Lý luận chung về lợi nhuận, lợi tức, địa tô | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI:
“Lý luận chung về lợi nhuận, lợi tức và địa tô.
Giả sử mình là chủ doanh nghiệp sản xuất, nhưng phải vay vốn để
kinh doanh, lại phải thuê mặt bằng để làm nhà xưởng, vậy người
chủ doanh nghiệp sản xuất phải có trách nhiệm gì với người lao
động của mình? Với người cho vay vốn và với người cho thuê mặt
bằng để làm nhà xưởng?”
Họ và tên: Lê Minh Trang
Khóa: 64
Lớp tín chỉ: LLNL1106(222)_29-Kinh tế chính trị Mác–Lênin
MSV: 11226376
Hà Nội, Tháng 6 năm 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN, LỢI TỨC, ĐỊA.............................2
1.1. Lý luận chung về lợi nhuận............................................................................2
1.1.1. Chi phí sản xuất và bản chất của lợi nhuận...........................................2
1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận......................................................................................3
1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân...........................3
1.1.4. Lợi nhuận thương nghiệp........................................................................4
1.2. Lý luận chung về lợi tức.................................................................................4
1.3. Lý luận chung về địa tô...................................................................................4
II. THỰC TIỄN VIỆT NAM...................................................................................5
III. THÁI ĐỘ, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN.............................................6
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHỦ DOANH NGHIỆP..............................7
2.1. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người lao động..............................8
2.2. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người cho vay vốn........................9
2.3. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người cho thuê mặt bằng............9
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................11
LỜI MỞ ĐẦU
I. Ý NGHĨA LÝ LUẬN
Giá trị thặng một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực triết học kinh tế
học, phạm trù chỉ ra mục đích của sản xuất bản chủ nghĩa trong nền kinh tế thị
trường. C.Mác đã đưa ra luận chung về sự chuyển hóa của giá trị thặng các
hình thức của nó dưới dạng lợi nhuận, lợi tứcđịa tô. Việc nghiên cứu về các thành
phần kinh tế này thực chất phân tích về các quan hệ lợi ích giữa những nhà bản
với nhau, giữa nhà bản với địa chủ trong việc phân chia giá trị thặng thu được
trên cơ sở hao phí sức lao động của người lao động làm thuê. Cụ thể hơn, trong khi lý
luận chung về lợi nhuận cho chúng ta nhận biết được mục đích chính của hoạt động
sản xuất, kinh doanh, thì luận chung về lợi tức sẽ phản ánh mối quan hệ giữa đối
tượng cho vay và đi vay, còn lý luận chung về địa tô phân tích quan hệ của nhà tư bản
kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và địa chủ cho thuê đất.
II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Trong suốt 36 năm qua, Việt Nam từ một đất nước kém phát triển, chịu sự tàn
phá nặng nề bởi chiến tranh, quan hệ ngoại giao hạn chế,… nay đã vươn lên trở thành
một quốc gia hòa bình, ổn định; đối ngoại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;
đặc biệt nền kinh tế đang phát triển. Để đạt được những thành tựu này, ta không
thể bỏ qua tầm quan trọng của các công trình nghiên cứu vận dụng các luận
chung về giá trị thặng dư, bao gồm lợi nhuận, lợi tức và địa tô trong thực tiễn. Bởi đó
chính sở khoa học để ta xây dựng nên các chính sách kinh tế phù hợp hiệu
quả cho nước nhà. Và bước vào thời kì mới, thờicủa công nghệ, của toàn cầu hóa,
thế hệ trẻ cần tiếp tục học hỏi, tiếp thu những nền tảng cốt lõi này, dựa vào đó để sáng
tạo phát triển những ý tưởng kinh tế mới, đưa nền kinh tế ngày một tiến bộ hơn,
giàu mạnh hơn.
1
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN, LỢI TỨC, ĐỊA
1.1. Lý luận chung về lợi nhuận
1.1.1. Chi phí sản xuất và bản chất của lợi nhuận
Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, C. Mác đi từ việc phân tích chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất khoản chênh lệch giữa giá trị hàng hóa đã bán được giá
trị tư bản đã ứng ra từ trước để sản xuất hàng hóa ấy. Trước hết, đây là nhân tố bù đắp
bản về giá trị hiện vật, cụ thể giá cả của những liệu sản xuất đã tiêu dùng
giá cả của sức lao động đã được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, từ đó
đảm bảo cho điều kiện tái sản xuất. Đồng thời, chi phí sản xuất còn căn cứ quan
trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản.
Lợi nhuận
Chi phí sản xuất bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn giá trị hàng hóa, nên sau khi
bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra
mà còn thu được số tiền lời bằng giá trị thặng dư. Số tiền này được gọi là lợi nhuận.
Thực chất, C.Mác từng khái quát: “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ
của toàn bộ bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa lợi nhuận.” Điều đó
nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ hình thái biểu hiện của giá trị thặng trên bề mặt
nền kinh tế thị trường. Nhà bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cả cao hơn chi phí
sản xuấtđã có lợi nhuận. Ngay cả khi bán hàng hóa thấp hơn giá trị nhưng chỉ cần
lớn hơn chi phí sản xuất thì nhà bản cũng thể thu được lợi nhuận. Nhưng lúc
này, lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư. Trong trường hợp bán đúng bằng chi phí sản
xuất không lợi nhuận. Tóm lại, lợi nhuận chính mục tiêu, động cơ, động lực
của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận
2
Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận toàn bộ giá trị của
bản ứng trước.
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư bản thể hiện đầy đủ
mức độ hiệu quả kinh doanh hơn. Chính vậy, tỷ suất lợi nhuận đã trở thành động
hàng đầu của hoạt động cạnh tranh bản chủ nghĩa. Tìm ra cách thức để đạt
được tỷ suất lợi nhuận cao nhất, các nhà bản mới thể làm giàu làm giàu
nhanh.
Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ tư
bản, tốc độ chu chuyển của tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến.
1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân
Tỷ suất lợi nhuận bình quân
Những điều kiện sản xuất đa dạng nhiều ngành sản xuất kinh doanh đã tạo
nên sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành. Các doanh nghiệp sẽ dựa vào
tỷ suất lợi nhuận để rút vốn từ ngành tỷ suất thấp đầu vào ngành tỷ suất
cao hơn. Đây gọi là hiện tượng tự do di chuyển vốn sản xuất kinh doanh. Sự tự do di
chuyển vốn vào các ngành chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận tất cả các ngành
đều xấp xỉ bằng nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Lợi nhuận bình quân
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, lợi nhuận bình quân lợi nhuận thu
được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân. Khi lợi nhuận bình quân trở thành quy luật
phổ biến chi phối các hoạt động kinh doanh thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành
giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả mang lại lợi nhuận bình quân.
1.1.4. Lợi nhuận thương nghiệp
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng được tạo ra khi nhà
bản sản xuất hàng hóa bán chobản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản
xuất, để sau đóbản thương nghiệp bán hàng hóa thay cho mình, với giá hàng hóa
đúng với giá trị của chính nó.
3
1.2. Lý luận chung về lợi tức
Người đi vay dùng số tiền nhàn rỗi của người cho vay để đầu thu về lợi
nhuận bình quân, do đó người đi vay phải khấu trừ một phần của lợi nhuận bình quân
nhận được, chínhlợi tức, để trả cho người cho vay. Về thực chất, lợi tức đó là một
phần của giá trị thặng dư mà người đi vay đã thu được thông qua sử dụng tiền vay đó.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay. Tỷ suất lợi tức
chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu tỷ suất lợi nhuận bình quân tình hình
cung cầu về tư bản cho vay.
1.3. Lý luận chung về địa tô
Định nghĩa
Bên cạnh lợi nhuận bình quân, nhà bản kinh doanh trên lĩnh vực nông
nghiệp còn phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra nữa, tức là lợi nhuận
siêu ngạch, để trả cho địa chủ đã thuê đất của họ. Vậy là, C.Mác khái quát, địa
là phần giá trị thặng còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân
các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ.
Trong thực tiền đời sống kinh tế, địa sở để tính toán giá cả ruộng đất
khi thực hiện bán quyền sử dụng đất cho người khác.
Các hình thức địa tô
Thứ nhất, địa chênh lệch. Đây là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận
bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh
lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất
xấu nhất giá cả sản xuất biệt trên ruộng đất tốt trung bình. Trong đó, địa
chênh lệch I là địa tô mà địa chủ thu được do ruộng đất cho thuê tốt và có độ màu mỡ
cao, điều kiện tnhiên thuận lợi. Địa chênh lệch II địa địa chủ thu được
do mảnh đất cho thuê đã được đầu tư, thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của đất.
Thứ hai, địa tô tuyệt đối, phần địa tô mà địa chủ thu được trên mảnh đất cho
thuê, không kể độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi hay do thâm canh. Đó là phần lợi nhuận
4
siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị
nông sản và giá cả sản xuất chung của nông sản.
II. THỰC TIỄN VIỆT NAM
Từ sau năm 1986, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh
tế thị trường định hướng Hội Chủ Nghĩa. Để chỗ đứng trên thị trường, các
thành phần kinh tế đều phải tìm cách để đắp được chi phí thu lợi nhuận, từ đó
mở rộng quy mô nâng cao tích luỹ vốn. Bởi vậy lợi nhuận chính là mục tiêu cao nhất
của các nhà kinh tế, động lực phát triển kinh tế của các nước nói chung của
riêng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, lợi nhuận không đơn thuần kết quả của việc
bóc lột sức lao động nữa, phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa giá bán giá
thành sản phẩm. trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghệ một
yếu tố chủ đạo góp phần gia tăng sự chênh lệch đó, hay chính gia tăng lợi nhuận
cho các doanh nghiệp. Ta có thể thấy rõ sự nâng cấp về mặt kĩ thuật trong dây chuyền
sản xuất và trang thiết bị của các doanh nghiệp ngày nay, đi cùng với đó là sự tiến bộ
trong sản lượng chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan
trọng của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp toàn hội, nhà
nước ta đã có những chính sách dài hạn để xây dựng nguồn nhân lực và tạo điều kiện
để trọng dụng nhân tài đúng nơi đúng cách. Tóm lại, xuất phát từ đặc điểm định
hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ta vừa phải theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, vừa phải
giải quyết những vấn đề về môi trường, đời sống hội để bảo đảm sự tăng trưởng
kinh tế theo hướng lành mạnh bền vững, từ đó bắt kịp nhịp độ kinh tế của các
nước khác trên thế giới.
Nhằm góp phần phát triển nền kinh tế, trong vài năm gần đây, khởi nghiệp đã
trở thành một lĩnh vực phổ biến tại Việt Nam, thu hút rất nhiều sự quan tâm từ giới
trẻ. Tuy nhiên, nguồn vốn vẫn là một trong những rào cản lớn đối với khởi nghiệp, và
nhiều startup đã phải bỏ cuộc chỉ vì thiếu tài chính (khoảng 26.3%, theo VCCI 2017).
Không chỉ riêng những người khởi nghiệp, những doanh nghiệp đã tham gia thương
5
trường vẫn cần duy trì mở rộng quy sản xuất, họ thường thông qua việc
mua bán cổ phiếu, lợi nhuận cổ phẩn,… để kiếm được lợi tức.
Ngày nay, một số nhà kinh doanh vốn muốn thành lập công ty thì phải thuê
mặt bằng (đất) của nhà nước hay của những người quyền sở hữu đất. Nói cách
khác, đất không chỉ được thuê cho việc kinh doanh nông nghiệp còn trong nhiều
lĩnh vực khác, thậm chí, nhà nước ta còn cho người nước ngoài thuê đất để trực tiếp
thu hút đầu nước ngoài vào Việt Nam, từ đó làm tăng nguồn thu cho ngân sách.
Việc mua bán ruộng đất thực chất mua bán quyền sử dụng đất giữa các chủ đầu
hoạt động bình thưởng trong thị trường bất động sản, nhưng khác với các thị
trường khác, sau khi các bên đạt được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán đất thì còn
cần phải làm việc báo cáo sự biến động của bất động sản với quan thẩm
quyền của nhà nước. Điều này bởi, theo Điều 4 Luật Đất đai 2013, “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý. Nhà nước
trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
III. THÁI ĐỘ, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
Trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế này, không chỉ các nhà kinh tế
đang trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh các nhà kinh tế tương lai còn đang
trong quá trình học tập nghiên cứu cần hiểu, nắm rõ những nhân tố của nền kinh tế thị
trường, trong đó bao gồm lợi nhuận, lợi tức, địa tô. Đồng thời, sinh viên cũng cần
phải nhận thức được sâu sắc bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam, những hội thách
thức, để từ đó vận dụng hiệu quả các thuyết vào thực tế trong môi trường doanh
nghiệp, trong nền kinh tế chung.
Cụ thể hơn, trong thời đại hội nhập toàn cầu, để trở thành một nhà kinh tế, kinh
doanh thành công, tạo được tầm ảnh hưởng trên thương trường, mỗi sinh viên cần
phải kết hợp cả Nhân Nghĩa Trí Dũng. Trước hết, về “Nhân”, các thanh niên
thời đại mới cần luôn trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ý thức được những
đạo lý, giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống. “Nhân” nhắc nhở ta phải trách
6
nhiệm với cộng đồng, với xã hội, luôn quan tâm và đặt vấn đề phúc lợi cho người lao
động, an sinh hội, bảo vệ môi trường lên ngang bằng với thước đo về doanh thu,
lợi nhuận. “Nghĩa” mang hàm ý luôn ngay thẳng, không làm việc trái với lương
tâm, đạo đức. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh lành mạnh tuân thủ luật
pháp, đạo đức kinh doanh, tôn trọng đối tác sự bình đẳng quyền lợi của các bên
chính tôn chỉ. Để được phẩm chất “Trí”, mỗi sinh viên phải không ngừng học
tập, phấn đấu, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn trình độ ngoại ngữ; kịp
thời nắm bắt những kiến thức mới, tri thức mới. Phải sự đầu trí tuệ cho công
việc, biết huy động trí lực của tập thể, toàn tâm, toàn ý cống hiến mục tiêu sứ
mệnh trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Còn “Dũng” dũng cảm, dũng
cảm theo đuổi sự nghiệp lớn, theo đuổi đến cùng hoài bão ước mơ. Bất cứ con
đường nào đi đến thành công cũng đều gắn liền với chông gai, gian truân thử
thách, vậy nên mỗi sinh viên phải rèn luyện sự gan dạ, tinh thần trách nhiệm
không ngại khó khăn để đưa đấtớc ngày một phát triển hơn, sánh vai với bạn
quốc tế.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHỦ DOANH NGHIỆP
Đặt mình vào vai trò của người chủ doanh nghiệp, phải vay vốn để kinh doanh,
lại phải thuê mặt bằng để làm nhà xưởng, vậy người chủ doanh nghiệp sản xuất phải
trách nhiệm đối với người lao động với những đối tác của mình? Dựa vào
những lý luận chung ở bên trên, có thể thấy, người chủ doanh nghiệp đang giữ vai trò
nhà bản trong mối quan hệ với công nhân, nhân viên, người cho vay vốn
người cho thuê mặt bằng để làm nhà xưởng. Tuy trách nhiệm của người chủ doanh
nghiệp trong tình huống này tương tự mọi nơi trên thế giới, nhưng để thuận tiện
hơn trong việc áp dụng các điều luật, ta sẽ cụ thể hóa khu vực là Việt Nam.
2.1. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người lao động
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, người lao động luôn nguồn lực đầu vào quan
trọng, tạo ra giá trị thặng cho doanh nghiệp tạo thế mạnh cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trên thị trường. thể nói, họ nguồn gốc của lợi nhuận, của sự giàu
7
có và thịnh vượng của doanh nghiệp, chínhthế quan tâm đến người lao động cũng
chính là đầu tư cho tương lai doanh nghiệp.
Tin tưởng và tôn trọng người lao động
Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ là một cách hiệu quả
để nâng cao năng suất công việc của mỗi doanh nghiệp. Tôn trọng danh dự, phẩm
chất của người lao động, lắng nghe ý kiến đóng góp trao quyền cho nhân viên
những hành động thể hiện sự coi trọng của những người đứng đầu đối với công, nhân
viên.
Xây dựng chính sách đảm bảo phúc lợi cho người lao động
Trước hết, các chủ doanh nghiệp cần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
nhân viên về mức lương, bảo hiểm an sinh - xã hội, thời gian và môi trường làm việc,
theo quy định của Luật Lao động Việt Nam. Ngoài ra, các công ty thể tự xây
dựng riêng một hệ thống lương phúc lợi năng động cạnh tranh với thị trường về
mọi phương diện dành cho những người lao động của mình, bao gồm lương, các
khoản thưởng ngắn hạn và / hay dài hạn, các phúc lợi bổ sung cho lương hay phúc lợi
xã hội.
Tạo cơ hội bồi dưỡng lực lượng lao động
Các doanh nghiệp cũng cần hỗ trợ tạo điều kiện để công nhân, nhân viên
tham gia những khóa đào tạo nâng cao trình độ năng chuyên môn, từ đó tăng
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
2.2. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người cho vay vốn
Ngày nay, đa phần các doanh nghiệp sẽ thường đi vay vốn để có đủ số tiền đầu
tư cho các hoạt động kinh doanh. Với tư cách là người đi vay, các tổ chức kinh doanh
cần thực hiện một số trách nhiệm như sau:
Nắm rõ các thông tin của khoản vay
Bằng cách nắm các thông tin của khoản vay, bao gồm lãi suất, hạn trả nợ,
phí phạt thanh toán trễ,…, các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc hoạch định
số tiền cần phải trả và trả đúng hạn để không ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của mình.
8
Hợp đồng vay/cho vay nợ hợp pháp giữa hai bên chủ thể
Để bên cho vay cảm thấy yên tâm được đảm bảo hơn, đồng thời xây dựng
tính uy tín mối quan hệ đáng tin cậy với các đối tác, chủ doanh nghiệp trách
nhiệm lập hợp đồng và kí kết hợp pháp.
Kê khai đúng, đủ và kịp thời về tài chính và tình trạng hoạt động kinh doanh
Theo Điều 189 của Luật Doanh nghiệp 2020, “Toàn bộ vốn tài sản kể cả
vốn vay tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật.”, các doanh nghiệp cần tổ chức một bộ máy kế toán nghiêm
chỉnh và thực hiện hạch toán chính xác, đầy đủ những nghiệp vụ liên quan đến các dự
án đầu vay vốn những hoạt động khác, nhằm cung cấp cho người cho vay
vốn cái nhìn toàn diện về tình trạng tài chính của mình.
2.3. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người cho thuê mặt bằng
Hợp đồng thuê/cho thuê mặt bằng hợp pháp giữa hai bên chủ thể
Tương tự các lĩnh vực kinh doanh khác, việc đầu tiên chủ doanh nghiệp cần
làm đó lập hợp đồng, kết đem hợp đồng đi công chứng theo quy định pháp
luật hiện hành. Từ đó, các doanh nghiệp sẽgiấy chứng nhận về quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tuân thủ các điều khoản của hợp đồng các quy định chung của Nhà nước
và của khu vực ấy.
Một vài điều khoản và quy định tiêu biểu:
Thứ nhất, sử dụng mặt bằng đúng mục đích thuê, khi cần sửa chữa cải tạo theo
nhu cầu sử dụng riêng sẽ bàn bạc cụ thể với bên cho thuê và phải được bên cho thuê
chấp thuận và phải tuân thủ các quy định về xây dựng cơ bản của Nhà nước.
Thứ hai, thanh toán tiền thuê nhà các khoản chi phí phát sinh trong kinh
doanh đầy đủ và đúng thời hạn
Thứ ba, chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường trật tự an
ninh chung trong khu vực kinh doanh.
9
KẾT LUẬN
Tổng kết lại, học thuyết giá trị thặng dư nói chung, và các lý luận liên quan đến
những hình thức giá trị thặng dư nói riêng, vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh mới.
Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu, ta có cái nhìn kĩ hơn về lợi nhuận – động lực
chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh, về nguồn gốc bản chất của mối quan hệ
tín dụng thị trường, về các loại địa tô, quan hệ đất đai và các thứ thuế liên quan,…
Đối với Việt Nam, một nước nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa, cần xác định đường lối mục tiêu đúng đắn để vừa xây dựng những kế
hoạch theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, vừa phải giải quyết những vấn đề về môi trường,
quyền lợi người lao động, đời sống hội để bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền
vững. Đồng thời, cũng cần đưa ra các chính sách hỗ trợ việc vay vốn hay thuê mặt
bằng, để thúc đẩy khởi nghiệp, mở rộng các quy doanh nghiệp. Tuy nhiên, để
thực hiện những điều này đòi hỏi sự hợp tác của các quan chức năng, doanh
nghiệp cả người lao động. Chúng ta hy vọng rằng với sự nỗ lực của những đối
tượng liên quan đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Dành cho bậc đại học – không chuyên
lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, t.110, 111, 112, 113, 114,
115, 116, 117, 118, 119, 120, 121
2. Luật Doanh nghiệp 2020, Luật số 59/2020/QH14
3. Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13
4. PGS.TS Phùng Xuân Nhạ (chủ biên), (2011). Nhân cách doanh nhân và văn
hoá kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, NXB
ĐHQGHN
5. Nestlé - Chính sách nhân sự. https://www.nestle.com.vn/vi/jobs/chinh-sach-
nhan-su
6. Báo Lao động, (2022). https://laodong.vn/cong-doan/moi-nguoi-lao-dong-deu-
la-tai-san-vo-gia-cua-doanh-nghiep-1103828.ldo
11
| 1/13

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP LỚN ĐỀ TÀI:
“Lý luận chung về lợi nhuận, lợi tức và địa tô.
Giả sử mình là chủ doanh nghiệp sản xuất, nhưng phải vay vốn để
kinh doanh, lại phải thuê mặt bằng để làm nhà xưởng, vậy người
chủ doanh nghiệp sản xuất phải có trách nhiệm gì với người lao
động của mình? Với người cho vay vốn và với người cho thuê mặt
bằng để làm nhà xưởng?”
Họ và tên: Lê Minh Trang Khóa: 64
Lớp tín chỉ: LLNL1106(222)_29-Kinh tế chính trị Mác–Lênin MSV: 11226376

Hà Nội, Tháng 6 năm 2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN, LỢI TỨC, ĐỊA TÔ.............................2
1.1. Lý luận chung về lợi nhuận............................................................................2
1.1.1. Chi phí sản xuất và bản chất của lợi nhuận...........................................2
1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận......................................................................................3
1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân...........................3
1.1.4. Lợi nhuận thương nghiệp........................................................................4
1.2. Lý luận chung về lợi tức.................................................................................4
1.3. Lý luận chung về địa tô...................................................................................4
II. THỰC TIỄN VIỆT NAM...................................................................................5
III. THÁI ĐỘ, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN.............................................6
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHỦ DOANH NGHIỆP..............................7
2.1. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người lao động..............................8
2.2. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người cho vay vốn........................9
2.3. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người cho thuê mặt bằng............9
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................11 LỜI MỞ ĐẦU I. Ý NGHĨA LÝ LUẬN
Giá trị thặng dư là một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực triết học và kinh tế
học, là phạm trù chỉ ra mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế thị
trường. C.Mác đã đưa ra lý luận chung về sự chuyển hóa của giá trị thặng dư và các
hình thức của nó dưới dạng lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Việc nghiên cứu về các thành
phần kinh tế này thực chất là phân tích về các quan hệ lợi ích giữa những nhà tư bản
với nhau, giữa nhà tư bản với địa chủ trong việc phân chia giá trị thặng dư thu được
trên cơ sở hao phí sức lao động của người lao động làm thuê. Cụ thể hơn, trong khi lý
luận chung về lợi nhuận cho chúng ta nhận biết được mục đích chính của hoạt động
sản xuất, kinh doanh, thì lý luận chung về lợi tức sẽ phản ánh mối quan hệ giữa đối
tượng cho vay và đi vay, còn lý luận chung về địa tô phân tích quan hệ của nhà tư bản
kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và địa chủ cho thuê đất.
II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Trong suốt 36 năm qua, Việt Nam từ một đất nước kém phát triển, chịu sự tàn
phá nặng nề bởi chiến tranh, quan hệ ngoại giao hạn chế,… nay đã vươn lên trở thành
một quốc gia hòa bình, ổn định; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;
đặc biệt có nền kinh tế đang phát triển. Để đạt được những thành tựu này, ta không
thể bỏ qua tầm quan trọng của các công trình nghiên cứu và vận dụng các lý luận
chung về giá trị thặng dư, bao gồm lợi nhuận, lợi tức và địa tô trong thực tiễn. Bởi đó
chính là cơ sở khoa học để ta xây dựng nên các chính sách kinh tế phù hợp và hiệu
quả cho nước nhà. Và bước vào thời kì mới, thời kì của công nghệ, của toàn cầu hóa,
thế hệ trẻ cần tiếp tục học hỏi, tiếp thu những nền tảng cốt lõi này, dựa vào đó để sáng
tạo và phát triển những ý tưởng kinh tế mới, đưa nền kinh tế ngày một tiến bộ hơn, giàu mạnh hơn. 1 NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN, LỢI TỨC, ĐỊA TÔ
1.1. Lý luận chung về lợi nhuận
1.1.1. Chi phí sản xuất và bản chất của lợi nhuận
Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, C. Mác đi từ việc phân tích chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là khoản chênh lệch giữa giá trị hàng hóa đã bán được và giá
trị tư bản đã ứng ra từ trước để sản xuất hàng hóa ấy. Trước hết, đây là nhân tố bù đắp
tư bản về giá trị và hiện vật, cụ thể là giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng
và giá cả của sức lao động đã được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, từ đó
đảm bảo cho điều kiện tái sản xuất. Đồng thời, chi phí sản xuất còn là căn cứ quan
trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản. Lợi nhuận
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn giá trị hàng hóa, nên sau khi
bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra
mà còn thu được số tiền lời bằng giá trị thặng dư. Số tiền này được gọi là lợi nhuận.
Thực chất, C.Mác từng khái quát: “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ
của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận.” Điều đó có
nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt
nền kinh tế thị trường. Nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cả cao hơn chi phí
sản xuất là đã có lợi nhuận. Ngay cả khi bán hàng hóa thấp hơn giá trị nhưng chỉ cần
lớn hơn chi phí sản xuất thì nhà tư bản cũng có thể thu được lợi nhuận. Nhưng lúc
này, lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư. Trong trường hợp bán đúng bằng chi phí sản
xuất là không có lợi nhuận. Tóm lại, lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực
của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận 2
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước.
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản và thể hiện đầy đủ
mức độ hiệu quả kinh doanh hơn. Chính vì vậy, tỷ suất lợi nhuận đã trở thành động
cơ hàng đầu của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Tìm ra cách thức để đạt
được tỷ suất lợi nhuận cao nhất, các nhà tư bản mới có thể làm giàu và làm giàu nhanh.
Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ tư
bản, tốc độ chu chuyển của tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến.
1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân
Tỷ suất lợi nhuận bình quân
Những điều kiện sản xuất đa dạng ở nhiều ngành sản xuất kinh doanh đã tạo
nên sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành. Các doanh nghiệp sẽ dựa vào
tỷ suất lợi nhuận để rút vốn từ ngành có tỷ suất thấp và đầu tư vào ngành có tỷ suất
cao hơn. Đây gọi là hiện tượng tự do di chuyển vốn sản xuất kinh doanh. Sự tự do di
chuyển vốn vào các ngành chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành
đều xấp xỉ bằng nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Lợi nhuận bình quân
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu
được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân. Khi lợi nhuận bình quân trở thành quy luật
phổ biến chi phối các hoạt động kinh doanh thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành
giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả mang lại lợi nhuận bình quân.
1.1.4. Lợi nhuận thương nghiệp
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra khi nhà tư
bản sản xuất hàng hóa bán cho tư bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản
xuất, để sau đó tư bản thương nghiệp bán hàng hóa thay cho mình, với giá hàng hóa
đúng với giá trị của chính nó. 3
1.2. Lý luận chung về lợi tức
Người đi vay dùng số tiền nhàn rỗi của người cho vay để đầu tư và thu về lợi
nhuận bình quân, do đó người đi vay phải khấu trừ một phần của lợi nhuận bình quân
nhận được, chính là lợi tức, để trả cho người cho vay. Về thực chất, lợi tức đó là một
phần của giá trị thặng dư mà người đi vay đã thu được thông qua sử dụng tiền vay đó.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay. Tỷ suất lợi tức
chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận bình quân và tình hình
cung cầu về tư bản cho vay.
1.3. Lý luận chung về địa tô Định nghĩa
Bên cạnh lợi nhuận bình quân, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông
nghiệp còn phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra nữa, tức là lợi nhuận
siêu ngạch, để trả cho địa chủ vì đã thuê đất của họ. Vậy là, C.Mác khái quát, địa tô
là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà
các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ.
Trong thực tiền đời sống kinh tế, địa tô là cơ sở để tính toán giá cả ruộng đất
khi thực hiện bán quyền sử dụng đất cho người khác.
Các hình thức địa tô
Thứ nhất, địa tô chênh lệch. Đây là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận
bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh
lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất
xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. Trong đó, địa tô
chênh lệch I là địa tô mà địa chủ thu được do ruộng đất cho thuê tốt và có độ màu mỡ
cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Địa tô chênh lệch II là địa tô mà địa chủ thu được
do mảnh đất cho thuê đã được đầu tư, thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của đất.
Thứ hai, địa tô tuyệt đối, là phần địa tô mà địa chủ thu được trên mảnh đất cho
thuê, không kể độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi hay do thâm canh. Đó là phần lợi nhuận 4
siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị
nông sản và giá cả sản xuất chung của nông sản.
II. THỰC TIỄN VIỆT NAM
Từ sau năm 1986, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh
tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Để có chỗ đứng trên thị trường, các
thành phần kinh tế đều phải tìm cách để bù đắp được chi phí và thu lợi nhuận, từ đó
mở rộng quy mô nâng cao tích luỹ vốn. Bởi vậy lợi nhuận chính là mục tiêu cao nhất
của các nhà kinh tế, là động lực phát triển kinh tế của các nước nói chung và của
riêng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, lợi nhuận không đơn thuần là kết quả của việc
bóc lột sức lao động nữa, mà nó phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa giá bán và giá
thành sản phẩm. Và trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghệ là một
yếu tố chủ đạo góp phần gia tăng sự chênh lệch đó, hay chính là gia tăng lợi nhuận
cho các doanh nghiệp. Ta có thể thấy rõ sự nâng cấp về mặt kĩ thuật trong dây chuyền
sản xuất và trang thiết bị của các doanh nghiệp ngày nay, đi cùng với đó là sự tiến bộ
trong sản lượng và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan
trọng của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp và toàn xã hội, nhà
nước ta đã có những chính sách dài hạn để xây dựng nguồn nhân lực và tạo điều kiện
để trọng dụng nhân tài đúng nơi đúng cách. Tóm lại, xuất phát từ đặc điểm định
hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ta vừa phải theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, vừa phải
giải quyết những vấn đề về môi trường, đời sống xã hội để bảo đảm sự tăng trưởng
kinh tế theo hướng lành mạnh và bền vững, từ đó bắt kịp nhịp độ kinh tế của các
nước khác trên thế giới.
Nhằm góp phần phát triển nền kinh tế, trong vài năm gần đây, khởi nghiệp đã
trở thành một lĩnh vực phổ biến tại Việt Nam, thu hút rất nhiều sự quan tâm từ giới
trẻ. Tuy nhiên, nguồn vốn vẫn là một trong những rào cản lớn đối với khởi nghiệp, và
nhiều startup đã phải bỏ cuộc chỉ vì thiếu tài chính (khoảng 26.3%, theo VCCI 2017).
Không chỉ riêng những người khởi nghiệp, những doanh nghiệp đã tham gia thương 5
trường vẫn cần duy trì và mở rộng quy mô sản xuất, và họ thường thông qua việc
mua bán cổ phiếu, lợi nhuận cổ phẩn,… để kiếm được lợi tức.
Ngày nay, một số nhà kinh doanh có vốn muốn thành lập công ty thì phải thuê
mặt bằng (đất) của nhà nước hay của những người có quyền sở hữu đất. Nói cách
khác, đất không chỉ được thuê cho việc kinh doanh nông nghiệp mà còn trong nhiều
lĩnh vực khác, thậm chí, nhà nước ta còn cho người nước ngoài thuê đất để trực tiếp
thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, từ đó làm tăng nguồn thu cho ngân sách.
Việc mua bán ruộng đất thực chất là mua bán quyền sử dụng đất giữa các chủ đầu tư
và là hoạt động bình thưởng trong thị trường bất động sản, nhưng khác với các thị
trường khác, sau khi các bên đạt được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán đất thì còn
cần phải làm việc và báo cáo sự biến động của bất động sản với cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước. Điều này là bởi, theo Điều 4 Luật Đất đai 2013, “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước
trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
III. THÁI ĐỘ, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
Trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế này, không chỉ các nhà kinh tế
đang trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh mà các nhà kinh tế tương lai còn đang
trong quá trình học tập nghiên cứu cần hiểu, nắm rõ những nhân tố của nền kinh tế thị
trường, trong đó bao gồm lợi nhuận, lợi tức, địa tô. Đồng thời, sinh viên cũng cần
phải nhận thức được sâu sắc bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam, những cơ hội và thách
thức, để từ đó vận dụng hiệu quả các lý thuyết vào thực tế trong môi trường doanh
nghiệp, trong nền kinh tế chung.
Cụ thể hơn, trong thời đại hội nhập toàn cầu, để trở thành một nhà kinh tế, kinh
doanh thành công, tạo được tầm ảnh hưởng trên thương trường, mỗi sinh viên cần
phải kết hợp cả Nhân – Nghĩa – Trí – Dũng. Trước hết, về “Nhân”, các thanh niên
thời đại mới cần luôn trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ý thức được những
đạo lý, giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống. “Nhân” nhắc nhở ta phải có trách 6
nhiệm với cộng đồng, với xã hội, luôn quan tâm và đặt vấn đề phúc lợi cho người lao
động, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường lên ngang bằng với thước đo về doanh thu,
lợi nhuận. “Nghĩa” mang hàm ý luôn ngay thẳng, không làm việc gì trái với lương
tâm, đạo đức. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh lành mạnh và tuân thủ luật
pháp, đạo đức kinh doanh, tôn trọng đối tác vì sự bình đẳng quyền lợi của các bên
chính là tôn chỉ. Để có được phẩm chất “Trí”, mỗi sinh viên phải không ngừng học
tập, phấn đấu, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ; kịp
thời nắm bắt những kiến thức mới, tri thức mới. Phải có sự đầu tư trí tuệ cho công
việc, biết huy động trí lực của tập thể, toàn tâm, toàn ý cống hiến vì mục tiêu và sứ
mệnh trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Còn “Dũng” là dũng cảm, dũng
cảm vì theo đuổi sự nghiệp lớn, theo đuổi đến cùng hoài bão ước mơ. Bất cứ con
đường nào đi đến thành công cũng đều gắn liền với chông gai, gian truân và thử
thách, vậy nên mỗi sinh viên phải rèn luyện sự gan dạ, tinh thần trách nhiệm và
không ngại khó khăn để đưa đất nước ngày một phát triển hơn, sánh vai với bạn bè quốc tế.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHỦ DOANH NGHIỆP
Đặt mình vào vai trò của người chủ doanh nghiệp, phải vay vốn để kinh doanh,
lại phải thuê mặt bằng để làm nhà xưởng, vậy người chủ doanh nghiệp sản xuất phải
có trách nhiệm gì đối với người lao động và với những đối tác của mình? Dựa vào
những lý luận chung ở bên trên, có thể thấy, người chủ doanh nghiệp đang giữ vai trò
là nhà tư bản trong mối quan hệ với công nhân, nhân viên, người cho vay vốn và
người cho thuê mặt bằng để làm nhà xưởng. Tuy trách nhiệm của người chủ doanh
nghiệp trong tình huống này là tương tự ở mọi nơi trên thế giới, nhưng để thuận tiện
hơn trong việc áp dụng các điều luật, ta sẽ cụ thể hóa khu vực là Việt Nam.
2.1. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người lao động
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, người lao động luôn là nguồn lực đầu vào quan
trọng, tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp và tạo thế mạnh cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trên thị trường. Có thể nói, họ là nguồn gốc của lợi nhuận, của sự giàu 7
có và thịnh vượng của doanh nghiệp, chính vì thế quan tâm đến người lao động cũng
chính là đầu tư cho tương lai doanh nghiệp.
Tin tưởng và tôn trọng người lao động
Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ là một cách hiệu quả
để nâng cao năng suất công việc của mỗi doanh nghiệp. Tôn trọng danh dự, phẩm
chất của người lao động, lắng nghe ý kiến đóng góp và trao quyền cho nhân viên là
những hành động thể hiện sự coi trọng của những người đứng đầu đối với công, nhân viên.
Xây dựng chính sách đảm bảo phúc lợi cho người lao động
Trước hết, các chủ doanh nghiệp cần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
nhân viên về mức lương, bảo hiểm an sinh - xã hội, thời gian và môi trường làm việc,
… theo quy định của Luật Lao động Việt Nam. Ngoài ra, các công ty có thể tự xây
dựng riêng một hệ thống lương và phúc lợi năng động cạnh tranh với thị trường về
mọi phương diện dành cho những người lao động của mình, bao gồm lương, các
khoản thưởng ngắn hạn và / hay dài hạn, các phúc lợi bổ sung cho lương hay phúc lợi xã hội.
Tạo cơ hội bồi dưỡng lực lượng lao động
Các doanh nghiệp cũng cần hỗ trợ và tạo điều kiện để công nhân, nhân viên
tham gia những khóa đào tạo nâng cao trình độ và kĩ năng chuyên môn, từ đó tăng
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
2.2. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người cho vay vốn
Ngày nay, đa phần các doanh nghiệp sẽ thường đi vay vốn để có đủ số tiền đầu
tư cho các hoạt động kinh doanh. Với tư cách là người đi vay, các tổ chức kinh doanh
cần thực hiện một số trách nhiệm như sau:
Nắm rõ các thông tin của khoản vay
Bằng cách nắm rõ các thông tin của khoản vay, bao gồm lãi suất, hạn trả nợ,
phí phạt thanh toán trễ,…, các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc hoạch định
số tiền cần phải trả và trả đúng hạn để không ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của mình. 8
Hợp đồng vay/cho vay nợ hợp pháp giữa hai bên chủ thể
Để bên cho vay cảm thấy yên tâm và được đảm bảo hơn, đồng thời xây dựng
tính uy tín và mối quan hệ đáng tin cậy với các đối tác, chủ doanh nghiệp có trách
nhiệm lập hợp đồng và kí kết hợp pháp.
Kê khai đúng, đủ và kịp thời về tài chính và tình trạng hoạt động kinh doanh
Theo Điều 189 của Luật Doanh nghiệp 2020, “Toàn bộ vốn và tài sản kể cả
vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật.”, các doanh nghiệp cần tổ chức một bộ máy kế toán nghiêm
chỉnh và thực hiện hạch toán chính xác, đầy đủ những nghiệp vụ liên quan đến các dự
án đầu tư có vay vốn và những hoạt động khác, nhằm cung cấp cho người cho vay
vốn cái nhìn toàn diện về tình trạng tài chính của mình.
2.3. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người cho thuê mặt bằng
Hợp đồng thuê/cho thuê mặt bằng hợp pháp giữa hai bên chủ thể
Tương tự ở các lĩnh vực kinh doanh khác, việc đầu tiên chủ doanh nghiệp cần
làm đó là lập hợp đồng, ký kết và đem hợp đồng đi công chứng theo quy định pháp
luật hiện hành. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tuân thủ các điều khoản của hợp đồng và các quy định chung của Nhà nước
và của khu vực ấy.
Một vài điều khoản và quy định tiêu biểu:
Thứ nhất, sử dụng mặt bằng đúng mục đích thuê, khi cần sửa chữa cải tạo theo
nhu cầu sử dụng riêng sẽ bàn bạc cụ thể với bên cho thuê và phải được bên cho thuê
chấp thuận và phải tuân thủ các quy định về xây dựng cơ bản của Nhà nước.
Thứ hai, thanh toán tiền thuê nhà và các khoản chi phí phát sinh trong kinh
doanh đầy đủ và đúng thời hạn
Thứ ba, chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và trật tự an
ninh chung trong khu vực kinh doanh. 9 KẾT LUẬN
Tổng kết lại, học thuyết giá trị thặng dư nói chung, và các lý luận liên quan đến
những hình thức giá trị thặng dư nói riêng, vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh mới.
Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu, ta có cái nhìn kĩ hơn về lợi nhuận – động lực
chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh, về nguồn gốc và bản chất của mối quan hệ
tín dụng thị trường, về các loại địa tô, quan hệ đất đai và các thứ thuế liên quan,…
Đối với Việt Nam, một nước có nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa, cần xác định đường lối và mục tiêu đúng đắn để vừa xây dựng những kế
hoạch theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, vừa phải giải quyết những vấn đề về môi trường,
quyền lợi người lao động, đời sống xã hội để bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền
vững. Đồng thời, cũng cần đưa ra các chính sách hỗ trợ việc vay vốn hay thuê mặt
bằng, để thúc đẩy khởi nghiệp, mở rộng các quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, để
thực hiện những điều này đòi hỏi sự hợp tác của các cơ quan chức năng, doanh
nghiệp và cả người lao động. Chúng ta hy vọng rằng với sự nỗ lực của những đối
tượng liên quan đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Dành cho bậc đại học – không chuyên
lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, t.110, 111, 112, 113, 114,
115, 116, 117, 118, 119, 120, 121
2. Luật Doanh nghiệp 2020, Luật số 59/2020/QH14
3. Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13
4. PGS.TS Phùng Xuân Nhạ (chủ biên), (2011). Nhân cách doanh nhân và văn
hoá kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, NXB ĐHQGHN 5.
Nestlé - Chính sách nhân sự. https://www.nestle.com.vn/vi/jobs/chinh-sach- nhan-su 6.
Báo Lao động, (2022). https://laodong.vn/cong-doan/moi-nguoi-lao-dong-deu-
la-tai-san-vo-gia-cua-doanh-nghiep-1103828.ldo
11