Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động và thực trạng, giải pháp để phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở nước ta hiện nay.| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động và thực trạng, giải pháp để
phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở nước ta hiện nay.
Sinh viên thực hiện: Đoàn Nguyên Trang Mã sinh viên: 11226358
Lớp: POHE Truyền thông Marketing
Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Thị Hào Hà Nội, Tháng 4/ Năm 2023 MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 2
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................3
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CỦA C. MÁC VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG....4
1.1. Khái niệm sức lao động.................................................................................4
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.............................................. 4
1.3. Các thuộc tính của hàng hóa sức lao động.................................................... 5
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................................... 6
2.1. Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam.................................................. 6
2.2. Một vài giải pháp đề xuất nhằm phát triển thị trường lao động ở Việt Nam.9
KẾT LUẬN.............................................................................................................11
Tài liệu tham khảo................................................................................................. 11 2 LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề việc làm vẫn luôn là một trong những vấn đề nóng hổi, đòi hỏi sự quan tâm
của chính phủ các nước bởi chúng có ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế
cũng như an sinh xã hội mỗi quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học công
nghệ, người lao động phải liên tục cập nhật kiến thức mới để có thể có cái nhìn rõ
ràng nhất về thị trường lao động cũng như khả năng đóng góp của mình vào thị
trường. Nghiên cứu về thị trường hàng hóa sức lao động giúp ta có được cái nhìn
sâu hơn về tình hình lao động hiện nay, cho ta những công cụ cần thiết để phát
triển nền kinh tế nước nhà theo hướng đúng đắn. Bởi vậy, em đã chọn đề tài “Lý
luận của Các Mác về hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay” để có thể hiểu
rõ về lý luận hàng hóa sức lao động cũng như hiện trạng thị trường lao động Việt
Nam và các giải pháp cần thiết để giải quyết những hạn chế còn tồn đọng.
Bài tiểu luận này đã được em cố gắng tìm tòi và nghiên cứu với tinh thần trách
nhiệm, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức của em còn
hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến bổ sung từ Cô để em có thể hoàn
thiện thêm kiến thức và rút kinh nghiệm cho những bài làm tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn Cô! 3
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CỦA C. MÁC VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm sức lao động
Sức lao động theo quan điểm của triết học Mác là toàn bộ năng lực thể chất,
trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và
được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó.
Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu
dùng sức lao động trong hiện thực. Lao động khiến con người phải làm việc, phải
thực hiện các mục đích sản xuất, kinh doanh ban đầu. Qua đó có thể tìm kiếm được
lợi nhuận từ bán sản phẩm, dịch vụ.
Hàng hóa sức lao động là kết quả của một quá trình lao động trong một
khoảng thời gian nhất định. Thông qua đó mà con người làm ra các sản phẩm, cung
cấp được các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng.
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong thời kì phong kiến, hay trong chế độ chiếm
hữu nô lệ, sức lao động của một người nô lệ không phải hàng hóa, vì người nô lệ
thuộc sở hữu của chủ nô nên họ không có quyền bán sức lao động của mình. Do
vậy, hàng hóa sức lao động được tạo thành khi xảy ra các điều kiện sau:
Một là người lao động phải được tự do về thân thể, và có thể chi phối sức lao
động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là
hàng hóa, nếu bản thân con người có sức lao động chủ động đưa ra bán.
Hai là người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư
liệu sinh hoạt. Dù có sức lao động, nhưng khi người lao động không có tư
liệu sản xuất và của cải, để tồn tại họ buộc phải bán sức lao động của mình.
Khi kinh tế hàng hóa phát triển hơn thì điều kiện thứ hai có những thay đổi
nhất định, không phải chỉ những người hoàn toàn không có tư liệu sản xuất
mới đem bán sức lao động của mình, mà cả những người có tư liệu sản xuất
hoặc có vốn, nhưng không đủ khả năng sản xuất hiệu quả cũng đi làm thuê. 4
1.3. Các thuộc tính của hàng hóa sức lao động
1.3.1. Giá trị hàng hoá sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động, cũng giống như các hàng hoá khác, được quy
định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra
sức lao động. Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động;
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để
nuôi dưỡng gia đình của người lao động.
1.3.2. Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của hàng hóa sức
lao động nhằm thỏa mãn các nhu cầu sử dụng của người mua. Giá trị sử dụng của
hàng hóa chỉ thể hiện ra trong quá trình người công nhân tiến hành lao động sản
xuất. Khác với hàng hóa thông thường (sau một thời gian sử dụng sẽ mất đi giá trị
và giá trị sử dụng), khi tiêu dùng hàng hoá sức lao động, nó tạo ra một giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. 5
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thị trường sức lao động (Thị trường lao động) là một bộ phận của hệ thống
thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do
(cung lao động) và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động (cầu lao động).
Sự trao đổi này được thỏa thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương,
tiền công, điều kiện làm việc…thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.
2.1. Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam
Đánh giá về thị trường lao động trong thời gian qua, Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội cho biết, nhìn tổng thể, thị trường lao động Việt Nam vẫn là một thị
trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều, đáng chú ý là việc mất cân
đối cung – cầu lao động cục bộ giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế,
giữa các loại lao động khác nhau (lao động phổ thông, lao động quản lý, lao động
trình độ kỹ thuật cao…).
2.1.1. Thực trạng nguồn cung lao động
Số lượng và phân bố lao động
Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2022 đạt
51,7 triệu người, cao hơn 1,1 triệu người so với năm trước. Lực lượng lao động ở
khu vực thành thị là 19,1 triệu người, chiếm 37,1 điểm phần trăm; lực lượng lao
động nữ đạt 24,2 triệu người, chiếm 46,8% lực lượng lao động của cả nước. Tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động năm 2022 là 68,5%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm trước.
Dù lực lượng lao động đông đảo, có sự phân bố không đồng đều giữa các
vùng thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng, ven biển và miền núi. Phân bổ lao
động như hiện nay chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho
người lao động và ảnh hưởng tích cực đến sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị.
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý IV năm 2022 là 51,0 triệu
người, tăng gần 2,0 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm ở 6
khu vực thành thị là 18,8 triệu người, tăng 0,9 triệu người so với cùng kỳ năm
trước; số có việc làm ở nông thôn là 32,2 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Chất lượng lao động
Bởi nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn lao động trẻ nhìn chung
rất năng động, nhạy bén và dễ thích ứng trước những thay đổi cải tiến về mặt khoa
học kỹ thuật công nghệ. Lao động nước ta cần cù, chịu khó, luôn sáng tạo, có tinh
thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ (đặc biệt trong các ngành
truyền thống nông – lâm – ngư nghiệp)
Tuy nhiên, chất lượng lao động còn chưa cao. Theo Trung tâm Thông tin và
dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), có sự bất hợp lý trong cơ cấu trình độ của
lực lượng lao động khi lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm quá
nửa số lao động chất lượng cao (63,1%), trong khi tỷ lệ lao động được đào tạo
nghề còn thấp (cuối năm 2022 đạt 26,2%), dẫn tới hiện tượng thị trường lao động
thiếu trầm trọng những lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật lành nghề, và
thừa lượng lớn lao động có trình độ đại học trở lên. Hầu hết lao động được tuyển
dụng vẫn phải đào tạo lại, thậm chí nhiều lao động phải làm trái ngành nghề do đào
tạo không sát với nhu cầu của thị trường. Điều này phản ánh tình trạng mất cân
bằng về giáo dục giữa giáo dục nghề chuyên nghiệp và giáo dục đại học theo
hướng hàn lâm nghiên cứu.
Về thể lực, thể lực của các lao động Việt Nam còn ở mức trung bình kém cả
về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai nên chưa đáp ứng được cường
độ làm việc và những yêu cầu về sử dụng các thiết bị máy móc theo chuẩn quốc tế.
Cụ thể, chiều cao của thanh niên 15 tuổi thấp hơn so với chuẩn quốc tế 6,55 cm đối
với nam; 9,13 cm đối với nữ, thấp hơn thanh niên Nhật Bản là 8 cm đối với nam; 4
cm đối với nữ, thấp hơn thanh niên các nước trong khu vực là Thái Lan, Singapore từ 2-6 cm.
2.1.2. Thực trạng nguồn cầu lao động
Theo Bộ trưởng Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, cầu lao
động của nền kinh tế (thể hiện thông qua số người đang làm việc trong nền kinh tế
quốc dân) chưa đủ “hiện đại”, chưa có đủ việc làm bền vững để đáp ứng nhu cầu 7
việc làm phù hợp với nguyện vọng của người lao động. Tổng số lao động đang làm
việc hiện nay là 50,54 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 27,5% tổng số; khu vực công nghiệp và
xây dựng 16,8 triệu người, chiếm 33,24%; khu vực dịch vụ 19,8 triệu người, chiếm
39,18%. Lao động dịch chuyển khỏi ngành nông nghiệp, đa số chuyển sang làm
việc trong các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp.
Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động và thất nghiệp cũng là một vấn đề
nhức nhối. Theo khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh xã hội với gần 23 nghìn
doanh nghiệp trên toàn quốc, có 17,8% doanh nghiệp thiếu lao động. Việc thiếu hụt
lao động xuất hiện ở nhiều ngành thâm dụng lao động như: Điện tử (55,6%), da
giày (51,7%), may (49,2%), sản xuất thiết bị điện (44,5%), dệt (39,5%). Và theo số
liệu từ Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV
năm 2022 là hơn 1,08 triệu người (2,32%).
Nhìn tổng thể, ở thời điểm hiện tại thị trường lao động Việt Nam vẫn là một
thị trường dư thừa lao động khi tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng trình độ, kỹ năng của
người lao động còn thấp và sự phát triển không đồng đều. Tình trạng mất cân đối
cung-cầu lao động cục bộ giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế đã và
đang tồn tại. Cơ chế kết nối cung-cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu, mà lý
do chính là hệ thống thông tin trên thị trường lao động chưa được phát triển đầy đủ.
2.1.3. Vấn đề tiền lương
Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng,
tăng 927.000 đồng so với năm trước và tăng 759.000 đồng so với cùng kỳ năm
2019. Đặc biệt, trong năm 2022, thu nhập ở hầu hết các ngành kinh tế đều tăng.
Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 7,6 triệu đồng, tăng 950.000 đồng
so với năm trước và tăng 830.000 đồng so với cùng kỳ năm 2019. Thu nhập bình
quân tháng của lao động nữ là 5,6 triệu đồng, tăng 914.000 đồng so với năm trước
và tăng 709.000 đồng so với cùng năm 2019.
Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay đa phần
các doanh nghiệp đã trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng, song, ở phía người lao
động, mức lương hiện được cho là vẫn còn thấp, chưa thể đủ để trang trải cuộc
sống. Khả năng thương lượng tiền lương của người công nhân hầu như không có, 8
và mức lương tối thiểu theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP chủ yếu làm căn cứ đóng
bảo hiểm cho lao động phổ thông, còn lãnh đạo, quản lý có thể có mức lương khác.
2.1.5. Thị trường xuất khẩu lao động
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội), hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng trong năm 2022 đã dần phục hồi, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm. Tổng số
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là 142.779 lao động,
đạt 158,64% kế hoạch được giao, bằng 316,87% so với năm 2021. Đây là con số
tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, biểu hiện sự phục hồi mạnh mẽ của thị
trường xuất khẩu lao động sau 3 năm chênh vênh vì ảnh hưởng của dịch bệnh
COVID-19. Trong đó, 3 thị trường truyền thống là Nhật Bản, Đài Loan (Trung
Quốc) và Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu số lượng tiếp nhận lao động Việt Nam. Cụ
thể, Nhật Bản tiếp nhận 67.295 lao động Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp
nhận 58.598 lao động, Hàn Quốc tiếp nhận 9.968 lao động.
2.2. Một vài giải pháp đề xuất nhằm phát triển thị trường lao động ở Việt Nam
2.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề cho người lao động
Hiện tại, các ngành được đào tạo đa phần còn tập trung vào những ngành
nghề cũ, thiếu tính cập nhật. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần tập trung
phát triển mạnh hệ thống trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng đồng bộ
về cơ cấu, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn như năng lượng, vi điện tử, tự
động hóa,… Đồng thời, có các chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ giáo viên nhằm
tránh hiện tượng chảy máu chất xám; cũng như các cơ chế ưu đãi khuyến khích các
thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác đào tạo, chuyển đổi
nghề cho người lao động.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển
cao mà còn phải có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. 9
Cần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ.
Đặc biệt, chú trọng phát triển mạnh quan hệ kinh tế với nước ngoài để tạo nguồn
xuất khẩu lao động tại chỗ, tăng đầu tư khai thác, mở rộng xuất khẩu lao động sang
các khu vực, thị trường truyền thống và một số thị trường mới; khai thác, sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, ưu tiên vốn vay cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Ngoài ra, người dân có xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm
việc làm, nhưng nếu không có sự điều phối hợp lý sẽ dễ gây thêm gánh nặng lên
thành thị và dẫn đến giảm chất lượng sinh sống của người dân nơi đây. Bởi vậy,
cần tăng thêm các cơ sở kinh tế, nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất ở nông thôn để
cân bằng lực lượng lao động, khai thác hết tiềm lực của đất nước.
2.2.3. Quan tâm hơn đến lực lượng lao động là phụ nữ, nhóm người khuyết tật, thương binh
Có thể thấy, sự bất bình đẳng giới vẫn còn tồn đọng trong xã hội hiện nay
khi mức lương nữ giới nhận được có phần thấp hơn nam giới, dù khối lượng công
việc bằng nhau và số tiền dành để chi cho gia đình có phần nhỉnh hơn. Cơ hội
thăng chức, phát triển của phái nữ có phần hạn hẹp hơn so với phái nam. Do đó,
cần quy định thêm về số lượng phái nữ và nam được tuyển dụng, cũng như đề xuất
tăng lương cho lao động nữ.
2.2.4. Về phía người lao động
Khi có điều kiện và cơ hội, bản thân người lao động nên chủ động học hỏi,
tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và tay nghề của
mình nhằm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến trong công việc.
Nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi bị mất việc làm sẽ có một khoản
tiền trang trải cho cuộc sống và có cơ hội tìm một công việc mới. Hơn nữa, bảo
hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm. 10 KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu lý luận của Các Mác về hàng hóa sức lao động, em đã
có cái nhìn rõ nét hơn về loại hàng hóa này cũng như thực tiễn thị trường hàng hóa
sức lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp để
điều chỉnh và ổn định thị trường, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng gây ra bởi đại
dịch COVID-19, nước ta đã có những tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, hiện tại thị
trường lao động vẫn tồn đọng nhiều điểm cần khắc phục và cải thiện như đã được
trình bày phía trên. Là một sinh viên Đại học đang trong độ tuổi lao động, việc tự
trang bị những kiến thức về lý luận hàng hóa sức lao động cũng như thực trạng thị
trường Việt Nam hiện nay sẽ là một điều cần thiết, và là hành trang vững chắc cho
mỗi sinh viên có thể nhanh chóng hòa nhập và thích ứng với môi trường cạnh tranh
khắc nghiệt, tìm kiếm cơ hội cống hiến sức lao động của mình cho đất nước. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt:
PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa (Chủ biên) (2019), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
(Dành cho bậc Đại học – không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tài liệu Internet:
18 triệu lao động phi nông nghiệp Việt Nam là lao động phi chính thức. (2017).
ILO.https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/newsitems/WCM
S_579925/lang--vi/index.htm, 13/4/23 11
Hồng Kiều. (2023). Thu nhập bình quân của lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng/tháng.
VietnamPlus. https://www.vietnamplus.vn/thu-nhap-binh-quan-cua-lao
-dong-nam-2022-la-67-trieu-dongthang/840466.vnp, 15/4/23
HUỲNH THỊ ÁI HẬU. (2017). Thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
và những vấn đề đặt ra. Trường chính trị tỉnh Bình Thuận. https://truongchinh-
tri.binhthuan.dcs.vn/Trang-chu/post/208195/thi-truong-lao-dong-viet-nam-trong-giai-doa
n-hien-nay-va-nhung-van-de-dat-ra, 10/4/23
IHR Việt Nam. (2023). Chiều Cao Trung Bình Của Người Việt Nam Hiện Nay 2023. iHR
Việt Nam. https://ihr.org.vn/chieu-cao-trung-binh-cua-nguoi-viet-nam- 18063.html, 10/4/23
Lê Thị Hằng. (2022, August 10). Lý luận hàng hoá sức lao động theo C.Mác. Luật Minh
Khuê. https://luatminhkhue.vn/ly-luan-hang-hoa-suc-lao-dong-theo-c-mac.as
px#1-ly-luan-ve-hang-hoa-suc-lao-dong-cua-cmac, 9/4/23
Ngân Anh. (2022). Covid-19 làm bộc lộ rõ hơn, sớm hơn một số hạn chế của thị trường
lao động. Báo Nhân dân. https://nhandan.vn/covid-19-lam-boc-lo-ro-hon-
som-hon-mot-so-han-che-cua-thi-truong-lao-dong-post711349.html, 15/4/23
Nguyễn Thị Mai Lan. (2012, 8 27). Thương binh và Xã hội. Cổng TTĐT Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội. http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx ?tintucID=20969, 9/4/23 12
Nguyễn Văn Dương. (2022). Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị
trường sức lao động Việt Nam. Luật Dương Gia. https://luatduonggia.vn/li-
luan-ve-hang-hoa-suc-lao-dong-cua-c-mac-voi-thi-truong-suc-lao-dong-thi-truong-lao-do
ng-o-viet-nam-hien-nay/, 8/4/23
Nhật Hồng. (2022). Nghịch lý: Tỷ lệ thất nghiệp cao, doanh nghiệp lại thiếu nguồn lao
động. Báo Dân trí. https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/nghich-ly-ty-
le-that-nghiep-cao-doanh-nghiep-lai-thieu-nguon-lao-dong-20220721075647142.htm, 13/4/23
Phạm Thị Ngọc Ánh. (2022). Sức lao động là gì? Lý luận hàng hoá sức lao động theo
C.Mác? Luật Dương Gia. https://luatduonggia.vn/suc-lao-dong-la-gi-ly-luan-
hang-hoa-suc-lao-dong-theo-c-mac/, 9/4/23
Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV và năm 2022. (2023). Tổng cục
Thống kê. https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2023
/01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2022/, 15/4/23
Tổng Chỉ Số Nguồn Nhân Lực Việt Nam 2022 (n.d.). Manpower Vietnam.
https://manpower.com.vn/vi/blog/2022/12/tong-chi-so-nguon-nhan-luc-viet-nam-2022-thi
-truong-lao-dong-can-nang-cao-ky-nang-de-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai?source=google.co m, 13/4/23 13