Kinh tế chính trị Mac Lenin tiểu luận năm nhất| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -----**-----
BÀI TẬP LỚN MÔN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN
Đề tài: Phân tích những ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường. Nhà
nước cần phải có giải pháp gì để h n
ạ chế những khuyết tật đó? Liên
hệ với
thực tiễn Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thùy Dung Mã số S : V 11200902
Lớp: KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHỦ NGHĨA
MÁC- LÊNIN (220)_14
Hà Nội, tháng 6/2021 MỤC LỤC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 3
B/ PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 4
1. NHỮNG ƯU THẾ VÀ KHUYẾT TẬT CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ..... 4
1.1 Nền kinh tế thị trường .................................................................................. 4
1.1.1.Thị trường ................................................................................................................. 4
1.1.2. Nền kinh tế thị trường.
.......................................................................................... 4
1.2. Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường .......................... 4
1.2.1. Ưu thế của nền kinh tế thị trường. ..................................................................... 4
1.2.2. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường. ............................................................... 5
2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHÀ NƯỚC CẦN PHẢI CÓ ĐỂ HẠN CHẾ
NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. ....................... 6
2.1 Nhà nước tạo môi trường kinh tế v
ĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế. 6
2.2. Nhà Nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo ổn định chính
trị, xã hội cho sự phát triể
n kinh tế. ............................................................ 6
2.3. Nhà nước đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội....................................... 7
3. LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM. ....................... 7
3.1. Công cuộc đổi mới và một số thành tự
u nổi bật........................................ 7 3.2. M t
ộ số hạn chế cần khắc phục .................................................................... 8
3.2.1 Tình trạng phân hóa giàu nghèo. ......................................................................... 8
3.2.2.Vấn đề cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường tự nhiên ........................ 10
C / KẾT LUẬN ......................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. .11 2
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực tiễn, Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến nay,
Đảng ta đã lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung tâm: Phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA. Trên cơ sở bám sát và vận dụng sáng tạo tư tưởng Mác- Lênin, việc
vận dụng những lý thuyết kinh tế chính trị về nền kinh tế thị trường vào công cuộc
xây dựng đất nước, nhằm đảm bảo thực hiện thành công công cuộc xây dựng Việt
Nam thành một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là vô cùng quan trọng
Chính vì lý do trên việc nghiên cứu đề tài: “ Phân tích những ưu thế và khuyết
tật của kinh tế thị trường. Nhà nước cần phải có giải pháp gì để hạn chế những
khuyết tật đó? Liên
hệ với thực tiễn Việt Nam” thực sự mang tính cấp thiết và có ý
nghĩa quan trọng cả về thực tế và lí luận. 3
B/ PHẦN NỘI DUNG 1.
NHỮNG ƯU THẾ VÀ KHUYẾ
T TẬT CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Nền kinh tế thị trường 1.1.1. Thị trường
- Khái niệm thị trườn g
, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá
giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Tại đó, người có nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ sẽ
nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng hoá, dịch vụ sẽ nhận được
một số tiền tương ứng.
, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi,
mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định.
1.1.2. Nền kinh tế thị trường
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là
nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều dược
thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
- Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử từ kinh tế tự nhiên, tự
túc. Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ
kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. Như vật, nền kinh
tế thị trường là sản phẩm của nền văn minh nhân loại.
- Kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở
hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.
- Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông
qua hoạt động của các thị trường bộ phận
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là động lực vừa
là môi trường thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.
- Động lực trực tiếp của các chủ thế sản xuất là lợi ích kinh tế - xã hội.
- Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh
tế, đồng thời, nhà nước thực hiện khác phục những khuyết tật của thị trường, thức
đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
- Kinh tế thị trường thường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.
1.2. Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trườn g
1.2.1. Ưu thế của nền kinh tế thị trường -
, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho hình thành ý
tưởng mới của các chủ thế kinh tế. 4
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể luôn có cơ hội để tìm ra động lực cho
sự sáng tạo của mình. Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở
thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể
kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua đó, thúc đẩy tăng
năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả.
, nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của
mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc g
ia trong quan hệ với thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi tiềm năng, lợi thế đều có thể được phát huy,
đều có thể trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội. Thông qua vai trò gắn kết của thị
trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nền
kinh tế tự cung tự cấp hay nền kinh tế theo kế hoạch hóa để phát huy tiềm năng, thế
mạnh của từng thành viên, từng vùng miền trong quốc gia, của từng quốc gia trong
quan hệ kinh tế với phần còn lại của thế giới.
, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa
các nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy văn minh và tiến bộ xã hội.
Nền kinh tế thị trường với sự tác động của các quy luật thị trường luôn tạo ra sự
phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng
của xã hội. Nhờ đó nhu cầu về tiêu dùng các lại hàng hóa, dịch vụ khác nhau được
đáp ứng kịp thời; người nhu cầu được thỏa mãn nhu cầu cũng như đáp ứng đầy đủ
các chủng loại hàng hóa, dich vụ. Thông qua đó, nền kinh tế thị trường trở thành
phương thức để thúc đẩy văn minh, tiến bộ của xã hội.
1.2.2. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh ưu thế kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật vốn có. Những
khuyết tật chủ yếu của nên kinh tế thị trường bao gồm :
xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn
tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro về khủng hoảng luôn tiềm ẩn. Khủng hoảng
có thể diễn ra cục bộ, có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể. Khủng hoảng có thể diễn
ra với mọi loại hình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường
không tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này do sự vận động tự phát của các
quy luật kinh tế. Tính tự phát này bên cạnh ý nghĩa tích cực, còn gây ra các rủi ro
tiềm ẩn dẫn đế khủng hoảng. đây là thách thức đối với nền kinh tế thị trường.
, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài
nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Do phần lớn các chủ thể sản xuât kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn
đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với
nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường, cũng vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể
sản xuất kinh doanh có thể vi phạm nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm
giàu thậm chí phi pháp, thậm chí cả đạo đức xã hội. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, các
chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết
yếu cho nền kinh tế nhưng có lợi nhuân kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn,
thời gian thu hồi vốn dài. Tự nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được các khuyết tật này.
, nền kinh tế thị trường không tự khắc phụ được hiện trượng phân hóa sâu sắc trong xã hội. 5
Trong nền kinh tế thị trường. Hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ
hội là tất yếu mà bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục. Các quy
luật thị trường luôn phân bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt động tham gia thị
trường, cộng với tác động cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một sự tất yếu.
2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHÀ NƯỚC CẦN PHẢI CÓ ĐỂ HẠN CHẾ NHỮNG KHUYẾT T
ẬT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
2.1 Nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.
- Ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt và ưu
tiên nhằm tạo nền tảng để ổn định tình hình kinh tế. Trong đó, cần tập trung thực
hiện một số định hướng chính sách, giải pháp trọng tâm sau đây:
- Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; điều hành cung tiền và
tăng trưởng tín dụng phù hợp, tránh gây sức ép lên lạm phát; phù hợp với diễn biến
lạm phát, tăng dự trữ ng
oại hối; có kịch bản đối phó với các cú sốc từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế.
- Hai là, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, bảo đảm kỷ luật tài chính – n
gân sách Nhà Nước, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, mở rộng và
không để xói mòn cơ sở thuế; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, mua sắm, hội họp.
- Ba là, tập trung giải quyết hiệu quả bài toán phân bổ hợp lý nguồn lực trên phạm
vi cả nước, từng ngành, vùng, địa phương. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ thực
hiện ưu tiên cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Bốn là, Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước, quản
lý đầu tư công và bảo đảm an toàn nợ công; Hoàn thiện cơ chế điều phối, quản trị
các vùng kinh tế, xây dựng chiến lược liên kết kinh tế vùng trong chiến lược phát
triển quốc gia, tạo cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển… phù
hợp với mỗi vùng và liên kết vùng có hiệu quả.
2.2. Nhà Nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị,
xã hội cho sự phát triển kinh tế.
Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp để bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh
tế, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động
kinh tế, vì ổn định chính trị, xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế.
Một là, ban hành pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường.Trong đó: i.
Tiếp tục nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường, trọng tâm là pháp luật
về các loại thị trường; ii.
Hoàn thiện pháp luật về các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
trong điều kiện hội nhập quốc tế mạnh mẽ và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Hai là, gia tăng hệ thống pháp luật tác động đến doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý
lành mạnh cho các hoạt động kinh tế và người tiêu dùng, người lao động và cộng đồng xã hội nói chung. 6 i.
Hoàn thiện pháp luật về môi trương pháp lý cho hoạt động kinh doanh như pháp luật về v ệc i
thành lập doanh nghiệp bao ồ
g m thành lập, đăng ký kinh
doanh, đăng ký đầu tư và quản trị doanh nghiệp,… ii.
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, người lao động và các lợi ích
chung của cộng đồng như luật chống hàng giả, luật sử dụng lao động, luật bảo vệ môi trường,...
2.3. Nhà nước đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội
Nhà nước cần hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị trườ ng, phân phối
thu nhập quốc dân một cách công bằng, thông qua các biện pháp sau: , thiết lập khuôn
khổ pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ phân phố i (i) quy định hoạt động tạo
thu nhập, phân phối thu nhập trực tiếp và gián tiếp; quyền định đoạt đối với của cải, tài sản, thu nhập; (ii)
quy định quan hệ liên quan tới hoạt động sử dụng các nguồn lực trong nền kinh t ế quốc dân, trong v à ngoài nước;
xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý để trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp vào quá trình phân phối.
, phát triển hệ thống an sinh xã hội. Để bao quát được hết các đối tượng cần
được bảo đảm, các quỹ phúc lợi, an sinh xã hội được áp dụng trong xã hội. Cơ bản,
hệ thống an sinh xã hội bao gồm 3 hợp phần như:
Hệ thống bảo đảm thực hiện mục tiêu xóa đói g iảm nghèo;
Hệ thống bảo hiểm gồm bảo hiểm x
ã hội và bảo hiểm y tế;
Hệ thống trợ cấp xã hội.
3. LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM.
3.1. Công cuộc đổi mới và một số thành
tựu nổi bật.
- Ở Việt Nam, sau khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1954),
Đại hội III của Đảng (9-1960) đã đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa m à nội
dung chủ yếu là tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản
xuất; cách mạng khoa học, kỹ thuật; cách mạng tư tưởng, văn hóa; trong đó cách
mạng khoa học, kỹ thuật là then chốt.
- Tuy nhiên trong quá trình đổi mới, chúng ta đã phạm một số sai lầm như thực hiện
quốc hữu hóa ồ ạt tư liệu sản xuất, thực hiện chế độ phân phối theo lao động mà thực
chất là phân phối bình quân, bao cấp một cách không hợp lý,… . Những sai lầm khiến
Việt Nam cũng rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội từ năm 1979.
- Đại hội VI Đảng (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mà trước hết là
đổi mới các chính sách kinh tế: Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nhờ cải cách kịp thời và hợp lý, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu: 7
, phát triển được nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã
hội chủ nghĩa với nhiều loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng và phong phú
cả về quy mô, trình độ và quan hệ sản xuất.
Chủ động và tích vực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và
khu vực, với các dấu mốc quan trọng như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM), trở thành
thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (A PEC) và đặc
biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhà nước giảm
tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường thông qua sự
điều tiết kịp thời và phù hợp, sớm nhận diện, ngăn chặn và kiểm soát khủng hoảng,
bảo đảm tăng trưởng bao trùm và hài hòa lợi ích theo yêu cầu phát triển bền vững quốc gia và quốc tế…
3.2. Một số hạn chế cần khắc phục
3.2.1 Tình trạng phân hóa giàu nghèo.
- Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên cả nước:
Quyết định số: 835/QĐ - LĐTBXH Bộ Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội công bố
kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 trên phạm vi toàn quốc, kết quả cụ thể như sau:
Tỷ lệ hộ nghèo
, hộ cận nghèo chung cả nước Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo:
- Tổng số hệ nghèo: 984.764 hộ, trong
- Tỷ lệ hộ nghèo: 3,75%: đó:
- Tổng số hộ cận nghèo: 1.166.989 hộ;
- Tỷ lệ hộ cận nghèo: 4,45%.
- Sự chênh lệch về thu nhập của người dân
Theo Ngân hàng Thế Giới, chỉ số Gini tăng từ 35,7% lên 38,7% trong 20 năm
qua từ 1992 đến 2012, cho thấy bất bình đẳng thu nhập đã tăng trong giai đoạn này.
Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm thu nhập cao nhất (nhóm thu nhập 5)
với 20% nhóm thu nhập thấp n ất h
(nhóm thu nhập 1) cũng ngày càng giãn
rộng: năm 1995 là 7,0 lần; 2006 là 8,37 lần; năm 2012 tăng lên 9,35 lần. 8
Chênh lệch vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ
với vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Tây Bắc năm
2002 là 2,3 lần; năm 2006 là 2,86; năm 2010 là 2,92 lần; năm 2012 là 3,02 lần.
- Khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế :
Trong khi đại đa số người giàu có thu nhập cao đều lựa chọn những bệnh viện
tư, bệnh viện có vốn nước ngoài, kỹ thuật điều trị cao để chăm sóc sức khoẻ, thì chăm
sóc y tế lại là thứ xa xỉ đối với người nghèo. Ngay cả tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh giữa các
tỉnh miền núi và các thành phố cũng có sự cách biệt lớn, cao nhất (Điện Biên) và thấp
nhấp (Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn là 5 lần; và sự khác biệt về tỷ lệ đó giữa nhóm
dân tộc thiểu số và nhóm đa số là 3 lần.
, phân hóa giàu nghèo có thể sẽ dẫn đến phân cực xã
hội, làm gia tăng các vụ khiếu kiện gây mất ổn định xã hội.
, sự phân hóa giàu nghèo có thể trở thành yếu tố kìm
hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế . Vì, tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập
ngày càng trở nên trầm trọng sẽ khiến tăng trưởng kinh tế không thể ổn định.
, sự phân hóa giàu nghèo làm cho một số người định
hướng lệch lạc các giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội. Việc đẩy mạnh
kinh tế thị trường dẫn đến sự gia tăng của lối sống chạy theo đồng tiền, bất chấp các chuẩn mực đạo đức.
Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách xóa đói
giảm nghèo hợp lý và đạt hiệu quả cao: -
Triển khai đồng bộ các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. -
Đào tạo việc làm cho người nông dân ở nông thôn miền núi, điều tiết thu nhập
qua thuế, an sinh xã hội có nhiều trụ cột khác nhau, tiến hành đảm bảo mạnh
mẽ hơn quyền lợi cần thiết cho người dân.
Bên cạnh những chính sách trên, Đảng và Nhà nước ta cũng cần thực hiện thêm
các giải pháp để mục tiêu rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo được thực
hiện nhanh nhất, hơp lý nhất và hiệu quả nhất. -
Tạo môi trường chính trị ổn định để phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện
công bằng xã hội, tạo môi trường dân chủ, công bằng để người dân lao động
trở thành chủ thể có vị trí trong xã hội. 9 -
Nâng cao trình độ dân trí cho người dân,thực hiện phổ cấp giáo dục, thu hẹp
khoảng cách văn hóa và cơ hội tiếp cận giáo dục giữa thành thị và nông thôn. -
Điều tiết lại thu nhập quốc dân, giảm thu nhập của tầng lớp giàu và tăng thu
nhập của tầng lớp nghèo thông qua các chính sách thuế thu nhập, các chính
sách hỗ trợ việc làm, các hoạt động đào tạo nghề,…. 3.2.2.Vấn đề cạn
kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường tự nhiên
Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Có thể
thấy một số biểu hiện cụ thể của vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau: -
Sự gia tăng tiêu thụ năng lượng hàng năm, và tương ứng với nó là tăng lượng
phát thải khí nhà kính. Dự báo mức phát thải khí nhà kính đến năm 2030 sẽ
tăng gấp ba so với mức phát thải năm 2005 là 177 tấn CO2 tương đương -
Lượng ô nhiễm đất, nước và không khí cũng tăng lên nhanh chóng. Khoảng
667.000 tấn ô-xít sun-phua, 618.000 tấn ô-xít ni-tơ và 6,8 triệu tấn mô-nô-xít
các-bon được phát thải hàng năm ở Việt Nam. -
Thu hẹp diện tích che phủ và chất lượng của rừng, vì nhu cầu khai thác gỗ và
đất đều tăng. diện tích rừng giảm từ 43% vào năm 1943 xuống chỉ còn 27%
vào năm 1990. Diện tích rừng vào năm 2009 đã tăng lên được 40%, nhưng con
số báo cáo chính thức này bao gồm cả diện tích rừng trồng và rừng thứ sinh có chất lượng kém
Vấn đề cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường tự nhiên gây ra những hệ lụy
nghiêm trọng đối với nước ta:
- Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng, gây tác hại cho sức khỏe
người dân và môi trường.
- Phá rừng và sử dụng đất với cường độ quá cao đã làm cho tình trạng xói mòn
đất ngày càng trầm trọng và giảm độ màu mỡ của đất.
- Đa dạng sinh học cả trên mặt đất và dưới nước đều giảm sút, cản trở các kế
hoạch duy trì khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu của Việt Nam
- Suy giảm và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo như
dầu mỏ, than đá, khí đốt,… -
Năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa XI
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Năm 2020, dự thảo Luật bảo vệ môi
trường sửa đổi bổ sung tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung, trình Quốc hội. -
Xây dựng Dự thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030
và tầm nhìn đến năm 2050. 10
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong điều
kiện mới, ngoài các định hướng trên, theo Đảng và Nhà nước cần tập trung vào một
số giải pháp trọng yếu sau: -
Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về vân đề bảo vệ môi trường -
Giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường theo chủ trương của Đảng. -
Nền sản xuất xã hội cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. -
Triển khai thực hiện đầy đủ Luật bảo vệ môi trường
C / KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích n ững ưu thế h và k
huyết tật của kinh tế thị trường chúng ta
có thể thấy được vai trò và phạm vi ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đối với nền
kinh tế của Việt Nam. Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển một cách nhanh
chóng, đặc biệt là nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển này là do
Đảng và Nhà nước đã có những chính sách phù hợp, đã vận dụng đúng đắn các lý
thuyết kinh tế - chính trị, trong đó có lý thu
yết về nền kinh tế thị trường. Như vậy có
thể khẳng định rằng: Lý luận về nền kinh tế thị trường vẫn giữ nguyên giá trị khoa
học và tính thời đại của nó. Nó là nền tảng lý luận thực sự khoa học để phân tích thời
đại cũng như của công cuộc xây dựng đất nước hiện đại ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ có hạn của bài tiểu luận, em chỉ có thể đề cập tới một số mặt
của vấn đề mà không thể đi sâu vào tất cả khía cạnh. Em rất mong nhận được sự góp
ý, chỉnh sửa của cô để bài viết này thêm phần hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế - Chính trị Mác – Lênin – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
2. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/mot-so-van-de-ve-moi-truong-o-viet- nam-hien-nay- t - huc-trang-va-giai-phap.html
3. Các phương pháp tài chính về liên quan đến xoá đói giảm nghèo - Tạp chí kinh tế và phát triển.
4. Quyết định số: 835/QĐ - LĐTBXH Bộ Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
5. Văn kiện Đại hội Đảng khóa VI, XI. 11 12