-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Làm rõ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật và rút ra ý nghĩa phương pháp luận? | Bài tập lớn học phần Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Phenikaa
Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, “là cái quyết định” của chủ nghĩa Mác. Bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và nhận thức của khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Triết học mác - lênin (LT1011) 87 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Làm rõ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật và rút ra ý nghĩa phương pháp luận? | Bài tập lớn học phần Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Phenikaa
Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, “là cái quyết định” của chủ nghĩa Mác. Bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và nhận thức của khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011) 87 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎ BÀI TẬP LỚN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ BÀI: Làm rõ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng
duy vật và rút ra ý nghĩa phương pháp luận? (Đề số 189)
Giảng Viên Hướng Dẫn : TS. Đồng Thị Tuyền
Năm học 2022 – 2023 MỤC LỤC
A. Mở đầu ................................................................... 2
B. Nội dung ................................................................. 3
1. Khái niệm “liên hệ” .................................................................. 3
2. Khái quát một số quan điểm về mối liên hệ ............................. 4
3. Phân tích và chứng minh 3 tính chất của mối liên hệ ............ 5
3.1 Tính khách quan ...................................................................... 5
3.2. Tính Phổ biến .......................................................................... 6
3.3 Tính đa dạng ............................................................................ 7
4. Nguyên tắc toàn diện ................................................................ 8
5. Ý Nghĩa ..................................................................................... 9
C. Kết luận ................................................................ 11
D. Tài liệu tham khảo .............................................. 12 A. Mở đầu
Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, “là cái quyết định” của chủ
nghĩa Mác. Bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực
khách quan và nhận thức của khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện
chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực
tiễn. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những
nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng
đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất.
Ngoài sự tác động của tự nhiên như các sự vật khác còn tiếp nhận sự tác
động của xã hội và của những người khác. Chính con người và chỉ có con
người mới có thể tiếp nhận vô vàn mối quan hệ đó. Vấn đề là con người phải
hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình giải quyết
các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và của bản thân.”
Cùng với nguyên lý về sự phát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
là một trong hai nguyên lý lớn nhất và là cơ sở cho việc xây dựng các nguyên
lý, quy luật khác trong phép biện chứng duy vật. Nó là nguyên lý cơ bản về
phép biện chứng duy vật, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật.
Mối liên hệ được chủ yếu sử dụng theo ý nghĩa là sự ràng buộc lẫn nhau
của các sự vật hiện tượng. Trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mác
Lê-nin thì thuật ngữ mối liên hệ được sử dụng mang ý nghĩa biện chứng, tức
là nó được dùng để chỉ sự ràng buộc lẫn nhau không thể tách rời giữa các sự
vật, hiện tượng. Đồng thời nó còn là sự tác động làm và biến đổi lẫn nhau của
các sự vật hiện tượng. B. Nội dung
1. Khái niệm “liên hệ” [2]
“Liên hệ” là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi. “Mối liên hệ” dùng để chỉ các
mối ràng buộc tương hỗ,quy định ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tối, bộ
phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. “Mối liên hệ phổ
biến” dùng để chỉ tinh phổ biến của các mối liên hệ,chỉ những mối liên hệ tồn
tại ở nhiều sự vật,hiện tượng của thế giới hay nói cách khác mối liên hệ phổ
biên được dùng với hai nghĩa: dùng để chỉ tinh phổ biến của các mối liên hệ
hay dùng để chỉ sự khái quát những mối liên hệ có tinh chất phổ biến.
2. Khái quát một số quan điểm về mối liên hệ [1]
Trước đây, các nhà duy tâm rút các mối liên hệ giữa các vật ra từ ý thức,
tinh thần. Hêghen cho rằng ý niện tuyệt đối là nền tảng của các mối liên hệ,
còn Béccơly lại cho rằng cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các đối
tượng. Cơ sở của sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng là ở
lực lượng siêu tự nhiên hay là ở ý thức cảm giác con người. Các sự vật hiện
tượng liên hệ với nhau là không phải do bản thân nó mà do ý niệm tuyệt đối.
Ý niệm tuyệt đối vận động thông qua các phạm trù, đến đỉnh cao thì tha
hóa thành thế giới vật chất, thành các sự vật hiện tượng. Như vậy, mối liên hệ
của các sự vật hiện tượng bắt nguồn từ ý niệm tuyệt đối. Từ chỗ cho rằng, mọi
tồn tại trong thế giới đều là những mắt khâu của một thực thể vật chất duy
nhất, là những trạng thái và hình thức tồn tại khác nhau của nó, phép biện
chứng duy vật thừa nhận, có mối liên hệ phổ biến giữa các đối tượng.
Khi nói về mối liên hệ chủ yếu ta chỉ chú ý đến sự ràng buộc, tác động
lẫn nhau của vật chất - hữu hình. Trong khi còn thế giới tinh thần mà ở đó các
đối tượng không là những sự vật hữu hình mà lại vô hình như hình thức của tư
duy, hình thức của nhận thức cũng liên hệ chặt chẽ với nhau và liên hệ với các
vật thật – nguyên mẫu hiện thực khách quan, mà những hình thức này chỉ là
sự phản ánh, tái tạo lại chúng.
Khi quan niệm về sự liên hệ được mở rộng sang cho cả giữa các đối
tượng tinh thần và giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các đối tượng khách
quan thì sẽ có quan niệm về mối liên hệ phổ biến. Tuy nhiều mối liên hệ
nhưng đối đội nghiên cứ của phép biện chứng là mối liên hệ chung nhất, mối
liên hệ phổ biến. Thế giới có tính thống nhất vật chất có hệ thống các mối liên
hệ giữa các đối tượng, tính chất này cũng là cơ sở cho mọi liên hệ... Như vậy
các đối tượng không thể tồn tại cô lập, mà luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Còn quan điểm siêu hình thì thường phủ định mối liên hệ tất yếu giữa
các đối tượng, được phổ biến rộng rãi trong khoa học tự nhiên rồi lan truyền
sang triết học. Quan điểm này được nảy sinh khi khoa học kĩ thuật chưa phát
triển, con người vẫn còn nghiên cứu thế giới trong sự tách rời nhau, ở trạng
thái cô lập. Điều này dẫn đến các sự vật, hiện tượng vốn có liên hệ bị tách rời,
xếp cạnh nhau và xảy ra độc lập tuần tự mà không có liên hệ ràng buộc nào và
chuyển hóa lẫn nhau, nếu có cũng chỉ là ngẫu nhiên, hời hợt, bên ngoài.
Kết quả là quan điểm siêu hình dẫn thế giới quan triết học đến sai lầm là
dựng lên ranh giới giả tạo giữa các sự vật, hiện tượng. đặt đối lập các nghiên
cứu khoa học chuyên ngành với nhau. Vì vậy, quan điểm này không thể phát
hiện ra quy luật, bản chất và tính phổ biến của sự vận động, phát triển của các
sự vật, hiện tượng trong thế giới.
3. Phân tích và chứng minh 3 tính chất của mối liên hệ [1] 3.1 Tính khách quan
Phép duy vật biện chứng cho rằng, các sự vật hiện tượng của thế giới tồn
tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, tác động trong thế giới. Có mối liên hệ,
tác động giữa các sự vật hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự
vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần. Có các mối liên hệ giữa
những hiện tượng tinh thần với nhau (mối liên hệ và tác động giữa các hình
thức của nhận thức)… Các mối liên hệ, tác động đó – suy đến cùng, đều là sự
quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật
hiện tượng. Mối liên hệ của các sự vật là khách quan vốn có của mọi sự vật, hiện tượng.
Ngay cả các sự vật vô tri vô giác hàng ngày cũng chịu sự tác động của
các sự vật hiện tượng khác. Con người cũng chịu sự tác động của các sự vật,
hiện tượng khác và các yếu tố trong chính bản thân, con người chỉ có thể nhận
thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. Ví dụ:
• Mối liên hệ phổ biến tác động qua lại trong giới tự nhiên vô cơ như
nước chảy đá mòn, gió thổi mây bay…
• Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng hóa -
dị hóa; biến dị - di truyền; ...
• “Hiệu ứng cánh bướm” của nhà toán học Edward Norton Lorenz khám
phá ra “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”.
3.2. Tính Phổ biến
Trong thế giới mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ
với nhau. Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh, và không liên hệ với
nhau ở những khía cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đối
tượng khác thay đổi, lẫn những biến đổi không làm các đối tượng khác thay
đổi. Như vậy, liên hệ và cô lập thống nhất với nhau mà ví dụ điển hình là quan
hệ giữa cơ thể sống và môi trường. Cơ thể sống gắn bó với môi trường nhưng
đồng thời cũng tách biệt với nó, có tính độc lập tương đối. Một số thay đổi
của môi trường nhất định làm cơ thể sống thay đổi, những thay đổi khác lại
không làm nó thay đổi. Chỉ những biến đổi môi trường gắn với hoạt động
sống của cơ thể mới ảnh hưởng đến nó; còn thay đổi nào không gắn gì với
hoạt động đó thì không gây ra sự biến đổi nào trong nó. Như vậy, liên hệ và
cô lập luôn tồn tại cùng nhau, là những mặt tất yếu của mọi quan hệ cụ thể giữa các đối tượng. Ví dụ:
• Mưa đều có liên hệ đến gió mùa và gió mùa đều có liên hệ đến những dòng hải lưu.
• Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội, tư duy
đều có mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ với nhau... 3.3 Tính đa dạng
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ Quan điểm biện chứng của chù
nghĩa Mác - Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của
các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên
hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự
vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác
nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt
khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong
những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất
và vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò
cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định,
trong những điều kiện xác định. Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài,
mối liên hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên
hệ trực tiếp và gián tiếp, v.v. của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Quan
điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm
về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên
hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong
những điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Ví dụ:
• Các loài cá, chim, thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với
nước khác với chim và thú. Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước
thường xuyên thì cá không thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì lại
không sống trong nước thường xuyên được.
• Cây xanh có cây cần nhiều nước, nhiều ánh sáng, cây cần ít nước, ít ánh sáng...
4. Nguyên tắc toàn diện [1]
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng
khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt
động nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc
tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó, “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu
tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức
là trong chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự
vật ấy với những sự vật khác”.
• Ví dụ: Khi đánh giá một sinh viên phải xem xét nhiều mặt (thể lực, trí
lực, phẩm chất, học tập, đoàn thể...; nhiều mối liên hệ (thầy cô, nhân viên, bạn
bè, chủ nhà trọ; gia đình...→ Mối liên hệ con người với con người), mối liên
hệ với tự nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường... → Giữa các mặt, mối liên hệ
đó tác động qua lại → Phải có cái nhìn bao quát chỉnh thể đó thì mới có thể
rút ra sinh viên đó là người như thế nào.
• Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của
đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ
có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan
với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
• Ví dụ: Khi đánh giá về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến
nay, chúng ta phải đánh giá toàn diện những thành tựu (kết cấu hạ tầng, thu
nhập, mức sống, giáo dục, y tế...) cùng những hạn chế (mặt trái của những
yếu tố trên, đặc biệt là tệ nạn xã hội) → Rút ra được thành tựu vẫn là cái cơ
bản. Trên cơ sở đó, chúng ta kết luận đổi mới là tất yếu khách quan, phải phân
tích chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới hạn chế, nguyên nhân nào là cơ bản, chủ
yếu → Giải pháp khắc phục.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng
khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung
gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả
những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
Ví dụ: Khi đã chỉ ra những hạn chế như tham ô, tham nhũng, lãng phí;
con ông cháu cha, ma túy, cờ bạc,... chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến kết quả đó: nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ
yếu và thứ yếu → Phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả đó → Giải pháp
phù hợp → Tương lai những hiện tượng tiêu cực đó mới có thể bị xóa bỏ.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một
chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều mặt
nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi
vào thuật ngụy biện (coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất
thành bản chất ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (kết hợp vô nguyên tắc các
mối liên hệ) dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối liên hệ đã đi
đến liên kết luận bản chất sự vật (Phiến diện – Sai lầm), chẳng hạn đánh giá
con người; biến nguyên nhân cơ bản, chủ yếu thành thứ yếu và ngược lại
(Ngụy biện – Sai lầm), chẳng hạn kết quả học tập đạt kết quả kém đỗ lỗi cho
thầy cô, nhà trường....
5. Ý Nghĩa [1]
Nếu nắm vững nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chúng ta có
thể xây dựng quan điểm (nguyên tắc) toàn diện để đẩy mạnh hoạt động nhận
thức đúng đắn và hoạt động thực tiễn hiệu quả.
Nguyên tắc này yêu cầu trong hoạt động nhận thức, chủ thể cần phải khách quan:
Một là, tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ chi
phối đối tượng nhận thức.
Hai là, phân loại để xác định trong các mối liên hệ đã được phát hiện ra
thì mối liên hệ nào là liên hệ bên trong, liên hệ cơ bản, liên hệ tất nhiên, liên
hệ ổn định… Dựa trên những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn
định… đó để lý giải được những mối liên hệ còn lại.
Ba là, xây dựng được hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng
nhận thức như sự thống nhất các mối liên hệ trên. Từ đó phát hiện ra đặc
điểm, tính chất, quy luật, nghĩa là bản chất của đối tượng nhận thức.
Trong hoạt động thực tiễn, khi biến đổi đối tượng chủ thể phải:
Một là, chú trọng đến mọi mối liên hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trí
của từng mối liên hệ đang chi phối đối tượng.
Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp, phương
tiện thích hợp để biến đổi những mối liên hệ đó, đặc biệt là những mối liên hệ
bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…
Ba là, nắm vững sự chuyển hóa của các mối liên hệ để kịp thời đưa ra
các biện pháp bổ sung nhằm phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, và
lèo lái sự vận động, phát triển của đối tượng đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta.
Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện nhưng
nó cũng xa lạ với cách xem xét dàn trải, liệt kê chung chung. Nó đòi hỏi phải
biết kết hợp nhuần nhuyễn “chính sách dàn đều” với “chính sách có trọng
điểm”. Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và chủ nghĩa nguỵ biện. C. Kết luận
Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải xem xét các sự vật, hiện
tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố,
giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự
vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có
thể nhận thức đúng, chính xác về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các
vấn đề của cuộc sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với
quan điểm phiến diện, siêu hình, chiết trung, ngụy biện trong nhận thức và thực tiễn.
V.I.Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián
tiếp” của sự vật đó.”
• Ví dụ: Khi xét kết nạp Đảng, phải xét tới nhiều mặt: xét các mặt cấu
thành (các phòng ban trong một đơn vị...), quá trình phát triển (quá trình hoạt
động, công tác cá nhân để kết nạp), xét trong mối liên hệ (quan hệ xã hội…)
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình
huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của
đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong
những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có
hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và
thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện,
siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện Ví dụ:
• Khi đánh giá mức độ phạm tội của tội phạm, ta cần biết tội phạm thực
hiên hành vi phạm tội đó trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể nào.
• Đường lối của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau là khác nhau…
D. Tài liệu tham khảo [1]
Bộ Giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình học phần Triết học
Mác Lênin (khối các ngành ngoài lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [2]
Link tham khảo: https://luatminhkhue.vn/khai-niem-ve-
nguyen-lymoi-lien-he-trong-phep-bien-chung-duy-vat.aspx (Luật sư: Hoàng Lê Khánh Linh)