận
○ Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài
của sản xuất và trao đổi hàng hóa cũng như của sự phát triển
của các hình thái giá trị đi từ thấp đến cao ○ Tiền là
■ Một loại hàng hóa đặc biệt
■ Được tách ra làm vật ngang giá chung cho mọi hàng hóa lOMoAR cPSD| 44820939
■ Đo lường và biểu thị giá trị hàng hóa và mối quan hệ giữa
những người sản xuất hàng hóa với nhau 3.2. Các chức năng của tiền ● Thước đo giá trị:
○ Chức năng cơ bản của tiền
○ Thực chất của chức năng này là đo lường + biểu thị giá trị của các hàng hóa
○ Mọi hàng hóa đều biểu thị giá trị của nó vàng (Cơ sở so sánh tỉ
lệ giá trị là ở hao phí lao động) ○ Tiêu chu
n giá cả là một trọng lượng vàng nhất định và
cố định được dùng làm đơn vị tiền tệ để tính toán giá cả của các hàng hóa
● Phương tiện lưu thông
○ Chức năng cơ bản của tiền
○ Tiền là môi giới trong trao đổi HH theo công thức H - T - H
○ Tiền trong chức năng này phải là tiền mặt
● Phương tiện cất trữ: Tiền rút khỏi lưu thông và được người ta cất
trữ lại để khi cần → đi mua hàng hóa. Khi
thực hiện chức năng này, tiền tệ nhất thiết phải có đủ giá trị
● Phương tiện thanh toán: Tiền dùng để chi trả sau khi công việc đã
hoàn thành (trả lương, trả nợ, nộp thuế)
● Phương tiện tiền tệ TG: Tiền thực hiện những chức năng trên ở phạm vi quốc tế
3.3. Dịch vụ và một số loại hàng hóa đặc biệt 3.1.1. Dịch vụ
- Là các hoạt động lao động của con người được thực hiện trong các sản ph
m vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người
- Gía trị của dịch vụ cũng do hao phí lao động của người tạo ra dịch vụ quyết
định. Còn giá trị sử dụng của dịch vụ chính là công dụng của dịch vụ đáp
ứng nhu cầu của người mua
- Dịch vụ là hàng hóa vô hình
- Dịch vụ luôn gắn chặt và không thể tách rời khỏi nhà cung cấp
- Dịch vụ là hàng hóa không thể tích lũy/lưu trữ được => Người mua chi trả
cho việc sử dụng tạm thời dịch vụ đó lOMoAR cPSD| 44820939
3.1.2. Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố
kháchàng hóa thông thường ở điều kiện ngày nay
● Quan hệ trong trường hợp trao đổi quyền sử dụng đất
○ Đất: có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi mua bán nhưng
không do hao phí lao động tạo ra
○ Gía trị sử dụng: công dụng của mảnh đất
○ Gía trị: hao phí lao động của người khai hoang lấn biển phát hiện mảnh đất đó
○ Gía cả: phụ thuộc nhiều yếu tố (đầu cơ, sự khan hiếm, tốc độ đô thị hóa,...)
● Quan hệ trong trao đổi thương hiệu (danh tiếng)
○ Gía trị sử dụng: công dụng, tính hữu ích của thương hiệu
○ Gía trị: hao phí lao động tạo dựng thương hiệu
○ Hàng hóa vô hình → chỉ đánh giá giá trị/giá trị sử dụng qua cảm nhận
● Quan hệ trong trao đổi chứng khoán, chứng quyền và giấy tờ có giá
○ Gía trị sử dụng: mang lại thu nhập cho người sở hữu chứng khoán
○ Gía trị: khi mua chứng khoán => hình thái giá trị của tiền sẽ chuyển
sang hình thái giá trị chứng khoán. Bản thân chứng khoán có hao
phí lao động kết tinh nhưng ở dạng gián tiếp
○ Gọi chứng khoán là tư bản giả vì nó tồn tại bên ngoài sản xuất, chỉ là
giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu => tư bản thật: tư bản được đầu
tư vào quá trình sản xuất II. Thị trường
1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường a. Khái niệm
- Theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa
các chủ thể kinh tế với nhau
- Theo nghĩa rộng: là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi,
mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch
sử, kinh tế, xã hội nhất định
b. Phân loại thị trường
● Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường: Thị
trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng
● Căn cứ vào phạm vi hoạt động: Thị trường trong nước và thị trường thế giới lOMoAR cPSD| 44820939
● Căn cứ đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất: Thị trường các yếu tố đầu vào và
thị trường hàng hóa đầu ra
● Căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trường: Thị trường gắn với các lĩnh vực khác nhau của đời sống
● Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường: Thị trường tự do, thị
trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
○ Thị trường tự do: tuân theo quy luật kinh tế khách quan (do Adam Smith đẻ ra)
○ Thị trường có điều tiết: có sự can thiệp của nhà nước (John Menacke)
c. Vai trò của thị trường
- Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
- Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra
cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế
- Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế
quốc gia với nền kinh tế thế giới
2. Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
a. Cơ chế thị trường
- Là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh các cân đối
của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
- Dấu hiệu đặc trưng của CCTT: cơ chế hình thành giá cả một cách tự
do. Người bán, người mua thông qua thị trường để xác định giá cả của hàng hóa, dịch vụ
b. Nền kinh tế thị trường
● Là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng
hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông
qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường
● Đặc trưng chung của kinh tế thị trường
○ Đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu.
Các chủ thể này bình đẳng trước pháp luật
○ Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
○ Gía cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường. Cạnh tranh vừa
là môi trường, vừa là động lực (= Gía cả do thị trường quyết định) lOMoAR cPSD| 44820939
○ Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh
tế xã hội (lợi nhuận)
○ Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đồng
thời khắc phục khuyết tật của thị trường, đảm bảo bình đẳng và ổn định xã hội
○ KTTT là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế
● Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường Ưu thế Khuyết tật
● Luôn tạo động lực mạnh mẽ
● Nền KTTT luôn tiềm n rủi ro khủng
cho sự hình thành ý tưởng
hoảng do sự vận động tự phát của
mới của các chủ thể kinh tế các quy luật kinh tế ●
● Nền KTTT không tự khắc phục
Phát huy tốt nhất tiềm năng
được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
của mọi chủ thể, các vùng
không thể tái tạo, suy thoái môi
miền, cũng như lợi thế quốc
trường tự nhiên và xã hội
gia trong quan hệ với thế giới
● Nền KTTT không tự khắc phục
● Tạo ra các phương thức để
được hiện tượng phân hóa sâu sắc
thỏa mãn tối đa nhu cầu của trong xã hội
con người, thúc đ y tiến bộ và văn minh xã hội
3. Một số quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường
a. Quy luật giá trị i.
Yêu cầu: Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành
trên cơ sở của hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết.
Điều đó có nghĩa là: Trong sản xuất, hao phí lao động cá biệt để sản
xuất ra hàng hóa phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần lOMoAR cPSD| 44820939
thiết. Còn trong trao đổi, việc trao đổi các hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá ii.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị:
1. Gía cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Chỉ có thông qua sự vận động lên xuống của giá cả thị
trường, ta mới biết được sự tồn tại và tác động của quy luật giá trị.
2. Gía trị là cơ sở của giá cả. Nhưng giá cả thị trườngkhông chỉ
phụ thuộc vào giá trị hàng hóa mà còn phụ thuộc vào quan
hệ cung cầu, quan hệ cạnh tranh trên thị trường
→ Vì thế, giá cả thị trường tự phát lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa iii.
Các tác động của quy luật giá trị
1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuấtnhằm tăng NSLĐ
3. Phân hóa những người sản xuất thành người giàu, người
nghèo một cách tự nhiên
b. Quy luật cung cầu
- Là quy quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa
trên thị trường. Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với
nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả - Tác dụng:
- Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường
- Quyết định giá cả thị trường
=> Ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung - cầu tồn tại và
hoạt động một cách khách quan
c. Quy luật lưu thông tiền tệ
- Theo quy luật này, số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở
mỗi thời kỳ nhất định, được xác định bằng công thức tổng quát: lOMoAR cPSD| 44820939
M: Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một
khoảng thời gian nhất định P: Mức giá
Q: Khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông
V: Số vòng lưu thông của đồng tiền
- Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền
mặt trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
được xác định như sau
P.Q: Tổng giá cả hàng hóa
G1: Tổng giá cả hàng hóa bán chịu
G2: Tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau
G3: Tổng giá cả hàng hóa đến kì thanh toán
V: Số vòng quay trung bình của tiền tệ
d. Quy luật cạnh tranh
● Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm có
được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà
thu được lợi ích tối đa
○ Cạnh tranh nội bộ ngành
○ Cạnh tranh giữa các ngành
● Tác động của cạnh tranh trong nền KTTT Tích cực Tiêu cực lOMoAR cPSD| 44820939
- Thúc đ y LLSX phát triển - Cạnh tranh không
- Thúc đ y sự phát triển của lành mạnh gây KTTT - Tổn hại môi trường
- Là cơ chế điều chỉnh linh kinh doanh
hoạt việc phân bổ các nguồn - Gây lãng phí nguồn lực XH lực xã hội
- Thúc đ y năng lực thỏa mãn
- Làm tổn hại phúc lợi nhu cầu của xã hội xã hội
4. Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường
a. Người sản xuất
● Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa,
dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Họ là
những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sp cho xh để phục vụ tiêu dùng.
● Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất,
kinh doanh và thu lợi nhuận. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, họ phải có trách
nhiệm đối với hàng hóa dịch vụ mà mình cung cấp không làm tổn hại đến
sức khỏe và lợi ích của cộng đồng xh.
b. Người tiêu dùng
- Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
- Người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong định hướng sản xuất, là
động lực để sản xuất phát triển
- Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất
c. Các chủ thể trung gian trong thị trường
- Các chủ thể trung gian có vai trò quan trọng trong việc kết nối,
thông tin trong các quan hệ mua bán. Hoạt động của các trung gian
trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng
như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng sự kết nối
giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng ăn khớp nhau lOMoAR cPSD| 44820939
- Trong nền KTTT hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian trong thị
trường cũng rất đa dạng: trung gian thương nhân, trung gian môi giới chứng khoán,... d. Nhà nước
- Trong nền KTTT, Nhà nước vừa thực hiện chức năng QLNN về
kinh tế, đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị
trường => Mỗi chủ thể có vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất, trao đổi
hàng hóa và là một tác nhân của nền KTTT.
Hoạt động của mỗi chủ thể đều chịu tác động của quy luật KTTT, đồng thời tuân thủ sự
điều tiết, định hướng nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế. lOMoAR cPSD| 44820939
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Lý luận về C.Mác về giá trị thặng dư 1. Nguồn
gốc của giá trị thặng dư
a. Công thức chung của tư bản:
- Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn vận động trong quan hệ H-T-H + H: hàng hóa + T: tư bản
- Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động trong quan hệ T-H-T.
- Điểm khác nhau của 2 quá trình trên: mục đích. +
Mục đích của sản xuất hàng hóa giản đơn: giá trị sử dụng
+ Mục đích của lưu thông tư bản: giá trị lớn hơn/ giá trị thặng dư (vì nếu
không thu được giá trị lớn hơn thì quá trình trên là không có ý nghĩa),
=> Tư bản vận động theo công thức: T-H-T’. Trong đó T’ = T + △T.
- Tiền biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư => Tư bản là
giá trị mang lại giá trị thặng dư.
- Sau khi phân tích kĩ lưu thông, C.Mác khẳng định: Trong lưu thông, dù trao đổi
ngang giá hoặc không ngang giá, đều không tăng thêm giá trị, do đó không tạo ra
giá trị thặng dư. Nhưng trong công thức chung của tư bản chỉ lưu thông, lại có
delta T, từ đó C.Mác kết luận: Giá trị thặng dư không sinh ra trong lưu thông,
nhưng cũng không sinh ra ngoài lưu thông. Đây chính là mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
- Nhà tư bản đã mua được một hàng hóa đặc biệt nào đó mà trông quá trình sử
dụng hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được
giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của nó => Hàng hóa sức lao động.
b. Hàng hóa sức lao động:
- C.Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.”
- Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ 2 điều kiện: lOMoAR cPSD| 44820939
+ Một, người lao động được tự do về thân thể (có quyền sở hữu sức lao động
của mình => tự do bán sức lao động)
+ Hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp
với sức lao động của mình để tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động.
- Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: giátrịvàgiátrịsửdụng, + Giátrị:
● Kháiniệm:Giátrịcủahànghóasứclaođộngcũngdosố
lượnglaođộngxãhộicầnthiếtđểsảnxuấtvàtáisản
xuấtrasứclaođộngquyếtđịnh.
● Giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá
trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Bao gồm 3 bộ phận chính:
➔ Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh
thần) để tái sản xuất ra sức lao động.
➔ Hai là, phí tổn hao đào tạo lao động.
➔ Ba là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần)
để nuôi con người lao động.
➔ Ở những quốc gia khác nhau, do đặc điểm khác nhau, thì giá
trị sức LĐ cũng khác nhau, do đó, giá trị sức LĐ bao hàm cả
yếu tố tinh thần và lịch sử. Đây là khácbiệtcơbảnvới giá trị HH thông thường. + Giátrịsửdụng:
● Giátrịsửdụngcủahànghóasứclaođộngđượcquá
trìnhsửdụngsứclaođộngvàcũngđểthỏamãnnhucầu ngườimua.
● Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt: khi
sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra
lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của
giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có.
=> Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động mà có. c. Sự sản xuất giá trị thặng dư
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị.
- Để có được giá trị thặng dư, người lao động phải làm việc trong nền sản xuất đạt
được một trình độ nhất định nào đó. Trình độ đó phản ánh, người lao động chỉ lOMoAR cPSD| 44820939
phải hao phí 1 phần thời gian lao động (trong thời gian lao động đã được thỏa
thuận mua bán theo nguyên tắc ngang giá) là có thể bù đắp được giá trị hàng hóa
sức lao động, bộ phận này là thời gian lao động tất yếu.
- Ngoài ra còn 2 điều kiện:
+) Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản +) SP người
công nhân làm ra thuộc về nhà tư bản.
- (Đoạnnàyđọcthậtkỹvídụnhé,taocũngkhôngbiếttómtắt
nhưthếnào,cóvẻnhưvídụnàycựcquantrọng).
- Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân nhưng lại thuộc về nhà tư bản.
- Ký hiệu giá trị thặng dư: m.
- Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư.
- m chỉ được tạo ra trong sản xuất nhưng lưu thông là điều kiện không thể thiếu
được --> Mâu thuẫn của công thức chung được làm sáng tỏ - Nguồn gốc của m là
do sức lao động CN tạo ra - Chú ý:
+) Để vấn đề sáng tỏ và dễ hiểu, C.Mác chia thời gian LĐ của CN làm 2 phần
● Thời gian LĐ cần thiết (tất yếu): Là thời gian người công nhân tạo ra giá trị ngang bằng giá trị SLĐ
● Thời gian LĐ thặng dư: Là thời gian người công nhân tạo ra giá trị ngang bằng giá trị thặng dư.
2. Bản chất của tư bản
a. Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
- Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư (m) cho người sở hữu nó
- Căn cứ vào tính 2 mặt của lao động và vai trò của các bộ phận tư bản khác nhau
trong quá trình sản xuất m, thì C.Mác chia TB thành 2 bộ phận: ● TB bất biến:
❖ Là bộ phận TB tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất (dùng để mua
TLSX) mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và
chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản ph m và không thay đổi về
lượng trong quá trình sản xuất => Ký hiệu: c.
❖ Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần
thiết để cho quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra. ● TB khả biến: lOMoAR cPSD| 44820939
❖ Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động (dùng để mua
SLĐ) và giá trị của chúng có sự biến đổi về lượng/ số lượng trong
quá trình sản xuất. => Ký hiệu: v.
+) Chỉ có tư bản khả biến (SLĐ CN) mới là nguồn gốc tạo ra m +) TB khả biến
biểu hiện dưới hình thức tiền công.
+) Nếu gọi G là giá trị hàng hóa thì công thức về giá trị hàng hóa được biểu hiện
dưới dạng: G= c+ (v+m). Trong đó:
+ (v+m) là bộ phận giá trị mới của hàng hóa, do hao phí lao động tạo ra.
+ c là giá trị những tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng, là bộ phận lao
động quá khứ được kết tinh trong máy móc, nguyên vật liệu được chuyển vào giá
trị sản ph m mới b. Tiền công:
- Lí luận giai cấp TS cho rằng tiền công là giá cả của lao động, do người chủ trả cho CN.
- Nhưng C.Mác khẳng định tiền công không phải giá cả LĐ vì LĐ không phải HH, mà
tiền công là giá cả của SLĐ do người công nhân tự trả cho mình.
- Người mua hàng hóa sức lao động chưa thu ngay được giá trị thặng dư dưới hình
thái tiền mà muốn chuyển hóa thành tiền thì hàng hóa được sản xuất phải được
bán đi (thị trường chấp nhận). Nếu không bán được => phá sản.
c. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản - Tuần hoàn tư bản:
+ Là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua 3 giai đoạn mang 3 hình thái
khác nhau (tư bản tiền tệ - tư bản sản xuất - tư bản hàng hóa) gắn với thực
hiện những chức năng tương ứng để rồi quay về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn. +
+ Nguồn gốc của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất và do hao phí sức
lao động của người lao động chứ không phải mua rẻ bán đắt mà có. Kết
quả của quá trình sản xuất là H’ và trong H’ là giá trị thặng dư. Khi bán H’
ta được T’, trong T’ có giá trị thặng dư dưới hình thái tiền. lOMoAR cPSD| 44820939
+ Tuần hoàn tư bản phản ánh những mối quan hệ khách quan giữa các hoạt
động cần kết hợp nhịp nhàng, kịp thời, đúng lúc trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Chu chuyển tư bản:
+ Là sự tuần hoàn tư bản được lặp đi lặp lại 1 cách định kì và đổi mới theo thời gian.
+ Chu chuyển tư bản được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển tư bản.
+ ThờigianchuchuyểncủaTB:là khoảng thời gian kể từ khi nhà TB bỏ TB ra
dưới 1 hình thái nào đó đến khi thu về cũng dưới hình thái ấy nhưng có
kèm theo m. Như vậy, thời gian chu chuyển của TB gồm thời gian sản xuất
(gồm thời gian LĐ &
thời gian chu n bị LĐ & thời gian gián đoạn LĐ) và thời gian lưu thông
(gồm thời gian mua & thời gian bán)
+ TốcđộchuchuyểncủaTB: là số lần một tư bản được ứng ra dưới 1 hình thái
nhất định quay trở về dưới hình thái đó với giá trị thặng dư tính trong 1
đơn vị thời gian nhất định. (thời là 1 năm)
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản được tính bằng số vòng chu chuyển của TB
(là quan hệ tỉ lệ giữa thời gian của năm và thời gian chu chuyển của TB)
theo công thức: n=CH/ch +) n: số vòng chu chuyển +) CH: thời gian của năm
+) ch: thời gian chu chuyển của TB (thời gian 1 vòng tuần hoàn) +) n càng lớn, m càng cao
+ Muốn tăng m --> tăng n --> giảm ch --> giảm thời gian sx và thời gian lưu
thông --> giảm thời gian sx (tăng năng suất LĐ và tăng cường độ LĐ) & giảm
thời gian lưu thông (giảm thời gian mua & thời gian bán) --> giảm thời gian
bán (cải tiến mẫu mã, bao bì SP để phù hợp nhu cầu, thị hiếu; phát triển hệ
thống giao thông; cải tiến mạng lưới bán hàng; đa dạng phương thức thanh toán)
=> Nghiên cứu về tuần hoàn của TB là nghiên cứu về mặt chất, sự tuần hoàn của TB,
còn nghiên cứu về chu chuyển của TB là nghiên cứu về mặt lượng, sự vận động của TB.
c. Tư bản cố định và tư bản lưu động
Căn cứ vào phương thức chu chuyển giá trị của các bộ phận TB vào SP khác nhau thì
TB sx được chia thành TB cố định và TB lưu động: +) TB cố định là bộ phận tư bản tồn