-
Thông tin
-
Quiz
Lý luận chung về nguyên tắc khách quan - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Lý luận chung về nguyên tắc khách quan - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Mục lục
I. Lý luận chung về nguyên tắc khách quan........................3
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan.....................3
1.1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.............................3
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận............................................6
2. Nội dung nguyên tắc khách quan...................................7
2.1. Trong hoạt động nhận thức...........................................7
2.2. Trong hoạt động thực tiễn.............................................8
II. Vận dụng nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu,
học tập của sinh viên...............................................................8
1. Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan.................8
2. Phát huy tính năng động chủ quan..............................10 Mở đầu
Ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác Lênin
làm nền tảng tư tưởng và vận dụng tư tưởng lý luận đó vào thực tế cách mạng
nước ta để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách qua từng thời kỳ. Một trong
những vận dụng cơ sở lý luận của triết học Mác Lênin vào công cuộc đổi mới đất
nước mà Đảng đã khởi xướng bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV là nguyên tắc
khách quan, một nguyên tắc được rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX đã viết : “Đảng phải luôn xuất phát từ
thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và
hành động theo quy luật khách quan là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng”. Việc tìm hiểu quy luật khách quan trên cơ sở mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức để vận dụng đúng đắn quy luật này vào thực tiễn là vấn đề hết sức
cần thiết đối với Đảng viên nói riêng và đối với mọi người nói chung. Bởi vậy
dưới đây em xin tìm hiểu về đề tài “Nguyên tắc khách quan và sự vận dụng
nguyên tắc đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”. Nội dung I.
Lý luận chung về nguyên tắc khách quan
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan
1.1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ vật chất và ý thức là “vấn đề cơ bản của triết học đặc biệt
là triết học hiện đại”. Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau khi giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà hình thành hai đường lối cơ bản
trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Dưới đây ta cùng
tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa duy vật biên chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Trong tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
Lênin đã đưa ra định nghĩa về
như sau: vật chất là một phạm trù triết vật chất
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác được cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại chụp lại phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Như vậy định nghĩa về vật chất của Lenin bao hàm các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất vật chất là thực tại khách quan tồn tại hiện thực bên
ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức
Thứ hai vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan của
con người thì đem lại cho con người cảm giác
Thứ ba vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan là quá
trình phản ánh tích cực sáng tạo hiện thực khách quan của óc con người.
Ý thức là hiện tượng chủ quan, là hỉnh ảnh của sự vật trong óc người
Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội
Ý thức mang bản chất lịch sử xã hội
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức : Có thể nói vật chất và ý thức như hai
mặt của một vấn đề về chúng có mối quan hệ hai chiều tác động biện chứng chặt
chẽ trong đó vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
Thứ nhất vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức
Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
Vật chất là cội nguồn sản sinh ra ý thức vì ý thức xuất hiện gắn liền với
sự xuất hiện của con người, mà con người là kết quả của một quá trình tiến hóa
lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất. Con người do giới tự
nhiên, vật chất sinh ra cho nên ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người -
cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra. Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện
đại đã chứng minh được rằng giới tự nhiên có trước, con người, vật chất là cái có
trước còn ý thức là cái có sau. Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức là
nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc con người là một dạng vật chất có tổ chức cao
nhất là cơ quan phản ánh ảnh để hình thành ý thức, Sự tác động của thế giới
khách quan vào não người tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Lao động
trong hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất của cải vật chất và ngôn ngữ (tiếng
nói chữ viết) cùng nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức.
Vật chất quyết định nội dung của ý thức
Ý thức dù dưới bất kỳ hình thức nào suy cho cùng đều là phản ánh hiện
thực khách quan. Thế giới hiện thực vận động phát triển theo những quy luật
khách quan của nó được phản ánh vào ý thức mới có nội dung của ý thức. Thế
giới khách quan mà trước hết chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xã hội - lịch
sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ánh. Sự phát
triển của hoạt động thực tiễn là là động lực quyết định tính tính phong phú của nội dung ý thức.
Vật chất quyết định bản chất của ý thức
Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người, là
cơ sở để hình thành phát triển ý thức. Trong đó ý thức của con người vừa phản
ánh vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Mọi sự tồn tại phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình hình phát
triển của giới tự nhiên, của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay
đổi theo. Con người - một sinh vật có tính xã hội ngày càng phát triển cả về thể
chất lẫn tinh thần thì dĩ nhiên ý thức - một hình thức phản ánh của óc người cũng
phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh của nó. Đời sống xã hội ngày
càng văn minh và khoa học ngày càng phát triển đã chứng minh điều đó. Trong
đời sống xã hội, sự phát triển của kinh tế sẽ đến cùng quy định sự phát triển của
văn hóa đời sống vật chất thay đổi thì sống một đời sống tinh thần lẫn thay đổi theo.
Thứ hai, ý thức độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Ý thức có tính độc lập tương đối bởi vì ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất vào trong đầu óc con người, là do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý
thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, không lệ thuộc
một cách máy móc vào vật chất. Ý thức một khi ra đời thì có tính độc lập tương
đối tác động trở lại thế giới vật chất. Ý thức có thể thay đổi nhanh hơn, chậm
hơn hay song hành so với hiện thực nhưng nhìn chung thường thay đổi chậm so
với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Ý thức tác động với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Nhờ có hoạt động thực tiễn ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện
hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc
sống của con người. Còn tự bản thân ý thức thì không thể nào biến đổi được hiện
thực con người. Dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những
quy luật khách quan từ đó con ngưởi đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp
và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định. Đặc biệt là ý thức
tiến bộ, cách mạng một khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân - lực lượng vật
chất xã hội thì có vai trò rất to lớn.
Ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người. Nó quyết định ảnh
làm cho hoạt động con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức có
mối quan hệ cùng chiều với sự phát triển khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có
thể dự báo tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên
những lý luận định hướng đúng đắn và những lý luận này được đưa vào quần
chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai thác tiềm năng sáng tạo, từ đó sức
mạnh vật chất được nhân lên gấp bội. Ngược lại ý thức có thể tác động tiêu cực
khi nó phản ánh sai là xuyên tạc hiện thực khách quan, ý thức lạc hậu, phản khoa học...
Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay - thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và vai trò của tri thức khoa
học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
Kết luận : Tuy vậy sự tác động của ý thúc trở lại vật chất cũng chỉ với
mức độ nhất định, nó không thể sinh ra hay phá vỡ các quy luật vận động của vật
chất. Ý thức không thể vượt quá những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa
trên những điều kiện khách quan, năng lực chủ quan của chủ thể để hoạt động.
Nếu bỏ qua điều này thì con người sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan, duy tâm và
không tránh khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn.
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm biện chứng duy
vật ta rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp
phát huy tính năng động chủ quan trong lĩnh vực nhận thức cũng như hoạt động
thực tiễn. Mọi chủ trương đường lối kế hoạch mục tiêu đều phải xem xét xuất
phát từ thực tế khách quan, đi từ những điều kiện, tiền đề, vật chất hiện có, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan. Bởi không làm như vậy chúng ta
sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường.
Khi nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, không ca ngợi
cũng như phê phán một cách thái quá đối tượng, không bịa đặt đặt gán cho đối
tượng cái mà nó không có. Nhận thức cải tạo sự vật hiện tượng Nhìn chung phải
xuất phát từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính mối liên
hệ trong vốn có của nó cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa thực dụng..
Tuy nhiên cũng không được xem nhẹ tính năng động và sáng tạo của ý
thức. Cần cổ vũ phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ
động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo. Bởi quá trình đạt tới khách quan
đòi hỏi chủ thể phải không ngừng sử dụng ý thức tìm ra những biện pháp để
thâm nhập vào bản chất của sự vật, biến từ cái “vật tự nó” ( tức thực tại khách
quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người. Cần coi trọng vai trò của ý
thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận
chủ nghĩa mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời với giáo dục và nâng
cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình ý chí cách mạng
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn
minh trí tuệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay; coi trọng việc giữ gìn rèn
luyện nhân phẩm đạo đức cho cán bộ Đảng viên bảo đảm sự thống nhất nhiệt
tình cách mạng và ý chí khoa học.
Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy
tính năng động và chủ quan, chúng ta phải nhận thức và giải quyết đúng đắn
quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể xã hội và
có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan khoa học, không vụ lợi trong
nhận thức và hành động của mình.
2. Nội dung nguyên tắc khách quan
Vật chất là nguồn gốc khách quan sản sinh ra ý thức, ý thức chỉ là sản
phẩm, là phản ánh thế giới khách quan, vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan, biết tạo điều kiện và phương tiện vật chất tổ chức lực
lượng thực hiện biến khả năng thành hiện thực, cụ thể :
2.1. Trong hoạt động nhận thức
- Chống thái độ duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan không
đếm xỉa đến điều kiện vật chất khách quan, tùy tiện, phiến diện lấy ý
muốn nguyện vọng cảm tính làm xuất phát điểm cho chủ trương. chính
sách, hậu quả là đường lối không hiện thực và hoang tưởng và tất yếu sẽ đi
đến thất bại trong hoạt động thực tiễn.
- Cần khái quát, tổng kết hoạt động thực tiễn để thường xuyên nâng cao
năng lực nhận thức, năng lực chỉ đạo thực tiễn, chống tư tưởng thụ động,
ngồi chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh và điều kiện vật chất.
- Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố con người để cải
tạo thế giới khách quan và tạo ra động lực hoạt động cho con người bằng
cách quan tâm tới đời sống kinh tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi.
2.2. Trong hoạt động thực tiễn
- Phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan đã và đang có làm cơ sở
cho mọi hoạt động của mình. Không được lấy ý kiến chủ quan làm quan điểm xuất phát.
- Khi đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện người lãnh đạo
phải nắm chắc tình hình thực tế khách quan có như vậy thì mới nêu ra mục
đích chủ trương và sẽ đi đến thắng lợi trong hoạt động thực tiễn.
- Phát phát huy vai trò năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan. II.
Vận dụng nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu, học tập của sinh viên
1. Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, các quy
luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn sinh viên phải xuất phát từ thực tế khách quan lấy thực tế khách quan
làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình.
V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “không được lấy chủ quan của
mình làm chính sách, không lấy tình cảm của mình làm điểm xuất phát cho các
chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu
lấy lợi ích trí lắp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay thế cho hiện thực thì sẽ mắc
phải bệnh chủ quan duy ý chí”.
Hiểu được nội dung của nguyên tắc tôn trọng khách quan sinh viên phải
biết vận dụng vào trong quá trình học tập của bản thân để đạt kết quả cao trong
học tập. Trước tiên trong nhận thức sinh viên phải phản ánh trung thực nội dung
của bản chất sự vật hiện tượng không được lấy ý kiến chủ quan, định kiến của
mình áp đặt cho sự vật hiện tượng.
Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường vì nội quy dành cho sinh
viên trong nhà trường là tiêu chuẩn đánh giá về tác phong đạo đức và mỗi
người sinh viên phải có không nên có tư tưởng cá nhân là nội quy nhà
trường rườm rà làm ảnh hưởng đến việc học tập, đến thời gian cá nhân mà
không thực hiện theo thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt, làm ảnh hưởng đến
nề nếp kỉ cương của thế hệ.
Khi đề bạt tranh cử ban cán sự lớp phải đảm bảo tính công bằng, đánh giá
chung thực năng lực của từng cá nhân để bổ nhiệm vào đúng vị trí phù
hợp dẫn dắt tập thể lớp đi lên. Không nên vì định kiến cá nhân mà đánh
giá không trung thực sẽ ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thi đua của tập thể.
Khi đánh giá điểm rèn luyện cho các bạn trong lớp nên thực hiện công
khai, khách quan, tránh đánh giá theo cảm tính cá nhân. Như thế sẽ tạo ra
mâu thuẫn nội bộ không kích thích được sự thi đua phấn đấu của mọi người.
Sinh viên phải trung thực trong các kỳ kiểm tra thường xuyên,thi hết môn.
Sinh viên giải tích cực ôn luyện và làm bài bằng kiến thức của mình.
Không nên có hành vi quay cóp tài của bạn. Vì dù điểm cao đó cũng
không phải là số điểm mà bản than đạt được, không phản ánh đúng lượng kiến thức bạn có.
Bên cạnh đó sinh viên phải lấy hiện thực khách quan làm cơ sở để đưa ra
đường lối, chủ trương, kế hoạch học tập, mục tiêu cho phù hợp.
Khi đưa ra phương pháp học tập cho bản thân mỗi sinh viên phải
xem xét phương pháp học tập nào có phù hợp với thể trạng, sức
khỏe tâm lý đặc điểm cá nhân thì mới đưa ra một phương pháp học
tập phù hợp, đúng đắn, đem lại hiệu quả cao. Không nên áp dụng
rập khuôn phương pháp học tập của người khác cho bản thân mình
sẽ không đem lại kết quả như mong muốn.
Khi đưa ra kế hoạch học tập cho thời gian tới,sinh viên phải xét đến
điều kiện thực tế như thời gian, sức khỏe, tài chính... để đưa ra một
kế hoạch phù hợp có khả năng thực hiện. Chẳng hạn có thể nâng
cao trình độ tin học, ngoại ngữ sinh viên cần phải xét đến thời gian
nào phù hợp, học cơ sở nào có mức học phí phù hợp để điều với
điều kiện tài chính của bản thân, phương tiện đi học có phù hợp với địa điểm học.
Khi đưa ra mục tiêu phấn đấu sinh viên phải đánh giá đúng khả
năng của bản thân cũng như điều kiện để liên quan để đưa ra mục
tiêu phù hợp với bản thân tránh đưa ra các mục tiêu thất phong cách
lịch sự cố gắng không cải thiện được sự hiểu biết cũng không nên
đưa ra mục tiêu quá cao không có khả năng thực hiện sẽ gây tâm lý
chán nản ngoài ra sinh viên còn phải biết sử dụng lực lượng vật chất
thực hiện đường lối chính sách kế hoạch mục tiêu đã đề ra vì vật
chất là cơ sở để thực hiện hóa ý thức
Khi đưa ra mục tiêu phấn đấu sinh viên phải đánh giá đúng khả
năng của bản thân cũng như điều kiện liên quan để đưa ra mục tiêu
phù hợp với bản thân. Tránh đưa ra các mục tiêu thấp không kích
thích được sự cố gắng không cải thiện được sự hiểu biết. Cũng
không nên đưa ra mục tiêu quá cao không có khả năng thực hiện sẽ gây tâm lý chán nản.
Ngoài ra sinh viên còn phải biết sử dụng lực lượng vật chất để thực hiện
đường lối, chính sách, kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Vì vật chất là cơ sở để thực hiện hóa ý thức.
Để có thể ra trường đúng hạn ngoài sự nỗ lực trong học tập thôi
chưa đủ sinh viên còn phải đóng tiền học phí đầy đủ và đúng hạn.
Để có thể học tập nghiên cứu sinh viên phải có sách vở, tài liệu, bút
viết, phương tiện đi lại...
Để có thể tồn tại sinh viên phải được đáp ứng các yêu cầu cơ bản như ăn, mặc, nhà ở...
2. Phát huy tính năng động chủ quan
Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn. Bởi
vậy con người cần phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.
Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực năng
động, sáng tạo của ý thức. Phát huy vai trò tích cực của nhân tố con người trong
việc vật chất hóa tính tích cực năng động sáng tạo ấy. Bản thân ý thức nó không
trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại đời sống
hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện
trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa sự tác động của ý thức đối với vật chất thông
qua hoạt động của con người bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách
quan, biết vận dụng đúng đắn khách quan phải có ý chí, phương pháp để tổ chức
hành động là sinh viên chúng ta cần phát huy được tính năng động chủ quan
trong việc học tập bản thân, thể hiện qua những mặt sau:
Sinh viên phải ra sức học tập nghiên cứu khoa học để làm giàu thêm
kho tàng tri thức của bản thân. Không chỉ xem trọng tri thức chuyên
ngành mà phải quan tâm đến các những môn khoa học cơ bản vì
đây là tiền đề cơ sở để sinh viên tiếp xúc với kiến thức chuyên ngành hiệu quả hơn.
Có tinh thần ham học hỏi tham gia nhiều cuộc thi khoa học để mở
rộng tầm hiểu biết, giao lưu và học hỏi với bạn bè trong nước và
quốc tế như: đường lên đỉnh Olympia, giải toán quốc tế, rung chuông vàng...
Tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học do trường tổ chức để
khuyến khích óc sáng tạo của bản thân và cống hiến những ý tưởng hay.
Vận dụng những kiến thức học tập ở trường lớp trong thực tiễn,
hành động. Sinh viên phải biết truyền bá nó vào quần chúng để nó
trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng phổ biến tri thức khoa
học cho mọi người cùng biết.
Sinh viên phải tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh đến
những vùng cao miền núi để dạy học cho các em nhỏ.
Tuy tên Tuyên truyền những kiến thức Mình đã học tập được để
giúp đỡ những người chưa có cơ hội tìm hiểu.
Sinh viên tổ chức học nhóm để giúp đỡ nhau trong học tập.
Sinh viên còn phải biết kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa
dân tộc, tinh hoa của nhân loại. Tiếp thu giá trị văn hóa tiến bộ
nhưng vẫn lưu giữ được giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Hàng năm sinh viên Việt Nam vẫn dành ngày 20 tháng 11 để bày tỏ
lòng biết ơn đối với thầy cô giáo
Sinh viên Việt Nam biết tiếp thu những kiến thức có được ở nước
ngoài về phục vụ cho đất nước
Sinh viên Việt Nam lưu giữ những giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc như có lòng yêu nước nồng nàn uống nước nhớ nguồn, hiếu
thảo, lễ phép, kính trên nhường dưới, đoàn kết, siêng năng, tháo vát…
Sinh viên cần nhận thức đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự
phồn thịnh và phát triển của đất nước trong tương lai. Tích lũy tri thức, nâng cao
trình độ nhằm mục đích nắm rõ các thành tựu khoa học, làm chủ tri thức khoa
học từ đó vận dụng sáng tạo vào đời sống cũng như trong quá trình học tập.
Trong quá trình học tập, đối với sinh viên cần phát huy tích cực hơn về
tính năng động chủ quan, chủ động trong mọi hoạt động thể hiện được khả năng
linh động của bản thân, tu dưỡng đạo đức, tự tin
Để phát huy tính năng động chủ quan không chỉ sinh viên và tất cả mọi
người cần chống lại thái độ thụ động trông chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh khách quan
mà hạ thấp vai trò của tính năng động chủ quan của con người trong hoạt động
thực tiễn. Nếu rơi vào chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa duy vật tầm thường, tuyệt
đối hóa vật chất, coi thường tư tưởng, tri thức rơi vào thực sự hưởng thụ... vì nó
có thể dẫn đến nhận thức sai trái và thất bại khi phản ánh sai vai trò của thế giới khách quan.
Khi con người với ý thức của mình xác định được các biện pháp để thực
hiện, tổ chức các hoạt động thực tiễn. Kết quả, bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ
của mình con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Ở đây ý thức tư tưởng
có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh
đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng của việc xác
định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính trong sự nghiệp hoàn thiện bản
thân và góp phần phát triển đất nước. Vì vậy cần phát huy tính năng động sáng
tạo của ý thức và vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách
quan, đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ
lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện đại. Kết Luận
Mỗi sinh viên có phương pháp học tập, nghiên cứu cho riêng bản thân
mình. Để quá trình học tập được kết quả cao thì tất yếu những phương pháp này
phải khoa học và phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Để có được những
phương pháp ấy ngoài việc áp dụng hiểu biết khoa học mà còn phải áp dụng
những kiến thức về triết học, cụ thể là nguyên tắc tôn trọng khách quan phát huy
tính năng động chủ quan trong quá trình học tập của C.Mác và Ăngghen đã giúp
ta tìm ra nguyên tắc này và đã được vận dụng nhiều trong đời sống của con
người, trong nhiều lĩnh vực khác nhau đối với cá nhân, cộng đồng lịch sử, trong
đó có lĩnh vực học tập. phá vỡ những nguyên tắc mang tính chất nền tảng ấy sinh
viên sẽ lạc khỏi những định hướng trong quá trình đi tìm phương pháp khoa học
cho chính mình, quá trình học tập vì thế mà không đạt kết quả cao, ảnh hưởng
đến những thế hệ sinh viên mai sau. Tài liệu tham khảo
“Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin” NXB
chính trị quốc gia sự thật, số 6/86 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội (6/2021)