Kinh tế chính trị Mác Lê nin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Kinh tế chính trị Mác Lê nin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề bài: Trình bày nguyên nhân, bản chất và các hình thức xuất khẩu tư bản? Hệ quả
của xuất khẩu tư bản đối với các nước nhập khẩu tư bản là gì? Liên hệ với thực tiễn
Việt Nam từ khi mở cửa đến nay?
Họ và tên sinh viên: Phạm Nhật Linh
Mã sinh viên: 11223718
Lớp: 64D Tài chính doanh nghiệp CLC BÀI LÀM lOMoAR cPSD| 44820939
I. Khái niệm, nguyên nhân, bản chất và các hình thức xuất khẩu tư bản
1. Khái niệm:
- Xuất khẩu tư bản được hiểu là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài , tức là đầu tư tư bản ra
nước ngoài với mục đích nhằm bóc lột, chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi
khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
- Lần đầu tiên đưa ra khái niệm xuất khẩu tư bản, Mác cho rằng đó là kết quả của việc tư
bản theo đuổi giá trị thặng dư và sản phẩm xã hội hóa tư bản chủ nghĩa.
- Bên cạnh đó, xuất khẩu tư bản còn là quá trình ăn bám bình phương vì tư bản được
xem như một công cụ bóc lột công nhân lao động bản địa nay được xuất khẩu ra nước
ngoài theo hình thức cho vay hoặc đầu tư nên bóc lột cả công nhân lao động nước ngoài (thuộc địa).
2. Nguyên nhân xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu
- Một là, vì trong những nước tư bản phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản
lớn và nảy sinh tình trạng một số “tư bản thừa” tương đối, nghĩa là không tìm được nơi
có lợi nhuận cao trong nước, nên cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở
trong nước. Theo đó, họ quyết định xuất khẩu tư bản cho vay để kiếm được khoản lợi
nhuận lớn từ việc làm này.
- Hai là, tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ
thấp tỷ suất lợi nhuận.
- Ba là, trên thế giới còn nhiều nước lạc hậu về kinh tế nhưng bị lôi cuốn vào sự giao lưu
kinh tế thế giới, trong khi đó chưa có đủ tư bản để đầu tư. Ngoài ra, giá ruộng đất
tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nhưng lại rất thiếu tư bản nên tỷ suất lợi
nhuận cao, từ đó thu hút sự đầu tư của tư bản.
- Bốn là, Chủ nghĩa tư bản khiến cho mâu thuẫn kinh tế – xã hội ngày càng trở nên gay
gắt. Xuất khẩu tư bản là biện pháp giúp làm giảm mức gay gắt đó một cách hiệu quả.
3. Bản chất của xuất khẩu tư bản
Thực chất là hình thức mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế, là
sự bành trường thế lực của tư bản tài chính nhằm bóc lột nhân dân lao động thế giới, khiến
cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột giá trị thặng dư, cơ cấu kinh tế què quặt, lệ
thuộc vào nền kinh tế nước tư bản chủ nghĩa. lOMoAR cPSD| 44820939
4. Các hình thức của xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới các hình thức đầu tư, chủ sở hữu.
a. Theo cách thức đầu tư : gồm có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
- Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc
mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi
nhánh của công ty mẹ. Một số xí nghiệp mới được hình thành thường tồn tại dưới dạng
hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty nước ngoài.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Các nhà tư
bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào các đề án
phát triển kinh tế thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế
và quốc gia. Ngày nay, hình thức này còn được thực hiện bằng việc mua cổ phiếu của
các công ty ở nước nhập khẩu tư bản.
b. Theo chủ sở hữu: gồm xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân:
- Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản lấy tư
bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hay viện trợ hoàn lại hay
không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.
• Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết
cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư bản tư nhân.
• Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm cứu vãn chế độ chính trị thân
cận đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài.
• Về quân sự, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào
các khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải đưa quân tham chiến
chống nước khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình
hoặc đơn thuần để bán vũ khí.
- Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thực hiện.
Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông qua
hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm là
thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao. II.
Hệ quả của xuất khẩu tư bản đối với các nước nhập khẩu tư bản
1. Tạo cơ hội thị trường: Xuất khẩu tư bản tạo ra cơ hội thị trường cho các nước nhập
khẩu tư bản giúp cho những nước này mở rộng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho
người tiêu dùng trong nước. lOMoAR cPSD| 44820939
2. Tăng lựa chọn, đa dạng hóa các loại sản phẩm và dịch vụ: Việc nhập khẩu tư bản có
thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong nước đồng thời cung cấp các
lợi ích trong việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ.
3. Gia tăng sự cạnh tranh: Sự cạnh tranh từ các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu tư bản
yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cải tiến và nâng cao hiệu suất để đối phó với sự
cạnh tranh. Điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển trong nền kinh tế.
4. Nâng cao kỹ thuật và công nghệ mới: Nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ tư bản có thể
giúp nước nhập khẩu tiếp cận công nghệ thông tin và kiến thức mới từ các nước xuất
khẩu tư bản. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp trong nước nhập
khẩu mà còn có thể tích lũy nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật từ các nước xuất khẩu tư bản
5. Thúc đẩy quan hệ quốc tế: Xuất khẩu tư bản là cầu nối tạo một sự liên kết giữa các
nước, tạo ra cơ hội hợp tác đồng thời thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa các quốc gia.
6. Ảnh hưởng đến thương mại và tài chính quốc tế: Xuất khẩu tư bản có thể ảnh hưởng
đến thương mại và tài chính quốc tế bằng cách cân đối thương mại, tạo ra thu nhập cho
nước xuất khẩu và chi tiêu cho nước nhập khẩu.
III. Xuất khẩu tư bản đối với sự tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam từ khi mở cửa đến nay.
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:
- FDI (Foreign Direct Investment – FDI) là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài bỏ
vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam
bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này và
các quy định khác có liên quan.
- Theo luật Đầu tư nước ngoài Việt Nam ban hành năm 1987 và được bổ sung hoàn
thiện sau ba lần sửa đổi “ Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài
trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được
Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành
lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”.
2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam:
- Tính lũy kế từ năm1986 - 2022, cả nước có hàng nghìn dự án còn hiệu lực với tổng
vốn đăng ký trên 438,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài
ước tính đạt 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. lOMoAR cPSD| 44820939
- Cơ cấu đầu tư FDI ở Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau:
• Theo đối tác đầu tư: Từ khi mở cửa đến nay, Việt Nam đã thu hút 141 FDI đến từ
các quốc gia trên thế giới, trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore là ba quốc
gia có số vốn đầu tư luôn dẫn đầu danh sách các nguồn FDI vào Việt Nam. Năm
2022, Singapore là quốc gia đứng đầu danh sách với tổng số vốn FDI lên đến 6,46
tỷ USD , chiếm 23,3% tổng vốn đăng ký đầu tư của đất nước.
• Theo ngành: Đầu tư FDI đã có mặt trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân tại Việt Nam.
o Ngành công nghiệp chế biến là ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
nhất dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỉ USD, chiếm 60,6% tổng vốn
đầu tư đăng kí năm 2022.
o Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỉ
USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng kí.
o Mặc dù nông, lâm, thủy sản là ngành sản xuất trọng điểm của Việt Nam
nhưng số vốn đầu tư còn hạn chế. Nguyên nhân đến từ việc địa phương chưa
có những chính sách khuyến khích đầu tư. Đồng thời đầu tư vào nông, lâm,
thủy sản sẽ có rủi ro cao hơn do dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
3. Theo vùng, miền: Hầu hết các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đều có dự án
đầu tư nước ngoài nhưng sự phân bổ lượng vốn không đồng đều do sự
chênh lệch lớn giữa đồng bằng và vùng núi, sự phát triển kinh tế giữa
thành thị và nông thôn… Nguồn vốn FDI thường được phân bổ chủ yếu
vào Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do mật độ dân số cao, cơ sở hạ
tầng tốt, vị trí địa lý… thuận lợi cho việc vận chuyển, trao đổi giữa các quốc gia.
4. Thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu tư bản với nền kinh tế Việt Nam - Thuận lợi:
• Góp phần bổ sung nguồn vốn cho Việt Nam.
• Thúc đẩy tăng trưởng, tăng thu ngân sách, cân đối vĩ mô
• Chuyển biến tích cực về kỹ thuật và công nghệ
• Tạo ra số lượng lớn việc làm và nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam
Thúc đẩy quá trình mở cửa, hội nhập và trao đổi văn hòa với các quốc gia khác - Khó khăn: lOMoAR cPSD| 44820939
• Cơ cấu đầu tư bất hợp lý gây ra sự mất cân đối vào ba ngành trong nền kinh tế,
sự mất cân đối trong việc đầu tư nội bộ mỗi ngành, sự mất hợp lý trong cơ cấu đầu tư theo vùng miền.
• Ảnh hưởng xấu đến môi trường
• Hiện tượng chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI: được thể hiện qua việc khai
tăng giá trị tài sản góp vốn, mua nguyên liệu và các yếu tố đầu vào với giá cao, trốn thuế…
• Việc chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước còn chậm
5. Giải pháp:
- Nhà nước ta cần liên tục rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho
phù hợp, giảm thời gian xét duyệt dự án để theo kịp với những biến động của nền kinh tế toàn cầu.
- Chính phủ cần xác định rõ danh mục các ngành, lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước
ngoài và ngành, lĩnh vực chỉ các nhà đầu tư trong nước thực hiện. Đặc biệt, thiết lập,
xây dựng các quy chuẩn để lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với địa
phương, có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường
- Nâng cao kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật ở hệ thống đường bộ, đường biển, hàng
không, điện năng, nguồn cung cấp nước sạch, nước công nghiệp, hệ thông thông tin liên lạc thuận lợi
- Không chỉ đào tạo kỹ năng nghề, cần đào tạo nâng cao kỷ luật lao động, các kỹ năng
mềm, khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để lao động Việt Nam vừa có kỹ năng
nghề cao và có tính chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong
thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. HẾT