Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
3b. Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế quá độ,
luôn vận động, phát triển theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với một trình
độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa
con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội, trong đó quan hệ sở
hữu là quan hệ cơ bản nhất của quan hệ sản xuất.
Sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và
tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết
quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một
điều kiện lịch sử nhất định.
Khi đề cập tới sở hữu hàm ý trong đó có chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu
và lợi ích từ đối tượng sở hữu.
+ Chủ sở hữu thống nhất ở một người, có thể tách bạch ở nhiều người; có thể là
sở hữu riêng của tư nhân (tư hữu) hay sở hữu chung của cộng đồng, của xã hội
(sở hữu xã hội). Chủ thể sở hữu có thể là thể nhân, có thể là pháp nhân
+ Đối tượng sở hữu là các yếu tố đầu vào của sản xuất và các sản phẩm được
tạo ra từ các yếu tố đầu vào đó. Đối tượng sở hữu luôn biến đổi do trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất quyết định. Trong xã hội tư bản đối tượng sở hữu
của các chủ tư bản là giá trị tư bản dưới các hình thái: tư bản – tiền tệ, tư bản –
sản xuất hay tư bản – hàng hóa. Trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong
đó có Việt Nam, nhấn mạnh đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất (sở hữu về tư
liệu sản xuất). Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhất là cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, thì đối tượng sở hữu
chuyển mạnh từ đối tượng sở hữu hữu hình là các tư liệu sản xuất sang đối
tượng sở hữu vô hình là tri thức của loài người, là trí tuệ của con người, là trí
tuệ nhân tạo, là công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ kỹ thuật số, internet vạn
vật, thông tin, dữ liệu lớn (big data), bằng sáng chế, phát minh, giải pháp công
nghệ, bản quyền, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, lợi thế thương mại, uy tín trên thương trường...
Mục đích của chủ sở hữu là nhằm thực hiện những lợi ích từ đối tượng sở hữu.
+ Chủ sở hữu nào mà sở hữu được đối tượng sở hữu vô hình càng nhiều càng
lớn thì càng có cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh, vì khi sở hữu được những
tri thức, trí tuệ con người, trí tuệ nhân tạo, công nghệ tiên tiến hiện đại, công
nghệ kỹ thuật số... và vận dụng vào trong quá trình sản xuất thì sẽ tạo ra những
hàng hóa chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường với năng suất lao động cao hơn, lOMoAR cPSD| 44879730
chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá trị cá biệt thấp hơn, sức cạnh tranh cao hơn và
thường chiến thắng trong cạnh tranh, thu được lợi ích kinh tế tối đa.
Khác với việc chiếm hữu các sản phẩm tự nhiên, sở hữu phản ánh việc
chiếm hữu trước hết các yếu tố tiền đề (các nguồn lực) của sản xuất, kể đến là
chiếm hữu kết quả lao động trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.
Cơ sở sâu xa cho sự hình thành sở hữu hiện thực trước hết, xuất phát từ quá
trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Trình độ phát triển của kinh tế xã hội đến
đâu, sẽ phản ánh trình độ phát triển của sở hữu tương ứng. Mà trình độ phát
triển của xã hội ấy lại chịu sự quy định của trình độ lực lượng sản xuất tương
ứng. Cho nên, sở hữu, chịu sự quy định trực tiếp của trình độ lực lượng sản xuất
mà trong xã hội ấy đang vận động.
* Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý. -
Về nội dung kinh tế, sở hữu là cơ sở, là điều kiện của sản xuất. Nội dung
kinh tế của sở hữu biểu hiện ở khía cạnh những lợi ích, trước hết là những lợi
ích kinh tế mà chủ thể sở hữu sẽ được thụ hưởng khi xác định đối tượng sở hữu
đó thuộc về mình trước các quan hệ với người khác. Không xác lập quan hệ sở
hữu, không có cơ sở đề thực hiện lợi ích kinh tế.
+ Lợi ích kinh tế là mục đích của chủ sở hữu. Những lợi ích kinh tế mà đối
tượng sở hữu mang lại thì chủ sở hữu không được hưởng toàn bộ, mà chỉ được
hưởng một phần, phần còn lại phải đóng góp vào lợi ích chung của toàn xã hội,
của đất nước. Các chủ thể sở hữu không chỉ quan tâm tới đối tượng sở hữu, cái
mà họ quan tâm hơn là giá trị gia tăng được tạo ra từ các đối tượng sở hữu đó.
Bởi vì, giá trị gia tăng ấy là cái bảo đảm sự gia tăng lợi ích kinh tế của chủ sở
hữu. Để đạt được điều đó, chủ sở hữu phải hết sức quan tâm đối tượng sở hữu
nào đem lại sự gia tăng giá trị cao nhất (ngày nay là tri thức, là trí tuệ con người,
là trí tuệ nhân tạo, là công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ kỹ thuật số…) và
làm thế nào, với phương thức nào để đối tượng sở hữu mang lại giá trị gia tăng
cao nhất, vì vậy phải hợp lý hóa, tối ưu hóa việc tổ chức và quản lý quá trình
sản xuất - kinh doanh v.v… để có hiệu quả kinh tế hợp lý. Điều này đã được
C.Mác dự báo: ‘‘trình độ của lực lượng sản xuất càng phát triển cao thì việc sản
xuất ra sản phẩm hàng hóa càng ít phụ thuộc vào số lượng lao động và thời gian
lao động đã chi phí, mà phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học - công nghệ
và sự ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất’’. -
Về mặt pháp lý, sở hữu giả định và đòi hỏi sự thừa nhận về mặt luật pháp.
Khi đó, những lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng sẽ không bị lOMoAR cPSD| 44879730
các chủ thể khác phản đối. Khi đó việc thụ hưởng được coi là chính đáng và hợp pháp.
+ Chế độ sở hữu là sự thể chế hóa có tính chất pháp lý, là nội dung pháp lý của
quan hệ sở hữu đang tồn tại khách quan trong mỗi chế độ xã hội. Hệ thống luật
pháp phải thừa nhận các quyền của chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu (cả các
nguồn lực đầu vào hữu hình và vô hình, cả các sản phẩm được tạo ra từ các
nguồn lực đầu vào đó). Pháp luật quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa
vụ của các chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu và lợi ích do đối tượng sở hữu
đó mang lại. Chế độ sở hữu bao gồm các quyền như quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu, quyền quản lý kinh doanh (quyền sử dụng), quyền thực hiện lợi ích kinh tế,
quyền kiểm soát, quyền định đoạt tài sản, quyền chuyển nhượng, mua - bán tài
sản (hữu hình và vô hình), quyền thừa kế, cho, biếu, tặng tài sản… -
Nội dung kinh tế và nội dung pháp lý của sở hữu thống nhất biện chứng
trong một chỉnh thể. Nội dung pháp lý là phương thức để thực hiện lợi ích một cách chính đáng -
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế
có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng. Các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật
+ Kinh tế công cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế có tính tự chủ cao. -
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công
hữu là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà còn phải khuyến khích các thành
phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân coi đó là động lực quan trọng, thực hiện sự
liên kết giữa các loại hình công hữu - tư hữu sâu rộng ở cả trong và ngoài nước. -
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trờ thành nền
tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Với vai trò của mình kinh tế nhà nước
không đứng độc lập, tách rời mà luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với toàn bộ
nền kinh tế và trong suốt cả quá trình phát triển